Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Chủ đề 2 các đại phân tử cấu tạo nên tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 19 trang )

Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

CHỦ ĐỀ 2 – THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm các bài trong chương I – Thành phần hóa học của tế bào, thuộc Phần hai. Sinh học tế
bào – Sinh học 10 THPT.
Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 4. Cacbohiđrat và lipit
Bài 5. Prôtêin
Bài 6. Axit nuclêic
2. Mạch kiến thức của chủ đề

1. Các nguyên tố hóa học và nước
1.1. Các nguyên tố hóa học
1.2. Nước và vai trò của nước trong tế bào
2. Cacbohiđrat và lipit
2.1. Cacbohiđrat
2.2. Lipit
3. Prôtêin
3.1. Cấu trúc prôtêin
3.2. Chức năng prôtêin
4. Axit nuclêic
4.1. Axit đêôxiribônuclêic (ADN)
4.2. Axit ribônuclêic (ARN)
5. Bài tập ADN, ARN
3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 5 tiết (4 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập)
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ


I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Liệt kê được các thành phần hóa học của tế bào và vai trò của chúng đối với tế bào.
Phân biệt được nguyên tố đại lượng với nguyên tố vi lượng.
Mô tả được cấu trúc và các đặc tính lí hóa của nước.
Nêu được vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
- Nêu được cấu trúc hóa học, phân loại và chức năng của cacbohiđrat, lipit và prôtêin.
- Liệt kê được tên các loại cacbohiđrat, lipit và protein có trong các cơ thể sinh vật.
- Giải thích được nguyên nhân của các bệnh do ăn thừa hoặc thiếu chất đường bột, dầu mỡ hay chất
đạm.
- Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN; nêu được chức năng của ADN, ARN trong tế bào.
- Phân biệt được cấu trúc và chức năng của các loại ARN.
- Hiểu được sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của các đại phân tử.
2. Kỹ năng
-

- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, phân tích phát hiện kiến thức, kỹ năng so sánh.


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

- Vận dụng kiến thức, giải bài tập về ADN, ARN.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHỦ ĐỀ
TT

1


2

3

4

5

6

7

8

TÊN NĂNG LỰC

CÁC KĨ NĂNG THÀNH PHẦN

Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, lựa chọn được những
tri thức cơ bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lí
và khoa học;
Xây dựng được kế hoạch học tập cá nhân, hoàn thành các nội dung
Năng lực tự học
được phân công; chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức có liên
quan đến chủ đề;
Tự kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của bản thân thông qua các
bài tập vận dụng, các bài kiểm tra thường xuyên và định kì theo qui
định.
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề thành phần
hóa học của tế bào; phát hiện, tìm mối liên hệ và giải thích được các

Năng lực giải quyết vấn đề hiện tượng trong tự nhiên cũng như các ứng dụng kiến thức của chủ
và sáng tạo
đề trong giải quyết các vấn đề thực tiễn như giải thích sự đa dạng
của giới sinh vật; cơ sở khoa học của việc xét nghiệm ADN, ứng
dụng kiến thức trong chăm sóc sức khỏe,.....
Chủ động, linh hoạt trong quá trình giao tiếp, rèn luyện cách ứng xử
Năng lực giao tiếp
khéo léo.
Khả năng làm việc nhóm: tham gia, đóng góp trực tiếp vào quá trình
học tập nhằm đạt được mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của chủ đề;
phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tư duy; học hỏi
từ bạn, từ tài liệu sách vở;
Năng lực hợp tác
Tăng cường trách nhiệm cá nhân trong tập thể; tinh thần hợp tác
giữa các HS trong nhóm, trong lớp; biết lắng nghe ý kiến của người
khác; và tự tin trình bày ý kiến cá nhân trước các nội dung của chủ
đề.
Khả năng nhận biết và thao tác được với các phần mềm, thiết bị
công nghệ thông tin và truyền thông như: sử dụng máy tính để học
Năng lực công nghệ thông tập (có hướng dẫn); sử dụng tài nguyên máy tính (sách điện tử, phần
tin và truyền thông (ICT)
mềm giáo dục, bách khoa toàn thư trực tuyến...) để hỗ trợ học tập;
truy cập website để tìm kiếm, thu thập thông tin nhằm hỗ trợ học
tập.
Sử dụng đúng các thuật ngữ sinh học như: chu kì tế bào (Cycle cell),
nguyên phân (Mitosis), giảm phân (Meiosis), kì trung gian
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
(Interphase), kì đầu (Prophase), kì giữa (Metaphase), kì sau
sinh học
(Anaphase), kì cuối (Telophase), crômatit, trao đổi chéo (Crossing

over);
Vận dụng kiến thức giải một số bài tập về ADN, ARN như viết trình
tự nuclêôtit trên 1 mạch NTBS, tính số nucleotit, chiều dài, khối
Năng lực tính toán
lượng, chu kì xoắn, liên kết hiđrô, liên kết hóa trị, mối quan hệ giữa
ADN – ARN;
Năng lực thực hành sinh Nhận biết được một số thành phần hóa học của tế bào thông qua các
học
thí nghiệm;

3. Thái độ
- Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật.


Trường THPT Cần Đăng
-

Giáo viên Lê Văn Quốc

Nhận thức được vai trò của ADN trong đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới  ý thức bảo
vệ vốn gen của sinh giới.

4. Kế hoạch dạy học
Thời
gian
Tiết 1
(10-15’)

Tiến trình dạy học


Hoạt động của học
sinh

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động khởi Tham gia trò chơi, Giới thiệu nội dung
động “Ai thông nhận nhiệm vụ giải chủ đề, làm rõ nhiệm
minh
hơn”
và quyết vấn đề
vụ học tập
chuyển giao nhiệm
vụ

Kết quả/sản phấm dự
kiến
Báo cáo của các nhóm
về hiện tượng quan sát
và đề xuất hướng giải
quyết.

Tiết
1,2,3,4

Hoạt động hình Học sinh làm việc cá Giao nhiệm vụ trực Báo cáo kết quả của
thành kiến thức
nhân và thảo luận tiếp hoặc phiếu học các nhóm khi tìm hiểu
nhóm, hoàn thành các tập
các nội dung của chủ

nội dung được phân
đề
công (chuẩn bị ở nhà
và hoàn thành tại lớp)

Tiết 5

Hoạt động luyện Nhận nhiệm vụ theo Giao nhiệm vụ trực - Thực hiện các bài tập
tập
nội dung phân công và tiếp cho các nhóm
về ADN, ARN
chuẩn bị mẫu tại nhà

II. Các học liệu:
- Các kênh hình: cấu trúc phân tử nước, cấu trúc phân tử mỡ, các bậc cấu trúc của protein, mô hình cấu trúc
của phân tử ADN và ARN.
- Phiếu học tập
- Đoạn phim về quá trình nguyên phân, giảm phân
III. Tiến trình dạy học chủ đề
1. Khởi động:
− Giáo viên cho học sinh giải quyết các vấn đề sau:
 Nêu giống và khác nhau về vị của các loại thực phẩm các thực phẩm: mía, sữa, quả chín ?

 “Tại sao trâu và ngựa đều là động vật ăn cỏ nhưng thịt của chúng lại có vị khác nhau?”
 “Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm
xem ở đó có nước hay không?

− HS sẽ trả lời các vấn đề giáo viên yêu cầu.
− GV dẫn dắt: “vậy giải thích hiện tượng trên như thế nào mời các em đến với chủ đề: THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO”.

2. Hình thành kiến thức
2.1. Nội dung 1: Các nguyên tố hóa học và nước
Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

- Giáo viên vấn đáp trực tiếp học sinh: Trong thành phần cấu tạo của tế bào, các nguyên tố hóa học
được chia thành mấy nhóm?

- Học sinh trả lời : đa lượng và vi lượng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thông tin
sách giáo khoa, sử dụng hình bên, thảo luận
nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
Đa lượng

Vi lượng

Bao gồm các
nguyên tố
Hàm
lượng
trong tế bào
Vai trò

- Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành yêu
cầu giáo viên, trình bày, nhận xét nhóm bạn.


- Giáo viên nhận xét, bổ sung kết luận.
* Kết luận
I – Các nguyên tố hóa học
Điểm so sánh
Bao gồm các nguyên tố
Hàm lượng trong tế bào
Vai trò

Nguyên tố đại lượng

Nguyên tố vi lượng

- C, H, O, N, Ca, S, Mg,...

- Cu, Fe, Mn, Co, Zn,….

- Có hàm lượng ≥ 0,01% khối
lượng cơ thể sống.
- Là thành phần cấu tạo nên tế
bào, các hợp chất hữu cơ như:
Cacbohidrat, lipit... điều tiết quá
trình trao đổi chất trong tế bào.

- Có hàm lượng < 0,01% khối lượng cơ
thể sống.
- Là thành phần cấu tạo enzim, các
hoocmon.
- Điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế
bào.


Hoạt động 2: vai trò của nước trong tế bào


Trường THPT Cần Đăng

+
+
+

Giáo viên Lê Văn Quốc

Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thông tin sách giáo khoa và hình ảnh, thảo luận nhóm:
Nêu vai trò của nước?
Nước chiếm bao nhiêu % cơ thể sống con người?
Nêu các vai trò của nước đối với cơ thể con người?
Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành yêu cầu giáo viên, trình bày, nhận xét nhóm bạn.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung kết luận.
Kết luận:
Vai trò của nước

+
+
+
+

Là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống.
Là dung môi hoà tan các chất.
Là môi trường phản ứng.
Tham gia các phản ứng sinh hóa....


2.2. Nội dung 2: Cacbohiđrat, lipit, prôtêin
Hoạt động 1: Tìm hiểu cacbohiđra


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
Đặc điểm

Cacbohiđrat
- Nêu các nguyên tố cấu tạo nên đường ?

Cấu trúc hóa học

- Nêu nguyên tắc cấu tạo nên đường ?
- Cho các loại đường: Glucôzơ(đường nho), fructôzơ(đường quả), galactôzơ,
Saccarôzơ (đường mía), galactôzơ (đường sữa), mantôzơ (đường mạch nha),
xenlulôzơ, tinh bột, glicogen, kitin.
- Sắp xếp các đường sau thành 3 nhóm: đường đơn, đường đôi, đường đa.

Phân loại

- Hoàn thành cấu tạo đường đôi sau:
+ Đường mantozo (đường mạch nha) = ????????? + ???????????;
+ Saccarozo (đường mía) = ?????????????? + ??????????????
+ Lactozo (đường sữa) = ?????????? + ????????????????
- Tinh bột, Xenlulozo có vai trò gì đối với thực vật ?


Chức năng

- Glicogen có vai trò gì đối với động vật ?
- Kitin có vai trò gì đối với con trùng ?
- Glicoprotein=đường + protein có vai trò gì đối với tế bào ?

- Học sinh hoàn thành phiếu học tập bằng cách thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày,nhận xét câu trả lời của
nhóm bạn
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận
Kết luận

- Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .
- Bao gồm: Đường đơn, đường đôi và đường đa.
- Chức năng :
+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cho cơ thể.
+ Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể
+ Cacbohidrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các
thành phần khác nhau của tế bào.
Hoạt động 1: Tìm hiểu lipit
- Lipit: Chia thành 2 nhóm lớn: gồm Lipit đơn giản và lipit phức tạp
a. Lipit đơn giản


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

+ Nêu cấu tạo của 1 lipit đơn giản?
+ Lipit đơn giản gồm những loại nào ?

+ Nêu sự khác nhau về nhóm axit béo cuả dầu và mỡ ? Tại sao ăn dầu sẽ tốt hơn ăn mỡ ?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận: Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo. Thuộc nhóm này
gồm mỡ, dầu và sáp. GV nhấn mạnh cho HS hiểu được lipit ở thực vật gọi là dầu và chứa nhiều axít
béo không no; lipit ở động vật gọi là mỡ chứa nhiều axit béo no.
b. Lipit phức tạp

+ Nêu cấu tạo của phospholipit ?


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

+ Nêu cấu tạo của lipit phức tạp ?
+ Nêu các nhóm lipit phức tạp ?
c. Chức năng Lipit
Hoàn thành bài tập nối cột sau
Cột A: Các loại lipit

Cột B: Chức năng các loại lipit

Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào

Hooc mon

Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào

Mỡ, dầu

Tham gia vào điều hoà quá trình trao đổi chất


Photpholipit, colesteron

* Đối với HS khá, giỏi HS cần phải nắm thêm sự khác nhau giữa mỡ, dầu, sáp; giữa photpholipit và
steroit.
Kết luận

 Lipit : Là hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ.
 Lipit bao gồm lipit đơn giản ( mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp ( photpholipit và stêrôit).
 Chức năng :
+
Là thành phần cấu trúc nên màng sinh chất
+
Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu)
+
Tham gia vào điều hoà quá trình trao đổi chất (hooc mon)....
Hoạt động 3: Tìm hiểu prôtêin


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

1. Cấu trúc Prôtêin
 Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hình ảnh gợi ý, hoạt động nhóm để giải
quyết các vấn đề sau:
+ Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân. Hãy cho biết tên và cấu tạo của 1 đơn
phân cấu tạo nên Prôtêin ?
+ Với 20 loại đơn phân là axit amin. Em hãy cho biết bằng cách nào đã tạo nên vô số phân tử Prôtêin
khác nhau ?

+ Xác định các bậc cấu trúc Prôtêin trong hình
sau
+ Hoàn thành bài tập nối cột sau
+ Hoàn thành bài tập nối cột sau để biết được cấu
trúc
của Prôtêin
Cột A:

Cột B:

Bậc 1

Cấu trúc không gian 3 chiều của
prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn
hay gấp nếp.

Bậc 2

Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit
cùng loại hay khác loại tạo thành.

Bậc 3

Là một chuỗi polipeptit do các
axit amin liên kết với nhau tạo
thành. .

Bậc 4

Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng

α) hoặc gấp nếp (dạng β).

 Học sinh hoạt động nhóm để giải quyết các vấn đề giáo viên yêu cầu
 Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận
2. Chức năng Prôtêin


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

 Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hãy cho biết mỗi hình trên minh họa chức năng
nào của Protein ?
 Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập kênh hình.
 GV nhận xét, bổ sung kết luận chức năng protein.
Kết luận

− Cấu trúc của Prôtêin: Đơn phân cấu tạo là axit amin.
* Đối với HS khá, giỏi HS cần nắm thêm cấu tạo của 1 axit amin gồm 3 thành phần:

+ nhóm amin (-NH2)
+ nhóm cacboxyl ( - COOH)
+ Gốc R.
 Như vậy về mặt cấu tạo, các axit amin của prôtêin chỉ khác nhau về gốc R.
 Có 20 loại axit amin, sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin đã tạo
nên vô số các phân tử prôtêin khác nhau.
 Cấu trúc không gian gồm 4 bậc
+ Cấu trúc bậc 1: Là một chuỗi polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành. .



Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

+ Cấu trúc bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β).
+ Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp.
+ Một số Pr có cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
* Đối với HS khá, giỏi HS cần phân biệt được 4 bậc cấu trúc không gian của phân tử prôtêin


+
+
+
+

Chức năng của prôtêin:
Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể
Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào
Điều hoà các quá trình trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
* Đối với HS khá, giỏi HS cần nắm thêm được vai trò của prôtêin là:

+ Dự trữ axit amin.
+ Thu nhận thông tin
2.3.

Nội dung 3: Axit nuclêic

1. ADN


- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK quan sát hình trên, thảo luận nhóm để giải quyết các vấn


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

đề sau:

 Nêu cấu tạo ADN bằng cách giải quyết các câu hỏi sau:
+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc nào ?
+ Nêu các loại đơn phân cấu tạo nên ADN?
+ ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng liên kết gì ?
+ Cặp A-T nối với nhau bằng mấy liên kết hidro?
+ Cặp G-X nối với nhau bằng mấy liên kết hidro?

 Chức năng ADN: Nêu chức năng ADN giúp sinh vật tồn tại ổn định qua các thế hệ ?
- Học sinh thảo luận nhóm, nhận xét, bổ sung nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung kết luận.

2. ARN

- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK quan sát hình trên, thảo luận nhóm để giải quyết các vấn
đề sau:

+ ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Nêu các loại đơn phân cấu tạo nên ARN ?
+ ARN gồm mấy chuỗi polinucleotit ?
+ Kể tên các loại ARN ?
+ ARN có vai trò gì giúp thông tin di truyền trên ADN truyền sang protein?
- Học sinh thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề giáo viên yêu cầu.



Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
Kết luận

− ADN là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại
nucleotit(A, T, G, X). ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

− Chức năng của ADN là mang, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.
− ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và gồm 4 loại nucleotit là A, U, G, X và thường chỉ được
cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit.

− ARN bao gồm 3 loại mARN, tARN, rARN, mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định trong
quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang protein.
Hoạt động 2: Bài tập về ADN, ARN

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thiết lập một số công thức ADN và ARN.
+ Một phân tử ADN có 4 loại Nu: A, T, G, X. Mỗi cặp Nu có chiều dài 3,4 A o. Cặp A-T nối với nhau
bằng 2 liên kết hidro, cặp G-X nối với nhau bằng 3 liên kết hidro. Thiết lập công thức tính
 Tổng số Nu : N= …………………………………………………
 Tổng số liên kết hidro: H=…………………………………….
 Chiều dài AND: L=……………………………………………
+ Một phân tử ARN có 4 loại Nu: A, U, G, X. 1 Nu dài 3,4Ao. Thiết lập công thức tính
 Tổng số Nu : N= …………………………………………………
 Chiều dài ARN: L=……………………………………………

- Học sinh thảo luận nhóm để thiết lập các công thức tính của ADN và ARN.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập cơ bản ADN và ARN sau:
Bài 1: Một đoạn phân tử ADN có số Nu loại adenin(A)=100 và Nu loại guanin(G)=300. Tính:
a. Tổng số Nu của đoạn ADN trên ?
b. Tính tổng số liên kết hidro của đoạn phân tử ADN trên ?
c. Tính chiều dài của đoạn phân tử ADN trên ?
Bài 2: Một đoạn phân tử ARN có chiều dài 4080Ao. Có số Nu loại A=500, G=800, X=700.
a. Tính tổng số Nu của đoạn ARN trên ?
b. Tìm Nu loại U của đoạn ARN trên?
- Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập giáo viên yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
3. Luyện tập
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau
Câu 1: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo

B. Mantozo

C. Xenlulozo

D. Saccarozo

Câu 2: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?
A. bệnh tiểu đường

B. bệnh bướu cổ


Trường THPT Cần Đăng


Giáo viên Lê Văn Quốc

C.bệnh còi xương

D. bệnh gút

Câu 3: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo?
A. Lactozo

B. Xenlulozo

C. Kitin

D. Saccarozo

Câu 4: Saccarozo là loại đường có trong
A. Cây mía.

B. sữa động vật.

C. mạch nha. D. tinh bột.

Câu 5: Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?
A. nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
B. cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
C. vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể
D. điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể
Câu 6: Lipit không có đặc điểm:
A. cấu trúc đa phân

B. không tan trong nước
C. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O
D. cung cấp năng lượng cho tế bào
Câu 7: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là
A. phôtpholipit và protein

B. glixerol và axit béo

C. steroit và axit béo

D. axit béo và saccarozo

Câu 8: Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?
A. steroit

B. phôtpholipit

C. dầu thực vật

D. mỡ động vật

Câu 9: Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit?


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

A. là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn
B. tham gia vào cấu trúc tế bào

C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
Câu 10: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?
A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O
B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ
C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn
D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin
Câu 11: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi
A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein
B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein
Câu 12: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
Câu 13: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?
A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học
B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
C. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

D. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra
Câu 14: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?
A. Bệnh gút

B. Bệnh mỡ máu
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh đau dạ dày
Câu 15: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?
A. Insulin có trong tuyến tụy
B. Kêratin có trong tóc
C. Côlagen có trong da
D. Hêmoglobin có trong hồng cầu
Câu 16: Axit nucleic cấu tọa theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc đa phân
B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân
C. Nguyên tắc bổ sung
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân
Câu 17: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là
A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN
B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN
C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN
D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN
Câu 18: ADN có chức năng
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào


Trường THPT Cần Đăng

Giáo viên Lê Văn Quốc

B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan
C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 19: Chiều dài của một phân tử ADN à 5100 Ǻ. Tổng số nucleotit của ADN đó là

A. 3000

B. 1500

C. 2000

D. 3500

Câu 20: Một đoạn phân tử ADN có 300 A và 600 G. Tổng số liên kết hidro được hình thành giữa các cặp
bazo nito là
A. 2200

B. 2400

C. 2700

D. 5400

Câu 21: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipit, protein và cacbohidrat là
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào
C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào
D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào
Câu 22: Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều loại thức ăn nào sau đây?
A. cơm, bánh mì
C. rau, xanh

B. củ, quả chứa ít tinh bột hoặc đường
D. miến dong


Câu 23: Cho các nhận định sau. Nhận định nào sai?
A. Dầu cấu tạo từ glixerol và axit béo
B. Protein cấu tạo từ các đơn phân là axit amin
C. Tinh bột cấu tạo từ các đơn phân là galactozo
D. Axit nucleic cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit
Câu 24: Ăn nhiều dầu, mỡ sẽ dễ mắc bệnh nào sau đây?
(1) Mỡ máu

(3) Gút

(2) Xơ vữa động mạch

(4) Tiểu đường

(5) Xơ gan


Số phương án trả lời đúng là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập trắc nghiệm.
4. Vận dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau
Câu 1: Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?

Câu 2: Nếu tế bào bị mất nước thì dẫn đến hậu quả gì?
Câu 3: Tại sao mặc dù con người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh
hàng ngày ?
Câu 4: Tại sao người già lại không nên ăn nhiều lipit?
Câu 5: Các chất hữu cơ trong tế bào như tinh bột, dầu, protein và axit nucleic:
a- Được cấu tạo từ những đơn phân nào?
b- Tên gọi các liên kết giữa các đơn phân trong mỗi chất hữu cơ đó?
Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập trắc nghiệm.
5. Tìm tòi mở rộng
Thiết kế tháp dinh dưỡng

Mỗi nhóm học sinh lên kế hoạch thiết kế tháp dinh dưỡng bằng cách sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có thiết
kế tháp dinh dưỡng dựa trên hiểu biết về vai trò của các đại phân tử hữu cơ cấu tạo nên tế bào.
Rút kinh nghiệm chủ đề
..................................................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................



×