1
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ DẠY HỌC Ở MẦM NON
Chủ đề dạy học: Thế giới thực vật
Đề tài: Làm quen văn học
Nội dung chính: Truyện Chú Đỗ con
Nội dung kết hợp: Tạo hình, âm nhạc
Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi
2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ hiểu được nội dung câu truyện, sự trưởng thành của
hạt đỗ qua hình tượng văn học với các nhân vật gần gũi: cô Mưa, chị
Gió, bác Mặt Trời.
- Hiểu được những điều kỳ lạ của sự sống trong thiên nhiên.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày những
hiểu biết về câu truyện, về quá trình phát triển của cây.
- Trẻ chú ý xem phim, nhớ lời thoại và trả lời được các câu
hỏi của cô.
- Trẻ biết vẽ lại các loại cây mà bé thích, có thể gợi ý cho trẻ
vẽ về quá trình phát triển của cây.
- Giáo dục trẻ ý thức, sự ham thích khám phá đời sống tự
nhiên, yêu thích sự sống đa dạng của thế giới thực vật xung quanh
mình.
II. CHUẨN BỊ
- Nội dung câu truyện “Chú Đỗ con”, những câu đố về hạt.
- Máy tính, projector, màn hình
3
- Phim và hình ảnh về quá trình phát triển của cây
- Giấy, bút màu vẽ.
- Cho trẻ làm thí nghiệm khoa học về sự nảy mầm của hạt
đỗ ở góc thiên nhiên theo hướng dẫn từ hoạt động khám phá khoa học.
- Phim về sự nảy mầm của các loại hạt.
- Chậu đất, bông gòn, hạt giống (đậu xanh, đậu đen…)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định: Đố bé hạt gì ?
- Cô đố các con
Cái cây xiên xiên
Cái lá xanh xanh
Cái bông trên cành
Cái trái dưới đất
( Là cây gì ? )
+ Miền Nam : Cây đậu phộng
+ Miền Bắc : Cây đỗ lạc
4
- Cô đố tiếp
Quả gì khi tách làm đôi
Hạt xếp hàng dài nằm ngủ rất ngon
( Đố bạn nào biết ? )
+ Miền Nam: hạt đậu
+ Miền Bắc: quả đỗ
1. Hoạt động 1: Cây lớn lên nhờ đâu
- Cô kể chuyện + cho trẻ xem phim “Chú Đỗ con”
2. Hoạt động 2: Nào ta cùng khám phá
+ Các con vừa xem truyện gì ?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào ?
+ Nhờ gì mà hạt giống ngày càng lớn dần lên ?
+ Cô Mưa làm gì ?
+ Chị Gió đã đem những gì về ?
+ Ông Mặt Trời làm việc gì ?
5
+ Cuối cùng thì điều kỳ diệu gì đã xảy ra ?
Sau khi trẻ trả lời và nhớ được chi tiết của câu truyện, cho trẻ xem
phim về sự lớn lên của hạt giống
3. Hoạt động 3: “ Thử tài của bé”
- Chia nhóm nhỏ thảo luận về quá trình phát triển của cây
- Gợi ý cho trẻ vẽ lại những cây xung quanh mà bé thích hoặc có
thể vẽ về nội dung câu truyện, quá trình phát triển của hạt đậu.
- Trẻ sắp xếp quá trình phát triển của hạt đậu theo ý trẻ.
- Trẻ xem quá trình phát triển của hạt đậu do cô sắp xếp
IV. KẾT THÚC
Trẻ hát và vận động theo bài hát ”Em yêu cây xanh”
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI Ở CÁC GÓC
1. Góc văn học
- Kể chuyện sáng tạo từ tập tranh trẻ vẽ.
- Xem sách tranh về sự nảy mầm của các loại hạt đậu.
- Tập nghe câu đố về hạt.