Cơ sở lý thuyết về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực
I. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển cần có sự kết hợp
giữa các nguồn lực, từ nguồn lực về tài chính đến nguồn lực về con
người, từ sự phát huy nội lực đến ứng dụng ngoại lực một cách hiệu
quả nhất. Thế mạnh của mỗi nguồn lực là thế mạnh của doanh nghiệp
trên thương trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thế mạnh
của nguồn lực tài chính quyết định lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiêp. Nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì
nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định tới chất lượng
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì và phát triển tốt phụ
thuộc lớn vào trình độ và khả năng của nguồn nhân lực trong công ty.
Nguồn nhân lực không tự nhiên dồi dào, không tự nhiên đáp ứng được
nhu cầu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực riêng, sao cho phù hợp với chiến lược kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp.
1. Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “
stratos” (quân đội, bầy, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Thông
thường người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân
sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành chiến dịch có
quy mô lớn.
Từ thập kỷ 60 (thế kỷ XX) chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực
kinh doanh và thuật ngữ ‘ chiến lược kinh doanh” ra đời . Tuy nhiên,
quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời
gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh là việc xác
định những mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện
chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết
để đạt được những mục tiêu ấy.
Nhà kinh tế học của trường đại học kinh doanh Harvard ( Mỹ ), một
trong những bậc thầy về chiến lược kinh doanh là Michacl E. Porter
1
cho
rằng: Chiến lược để đương đầu với cạnh tranh,là sự kết hợp giữa
những mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện mà doanh nghiệp cần
tìm và thực hiện mục tiêu.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh
vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực
hoạt động và khả năng khai thác. Chiến lược kinh doanh xác định các
mục tiêu dài hạn , các chính sách cũng như các giải pháp cần thiết để
thực hiện các mục tiêu đã xác định.
2. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ
chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó,
trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực
hiện một cách có tổ chức và có kế hoặch.
- Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực
của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó
cũng được xem là sức lao động của con người _ một nguồn lực quý giá
nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của
doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong
doanh nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực theo (nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt
động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do Doanh nghiệp cung
cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong
vài giờ, vài ngày hoặc thậm chỉ tới vài năm, tuỳ vào mục tiêu học tập; và
nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo
hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp
của họ. Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba
loại hoạt động là: Đào tạo, giáo dục, và phát triển…
- Đào tạo nguồn nhân lực (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng): Được
hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực
hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá
trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của
mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của
người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
3. Vai trò của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát
triển của công ty
• Vai trò của nhân lực:
- Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh
nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức,
sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất
kinh doanh đó.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều
kiện xã hội đang phát triển sang kinh tế thị trường thì nhân tố tri thức
của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến lên,
doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người vô tận. Nếu
biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất
cho xã hội.
• Vai trò của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự hưng thịnh của
công ty. Do đó chiến lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò
rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn.
- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận
không thể thiếu trong hoạt đông quản lý của các doanh nghiệp
- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phép các
doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, mà trong thời kỳ kinh tế thị trường
đầu tư vào nguồn nhân lực là đầu tư khôn ngoan nhất.
- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phép các
doanh nghiệp thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh một cách dễ
dàng hơn.
II. Quy trình xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cho doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sử
dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất
nguồn nhân lực trên thị trường lao động, đảm bảo điều kiện nhân lực
cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát của một
thời kỳ chiến lược xác định.
1. Phân tích giá trị về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là công việc quan trọng mà
các tổ chức cần phải tiến hành nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực
hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc nâng cao
kĩ năng của người lao động, làm cho người lao động đủ năng lực cần
thiết để thực hiện công việc
1.1. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu
công việc của tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng cầu tồn tại và
phát triển của tổ chức.Thật vậy , trong sự biến động mạnh mẽ nền kinh
tế tri thức thì việc ngày càng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực là
cần thiết . Công việc việc của mọi tổ chức ngày càng ứng dụng mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ điện tử và vi điện tử
hiện nay. Các thông tin được truyền tải trên các mạng internet xử lý trên
các máy tính, trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, các
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tăng cường củng
cố nguồn lực con người.
- Đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát
triển của người lao động. Thật vậy , trong mỗi con người hầu hết mọi
người đều có tính thăng tiến, đều muốn thực hiện nhu cầu “ Tự khẳng
định mình”, tự hoàn thiện mình. Những người có thâm niên nghề nghiệp
thường trước đây chưa được đào tạo đến nơi đến chốn thì đây là cơ hội
cho họ bù đắp lại những thiệt thòi không được đào tạo. Quá trình đào
tạo sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, còn những người
lao động trẻ vừa bước chân vào công việc thì cần đào tạo để dễ dàng
thích nghi với công việc tố hơn.
- Đào tạo và phát triển là giải pháp mang tính chiến lược tạo ra lợi
thế cạnh tranh của tổ chức. Với cơ chế thị trường hiện nay là tự do cạnh
tranh, để tồn tại thì các tổ chức cần phải tạo cho mình một thế mạnh để
đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đào
tạo sẽ giúp cho họ nhanh chóng hòa nhập với công việc, với con người
trong Doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển trong
doanh nghiệp
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để
một tổ chức tồn tại và đi lên bởi vì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
giúp cho Doanh nghiệp :
- Nâng cao NSLĐ , hiệu quả thực hiện công việc và chất lượng
của thực hiện công việc. So với trước khi đào tạo và sau khi đào tạo thì
chất lượng của thực hiện công việc tăng lên rất cao, NSLĐ tăng lên
đáng kể đem lại cho Doanh nghiệp những kết quả sản xuất kinh doanh
ngày càng cao.
- Giảm bớt sự giám sát công việc vì người lao động sau đào tạo
sẽ có khả năng tự giám sát mình trong công việc. Trong quá trình thực
hiện công việc , người lao động cần được quan tâm đến hành động và
những thao tác làm việc của mình, phải tự mình giám sát mình làm việc.
Nếu như trước đào tạo thì ngoài những người lao động thực hiện công
việc của mình còn có bộ phận giám sát công việc của họ. Nhưng sau khi
được đào tạo con người có khả năng tự giám sát mình.
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Một tổ chức
được coi là ổn định ngoài có tiêu chí sản xuất kinh doanh ổn định, ổn
định tình hình tài chính thì nguồn nhân lực cũng là nhân tố góp phần ổn
định của tổ chức. Nguồn lao động chất lượng càng cao thì khả năng
thực hiện công việc có hiệu quả cang cao. Khi đó với sự thay đổi mạnh
của thị trường đặc biệt là thị trường khoa học kỹ thuật thì tổ chức dễ
dàng hòa nhập.
- Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Đào tạo là
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Một
Công ty muốn đội ngũ lao động của mình có trình độ chuyên môn ngày
càng cao thì cần phải đào tạo thường xuyên .
- Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý
vào Doanh nghiệp . Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới là một nhu cầu không thể thiếu được với mọi tổ chức sản xuất kinh
doanh. Muốn áp dụng được khoa học kỹ thuật thì lao động trong Công
ty phải đạt một trình độ nhất định . Khoa học kỹ thuật hiện đại bao nhiêu
thì việc ứng dụng nó càng khó khăn thách thức đòi hỏi con người càng
có trình độ cao bấy nhiêu, quá trình đào tạo và phát triển là một trong
những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho áp dụng khoa học công
nghệ
1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của doanh
nghiệp
Mỗi doanh nghiệp tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà tuyển dụng và
đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với vị trí, chức năng của từng công
việc cụ thể. Tùy vào mục tiêu kinh doanh,tình hình nhân sự, tình hình tài
chính... mà có những mục tiêu chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực riêng. Các mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực quy định các
nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ chiến lược.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Môi trường kinh doanh ảnh hưởng chung đến các hoạt động của
doanh nghiệp nói chung hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của doanh nghiệp nói riêng. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài doanh
nghiêp, ảnh hưởng của nhân tố cạnh tranh, ảnh hưởng Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.4.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
•
Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng
có tình quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào trạng
thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái mà
mỗi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực riêng.
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế thường bao gồm:
- Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng tới mức cầu đối với sản
phẩm của doanh nghiệp, quyết định mức chi phí về vốn, tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp và do đó quyết định về mức đầu tư cho nguồn
nhân lực của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ tác
động đến nền kinh tế theo hai hướng: một là, tăng thu nhập của tầng lớp
dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ. Nhu
cầu của thị trường ngày càng cao. Hai là, khả năng tăng sản lượng và
mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư
mở rộng kinh doanh làm cho cầu về nguồn nhân lực tăng. Doanh nghiệp
sẽ chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhiều hơn. Ngược lại
khi nền kinh tế quốc dân rơi vào tình trạng suy thoái, Doanh nghiệp sẽ ở
tình trạng khó khăn, Nguồn nhân lực có thể bị giảm bớt, hoặc phải phát
triển những kỹ năng cho phù hợp với nền kinh tế.
• Ảnh hưởng của nhân tố chính trị.
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời
sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng,
tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, có
mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu
dùng, người lãnh đạo và nhân viên..Xu thế toàn cầu hóa thế giới, bảo hộ
của nhà nước dần nhường chỗ cho thị trường cạnh tranh tự do. Các
doanh nghiệp phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài do
đó đòi hỏi trình độ đội ngũ quản lí cũng như nhân viên phải học tập, thay
đổi không ngừng. Do đó lựa chon chiến lược đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực hợp lý là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
• Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật - công nghệ.
Kỹ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, kéo dài chu kỳ
sống của sản phẩm. Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công
nghệ thông tin hiện đại vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ nâng cao nhanh
chóng khả năng tiếp cận thông tin thị trường làm tăng năng suất lao
động của đội ngũ quản trị cũng như nhân viên
• Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, xu hướng tiêu
dùng của con người, lao động, sức khỏe, trình độ dân trí, tôn giáo, tín
ngưỡng ..có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu cảu thị trường cũng như
môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến việc
hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như
thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối
tác kinh doanh cũng như khách hàng.. Chính vì vậy trong chiến lược
đâò tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đặc biết quan tâm tới ảnh
hưởng của nhân tố văn hóa.
1.4.2. Ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh