Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.99 KB, 10 trang )

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
I.

TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được soạn
thảo bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), được soạn thảo và công
bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực
và đảm bảo tính thực hành cao.
IASs/IFRSs được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như Châu Âu, Singapore,
Hồng Kông, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác của
Châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp
hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có.
Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế (IAS)
không có sự bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo thống nhất,
hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ
gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp
làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo
cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo
cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ
khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn nhiều
vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các
chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn
mực đó.
Hầu hết những người đã được học hoặc làm theo các hệ thống kế toán quốc
tế hay mang tính thông lệ quốc tế đều cho rằng, hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất của Việt Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn mà không nên mang tính
bắt buộc. Thông lệ kế toán quốc tế cho phép ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có
trong cùng một định khoản, tuy nhiên không nên lạm dụng việc ghi nhiều Nợ


đối ứng với nhiều Có để mất đi tính rõ ràng của kế toán. Mặc dù không có văn
bản pháp quy nào quy định cấm ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng
một định khoản kế toán, nhưng theo một thói quen từ xưa, rất nhiều doanh


nghiệp Việt Nam vẫn tuân theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam lại không áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ quan tâm chủ yếu
đến thông tin của báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư chứ chưa quan tâm đến
thông tin quản trị nội bộ. Theo thông lệ quốc tế, tên gọi tài khoản chính là tên
gọi ngắn gọn của số dư tài khoản hay chỉ tiêu cần quản lý, không ghép chung
nhiều chỉ tiêu khác nhau vào chung một tài khoản. Các chỉ tiêu khác nhau phải
được ghi chép và báo cáo theo các tài khoản riêng biệt.

II.

SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỚI CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
1. Chuẩn mực Hàng tồn kho (Inventories)
IAS
IAS 02: Không cho phép sử
dụng phương pháp LIFO. Mục
tiêu để giảm thiểu sự lựa chọn
của các doanh nghiệp do vậy
Về phương các nhà đầu tư sẽ dễ so sánh
pháp LIFO các báo cáo tài chính do ít có
sự lựa chọn giữa các phương
pháp FIFO, phương pháp bình
quân, phương pháp giá đích
danh.

Tính giá Thường sử dụng phương pháp
thành sản giá thành thông thường
phẩm
(Normal costing). Nguyên liệu
trực tiếp và nhân công trực
tiếp tính theo thực tế (không
quá định mức cho phép),
nhưng chi phí sản xuất chung
được phân bổ theo mức độ
hoạt động bình thường (Theo
mức độ hoạt động được trình
bày trong ngân sách cập nhật
nhất). Giá thành sản phẩm sẽ
ổn định giữa các kỳ (một cơ sở

VAS
VAS 02: Không cho phép sử
dụng LIFO. US GAAP cũng
chấp nhận LIFO do lịch sử
nhiều công ty Mỹ sử dụng
LIFO. Các báo cáo tài chính
sử dụng các phương pháp
khác nhau có thể đưa ra kết
quả rất khác nhau.
VAS yêu cầu tính giá thành
theo phương pháp thông
thường. Tuy nhiên do việc
hướng dẫn chưa đầy đủ, rõ
ràng cũng như các thông lệ từ
trước đến nay và giáo dục

trong các trường đại học, nên
hầu hết các doanh nghiệp vẫn
tính theo giá thành thực tế. Số
thực tế về nguyên liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung. Chi
phí sản xuất chung phân bổ


Chi phí
nhân công
trực tiếp

Dự phòng
giảm giá
hàng tồn
kho

quan trọng để định giá bán), cho sản phẩm chưa tính theo
bất chấp lượng sản xuất giữa mức độ hoạt động bình
các kỳ có thể khác nhau lớn.
thường của doanh nghiệp như
VAS quy định. Phân bổ chi
phí sản xuất chung theo thực
tế phát sinh có thể làm cho
giá thành sản phẩm biến động
giữa các kỳ (tháng) (Hầu hết
các doanh nghiệp có tính thời
vụ) và làm cho việc sử dụng
giá thành sản phẩm cho việc

định giá bán và cho việc
quyết định quản trị cũng bị
hạn chế.
Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là
cũng đồng thời là biến phí tiền lương và tất cả các chi
nhân công trực tiếp để thông phí cho người lao động trực
tin có ý nghĩa hơn trong quản tiếp sản xuất. Nó bao gồm cả
trị. Chi phí nhân công trực tiếp các khoản ngoài lương như
sẽ biến đổi theo sản lượng sản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
xuất. Do vậy theo thông lệ tế, chi phí công đoàn. Trừ
quốc tế, chi phí nhân công trực trong công ty xây dựng, tính
tiếp thường chỉ bao gồm tiền giống như IAS.
lương, tiền công của công
nhân trực tiếp và các khoản
tiền gắn liền với giờ lao động
trực tiếp có thể. Nó không bao
gồm các khoản tiền đi theo
người lao động trực tiếp như
chi phí bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, công đoàn phí, đồng
phục, bảo hộ lao động. Tiền
ngoài giờ hệ số chênh lệch lớn
hơn 1 được tính là chi phí lao
động gián tiếp.
Được lập vào ngày của bảng Lập dự phòng giảm giá hàng
cân đối kế toán. Tất cả các báo tồn kho vào cuối năm. Các
cáo tạm thời hàng tháng, quý doanh nghiệp không bắt buộc
phải được lập dự phòng. Các phải lập dự phòng giảm giá
nhà đầu tư cần được biết các hàng tồn kho trong các báo



thông tin đúng về tình hình tài
chính của doanh nghiệp vào
bất cứ báo cáo tạm thời (tháng,
quý) nào chứ không đợi vào
báo cáo tài chính cuối năm.
Theo IAS 41, các sản phẩm
Giá thành nông nghiệp và tài sản sinh vật
các tài sản được ghi theo giá trị hợp lý trừ
sinh vật và đi chi phí điểm bán hàng ước
sản phẩm tính. Trừ khi giá trị hợp lý
nông
không xác định được một cách
nghiệp
đáng tin cậy, sẽ sử dụng
phương pháp giá gốc.

cáo tài chính tạm thời hàng
tháng, quý. Các báo cáo tài
chính tạm thời có thể không
phản ánh đúng tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Theo VAS, Nó được ghi theo
giá gốc hay chi phí ban đầu.
Không theo giá trị hợp lý trừ
chi phí điểm bán hàng như
IAS 41.

2. Chuẩn mực Tài sản vô hình (Intangible assets)
IAS

Đất hay quyền sử dụng đất là tài sản
hữu hình chứ không phải là tài sản
vô hình. Vì nguyên tắc của kế toán
quốc tế (cũng như của Việt Nam) là
ghi chép và báo cáo theo bản chất
kinh tế hơn là hình thức. Đã là tài sản
vô hình thì không nên gọi là Tài sản
cố định vô hình. Tuy nhiên có thể gọi
là Tài sản vô hình dài hạn.

VAS
Đất hay quyền sử dụng đất được xếp
loại là Tài sản cố định vô hình. Có lẽ
VAS coi tờ giấy xác định sử dụng đất
là vô hình, coi trọng hình thức hơn là
về bản chất (nó vẫn là mảnh đất để
sử dụng cho kinh doanh).

3. Chuẩn mực Tài sản cố định hữu hình (Property, plant & Equipment)
a. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu (Measurement subsequent to
initial recognition)
- Với VAS: VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at
cost).
- Với IAS: IAS 16 cho phép hai cách kế toán
 Mô hình giá gốc (Cost): Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó
trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.
 Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo
số tiền đánh giá lại. Số tiền đánh giá lại là giá trị hợp lý tại ngày



đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy
kế. IAS 16 yêu cầu mô hình đánh giá lại tài sản chỉ được sử dụng
nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một cách đáng
tin cậy.
b. Kế toán đánh giá lại tài sản cố định, tăng giá trị, ghi tăng vốn chủ
sở hữu
- Ghi nhận nghiệp vụ:
Nợ 211 Tài sản cố định
Có 412 Thặng dư vốn do đánh giá lại tài sản
- Lưu ý rằng thặng dư vốn do đánh giá lại tài sản là một phần nằm trong
vốn chủ sở hữu, kế toán ghi vào lãi trên báo cáo kết quả. Trừ khi nó điều
chỉnh việc ghi giảm trước đây đã ghi vào sổ, thì nay được ghi vào lãi để
bù vào phần lỗ trước đây đã ghi.
c. Đánh giá lại tài sản và khấu hao
Ví dụ: A mua tòa nhà 20 tỷ đồng vào đầu năm 2015. Đời phục vụ ước
tính là 20 năm. Ngày 01/01/2019 nó được đánh giá lại là 30 tỷ đồng. Đời
phục vụ còn lại ước tính vẫn là 20 năm. Ghi việc đánh giá lại và khấu hao
nhà từ năm 2019 (Theo IAS).
Ngày 01/01/2019, giá trị ghi sổ của tòa nhà là 20 – (4 x 20 : 20) = 16 tỷ
Cho việc đánh giá lại, kế toán ghi:
Nợ 211 Tòa nhà: 14 tỷ
Có 412X Thặng dư đánh giá lại tài sản: 14 tỷ
Khấu hao cho các năm còn lại là 30 tỷ : 20 năm = 1,5 tỷ/năm, so với khấu
hao theo giá gốc (20 : 20), do vậy mỗi năm 0,5 tỷ được xem như là phần
thặng dư được thực hiện:
Nợ 412X Thặng dư đánh giá lại tài sản: 0,5 tỷ
Có 4212 Lãi chưa phân phối: 0,5 tỷ
- Việc này chỉ là sự dịch chuyển trong vốn chủ sở hữu, ghi giảm thặng dư
đánh giá lại tài sản và ghi tăng lãi chưa phân phối. Lưu ý rằng, việc chia
cổ tức cho các cổ đông chỉ có thể được thực hiện trong phạm vi các

khoản lãi chưa phân phối. Khoản thặng dư do đánh giá lại tài sản không
được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông.
d. Kế toán các khoản cho tặng của chính phủ
IAS
VAS
IAS 20: Yêu cầu các khoản cho tặng VAS 03 “TSCĐ hữu hình” Thông tư
được ghi nhận theo phương pháp thu số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002


nhập, các khoản cho tặng được ghi
nhận như một khoản thu nhập trong
kỳ liên quan để phù hợp với các chi
phí liên quan mà chúng được nhận
để bù đắp. Điều này phải được làm
trên một cơ sở có hệ thống. Các
khoản cho tặng do vậy không được
ghi Có trực tiếp vào các khoản lợi
ích của chủ sở hữu (cổ đông).

của Bộ Tài chính hướng dẫn chuẩn
mực VAS 03 “Tài sản cố định hữu
hình” đã hướng dẫn không rõ ràng,
không cụ thể nhất là về số tiền và
cách tính. Trường hợp doanh nghiệp
được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu
hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt
động SXKD, kế toán ghi vào thu
nhập khác theo giá trị ước tính:
Nợ 211 TSCĐ hữu hình
Các khoản cho tặng của chính phủ

Có 711 Thu nhập khác
được ghi nhận là thu nhập theo một
cách có hệ thống trên cơ sở hệ thống Các chi phí liên quan trực tiếp đến
hợp lý trong các kỳ cần thiết đề phù TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu,
hợp với các chi phí liên quan. Việc tặng tính vào nguyên giá, ghi:
ghi nhận thu nhập của các khoản cho
Nợ 211-TSCĐ hữu hình
tặng của chính phủ trên cơ sở thực
Có 112 Tiền gửi ngân hàng
nhận và không phù hợp với nguyên
tắc kế toán dồn tích và nó chỉ được
chấp nhận nếu không có có cơ sở tồn
tại cho việc phân bổ một khoản cho
tặng đã nhận được.
4. Chuẩn mực Thuế thu nhập doanh nghiệp

Mục đích

Ghi nhận
thuế thu
nhập hiện
hành phải

IAS
VAS
Mục đích của chuẩn mực này là qui định và hướng dẫn các
phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc
cơ bản là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu
nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của:
 Việc thu hồi và thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ

của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi
nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
 Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã
được ghi nhận trong báo cáo tài chính.
Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu
chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị phải
nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho
các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.


nộp và tài
sản thuế
thu nhập
hiện hành
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ trường hợp:
 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban
đầu của lợi thế thương mại;
 Ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của
Ghi nhận
thuế thu
một giao dịch mà giao dịch này không phải trong quá
nhập hoãn
trình hợp nhất doanh nghiệp và không có ảnh hưởng đến
lại phải trả
lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập tại
và tài sản
thời điểm phát sinh giao dịch.
thuế thu
 Các chênh lệch liên quan đến các khoản đầu tư vào công

nhập hoãn
ty con, chi nhánh, công ty liên kết và và lợi tức từ các
lại
công ty liên doanh (ví dụ: phát sinh từ lợi nhuận chưa
phân phối), do công ty có thể kiểm soát được thời gian
hoàn nhập của các khoản chênh lệch, việc hoàn nhập có
thể không xảy ra trong tương lai gần và lợi nhuận chịu
thuế sẽ bù đắp cho các chênh lệch này.
Thuế thu nhập hiện hành phải nộp (hoặc tài sản thuế thu nhập
hiện hành) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định
bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan
thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực
tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
Xác định
giá trị
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải
trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho
năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa
trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày
kết thúc niên độ kế toán.
5. Chuẩn mực Trình bày về Báo cáo tài chính
IAS
VAS
Hệ thống Hệ thống Báo cáo tài chính của Hệ thống Báo cáo tài chính của
Báo cáo tài doanh nghiệp gồm:
doanh nghiệp bao gồm:
chính
 Bảng cân đối kế toán
 Bảng cân đối kế toán



 Báo cáo kết quả hoạt động
 Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
kinh doanh
 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
hữu
và Thuyết minh báo cáo tài
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
chính.
 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
và các thuyết minh Báo cáo
tài chính, bao gồm thuyết
hữu được trình bày ở thuyết
minh về các chính sách kế
minh báo cáo tài chính.
toán chủ yếu và các thuyết
minh khác.
Trình bày Tính linh hoạt trong việc áp dụng Tính bắt buộc trong việc áp dụng
trung thực, các chuẩn mực
các chuẩn mực, các chính sách và
hợp lý và
qui định
phù hợp
với chuẩn
mực
Các nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính,
bao gồm:
 Hoạt động liên tục

 Cơ sở dồn tích
 Nhất quán
Các
 Trọng yếu và tập hợp
nguyên tắc
 Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi
cơ bản
phí trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trù khi
một chuẩn mực kế toán khác qui định hoặc cho phép bù trừ.
 Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài
chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày
tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính
của các kỳ trước
Trường
Trong một số trường hợp đặc Không đề cập vấn đề này. Trong
hợp không biệt, cho phép việc không áp thực tế, các doanh nghiệp phải
áp dụng dụng các yêu cầu chung nhằm được sự đồng ý của Bộ tài chính
các yêu
đảm báo báo cáo tài chính được về việc áp dụng các chính sách kế
cầu
trình bày trung thực và hợp lý, toán có sự khác biệt so với các
khi Ban Giám đốc doanh nghiệp chuẩn mực.
thấy rằng việc tuân thủ theo các
quy định chung sẽ làm sai lệch
báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc
không áp dụng theo các qui định


Kỳ báo
cáo


Phân biệt
tài sản, nợ
phải trả
ngắn hạn
và dài hạn

Ngày đáo
hạn của
các tài sản
và công nợ
Mẫu biểu
Bảng cân
đối kế toán
Trình bày
báo cáo
kết quả
hoạt động
kinh doanh

Cổ tức

chung cần được trình bày.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho kỳ kế
toán năm. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi
ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho
một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương
lịch và việc thay đổi này cần được thuyết minh.
Doanh nghiệp có thể lựa chon Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và
việc trình bày hoặc không trình dài hạn phải được trình bày thành

bày riêng biệt các tài sản và nợ các khoản mục riêng biệt trên
phải trả thành ngắn hạn và dài Bảng cân đối kế toán. trường hợp
hạn. Trường hợp doanh nghiệp doanh nghiệp không thể phân biệt
không trình bày riêng biệt các tài được tài sản và nợ phải trả do đặc
sản và công nợ ngắn hạn và dài thù của hoạt động thì tài sản và nợ
hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải trả phải được trình bày thứ tự
phải được trình bày thứ tự theo theo tính thanh khoản giảm dần.
tính thanh khoản giảm dần.
Doanh nghiệp cần trình bày ngày Không đề cập vấn đề này.
đáo hạn của cả tài sản và công nợ
để đánh giá tính thanh khoản và
khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
Không đưa ra Bảng cân đối kế Bảng cân đối kế toán được lập
toán mẫu.
phù hợp với các quy định trong
văn bản hướng dẫn thực hiện
chuẩn mực này.
Doanh nghiệp cần trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
theo chức năng của chi phí. Trường hợp do tính chất của ngành nghề
kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí
thì được trình bày theo bản chất của chi phí. Các thông tin phải được
trình bày hoặc trong Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc trong Bản
thuyết minh báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp phải trình bày giá Doanh nghiệp phải trình bày giá
trị của cổ tức trên mỗi cổ phần đã trị của cổ tức trên mỗi cổ phần đã
được đề nghị hoặc đã được công được đề nghị hoặc đã được công
bố trong kỳ của báo cáo tài chính. bố trong kỳ của báo cáo tài chính.
Thông tin này có thể trình bày Thông tin này cần phải được trình

trên Báo cáo kết quả hoạt động bày trong Bản thuyết minh báo
kinh doanh hoặc trong Bản thuyết cáo tài chính.
minh báo cáo tài chính.


Doanh nghiệp phải trình bày những thông tin phản ánh sự thay đổi
nguồn vốn chủ sở hữu:
 Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ
 Từng khoản mục thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán
trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn
mực kế toán khác và số tổng công các khoản mục này
 Tác động luỹ kế của những thay đổi trong chính sách kế toán và
những sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong phần các
Thay đổi
phương pháp hạch toán quy định trong Chuẩn mực “Lãi, lỗ
nguồn vốn
thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính
chủ sở hữu
sách kế toán”
 Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân
phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu
 Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ và
cuối niên độ và những biến động trong niên độ
 Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn
cổ phần, các khoản dự trữ vào đầu niên độ và cuối niên độ và
trình bày riêng biệt từng sự biến động.




×