Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

CÁC KHÍA CẠNH CHÍNH SÁCH của FDI tại các nước ĐANG PHÁT TRIỂN chủ đề 2 – các QUY ĐỊNH QUỐC tế về FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.34 KB, 48 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KINH TẾ CỦA CÁC THỎA THUẬN ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ (IIAs)
HỌC PHẦN 2
CÁC KHÍA CẠNH CHÍNH SÁCH CỦA FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

CHỦ ĐỀ 2
CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ FDI
A. Tổng quan
B. Mục đích nghiên cứu
C. Sách hướng dẫn
1. Các loại hình thỏa thuận quốc tế về đầu tư (IIAs)
1.1. Bản chất, mục đích và các loại hình IIAs
1.2. Các hiệp định đầu tư song phương (BITs)
1.3. Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs)
1.4. Các thỏa thuận hội nhập kinh tế (EIAs)
1.5. Các thỏa thuận đa phương
2. Sự bùng nổ và các xu hướng gần đây trong IIAs
2.1. Xu hướng và sự phát triển trong BITs
2.2. Xu hướng trong DTTs
2.3. Sự bùng nổ của các IIAs khác
2.4. Hợp tác Nam-Nam
3. Tranh chấp đầu tư quốc tế
4. Khái niệm không gian chính sách quốc gia
5. Khuôn khổ phát triển trong IIAs
6. Đảm bảo sự gắn kết của các chính sách đầu tư quốc gia và quốc tế
Kết luận
D. Các bài tập thực hành
E. Tài liệu tham khảo
F. Phụ lục



A. TỔNG QUAN
Những thập kỷ qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các thỏa
thuận đầu tư quốc tế (IIAs), đặc biệt ở cấp độ song phương, khu vực và liên khu
vực. Số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BITs) và các Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần (DTTs) đã không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, các thỏa thuận hội nhập
kinh tế trong khu vực và giữa các khu vực ngày nay đã chứa đựng nhiều vấn đề, bao
gồm cả đầu tư cũng như thương mại hàng hóa và dịch vụ và việc di chuyển quốc tế
các nhân tố. Tại cấp độ đa phương, mặc dù những nỗ lực tạo ra các quy định toàn
diện về FDI thông qua một thỏa thuận đa phương đã thất bại, một số thỏa thuận liên
quan đến các khía cạnh cụ thể của đầu tư đã được ký kết.
Cùng với sự gia tăng về số lượng, IIAs có nội dung ngày càng phức tạp hơn.
Phạm vi địa lý của chúng ngày càng mở rộng với sự hợp tác gia tăng giữa các nước
đang phát triển trong lĩnh vực chính sách đầu tư. Sự gia tăng của việc ban hành các
hiệp ước quốc tế đi kèm với sự gia tăng của các tranh chấp giữa nhà đầu tư và
chính phủ. Kết quả của việc bùng nổ IIAs với các phạm vi địa lý và phạm vi điều
chỉnh khác nhau là các quốc gia và công ty phải hoạt động trong một hệ thống các
luật lệ đầu tư nhiều chiều và nhiều lớp ngày càng phức tạp hơn với các quy định và
cam kết chồng chéo cũng như có những lỗ hổng trong phạm vi điều chỉnh. Duy trì
không gian luật pháp quốc gia trước những cam kết này và đưa khuôn khổ phát triển
vào trong IIAs là cân nhắc quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong việc
đảm bảo sự gắn kết giữa các chính sách quốc gia và quốc tế về FDI.
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sau khi hoàn thành chủ đề này, sinh viên cần có thể:
-

hiểu được bản chất của IIAs và các loại hình chính của IIAs

-


hiểu được sự bùng nổ và các xu hướng gần đây trong IIAs

-

hiểu được khái niệm không gian chính sách trong bối cảnh đảm bảo sự
gắn kết giữa các mục tiêu phát triển, các chính sách quốc gia và các cam
kết quốc tế.


C. SÁCH HƯỚNG DẪN
1. BẢN CHẤT VÀ CÁC LOẠI IIAs
1.1 Bản chất, mục đích và các loại IIAs
Để theo đuổi các chính sách kinh tế và chiến lược phát triển của mình, hầu
hết các quốc gia đều gia nhập một vài thỏa thuận đầu tư quốc tế (IIAs). IIAs là các
thỏa thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan tới đầu tư quốc tế và
điều chỉnh hoạt động này, trong đó có cả FDI.
IIAs thường áp dụng cho đầu tư trên lãnh thổ của một quốc gia do các nhà
đầu tư của quốc gia khác tiến hành, các quy định mà chúng thiết lập ảnh hưởng đến:
-

Nhà đầu tư tiến hành đầu tư tại nước khác ngoài nước xuất xứ của mình;

-

Nước chủ đầu tư

-

Nước chủ nhà nơi đầu tư diễn ra
Nhìn chung, các từ “thỏa thuận” và “hiệp ước” đều dùng để chỉ các công cụ


quốc tế mang tính ràng buộc và dưới đây, hai từ này được dùng thay thế cho nhau.
Thuật ngữ “công cụ” chỉ tất cả những thỏa thuận ràng buộc và không ràng buộc. Bên
cạnh IIAs, công cụ mang tính ràng buộc, còn có nhiều công cụ quốc tế không có tính
ràng buộc về đến đầu tư quốc tế như tuyên bố nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện.
IIAs thường tập trung vào việc đãi ngộ, xúc tiến và bảo hộ đầu tư quốc tế, đặc
biệt là FDI, mặc dù các thỏa thuận khác nhau có thể khác nhau về khía cạnh này, tùy
thuộc vào loại và mục đích của thỏa thuận. Ví dụ như các hiệp định đầu tư song
phương (BITs) tập trung chủ yếu vào bảo hộ, đãi ngộ và giải quyết tranh chấp. Trong
khi đó, các hiệp định thương mại và đầu tư khu vực lại hướng vào việc tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho FDI thông qua quá trình tự do hóa các quy định liên quan đến
thâm nhập và hoạt động.

Câu hỏi 1
Thỏa thuận đầu tư quốc tế là gì?
Mục đích chính của IIAs là gì?
Các đối tượng có liên quan và chịu ảnh hưởng của IIAs?
Dựa vào số nước tham gia cũng như hình thức tham gia, IIAs có thể là:


-

song phương (giữa 2 nước hoặc giữa một tổ chức của các nước 1 với nước
thứ 3);

-

đa biên (giữa một số lượng giới hạn các bên). Một ví dụ cho trường hợp này
là các hiệp định khu vực. Tuy nhiên, không phải tất cả các hiệp định đa biên
đều là các hiệp định khu vực (Xem trường hợp các hiệp định WTO dưới đây);


-

đa phương: không giới hạn cho các nước hay các khu vực cụ thể nào và có
thể kết nạp tất cả các bên với điều kiện chấp thuận các quy định của thỏa
thuận.
Trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), một thỏa thuận đa

phương là thỏa thuận được tất cả các thành viên nhất trí, ví dụ như Hiệp định chung
về thương mại dịch vụ (GATS). Một thỏa thuận hiệp định đa biên là thỏa thuận chỉ có
được sự nhất trí của một số thành viên của WTO và chỉ có áp dụng với các thành
viên đó. Ví dụ như Hiệp định về mua sắm của Chính phủ và Hiệp định buôn bán máy
bay dân dụng.
Xét về các vấn đề chính được điều chỉnh, IIAs có thể được phân loại như sau:
o Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho/chủ yếu dành cho đầu tư


Các hiệp định đầu tư song phương (BITs): Các thỏa thuận đầu tư giữa
hai nước - hiện nay, gần như tất cả các quốc gia đã kí kết các hiệp định
kiểu này;



Hiệp định khu vực về đầu tư: hiệp định đầu tư giữa một vài nước trong
cùng một khu vực. Ví dụ như Hiệp định khung về khu vực đầu tư
ASEAN;



Tại cấp độ đa biên phương, không có thỏa thuận có giá trị nào chỉ điều

chỉnh đầu tư mặc dù đã nhiều có sáng kiến về vấn đề này. Ví dụ như
dự thảo Thỏa thuận đa phương về đầu tư (MAI) của OECD.

o Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến đầu tư


Các thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu
tư như hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs). Hiệp định này nhằm
mục đích tránh việc các chính phủ đánh thuế trùng đối với một khoản
thu nhập;

1

Xem mục 1. 3 để có được hiểu biết ngắn gọn về các tổ chức hội nhâp kinh tế khu vực
(REIOs)




Các thỏa thuận song phương hoặc khu vực điều chỉnh các lĩnh vực
rộng, trong đó có đầu tư, ví dụ như các thỏa thuận về hội nhập kinh tế
(EIAs);



Các thỏa thuận đa phương về các lĩnh vực cụ thể. Các thỏa thuận này
cũng điều chỉnh đầu tư, ví dụ như hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) của WTO hay Hiến chương Năng lượng.

o Hợp đồng giữa một chính phủ với một nhà đầu tư nước ngoài (Hợp đồng

nhà nước)
Một phương thức thâm nhập phổ biễn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc
biệt là vào các nước đang phát triển, là thông qua kí hợp đồng đầu tư nước ngoài
với nhà nước hoặc một thực thể của nhà nước. “Hợp đồng nhà nước” có thể đươc
định nghĩa là hợp đồng giữa một nước hoặc một thực thể nhà nước với một người
nước ngoài hoặc một pháp nhân có quốc tịch nước ngoài. Trong đó, thực thể nhà
nước, với mục đích này, có thể được định nghĩa là bất kỳ một tổ chức nào được
thành lập theo quy chế của một nước và được trao quyền quản lý một hoạt động
kinh tế. Các hợp đồng nhà nước có thể bao quát nhiều vấn đề, trong đó có hiệp định
vay, hợp đồng cung ứng và dịch vụ, hợp đồng thuê nhân lực hoặc dự án cơ sở hạ
tầng lớn.
Các loại IIAs khác nhau được các nước đàm phán tạo ra các quy định đầu tư
quốc tế đa dạng và có phạm vi địa lý và phạm vi điều chỉnh khác nhau, tạo nên một
mớ hỗn độn các mối quan hệ đầu tư quốc tế phức tạp, rắc rối (hình 1.) Một số thỏa
thuận chỉ điều tiết những khía cạnh nhất định của các chính sách FDI. Các thỏa
thuận khác điều tiết chính sách đầu tư nói chung, trong đó có cả chính sách có ảnh
hưởng đến cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước (các quy định cạnh tranh hoặc
các biện pháp chống tham nhũng). Tuy nhiên, cũng có các thỏa thuận khác bao quát
hầu như tất cả hoặc tất cả những yếu tố quan trọng của một khung FDI, từ việc chấp
thuận và thành lập đến tiêu chuẩn đối xử và cơ chế giải quyết tranh chấp. Càng ngày
càng có nhiều các thỏa thuận và điều này đã tạo ra một mạng lưới phức tạp các cam
kết và các cam kết một phần chồng chéo lên nhau, một phần bổ trợ cho nhau, tạo ra
một loạt các quy định phức tạp.
Tiếp sau đây là phần thảo luận về các loại IIAs ở cấp độ song phương, khu
vực và đa phương và các công cụ quốc tế khác điều chỉnh FDI.


Câu hỏi 3
Điểm khác biệt giữa một công cụ đầu tư quốc tế và một thỏa thuận quốc tế
về đầu tư là gì?

Điểm khác biệt giữa thỏa thuận đa biên và thỏa thuận đa phương trong
WTO là gì?
Kể tên các loại chính của các thỏa thuận quốc tế dành riêng cho hoặc chủ
yếu dành cho đầu tư.
Kể tên các loại thỏa thuận khác có liên quan đến đầu tư.
Hình 1. IIAs giữa các nước và khu vực, 2005: “ Một mớ hỗn độn” (spaghetti
bow)

Nguồn: UNCTAD, theo World Bank, 2005, hình 2.2.
1.2 Hiệp ước đầu tư song phương (BITs)
Từ cuối thập niên 1950, các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo
hộ đầu tư đã trở thành loại hiệp định được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực đầu
tư nước ngoài. Vào năm 2004, tổng số các hiệp định đã lên tới 2.400. Các hiệp định
này đã thay thế cho loại hình hiệp định song phương trước kia, hiệp ước hữu nghị,
thương mại và hàng hải. Những hiệp định này, trong số các quy định về các khía
cạnh hợp tác kinh tế và chính trị song phương, bao gồm các điều khoản về quyền


của người nước ngoài và các công ty nước ngoài. Ngược lại, đặc điểm nổi bật của
BIT hiện đại là chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến chấp thuận, đối xử và bảo hộ
đầu tư nước ngoài (hộp 1).
Hộp 1. Các điểm chung của BITs
BITs thể hiện tính một sự thống nhất nhất định trong kết cấu và nội dung. Điểm
chung của gần như tất cả các hiệp định này là việc sử dụng thuật ngữ “đầu tư” theo
nghĩa rộng, và bao gồm các tiêu chuẩn chung đối xử chung đối với đầu tư nước ngoài,
ví dụ như đối xử công bằng và bình đẳng và bảo hộ và bảo đảm đầy đủ, và các tiêu
chuẩn bảo hộ cụ thể hơn liên quan đến tước quyền sở hữu và bồi thường, chuyển tiền
và bảo hộ đầu tư nước ngoài trong trường hợp xung đột dân sự. Hầu hết các hiệp định
này đưa ra đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, mặc dù điều này thường bị hạn chế
trong việc đối xử với đầu tư nước ngoài sau khi được chấp thuận. Rất nhiều trong số

các hiệp định này cho phép các nhà nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài được
sử dụng trọng tài quốc tế.
Nguồn: UNCTAD 2004.

Có nhiều BITs là hiệp định giữa các nước phát triển với các nước đang phát
triển hoặc với các nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ hiệp định giữa các nước
đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với các nền kinh tế chuyển đổi
đang gia tăng.
BITs rất hiếm khi được ký kết giữa các nước phát triển. Tuy nhiên, các nước
cung cấp nhiều nhất cũng như các nước nhận đầu tư nhiều nhất của dòng FDI lại là
các nước phát triển (xem trong học phần 1 chủ đề 2). Điều này cho thấy, từ quan
điểm của các nước chủ đầu tư phát triển, BITs liên quan nhiều đến nhu cầu đảm bảo
bảo hộ đầu tư trong vai trong hỗ trợ khung chính sách của nước nhận đầu tư hơn là
đến quy mô của dòng FDI ra tiềm năng tới một nền kinh tế cụ thể.
Từ quan điểm của nước nhận đầu tư, khung đầu tư quốc tế có thể góp phần
vào việc thu hút FDI. Mặc dù (như trong học phần 1, chủ đề 3) các phân tích thống
kê không cho thấy một ảnh hưởng đáng kể nào của BITs trong việc quyết định dòng
FDI vào các nước nhận đầu tư, chúng vẫn có tác động đối với một số nước cụ thể
và trong một số hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, chúng có thể là dấu hiệu cho thấy thái độ
của nước nhận đầu tư đối với FDI đã thay đổi và môi trường đầu tư đang được cải
thiện. Trên thực tế, các nhà đầu tư coi BITs là một phần của khung đầu tư tốt
(WIR2003, trang 91).


Câu hỏi 4
Sử dụng hộp 2, kể tên các điều khoản chính thường thấy trong BITs.
Hãy nêu lý do các nước ký kết BITs với các nước khác.
1.3 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs)
Đánh thuế hai lần trên phạm vi quốc tế xảy ra khi hai nước nhà nước khác
nhau đánh cùng một loại thuế đối với cùng một người nộp thuế lên cùng một hạng

mục đánh thuế (ví dụ như thu nhập). Vấn đề này có thể không khuyến khích thương
mại và đầu tư. Các hiệp định thuế song phương, còn được biết đến như các hiệp
định tránh đánh thuế hai lần (DTTs), là các phương tiện căn bản giúp xóa bỏ các rào
cản thuế như vậy, và vì thế khuyến khích thương mại và đầu tư.
DTTs được ký kết giữa hai quốc gia có mục đích xóa bỏ việc đánh thuế trùng
lên thu nhập hoặc phần tiền phát sinh ở một nước và do người dân nước khác trả.
Số lượng DTTs trên toàn thế giới vào cuối năm 2004 đã vượt con số 2.500
(WIR2005, trang 28.)
Mặc dù DTTs không tập trung vào đầu tư mà tập trung vào thuế, chúng vẫn
được đưa vào trong các hiệp định quốc tế liên quan đến đầu tư. Đó là vì, chúng có
vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho dòng đầu tư. Tuy nhiên, BITs và các
chương về đầu tư trong các thỏa thuận khu vực và đa phương vẫn là những IIAs
chính điều chỉnh đầu tư quốc tế.

Câu hỏi 5
DDTs là gì?
Giải thích tầm quan trọng của chúng đối với đầu tư nước ngoài.
1.4 Các thỏa thuận hội nhập kinh tế (EIAs)
Có rất nhiều thỏa thuận bao gồm nhiều vấn đề hơn là đầu tư (trong đó đáng
chú ý là thương mại hàng hóa và dịch vụ và các yếu tố sản xuất khác). Nổi bật trong
số này là các thỏa thuận hướng tới hội nhập kinh tế của một số lượng hạn chế các
quốc gia (EIAs), tiêu biểu nhất là trong cùng một khu vực. Cũng như DTTs, một số
thỏa thuận khu vực, cho dù không đề cập trực tiếp tới đầu tư, vẫn có tác động tới


hoạt động này. Ví dụ, các thỏa thuận có chứa các điều khoản về tự do thành lập cơ
sở cung cấp dịch vụ hoặc tự do di chuyển vốn.
Mức độ hội nhập kinh tế mà các nước thành viên của EIAs tìm kiếm là khác
nhau, tùy thuộc vào loại thỏa thuận hội nhập. Nó có thể liên quan đến tự do hóa
thương mại đối với một số sản phẩm và lĩnh vực nhất định (các thỏa thuận thương

mại lĩnh vực đem lại mức thuế thấp hơn hoặc miễn thuế giữa các nước thành viên
trong một lĩnh vực cụ thể) hoặc các khu vực thương mại ưu đãi (dành tiếp cận ưu đãi
đối với một số sản phẩm cụ thể từ một số quốc gia nhất định bằng cách giảm thuế).
Các loại hiệp định hội nhập kinh tế hiện đại hơn bao gồm các loại sau:
-

Khu vực tự do thương mại (FTA) xóa bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan,
đặc biệt là quota, trong thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thành
viên. Không giống các liên minh thuế quan, mỗi nước thành viên trong FTA
vẫn giữ mức thuế quan và quota của mình trong thương mại với các nước thứ
3.

-

Liên minh thuế quan (CU) dỡ bỏ các hạn chế trong thương mại giữa các nước
thành viên, giống như FTA. Nó cũng áp dụng một hệ thống thuế quan và
quota chung trong quan hệ thương mại với các nước ngoài liên minh.

-

Thị trường chung, bên cạnh việc là một liên minh thuế quan, còn có liên quan
đến tự do di chuyển của các yếu tố sản xuất như vốn và lao động. Hài hòa
hóa chính sách hoặc các chính sách chung giữa các quốc gia thành viên đối
với các nước thứ 3 là điều có thể xảy ra.

-

Liên minh kinh tế hoặc tiền tệ là một thị trường chung với đồng tiền chung và
chính sách kinh tế chung. Nó ám chỉ một sự hợp tác ở mức độ cao, thậm chí
là sự nhất thể hóa hầu như tất cả các khu vực quan trọng của chính sách

kinh tế cũng như các thể chế chung cùng sức mạnh siêu quốc gia.

-

Hội nhập kinh tế hoàn toàn là mức độ cuối cùng trong hội nhập kinh tế. Tất cả
các khu vực chính sách đều được hài hòa với nhau và thay thể bằng các
chính sách chung và một nước siêu quốc gia phát triển, ra quyết định thay cho
các chính phủ thành viên.
EIAs có thể là:


-

Hiệp định (nội) khu vực: trên thực tế, hầu như tất cả các EIAs đều là giữa các
nước trong cùng khu vực và EIAs với nhiều mức độ hội nhập kinh tế khác
nhau có mặt ở hầu hết các khu vực, hoặc

-

Hiệp định liên khu vực: một số EIAs được kí kết giữa hai hay nhiều các quốc
gia hoặc tổ chức của các quốc gia tại các khu vực khác nhau trên thế giới.
Các nước muốn tự do hóa thương mại phải tự mình tham gia FTAs, cả ở cấp

độ song phương lẫn đa phương. Do thương mại một số hàng hóa, đặc biệt là
thương mại dịch vụ, không thể trao đổi thông qua các thỏa thuận bên ngoài, đòi hỏi
sự hiện diện của người cung cấp tại nước của người mua thông qua FDI (được gọi,
theo GATS, là "hiện diện thương mại"), FTAs điều chỉnh các dịch vụ đó và có thể tạo
điều kiện cho FDI. Mexico là nước có rất nhiều FTAs (tổng số là 12 hiệp định đã
được phê chuẩn, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA - cũng
như FTAs được ký kết cùng Liên minh Châu Âu và Hiệp hội Thương mại Tự do

Châu Âu) là một ví dụ về quốc gia được FTAs hỗ trợ rất nhiều trong việc trở thành
một quốc gia hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, để có được ảnh hưởng đến FDI, tự do hóa thương mại cần phải
đầy đủ và không thể thay đổi được. Bên cạnh đó, nó còn cần được đi kèm với các
biện pháp bổ trợ như tự do hóa dòng vốn cũng như di chuyển tự do của dịch vụ dưới
tất cả các phương thức cung cấp. Ban đầu các FTAs có xu hướng tập trung vào tự
do hóa thương mại hàng hóa. Với mối tuan tâm gia tăng đến FDI, các quốc gia có xu
hướng tạo ra các công cụ quốc tế nhằm khuyến khích và bảo hộ dòng đầu tư cùng
với một khung luật pháp quốc tế nhằm khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ. Việc tạo ra các công cụ quốc tế này ngày càng nhiều trong FTAs.
Ngày nay, ngoài tự do hóa, FTAs thường có các chương về đầu tư, bao gồm các
điều khoản liên quan đến đầu tư giống như trong BITs.
Ở giai đoạn hội nhập kinh tế cao hơn, một số hiệp định giúp thành lập các thể
chế với các thuộc tính nhất định. Các tổ chức của các nhà nước có chủ quyền cam
kết hội nhập kinh tế và được các nước thành viên chuyển giao quyền lực về một số
vấn đề, được gọi là tổ chức hội nhập kinh tế khu vực (REIOs). Các thể chế khu vực
này có thể ký kết nhiều thỏa thuận với các nước thứ 3 trên danh nghĩa các nước
thành viên. Chúng cũng có quyền đưa ra các quyết định có tính ràng buộc và/hoặc
ban hành luật pháp. Tuy nhiên, những thuộc tính này không phải lúc nào cũng đi
kèm với hội nhập kinh tế ở mức cao hơn, ví dụ như liên minh thuế quan hoặc thị


trường chung. Một ví dụ về khía cạnh này là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD). Trong các trường hợp khác, các nước thành viên tạo ra một diễn đàn hợp
tác khu vực nhưng không đưa ra các văn kiện có tính ràng buộc. Đó là trường hợp
của diễn đàn Hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương (APEC).
Các quốc gia và REIOs ký nhiều thỏa thuận với rất nhiều tên như thỏa thuận
thương mại khu vực, thỏa thuận đối tác kinh tế, thỏa thuận đối tác giai đoạn mới,
thỏa thuận kinh tế bổ trợ, thỏa thuận thành lập khu vực tự do thương mại hoặc thỏa
thuận đối tác kinh tế thân thiết. Đôi khi, các thỏa thuận có chứa cam kết tự do hóa,

bảo hộ và khuyến khích đầu tư cũng như các điều khoản liên quan gián tiếp đến đầu
tư, bên cạnh tự do hóa thương mại, được coi là các thỏa thuận thương mại và đầu
tư ưu đãi (PTIAs).
Do đó, hệ thống các thỏa thuận quốc tế điều chỉnh hoặc liên quan đến lĩnh
vực đầu tư nước ngoài dù là trực tiếp hay gián tiếp không chỉ phức tạp mà còn năng
động, cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Một vài ví dụ về EIAs khu vực và liên khu
vực 2 là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCONSUR), Liên minh châu Âu (EU)
hoặc Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) (xem phụ lục).

Câu hỏi 6
EIAs là gì và mục đích chính của chúng là gì?
Kể tên các loại EIAs khác nhau và nêu các đặc điểm chính của chúng.
Câu hỏi 7
REIOs là gì? Ảnh hưởng của REIOs?
FTAs có phải là PTIAs không?
Nêu một ví dụ về EIA trong khu vực của bạn. Nước bạn có tham gia EIA
không?
1.5 Các hiệp định đa phương

2

Để biết thêm những phân tích chi tiết, xem UNCTAD, Hiệp định đầu tư hội nhập kinh tế
(Newyork và Geneva: Liên hợp quốc), sắp ra mắt.


Nỗ lực đa phương quan trọng nhất nhằm tạo ra các quy định luật đầu tư quốc
tế đã được thực hiện từ những năm đầu sau Đại chiến thế giới lần thứ hai trong
khuôn khổ Hiến chương Havana. Thế nhưng những nỗ lực ấy đã không mang lại kết
quả. Các nỗ lực khác nhằm tạo ra các quy định đa phương toàn diện cho FDI, ngay

cả những quy định không mang tính ràng buộc, diễn ra rải rác trong thời kỳ hậu
chiến cũng chịu chung số phận. Đáng chú ý nhất là Quy tắc ứng xử của các công ty
xuyên quốc gia của Liên hiệp quốc vào cuối những năm 1970 và 1980 và Hiệp định
đa phương về đầu tư (MAI) của OECD vào nửa cuối những năm 1990 (hộp 2).
Trường hợp ngoại lệ là Hướng dẫn của Ngân hàng thế giới về đối xử với đầu tư trực
tiếp nước ngoài, không mang tính ràng buộc, được ban hành năm 1992. Chúng đã
thiết lập một số tiêu chuẩn đối xử nhất định đối với nhà đầu tư với một mức độ nhất
trí quốc tế nhất định.
Một số thỏa thuận đa phương điều chỉnh những khía cạnh đầu tư nhất định
cũng được ban hành. Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước và
người dân của nước khác (kí kết tại Washington năm 1965) đã đưa ra một khuôn
khổ cho giải quyết tranh chấp đầu tư, tạo ra một Trung tâm quốc tế giải quyết các
tranh chấp về đầu tư (ICSID). Trung tâm này nằm tại thủ đô Washington. Tuyên bố
ba bên ILO về Các nguyên tắc liên quan đến các công ty đa quốc gia và chính sách
xã hội điều chỉnh hàng loạt vấn đề liên quan đến lao động. Công ước thành lập Cơ
quan bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) được ký kết năm 1985 tại Seoul, nâng cao
độ bảo đảm về pháp lý cho FDI với việc bổ sung cho các chương trình bảo đảm đầu
tư quốc gia và khu vực và quốc gia bằng các chương trình đa phương. Tuy nhiên, nỗ
lực của các thành viên WTO nhằm tạo ra một khung đầu tư đa phương đã không đạt
được sự đồng thuận tại Hội nghị các Bộ trưởng WTO gần đây nhất tại Cancun 2003
(hộp 3).

Hộp 2. Thỏa thuận đầu tư đa phương (MAI)
Những nỗ lực nhằm tạo ra các quy định đầu tư quốc tế được tiến hành, trong bối
cảnh Thỏa thuận đầu tư đa phương (MAI) mà các thành viên OECD muốn đàm phán,
cho đến tận tháng 12 năm 1998 (OECD, 1998a. UNCTAD, 1998). Tại cuộc họp hội
đồng OECD vào ngày 28 tháng 4 năm 1998, các cuộc đàm phán phải đối mặt với các
khó khăn đáng kể. Ví dụ, Pháp đã tuyên bố mình sẽ không tiếp tục gửi đại biểu đến
tham gia các cuộc đàm phán nữa.



Các cuộc đàm phán MAI đã đưa ra các tiêu chuẩn cao về tự do hóa cơ chế đầu
tư và bảo hộ đầu tư giữa các nước thành viên OECD và, cuối cùng, cả các nước không
phải thành viên những quan tâm. Mặc dù các cuộc đàm phán đem lại một quan điểm
chung về một số lĩnh vực quan trọng, còn quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết khiến
cho không thể kết thúc các cuộc đàm phán một cách thành công. Các vấn đề đó liên
quan đến khái niệm đầu tư, các trường hợp ngoại lệ đối với đối xử ngộ quốc gia và đối
xử tối huệ quốc, sở hữu trí tuệ, những ngoại lệ mang tính văn hóa, các yêu cầu hoạt
động, các vấn đề về lao động và môi trường, tước quyền sở hữu theo quy định và giải
quyết tranh chấp.
Thêm vào đó, một số yêu tố khác góp phần vào thất bại của các cuộc đàm phán
về MAI là: Thứ nhất, các tổ chức phi chính phủ không ủng hộ triết lý nền tảng, các mục
tiêu và các điều khoản chính được thảo luận cũng như quy trình đàm phán. Theo họ,
quy trình đàm phán quá khép kín và không rõ ràng. Thứ hai, sự ủng hộ mạnh mẽ ban
đầu của cộng đồng doanh nghiệp dành cho các cuộc đàm phán MAI yếu dần khi mọi
chuyên trở nên sáng tỏ là sẽ không thực hiện tự do hóa đáng kể và vấn đề về thuế có
thể sẽ không được đề cập đến trong các quy định. Thứ ba, hậu quả của bầu cử các
chính phủ trung tâm và cánh hữu tại một số nước OECD dẫn đến các ưu tiên chính trị
mới, khi vấn đề về bảo hộ đầu tư trong khu vực OECD không hấp dẫn, đã không
khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị thúc đẩy thêm các cuộc đàm phán. Vì thế, sự
phản đối của các NGOs, mối quan tâm hạn chế của cộng đồng kinh doanh và kết quả
tiêu cực về phân tích lợi ích-chi phí chính trị nói chung kết hợp với các vấn đề nội dung
phức tạp đã làm ngừng các đàm phán MAI.
Nguồn: UNCTAD, Lession from the MAI, UNCTAD Series on issues in
International Investment Agreements (New York and Geneva: United Nations), 1999.

Hộp 3. Thương mại và đầu tư trong WTO
Hội nghị bổ trưởng WTO lần thứ nhất tại Singapore năm 1996 đã thành lập
Nhóm công tác về mối quan hệ giữa thương mại và đầu tư, cùng với ba nhóm công tác
khác để xử lý cái gọi là "các vấn đề Singapore".

Tại Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ tư tại Doha vào tháng 11 năm 2001, các
thành viên WTO ghi nhận "việc có một khuôn khổ đa phương để đảm bảo các điều kiện
minh bạch, ổn định và có khả năng dự báo cho đầu tư qua biên giới dài hạn, đặc biệt
đầu tư trực tiếp nước ngoài, sẽ đóng góp cho việc mở rộng thương mại." Các bên cũng
nhất trí rằng "đàm phán sẽ diễn ra sau phiên thứ năm của Hội nghị bộ trưởng trên cơ
sở quyết định sẽ được đưa ra tại phiên họp này về các phương thức đàm phán, với sự


nhất trí rõ ràng."
Sau Hội nghị Doha, Nhóm công tác tập trung vào làm rõ các vấn đề được đề
cập trong Tuyên bố: phạm vi và khái niệm; tính minh bạch rõ ràng; không phân biệt đối
xử; thể thức về các cam kết trước khi thành lập dựa trên cách tiếp cận danh sách tích
cực kiểu GATS; các điều khoản phát triển; các ngoại lệ và các biện pháp tự vệ liên
quan đến cán cân thanh toán; tư vấn và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
Công tác của nhóm được định hướng bởi một số nguyên tắc được đưa ra trong tuyên
bố Doha như nhu cầu cân bằng giữa lợi ích của các nước chủ đầu tư và nước chủ nhà,
quyền của các quốc gia trong điều chỉnh đầu tư, phát triển, lợi ích công cộng và điều
kiện cụ thể của từng quốc gia. Hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật đối với các nước đang và kém
phát triển nhất, và hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNCTAD cũng được nhấn
mạnh.
Trong Hội nghị bộ trưởng vào tháng 9 năm 2003 tại Cancún, các bộ trưởng
được mong đợi sẽ quyết định xem có một "sự nhất trí rõ ràng" về các phương thức giúp
đàm phán tiến triển, tạo ra các quy định mới của WTO về thương mại và đầu tư. Tuy
nhiên, các cuộc thảo luận tại Cancún thất bại và vào tháng 7 năm 2004, Hội đồng chung
quyết định không tiếp tục các cuộc đàm phán về mối quan hệ giữa thương mại và đầu
tư.
Lo ngại chính mà một số nước đang phát triển là một thỏa thuận đa phương sẽ
tăng thêm nghĩa vụ cho họ, trong khi hạn chế khả năng gắn dòng đầu tư vào với các
mục tiêu phát triển quốc gia của mình.
Nguồn: WIR03, trang 93 và WTO, Cancún WTO Ministerial 2003: ghi chú chính.


Ngay cả khi các nỗ lực để tạo ra một khuôn khổ đầu tư đa phương đã thất bại,
vẫn có một số các thỏa thuận đa phương đã tiếp cận đầu tư nước ngoài, thông qua
các vấn đề có liên quan:
o Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ của WTO (GATS), được ký trong
Vòng Uruguay, đưa ra một bộ quy tắc toàn diện điều chỉnh tất cả các dạng
cung cấp dịch vụ quốc tế, bao gồm "hiện diện thương mại". Hiện diện thương
mại của các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến FDI. GATS dành cho các
nước thành viên sự linh hoạt đáng kể về phạm vi và tốc độ tự do hóa các hoạt
động dịch vụ. GATS cho phép các nước thành viên đưa ra, trong lịch trình
cam kết của mình, các hoạt động mà họ muốn mở cửa và các điều kiện và
hạn chế để thực hiện việc này - cách tiếp cận theo danh sách tích cực.


o Hiệp định về Một số Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại của WTO
(TRIMs) không cho phép áp dụng một số biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (được ban hành như một phần của Vòng đàm phán Uruguay).
o Công ước Công nhận và Thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ký tại
New York năm 1958 và cũng áp dụng với các quyết định về đầu tư.
o Hiệp định về Hiến chương ngành năng lượng, một thỏa thuận đa phương
trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm các điều khoản về đầu tư vào lĩnh vực
năng lượng giữa 51 các bên tham gia.

Câu hỏi 8
Những nỗ lực chính để tạo ra một khuôn khổ đầu tư đa quốc gia?
Kết quả của chúng là gì?
Cho ví dụ về các thỏa thuận đa phương với các điều khoản liên quan đến
đầu tư.

2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG XU HƯỚNG GẦN ĐÂY CỦA IIAs

Đã có những thay đổi đáng kể trong các chính sách FDI quốc gia và quốc tế
trong hai thập kỷ qua (hộp 4), liên quan đến quá trình hội nhập đang diễn ra của nền
kinh tế thế giới và vai trò thay đổi của FDI trong quá trình này (xem học phần 2, chủ
đề 1 về những thay đổi ở cấp bậc quốc gia). Tại cấp bậc quốc tế, những thay đổi này
được thể hiện trong nhiều công cụ, song phương, khu vực và đa phương.

Hộp 4. Các quy định FDI: quan điểm lịch sử
Trước kia, đầu tư gián tiếp nước ngoài quan trọng hơn rất nhiều so với
đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI có tầm quan trọng tăng lên trong thế kỷ 20 và
nó bắt đầu dần trở thành hình thức phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong các điều
khoản luật pháp quốc tế, trong một thời gian dài FDI vẫn là một vấn đề quốc gia.
FDI chỉ chuyển sang phạm vi quốc tế, với việc áp dụng các quy định và luật lệ
theo thông lệ, trong những trường hợp ngoại lệ, khi các biện pháp chuyên quyền
của chính phủ tác động đến nó.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, thái độ đối với FDI được hình thành


trên cơ sở những ủng hộ về mặt chính trị đối với quyền kiếm soát nền kinh tế
của các quốc gia và sự bắt đầu của quá trình phi thực dân hóa. Các nước xã hội
trong nhiều năm đã loại FDI khỏi lãnh thổ của mình, trong khi các nước đang
phát triển rất nỗ lực để dành lại quyền kiểm soát các nguồn lực tự nhiên từ nước
ngoài. Đồng thời, quyền kiểm soát và hạn chế đối với việc thâm nhập và hoạt
động của các công ty nước ngoài cũng được áp dụng tại nhiều nước, và không
có được sự nhất trí quốc tế về quy tắc pháp lý thích hợp.
Vào thập kỷ 1980, có nhiều tiến triển ở cấp độ quốc gia và quốc tế trong
bối cảnh quá trình toàn cầu hóa, chủ yếu liên quan đến mối quan tâm gia tăng
về thu hút FDI và tạo ra các điều kiện ổn định cho thu hút FDI, đã nhanh chóng
đảo ngược xu hướng chính sách chủ đạo cho tới lúc đó, tác động đáng kể đến
những nỗ lực khu vực và toàn cầu để thiết lập các quy định quốc tế về chủ đề
này. Vào cuối thập kỷ 1990, các nước chủ nhà tìm cách thu hút FDI bằng việc

dỡ bỏ các hạn chế đối với việc thâm nhập và hoạt động của FDI và thông qua
việc đưa ra những đảm bảo chặt chẽ đối với các biện pháp có thể gây tổn thất
trầm trọng cho nhà đầu tư nước ngoài. Một khuôn khổ luật pháp quốc tế về FDI
bắt đầu xuất hiện. Khuôn khổ này dựa trên các thông lệ quốc tế cũng như các
quy định và luật lệ quốc gia, và bao gồm nhiều thỏa thuận đầu tư quốc tế và các
công cụ luật pháp khác.
Nguồn: UNCTAD 1999.
2.1. Xu hướng và phát triển của các BITs
Số lượng BITs toàn cầu đã tăng nhanh, phần lớn được ký kết trong thập kỷ
1990. Từ số 388 vào năm 1990, số lượng BITs đã liên tục tăng lên (hình 2). Trong
năm 2004, có 73 BITs mới được ký kết, trong đó có 10 hiệp định thay thế BITs cũ.
Mặc dù điều này cho thấy một sự chững lại trong quá trình ký kết BITs từ năm 2001,
tổng số BITs đã đạt 2.392 vào năm 2004.
Hình 2. Tổng số BITs lũy kế, 1990-2004


BÍTs lũy kế

BITs hàng năm

BITs theo truyền thống bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: phạm vi và khái
niệm đầu tư, chấp thuận và thành lập, đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, đối xử
công bằng và bình đẳng, bồi thường trong trường hợp tước quyền sở hữu hoặc có
tổn thất đối với đầu tư, đảm bảo việc tự do chuyển các quỹ, và cơ chế giải quyết
tranh chấp, cả giữa các quốc gia và giữa quốc gia và nhà đầu tư. Gần đây, một thế
hệ BITs mới dần xuất hiện với nội dung và phạm vi mở rộng. Thế hệ BITs mới này
theo xu hướng của các EIAs với các chương về đầu tư, với ví dụ là mẫu BITs mới
của Hoa Kỳ, Canada và - với mức độ ít hơn - Nhật Bản, tất cả đều có những đặc
điểm mới quan trọng. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng bắt đầu xét đến thế hệ hiệp định
mới này trong đàm phán với các nước khác.

Cùng với các thay đổi khác, thế hệ mới của BITs tiếp cận các vấn đề rộng
hơn, bao gồm không chỉ các khía cạnh kinh tế cụ thể như những vấn đề liên quan
đến đầu tư vào dịch vụ tài chính, mà còn những vẫn đề khác trong đó tìm kiếm nhiều
không gian hơn cho các quy định của nước chủ nhà. Việc bảo vệ sức khỏe, an toàn
và môi trường và việc xúc tiến các quyền lao động được quốc tế công nhận là những
lĩnh vực mà thế hệ BITs mới đưa những những cách diễn đạt đặc biệt thường nhằm
mục đích làm rõ rằng các chính phủ sẽ không theo đuổi bảo hộ đầu tư và các mục
tiêu tự do hóa của các thỏa thuận đầu tư nếu gây thiệt hại cho các mục tiêu chính
sách công quan trọng này.
Một xu hướng quan trọng khác liên quan đến BITs là các quốc gia ngày càng
tăng cường việc tái đàm phán các hiệp định đã có của mình khi chúng hết hạn hoặc
do các thay đổi trong điều kiện kinh tế và/hoặc chính trị. Trong khi BITs thường ngụ ý


có thể được gia hạn, trong một số trường hợp các quốc qia chủ động tái đàm phán
chúng và thường nhất trí với các cam kết mạnh hơn.
2.2. Các xu hướng trong DTTs
Mạng lưới DTTs cũng mở rộng (hình 3). Ví dụ, vào năm 2004, 84 DTTs mới
được ký kết giữa 80 quốc gia. Điều này cho thấy sự gia tăng bền vững của DTTs
mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút so với năm 2003. Tổng số DTTs đạt 2.559 vào
cuối năm 2004.
Hình 3. Số lượng DTTs lũy kế, 1990-2004

DTTs lũy kế

DTTs hàng năm

Câu hỏi 9
Thảo luận những xu hướng chính về số lượng và đặc điểm của các BITs từ
năm 1990.

2.3. Tiến triển của IIAs
Như đã nêu, bên cạnh BITs và DTTs, các quy định về đầu tư quốc tế ngày
càng được coi là một phần của các hiệp định song phương, khu vực, liên khu vực và
đa biên trong đó giải quyết, và tìm cách hỗ trợ các giao dịch thương mại và đầu tư, ví
dụ như các hiệp định thương mại song phương hay các hiệp định hội nhập kinh tế
Số lượng những hiệp định nói trên đang ngày càng tăng (bảng 4) và cho tới
tháng 6 năm 2005, đã vượt quá con số 212 (cuối năm 2004 có 209 hiệp định). Phần
lớn các hiệp định này, khoảng 87%, được ký kết từ những năm 1990 (bảng 8). Năm


2004 và 2005, ít nhất 34 hiệp định mới được ký kết và khoảng 66 hiệp định đang
được đàm phán hoặc tham khảo. Cho tới cuối những năm 1980, hỗ trợ đầu tư thông
qua những hiệp định này chủ yếu được thực hiện thông qua các quá trình thực hiện
nội khu vực, mặc dù có một số ngoại lệ (ví dụ hiệp định giữa Cộng đồng Châu Âu và
các quốc gia đang phát triển). Tuy nhiên, kể từ năm 1990, các quốc gia và các nhóm
tại các khu vực khác nhau bắt đầu ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư, kết
quả là các hiệu định nội khu vực giờ chiếm khoảng hơn ½ tổng số hiệp định và
khoảng 49% trong số 182 hiệp định được ký kết từ năm 1990.
Tốc độ tăng của IIAs chứ không phải BITs và DTT một phần là do hai thay đổi
quan trọng về chất đã diễn ra trong suốt những năm 1990.
o Trước hết, những hiệp định này, trước đây được sử dụng chủ yếu bởi các
quốc gia có trình độ phát triển tương đương, bắt đầu được ký kết giữa các
quốc gia phát triển và đang phát triển: tính tới tháng 4 năm 2005, 81 hiệp
định đã được ký kết (77 hiệp định kể từ 1990) và 39 hiệp định đang trong
quá trình đàm phán.
o Thứ hai, đã có sự tăng vọt về số lượng các hiệp định như vậy giữa các
quốc gia đang phát triển kể từ những năm 1990. Tính tới tháng 4/2005 ít
nhất 70 trong số các hiệp định đó đã được ký kết (50 hiệp định kể từ năm
1990) và 24 hiệp định đang trong quá trình đàm phán.
Việc nở rộ của những thỏa thuận này là một trong những phát triển cơ bản

trong các quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian gần đây để phù hợp với việc các
quốc gia đang phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng về các nguồn lực
và thị trường. Việc lựa chọn các đối tác trong và giữa các khu vực không chỉ tương
thích với nhiều động cơ kinh tế chính trị mà còn với các đặc điểm của các quốc gia
liên quan.
So sánh với BITs, các IIAs này cho thấy sự đa dạng hơn nhiều về quy mô,
cách tiếp cận và nội dung, Hơn thế, IIAs ngày càng điều chỉnh nhiều giao dịch kinh tế
hơn, bao gồm, đáng kể là, thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và dòng chảy
vốn, cũng như sự dịch chuyển của lao động. Càng điều chỉnh nhiều vấn đề, các thỏa
thuận càng phức tạp, và càng có nhiều nguy cơ chồng chéo và không thống nhất
giữa các điều khoản. Cùng lúc, sự đa dạng của các thỏa thuận này thể hiện cơ hội
thực hiện chúng bằng những phương pháp khác nhau nhằm tăng cường các dòng


Câu hỏi 10
Những lý do chính dẫn tới sự tăng IIAs chứ không phải BITs hay DTTs
chảy đầu tư quốc tế. Những phương pháp phản ánh tốt hơn những điều kiện cụ thể
của các quốc gia với các mức độ phát triển kinh tế khác nhau và tại các khu vực
khác nhau.
Hình 4. Tăng IIAs chứ không phải BITs và DTTs từ năm 1957 đến tháng
6/2005

Số lượng PTIAs

Nguồn: UNCTAD, “ Recent trends in IIAs”, research note (Geneva: UNCTAD),
2005.

2.4. Hợp tác Nam- Nam
Các quốc gia đang phát triển đã tập trung những nỗ lực của họ nhằm ký kết
các IIAs giữa các quốc gia này. Trên thực tế, những thỏa thuận về đầu tư giữa các

quốc gia đang phát triển đã tăng mạnh cả về số lượng và phạm vi địa lý trong thập
niên vừa qua, theo số liệu của UNCTAD (hình 5).
o Vào cuối năm 2004, IIAs Nam – Nam bao gồm 606 BITs.


o Trong suốt thập kỷ 1990, 156 DTTs mới được ký kết giữa 69 nước đang
phát triển, nâng tống số các hiệp định lên con số 256 vào cuối năm 1999.
Sự tăng trưởng vẫn tiếp tục cho tới năm 2004, với số lượng các DTTs
Nam- Nam lên tới 345 giữa 90 quốc gia.
o IIAs khác giữa các nước đang phát triển cũng tăng mạnh kể từ thập kỷ
1990. 59 hiệp định loại này đã được ký kết giữa các quốc gia đang phát
triển kể từ năm 1990. Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển đang
tăng cường theo đuổi các chiến lược phát triển dựa trên hợp tác giữa các
quốc gia này về thương mại và đầu tư. Một số nước đang phát triển - như
Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mêhicô - đã trở thành các nhà đầu
tư ra nước ngoài quan trọng, chủ yếu là vào các nước đang phát triển
khác.


Hình 5: Hợp tác Nam- Nam: BITs và DTTs.

FDI lũy kế ra

Số lượng thỏa thuận

Nguồn: UNCTAD, “ Recent trends in IIAs”, research note (Geneva: UNCTAD),
2005.
Câu hỏi 11
Miêu tả ngắn gọn sự phát triển của hợp tác Nam- Nam về đầu tư
2.5. Kết luận

Những xu hướng gần đây của IIA bao gồm
o Đầu tiên, số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BITs) và hiệp định
tránh đánh thuế hai lần (DTTs) tiếp tục mở rộng.
o Thứ hai, các quy định đầu tư quốc tế đang ngày càng được thể hiện như
một phần của các thỏa thuận điều chỉnh các vấn đề rộng hơn (bao gồm
thương mại hàng hóa dịch vụ và các nhân tố sản xuất khác) hơn là trong
các BITs và DTTs.
o Thứ ba, các điều khoản đầu tư trong các thỏa thuận mới có xu hướng
ngày càng tinh vi và phức tạp hơn về nội dung, làm rõ hơn và cụ thể hóa ý
nghĩa của một số điều khoản chuẩn.


o Thứ tư, trong số BITs mới, một số là các hiệp định mới được tái đàm phán
thay thế cho các BITs cũ giữa cùng các bên ký kết, hoặc vì những hiệp
định trước đây đã hết thời hạn hoặc vì sự thay đổi của hoàn cảnh.
o Thứ năm, hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển về chính sách đầu tư
quốc tế đang gia tăng.
Quá trình đưa ra quy định đầu tư quốc tế có lẽ sẽ tập trung hơn nữa trong
những năm sắp tới. Trên thực tế, một lượng lớn IIAs đang được đàm phán và tái
đàm phán và thậm chí số lượng này sẽ gia tăng trong những năm sắp tới. Do đó,
khung quốc tế về các quy định đầu tư tiếp tục mở rộng trên các mức độ song
phương, tiểu khu vực, khu vực và nội khu vực. Điều này có nghĩa là hệ thống các
thỏa thuận đầu tư hiện nay sẽ trở nên phức tạp hơn trong tương lại, làm tăng khả
năng xung đột các quy định và tranh chấp đầu tư, đồng thời tăng chi phí tuân thủ
theo các quy định của cả chính phủ và doanh nghiệp của các bên tham gia thỏa
thuận.

Câu hỏi 12
Kể tên các xu hướng chính gần đây của IIAs. Thảo luận nhóm về những
cách giải thích có thể cho các xu hướng này.


3. TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Mặc dù các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ đã
được đưa vào IIAs từ thập kỷ 1960, cho tới gần đây, việc sử dụng các điều khoản
này để bắt đầu các quy trình xét xử rất hiếm khi xảy ra. Đến tháng 4/1998, chỉ có 14
vụ việc được đưa ra ICSID liên quan đến BITs và chỉ mới có hai quyết định được
đưa ra và hai vụ hòa giải. Tuy nhiên, từ cuối thập kỷ 1990, số lượng các vụ việc tăng
lên nhanh chóng.
Tính đến tháng 6/2006, tổng số các vụ việc dựa trên hiệp định được đưa ra
Trung tâm Quốc tế về Giải quyết tranh chấp đầu tư (ISCID) của Nhóm Ngân hàng
Thế giới và các diễn đàn trọng tài khác được biết đến đã đạt ít nhất 183 (hình 6). Sự
gia tăng này đặt ra một thách thức rõ ràng đối với các quốc gia đang phát triển. Ít
nhất 57 chính phủ - 36 trong số này là của các nước đang phát triển, 12 tại các nước


phát triển và 8 tại Đông Nam Âu và CIS - đã phải đối mặt với các vụ phân xử liên
quan đến hiệp định. Argentina dẫn đầu với 37 vụ, 34 trong số này liên quan ít nhất
một phần tới cuộc khủng hoảng tài chính của nước này. Mexico có số vụ việc đứng
thứ hai, phần lớn chúng là theo NAFTA, và một số ít là theo các BITs. Hoa Kỳ cũng
phải đối mặt với số vụ đáng kể (10), tất cả liên quan đến NAFTA. Ba Lan (7 vụ), Ai
Cập (6 vụ) và Liên bang Nga (6 vụ) cũng nổi lên cùng với 9 quốc gia mà mỗi quốc
gia phải đối mặt với 4 vụ: Canada, Chile, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Séc,
Ecuador, India, Kazakhstan, Ukraine và Venezuela.
Theo nhiều hệ thống trọng tài, vấn đề tranh chấp và các quyết định chung
thẩm không bao giờ được công bố. Thậm chí theo hệ thống trọng tài của ICSID,
không phải tất cả quyết định của các ban trọng tài đều được công bố. Trong khi tình
hình này đang dần thay đổi, không thể biết được số lượng thực tế các vụ tranh chấp
cho tới nay, cũng như không thể biết được những vấn đề pháp lý và các tình huống
thực tế mà chúng liên quan đến. Cơ sở trọng tài của ICSID là cơ sở duy nhất duy trì
việc đăng ký công cộng các vụ việc. Một số vụ việc được biết đang diễn ra ở bên

ngoài ICSID và số lượng của chúng đạt 56 vào tháng 2/2005, trong đó 339 vụ là tại
UNCITRAL và 4 là của các trọng tài vụ việc.
Hình 6. Các vụ phân xử liên quan đến hiệp định đầu tư được biết đến,
tháng 6/2005

Nguồn: UNCTAD-Recent Trends in IIAs-research note, 2005
Các trường hợp tranh chấp đầu tư liên quan đến nhiều hoạt động đầu tư.
Chũng liên quan đến tất cả các loại hình đầu tư, bao gồm các hợp đồng tư nhân hóa


cho đến nhượng quyền của chính phủ. Chúng áp dụng cho nhiều ngành và hoạt
động, bao gồm xây dựng, dịch vụ cấp và thoát nước, rượu bia, nhượng quyền viễn
thông, dịch vụ ngân hàng và tài chính, quản lý khách sạn, truyền thanh truyền hình,
quản lý chất thải độc hại, dệt, sản xuất dầu khí và nhiều dạng khai khoáng.
Vấn đề tài chính đối với các quá trình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư
và chính phủ là đáng kể, cả trên quan điểm chi phí cho thủ tục trọng tài cũng như
các quyết định bồi hoàn (hộp 5). Số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết có lợi
cho chính phủ là tương đương với các vụ có lợi cho nhà đầu tư.
Hộp 5. Vấn đề tài chính của các vụ việc giải quyết tranh chấp quốc tế
Mặc dù các thông tin chính xác về mức đền bù mà các nhà đầu tư mong
muốn cũng như các quyết định bồi hoàn rất hiếm và khó thu thập, rõ ràng là một
số vụ việc liên quan đến một số tiền lớn. Ví dụ, số tiền bồi hoàn của Cộng hòa
Séc ở mức khoảng 270 triệu đôla cộng thêm một khoản lãi lớn trong vụ Lauder;
mức bồi hoàn 824 triệu đôla cộng thêm 10 triệu đôla như đóng góp một phần
cho các chi phí của CSOB trong vụ tranh chấp giữa CSOB và Slovakia (29
tháng 12 năm 2004); hoặc mức bồi thường của Occidental với Ecuador năm
2002 với 71 triệu đôla cộng lãi. Tuy nhiên, không phải mọi yêu cầu xét xử đều
được đáp ứng về mức độ bồi thường. Số tiền bồi thường được đưa ra cho mỗi
vụ không nhất thiết thể hiện quy mô tài chính thực sự của vụ đó, vì không hề có
hình phạt cho bên khiếu nại đưa ra yêu cầu bồi thường cao hơn thực tế. Nhiều

yêu cầu bồi thường lớn thường kết thúc với việc đưa ra một mức bồi thường rất
nhỏ. Ví dụ như yêu cầu bồi thường 34 triệu đôla trong vụ Metalciad với Mexico
có mức bồi thường 17 triệu đôla, và S.D. Myers, với yêu cầu bồi thường 70-80
triệu đô la đối với Canada, đã được bồi thường 6 triệu đôla, tức là chưa tới 10%
mức bồi thường mong đợi. Các doanh nghiệp cũng không thắng trong tất cả các
vụ việc. Trên thực tế, trong một số vụ việc, các quốc gia đã thắng.
Tuy nhiên, ngay cả việc tự bảo vệ đối với các yêu cầu cũng tốn kém. Các
thủ tục trọng tài liên quan đến hiệp định đầu tư không hề rẻ. Công ty Metalclad
được báo cáo là đã chi tới khoảng 4 triệu đôla cho chi phí luật sư và trọng tài
trong khiếu nại đối với Mexico. Cộng hòa Séc đã chi 10 triệu đôla để tự bảo vệ
trước hai yêu cầu bồi thường lớn do một công ty truyền hình có trụ sở tại châu
Âu và một cổ đông chính của nó (Peterson 2003). Gần đây hơn, chính phủ Cộng


×