Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.99 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM MAY VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN.
1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của xí nghiệp
may.
Trước hết ta nghiên cứu về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Có rất nhiều quan
điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Quan điểm siêu việt cho rằng chất lượng là sự
tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan điểm xuất phát từ sản phẩm lại cho rằng
chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù
hợp của một số sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn hoặc quy cách
đã được xác định trước. Xuất phát từ người tiêu dùng chất lượng được định nghĩa là sự
phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Nhưng tất cả các
quan điểm đó đầu nêu lên vai trò quan trọng của chất lượng sản xuất kinh doanh. Chất
lượng hiện nay được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò
to lớn đó công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà nội đã không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm nói chung và chất lượng sản phẩm may nói riêng. Để nâng cao chất lượng sản
phẩm may của công ty ta sẽ tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm tại xí nghiệp may.
Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh
nghiệp.
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm may và hình thành
các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy đặc điểm và chất lượng nguyên vật
liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau
sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá
của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng để ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện
mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo


đầy đủ cho quá trình sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo
đúng chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt
thời gian. Nguyên vật liệu trong xí nghiệp hiện nay bao gồm: vải và các phụ kiện như
cúc, chỉ...Hiện nay nguồn cung ứng nguyên vật liệu vải của xí nghiệp còn gặp nhiều
khó khăn trong việc tìm nguồn vải ổn định, chất lượng cao trong nước. Nguyên vật liệu
cũng chủ yếu phải nhập khẩu vải dệt từ nước ngoài dẫn đến tình trạng bị động trong sản
xuất. Một số ít nguyên liệu vải được nhập từ trong nước như công ty dệt 8/3, công ty
dệt Vĩnh phú...
Hoạt động trên thị trường nguyên vật liệu.
Như ta đã biết nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Chất lượng nguyên vật liệu tốt hay xấu, đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm. Như vậy để có chất lượng sản phẩm tốt thì xí nghiệp may phải tìm được nguồn
cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo về chất lượng và mẫu mã, chủng loại. Như vậy đội
ngũ quản lý của công ty và xí nghiệp đã cố gắng tìm bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu
với chất lượng tốt nhất, nhưng giá thành phải chấp nhận được.
Hiện nay nguyên vật liệu (vải, chỉ, sợi, cúc...) của công ty chủ yếu được nhập từ nước
ngoài, một số ít nhập từ trong nước như từ công ty dệt 8/3, công ty dệt Vĩnh Phú...Các
loại nguyên vật liệu chr yếu sử dụng của xí nghiệp như:
- Vải lascost các màu
- Vải chính mã áo jacket
- Vải kaki
- Vải rayon
- Vải copina
- Vải chính in hoa
- Vải Shalife bay.
- Vải 3418 blue
- Vải thun +thun cá sấu
- Vải phin hoa
- Vải chính kate
- Vải TC màu

................
Tất cả các loại nguyên vật liệu đó đều được nhập về và kiểm tra chất lượng một
cách nghiêm ngặt, có như vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu
vào mới đạt hiệu quả cao.
1.2. Công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm.
Để sản phẩm làm ra thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng, khâu đầu tiên doanh
nghiệp cần tiến hành là khâu nghiên cứu thị trường. Nhất là sản phẩm may phụ thuộc
rất lớn vào sở thích nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường sẽ
giải đáp cho các doanh nghiệp các câu hỏi như: Khách hàng cần gì? Khách hàng đánh
giá sản phẩm của doanh nghiệp tốt hay xấu? Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh với đối thủ hay không? dự kiến sản phẩm bán ra là bao nhiêu, cần dùng hệ
thống phân phối như thế nào?
Kết quả nghiên cứu thị trường là cơ sở cho khâu thiết kế sản phẩm, Thiết kế sẽ thể
hiện được ý tưởng của sản phẩm cùng mức chất lượng của nó. Để tạo ra sản phẩm có
chất lượng, sản phẩm đó phải được thiết kế xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, từ
chức năng công dụng của sản phẩm. Ngoài ra còn phải dựa vào tiêu chẩn hàng hoá hiện
hành cũng như những ưu khuyết điểm của hàng hoá tương tự đang lưu hành. Mọi sai
sót của thiết kế đều phải được phát hiện và sửa chữa kịp thời trước khi đưa vào sản xuất
hàng loạt nhằm tránh được những hậu quả tai hại về sau.
Sản phẩm của thiết kế may thông thường là bản vẽ và sản phẩm mẫu dự định đưa
vào sản xuất với đầy đủ các đặc trưng về hình thức, vật liệu và mức chất lượng. Vì vậy
chất lượng của khâu thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
II. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm may, xí nghiệp may thuộc công ty CP dệt công
nghiệp HN sử dụng một số các chỉ tiêu sau:
1.1. Tiêu chuẩn về quy cách, quy định các dãy số , kích thước sản
phẩm, chi tiết, bộ phận nguyên vật liệu.
- Tiêu chuẩn về thông số, kích thước cơ bản của đối tượng như size áo sơ mi,
quần âu, size áo jacket, căn cứ vào các đặc trưng vận hành hoặc sử dụng cơ bản của đối
tượng , doanh nghiệp quy định các dãy thông số, kích thước cơ bản của sản phẩm, chi

tiết, bộ phận, nguyên vật liệu ... trên cơ sở đó lập lên các kiểu, loại, dạng cụ thể cho
từng sản phẩm.
- Chỉ tiêu về kiểu loại sản phẩm.
- Chỉ tiêu về dạng quy định kiểu dáng và kích thước sản phẩm
- Tiêu chuẩn về màu sắc
.2. Tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật
Đó là những tiêu chuẩn quy định những yêu cầu cơ bản về vấn đề sử dụng sản
phẩm thoải mái, sang trọng, lịch thiệp...và các yêu cầu đối với nguyên liệu để tạo ra sản
phẩm.
2.3. Tiêu chuẩn về phương pháp thử
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các đặc trưng sử dụng của sản
phẩm nhằm đảm bảo sự đánh giá thống nhất và chính xác sản phẩm qua các đặc trưng
của nó. Các phương pháp thử cần tiêu chuẩn các chỉ tiêu về chất lượng được quy định
trong các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật hay các văn bản pháp chế kỹ thuật. những tiêu
chuẩn này gồm có:
-Nguyên tắc và nội dung phương pháp thử
-Phương tiện và điều kiện thử
-Chuẩn bị thử
-Tiến hành thử
-Phương pháp tính toán
- Đánh giá tính toán
-Biên bản thử nghiệm
2.5. Tiêu chuần về bao gói, nhãn mác, vận chuyển và bảo quản.
Đây là các chỉ tiêu yêu cầu về bao gói : ví dụ hộp đựng áo sơ mi, túi in tên công ty
cho khách hàng, hình thức vận chuyển...
2.6. Tiêu chuẩn về nguyên tắc và thủ tục
Đây là những tiêu chuẩn quy định những nguyên tắc, phương pháp thủ tục, yêu
cầu cần thiết về kinh tế , kỹ thuật nhằm đảm bảo cho các quá trình hoạt động được
thống nhất. các loại tiêu chuẩn chủ yếu trong nhóm này là tiêu chuẩn về quy phạm, quy
tắc , quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm của từng bộ phận

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI
CÔNG TY CP DỆT CÔNG NGHIỆP HN.
3.1. Công tác quản lý chất lượng may tại công ty CP dệt công nghiệp
HN Từ năm 2000 tới nay.
Cùng với những cải thiện về mức sống của người lao động, trên thị trường các
loại hàng hoá xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng , phong phú về chất lượng. Mặt
hàng may mặc không phải là ngoại tệ, sau nhưng khó khăn vào đầu nhưng năm 90, may
mặc đã vươn lên và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất
Nguyên liệu (vải) Cắt (trải vải, giác mẫu,đính số, cắt) May (may cổ, tay, thân, ghép hoàn)
Kiểm tra chất lượng
Kiểm, đóng gói, đóng kiệnNhập kho
nước (kim ngạch xuất khầu chủ lực, chỉ sau dầu mỏ). Không chỉ tập trung vào xuất
khẩu, trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp may mặc cũng đã quan tâm nhiều hơn
đến thị trường trong nước, dành được sự tin tưởng của khách hàng, người tiêu dùng và
đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể.
Những thành tựu vừa qua là những minh chứng đáng kể và rõ nét nhất về sự cải
tiến chất lượng hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty CP dệt công nghiệp
nói riêng từ khâu thiết kế, chọn vải đến các khâu cắt, may và hoàn thiện . sản phẩm may
của công ty CP dệt công nghiệp HN đã thoả mãn được yêu cầu của thị trường khó tính
như : Nhật Bản, EU , Bắc mỹ...Sản phẩm may của công ty là các sản phẩm áo Jacket,
quần áo thể thao và chủ yếu may gia công cho nước ngoài như thị trường EU, ngoài ra
còn may xuất khẩu, bán trong nước.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp May:
Như vậy nhìn vào quy trình công nghệ sản phẩm may ta thấy rằng khâu kiểm tra
chất lượng sản phẩm được coi là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất sản
phẩm. Như vậy có thể thấy rằng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp
may luôn được quan tâm hàng đầu cụ thể như sau
Hệ thống chất lượng của công ty
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất dưới sự kiểm soát của HTQLCL theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm có một số quy trình quan trọng
sau:
- Xem xét hợp đồng
- Kiểm soát thiết kế
- Kiểm soát tài liệu và dữ liệu
- Mua hàng
- Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp
- Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
- Kiểm soát quá trình
- Kiểm tra và thử nghiệm
- Kiểm soát thiết bị, kiểm tra đo lường và thử nghiệm
- Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Hành động khắc phục và phòng ngừa
- Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng
- Kiểm soát hồ sơ chất lượng
- Đánh giá nội bộ hệ thống chất lượng
- Đào tạo
- Dịch vụ
- Kỹ thuật thống kê
Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh các hướng dẫn công việc cũng như các biểu mẫu
thống kê chất lượng. Hệ thống chất lượng của công ty được phổ biến tới từng cán bộ
công nhân viên. Các đợt học tập hệ thống chất lượng được tiến hành định kỳ để mọi
người đều hiểu rõ về hệ thống chất lượng công ty đang áp dụng.
Công ty đã rất quyết tâm áp dụng và đầu tư thích đáng để áp dụng hệ thống chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Sổ tay chất lượng và các quy trình hướng dẫn được
ghi chép đầy đủ và liên tục được bổ sung kịp thời. Việc ghi chép này không phải chỉ
thực hiện cho có mà được các cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện với ý thức
cao nhất, với nhận thức rõ ràng rằng nó sẽ góp phần tìm ra nguyên nhân và biện pháp
giải quyết những tồn tại trong hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Hoạt động

trong công ty luôn cố gắng tuân thủ các quy trình hướng dẫn đã được xây dựng.
Hàng năm công ty đều tổ chức những đợt đánh giá nội bộ nhằm đánh giá tính phù
hợp và hiệu quả của hệ thống khi thực hiện cũng như đánh giá tính hiệu quả của các
hoạt động khắc phục và phòng ngừa được áp dụng. Ngoài những đợt đánh giá định kỳ,
công ty còn tiến hành các cuộc đánh giá đột xuất khi có yêu cầu của đại diện lãnh đạo
3.2. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trước khi đi vào sản xuất
sản phẩm.
Như ta đã biết chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố
khác nhau, có cả các nhân tố trực tiếp và cả các nhân tố gián tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, tất cả các yếu tố được chuẩn bị một cách chu đáo, không có sai lỗi thì hoạt
động sản xuất sẽ diễn ra suôn sẻ, liên tục và đạt hiệu suất cao.
Hoạt động Marketing của công ty.
Marketing bao gồm tất cả các ý đồ, hoạt động tính toán từ trước khi sản phẩm
được sản xuất và tiêu thụ, bao gồm cả hoạt động bán hàng. Về chiều dọc nó bao trùm
tất cả các quá trình sản xuất, còn về chiều ngang nó không chỉ giới hạn ở lĩnh vực vật
chất mà còn phát triển sản cả lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy việc quản lý và đảm bảo hoạt
động marketing đạt hiệu quả chính là bước khởi đầu tốt đẹp hình thành nên chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp.
Ban đầu hoạt động marketing của công ty còn gặp nhiều khó khăn do đây là công
ty nhà nước , vốn đầu tư do nhà nước cấp và hoạt động của công ty do Nhà nước quy
định, Doanh nghiệp vấn giữ thói quen trước kia của thời bao cấp, hoạt động chưa theo
quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi thời bao
cấp bị xoá bỏ và kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ với những quy luật vốn có của
nó. Công ty đã có những chiến lược phát triển mới và công tác marketing và nghiên cứu
thị trường đã được đầu tư thích đáng. Tuy nhiên hoạt động marketing vẫn chưa thể
chuyên nghiệp công ty chưa có phòng markeing riêng mà vẫn gộp chung vào hoạt động
của phòng sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động xuất khẩu, công ty cổ phần dệt công
nghiệp Hà nội là một trong những công ty đi đầu trong tập đoàn dệt may Việt Nam, vì
vậy công ty nhận được sự ưu tiên nhất định khi phân bổ hạn ngạch xuất khẩu sang các
thị trường hạn ngạch trong liên minh EU. Nhờ đó công ty đã sớm có sự hợp tác với các

công ty may mặc thời trang của nước ngoài và thực hiện gia công xuất khẩu cho họ.
Chính vì vậy khâu nghiên cứu thị trường của công ty còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập
trung vào việc tìm các đối tác làm ăn để xuất khẩu, còn khâu nghiên cứu thị trường như
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước còn nhiều hạn chế. Do vậy sản phẩm may của
công ty ít được người tiêu dùng trên thị trường trong nước biết đến. Các thông tin trên
thị trường như kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu vải, mà sắc, công ty vẫn phải thu thập qua
các trung gian là các đối tác của công ty, chủ yếu là dựa vào các hợp đồng gia công để
tìm hiểu về xu hướng thời trang trên thị trường. Với hơn 80% sản phẩm được xuất khẩu
nhưng công ty hiện chưa xây dựng được một hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện tại
nước ngoài, do vậy hoạt động tìm hiểu thị trường còn nhiều hạn chế, có thể nói là vẫn
theo lối mòn cũ.
Về hoạt động xúc tiến sản phẩm trên thị trường, Công ty cổ phẩn dệt công nghiệp
Hà Nội là một trong những công ty mũi nhọn của tập đoàn đệt may Việt Nam, là một
doanh nghiệp nhà nước vì vậy công ty đã được thừa hưởng một uy tín, danh tiếng về
chất lượng sản phẩm rong nước cũng như trên thế giới. Về hoạt động đưa sản phẩm đến

×