Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hướng dẫn quản lý môi trường đối với hạng mục nâng cấp xây mới cơ sở giết mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.17 KB, 15 trang )

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN CẠNH TRANH NGÀNH
CHĂN NUÔI VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 963 /DANN-LIFSAP

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2012

V/v: Hướng dẫn quản lý môi trường
đối với hạng mục nâng cấp/xây mới
cơ sở giết mổ - Dự án LIFSAP

Kính gửi:

Ban quản lý dự án LIFSAP 12 tỉnh/thành phố

Để thống nhất về trình tự lập cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác
động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với hạng mục nâng cấp/xây mới cơ sở
giết mổ vật nuôi trong phạm vi dự án LIFSAP, Ban quản lý trung ương Dự án LIFSAP
hướng dẫn cụ thể như sau:
I. YÊU CẦU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ
1. Đối với cơ sở giết mổ xây dựng mới
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,
các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất thiết kế từ
500 gia súc/ngày trở lên; 5.000 gia cầm/ngày trở lên phải thực hiện lập Báo cáo


đánh giá tác động môi trường.
Những cơ sở giết mổ có công suất dưới 500 gia súc/ngày; dưới 5000 gia
cầm/ngày sẽ phải lập bản Cam kết bảo vệ môi trường.
2. Đối với cơ sở giết mổ nâng cấp
- Cơ sở giết mổ nâng cấp trên hiện trạng cũ mà trước đây đã thực hiện đầy
đủ thủ tục lập Cam kết bảo vệ môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường
trong giai đoạn xây dựng dự án đầu tư thì chỉ cần thực hiện biện pháp giảm thiểu.
- Cơ sở giết mổ nâng cấp có quy mô công suất 500 gia súc/ngày trở lên;
5.000 gia cầm/ngày trở lên thì cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết khi
không có một trong các văn bản sau:
+ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
+ Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường.
- Cơ sở giết mổ nâng cấp có quy mô công suất dưới 500 gia súc/ngày; 5.000
gia cầm/ngày thì cơ sở phải lập Đề án bảo vệ môi trường đơn giản khi không có
một trong các văn bản sau:
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

1


+ Giấy xác nhận đăng ký bản Cam kết bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo về việc chấp thuận bản Cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường.
II. QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC
1. Đối với cơ sở giết mổ phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề
án bảo vệ môi trường chi tiết.
1.1. Lập biểu Sàng lọc tác động môi trường theo Phụ lục 2 của Công văn
này;
1.2. Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi

trường chi tiết có kèm theo Kế hoạch quản lý môi trường;
1.3. Trình bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi
trường chi tiết lên PCU xem xét và trình Ngân hàng Thế giới để xin ý kiến không
phản đối;
1.4. Ngân hàng Thế giới cung cấp thư không phản đối;
1.5. Trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi trường
chi tiết kèm theo Kế hoạch quản lý môi trường lên Sở Tài Nguyên và Môi trường
để phê duyệt;
1.6. Lồng ghép Kế hoạch quản lý môi trường vào hồ sơ mời thầu xây lắp.
2. Đối với cơ sở giết mổ xây dựng bản Cam kết BVMT/Đề án bảo vệ môi
trường đơn giản
2.1.Lập biểu Sàng lọc tác động môi trường theo Phụ lục 2 của Công văn này;
2.2. Xây dựng bản Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường
đơn giản và Kế hoạch quản lý môi trường;
2.3. Trình Bản Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn
giản kèm theo Kế hoạch quản lý môi trường lên Phòng Tài nguyên và Môi trường
cấp huyện để phê duyệt;
2.4. Lồng ghép Kế hoạch quản lý môi trường vào hồ sơ mời thầu xây lắp;
2.5. Trình bản Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn
giản và kế hoạch quản lý môi trường lên PCU;
2.6. PCU thông báo cho Ngân hàng Thế giới bằng văn bản, trong đó chỉ rõ
Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã hoàn tất. Ngân
hàng sẽ kiểm tra ngẫu nhiên một số bản Cam kết trong quá trình thực hiện.
3. Đối với cơ sở giết mổ chỉ thực hiện biện pháp giảm thiểu
3.1. Lập biểu Sàng lọc tác động môi trường theo Phụ lục 2, Phụ lục 3 của
Công văn này ;

2



3.2. Phụ lục 2, Phụ lục 3 sẽ được đính kèm vào hồ sơ mời thầu xây lắp để
chủ đầu tư/nhà thầu xây lắp tuân thủ trong quá trình nâng cấp.
III. CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
1. Đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung được hướng dẫn tại Phụ lục 2.5 ban hành kèm
theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ – CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
2. Đối với Bản cam kết bảo vệ môi trường
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung được hướng dẫn tại Phụ lục 5.2 ban hành kèm
theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ – CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
3. Đối với Đề án bảo vệ môi trường
Cấu trúc, nội dung của Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Đề án bảo vệ môi
trường đơn giản được quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 19a của thông tư
01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 về quy định lập, thẩm định, phê duyệt và
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký
đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 02/5/2012.
4. Đối với Kế hoạch quản lý môi trường
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của Kế hoạch quản lý môi trường tham khảo tại
Phụ lục 1 của công văn này.
Đề nghị các Ban quản lý dự án 12 tỉnh/thành phố thực hiện theo hướng dẫn
trên./.
Nơi nhận:

TUQ. TRƯỞNG BAN
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

- Như trên;

- Trưởng ban (để b/c);
- Lưu: VT, LIFSAP.

(Đã ký)
Tôn Thất Sơn Phong

3


Phụ lục 1
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO HOẠT ĐỘNG XÂY MỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ
(Kèm theo công văn Số: 963 /DANN-LIFSAP ngày 25 tháng 5 năm 2012)
I. Quản lý và giám sát môi trường trong xây dựng lò mổ
1) Các tác động đến môi trường khi xây mới lò mổ bao gồm:
TT
Các tác động
1. Giai đoạn chuẩn bị

1.1

Thu hồi đất và giải
phóng mặt bằng

1.2
Làm ngưng một số
dịch vụ

Nguồn gây tác động
- Thi công lò mổ có thể dẫn tới sự thay đổi sử dụng

đất tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự thay đổi này có thể
làm xáo trộn kinh tế hộ gia đình, nguồn thu nhập và
sinh kế của những người bị ảnh hưởng.
- Mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào:
+ Diện tích đất đai bị thu hồi.
+ Hiện trạng sử dụng đất.
- Việc nâng cấp đường, xây dựng các công trình cấp
nước và cấp điện có thể dẫn tới phải di dời một số
công trình cơ sở hạ tầng của một số dịch vụ như cấp
điện, điện thoại ….. của khu vực lân cận.

2.Giai đoạn xây dựng lò mổ
2.1 Tác động từ san lấp - Bụi, tiếng ồn, khí thải (CO, NOx, SO2, HC) từ máy
mặt bằng
xúc, máy ủi, xe chở đất cát phục vụ san lấp.
- Chất thải nguy hại: dầu mỡ rơi vãi, các giẻ lau
dính dầu mỡ,…
2.2 Tác động từ xây dựng - Bụi, tiếng ồn, khí thải (CO, NOx, SO2, HC) từ các
cơ sở hạ tầng
xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc
thi công xây dựng, các máy hàn, cắt,…
- Nước thải từ các hoạt động thi công xây dựng, từ
máy móc thiết bị và từ sinh hoạt của công nhân.
2.3 Tác động từ hoạt động - Bụi, tiếng ồn, khí thải (CO, NOx, SO2, HC) từ các
tập kết, lưu trữ nguyên xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như sơn,
vật liệu
xăng, dầu…
- Bụi phát sinh từ quá trình tập kết nguyên vật liệu:
dầu mỡ rơi vãi, các giẻ lau dính dầu mỡ, pin, ắc quy,
can thùng chứa dầu mỡ, keo sơn rơi vãi, các loại giẻ

lau dính keo sơn,…(tuy nhiên với quy mô dự án
nhỏ, thời gian thi công ngắn, tác động này là không
đáng kể).
2.4
- Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ:
+ Động cơ các máy móc thi công đang hoạt động;
Tăng mức ồn và độ
+ Các hoạt động thi công như khoan, đóng cọc, đào
rung cục bộ
đất hoặc lắp đặt thiết bị, tập kết vật liệu xây dựng
như gạch, đá, khoan.
Ô nhiễm nước
2.5

- Tác động của các hoạt động xây lắp đối với chất
lượng nước là làm tăng độ đục của nước khi nước

4


thải hoặc dòng chảy chứa nhiều bùn đất đi vào
nguồn nước từ khu vực thi công.
- Các nguồn khác gây ô nhiễm nước bao gồm việc
xả thải hoặc rò rỉ dầu mỡ trong quá trình thi công.
2.6

2.7

Phát sinh chất thải
rắn

Xói mòn đất/sụt đất/ô
nhiễm đất

- Chất thải rắn có thể phát sinh từ các điểm tập kết
chất thải thi công.
- Việc thi công các công trình cấp điện hoặc cấp
nước, hay các công trình hạ tầng, đặc biệt là tại các
vị trí phải đào đắp đất hay những khu vực máy móc
thi công hay qua lại có thể làm cho thảm thực vật tại
công trình bị mất đi.
- Nâng cấp đường, đào đất phục vụ thi công thoát
nước hay cấp nước và các cột điện có thể gây xáo
trộn giao thông.

2.8

Gây xáo trộn giao
thông và hoạt động - Lối vào các gia đình có thể bị cản trở khi thi công
dân sinh hàng ngày
các công trình cho các chợ thực phẩm tươi sống.

2.9

- Việc vận chuyển các thiết bị, máy thi công cồng
kềnh có thể gây cản trở giao thông và tăng rủi ro tai
nạn trên đường vận chuyển.
- Công trường thi công, đặc biệt là ở những nơi
đang tiến hành đào đất, hay tại các vị trí mà máy
Sự an toàn và sức móc thi công hạng nặng đang di chuyển có ảnh
khỏe của cộng đồng

hưởng tới lưu thông trên đường thì có thể chứa
đựng những rủi ro về sự an toàn của cộng đồng khi
lưu thông trên đường.

2.10
- Trong quá trình thi công, cho công nhân không thể
Sức khỏe nghề nghiệp
tránh khỏi việc phải đối mặt với các rủi ro sức khỏe
và an toàn lao động
và an toàn.
2.11
Phát hiện di tích, hiện
vật văn hóa, khảo cổ
(trong quá trình đào
đất)

- Trong quá trình thực hiện công tác đào đất tại công
trường hoặc các mỏ vật liệu có thể sẽ làm phát lộ
một số hiện vật có nghĩa khảo cổ, văn hóa hoặc các
vật liệu nổ còn sót lại từ chiến tranh.

3. Giai đoạn lò mổ đi vào hoạt động
3.1

Tác động từ vận - Khí thải từ các phương tiện vận chuyển;
chuyển nguyên vật - Phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm;
liệu.
- Tiếng ồn (tiếng kêu của gia súc, tiếng ồn từ giao
thông);
- Bụi, mùi (mùi gia súc, gia cầm, mùi phân, nước


5


tiểu)
3.2

Tác động từ hoạt động - Máu rơi vãi
giết mổ
- Nước thải chứa máu, mỡ, da thui, phân thải, vụn
xương, tủy.
- Chất thải rắn (móng, nội tạng không sử dụng
được, phân thải từ nội tạng).

3.3

Tác động từ vệ sinh - Nước thải chứa chất tẩy rửa, dầu mỡ từ máy móc,
nhà xưởng, thiết bị
mỡ động vật.

3.4
Tác động từ sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt.
của CBCNV
- Chất thải rắn sinh hoạt.
3.5
Hệ thống xử lý nước - Bùn cặn của bể tự hoại.
thải sinh hoạt
2) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu có thể xảy ra
STT


Những tác động xấu
có thể xảy ra

Biện pháp giảm thiểu
các tác động xấu

1- Giai đoạn thi công – xây dựng công trình

1.1

Chất lượng không khí

- Dùng bạt phủ kín xe tải chở đất.

- Bụi từ hoạt động xây dựng - Tưới nước trên đường ở những đoạn gần
như đào, san lấp và tập kết, nhà dân, các công trình công cộng khi thời
vận chuyển nguyên, nhiên liệu; tiết khô nóng
- Tăng nồng độ một số thành - Sử dụng đất đào để san nền, san lấp chỗ
phần khí độc (SO2, NOx, CO, trũng hoặc vận chuyển chất thải ra khỏi khu
…) do thiết bị thi công và sử vực thi công đến nơi đổ thải được chính
quyền địa phương chấp thuận
dụng động cơ diesel
- Không đào đắp đất trong điều kiện thời tiết
khô, nóng và có gió to ở gần nơi có dân cư,
hoạt động thương mại
- Giải phóng các đống đẩt đá, vật liệu trong
thời gian sơm nhất có thể
- Tắt máy động cơ khi thiết bị không phải
làm việc


6


1.2

Tiếng ồn và rung động từ các - Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ
phương tiện vận chuyển
giới hoá các thao tác rút ngắn thời gian thi
công đến mức tối đa;
- Độ ồn cao do các hoạt động
phục vụ thi công như: ép cọc, - Bảo dưỡng xe cộ thường xuyên để giảm ồn,
san lấp, vận chuyển vật liệu,… lắp đặt tạm các vách ngăn tại nơi có tiếng
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng ồn lớn;
đồng;
- Các máy móc, thiết bị hoạt động gián đoạn
- Rung động tạo ra sự bất lợi trong quá trình thi công phải được tắt khi
cho các công trình xây dựng nghỉ hoạt động.
xung quanh.
- Sắp xếp thời gian thi công hợp lý, không
cho thiết bị gây ồn hoạt động vào buổi trưa
và ban đêm;

1.3

Tác động đến môi trường - Nước thải sinh hoạt của công nhân phải xử
nước


1.4


- Giảm chất lượng nước khu
vực xung quanh do nước thải từ
các lán trại và các thiết bị thi
công;

- Đào các khe rãnh để thoát nước mưa và
thường xuyên khơi thông dòng chảy theo địa
hình tự nhiên thấp dần trong khu vực thi
công;

- Nước mưa chảy tràn trên nền
địa hình bằng phẳng , gây ứ
đọng, sình lầy cục bộ… và sẽ
gây ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường khu vực và tiến độ
thi công;

- Nghiêm cấm việc đưa trực tiếp nước thải
từ việc rửa các thiết bị, dụng cụ thi công vào
nguồn nước

Tác động đến môi trường đất

- Giảm tối đa lượng chất thải, chôn lấp chất
thải rắn;

- Tránh thực hiện công tác đào đất trong mùa
mưa bão

- Đất bị nhiễm bẩn, thoái hóa

bởi chất thải rắn, dầu mỡ và các - Thu hồi dầu mỡ, không được phép đổ ra
máy móc thi công;
nền hoặc xung quanh;
- Xáo trộn bề mặt đất tại nơi - Xử lý tốt việc thoát nước trên cơ sở khảo
xây dựng;
sát kỹ điều kiện tại nơi đó.

1.5

Rác thải

- Tránh để các chất ô nhiễm như dầu mỡ,
xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất.

- Rác thải sinh hoạt từ khu tập
kết công nhân tích tụ lâu ngày - Tái sử dụng đất đào cho mục đích san nền.

7


sẽ phân huỷ sinh ra mùi hôi Khu chứa nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng
thối khó chịu, làm ô nhiễm dầu và các nhiên liệu khác phải được che
nguồn nước.
phủ, cô lập bằng gờ bao đề hạn chế khả năng
gây ô nhiễm đất, nước khi có sự cố rò rỉ
- Các loại dầu nhớt thải, dẻ lau
dính dầu, thùng chứa dầu nhớt,
sơn,… rơi vãi trên công trường
và khu vực lưu trữ, có thể sẽ
gây ảnh hưởng đến chất lượng

nước.
1.6

1.7

An toàn của cộng đồng

Giao thông

Tránh tập kết tạm thời vật liệu xây dựng , đất
thải trên đường giao thông hoặc tại các vị trí
có thể gây cản trở giao thông. Khi không thể
tránh được thì phải giải phóng các đống vật
liệu trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể
- Có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
cần thiết, hạn chế dơ bẩn mặt đường, bụi trên
khu vực và tiếng ồn đặc biệt ở các khu vực
có dân cư sinh sống xung quanh dự án;
- Việc thi công cần tiến hành theo nguyên tắc
dứt điểm từng công đoạn.

1.8

Gây hư hại cơ sở hạ tầng hiện


Sửa chữa, hoàn trả hiện trạng và dịch vụ của
các công trình bị hư hỏng

1.9


Khi phát hiện thấy vật cổ

Nếu có hiện vật được phát hiện trong giai
đoạn thi công, chủ lò mổ phải cho tạm ngừng
công việc thi công, bảo vệ hiện trường và
thông báo cho địa phương, đơn vị có trách
nhiệm.

2

Giai đoạn sử dụng – Vận hành công trình

2.1

Môi trường không khí

- Đường nội bộ được bê tông hóa nhằm hạn chế
bụi phát sinh từ bề mặt;

Suy thoái chất lượng không
khí do do việc gia tăng phát -Trồng cây xanh xung quanh khu đất dự án
thải khí thải từ các hoạt động
chính, như: hoạt động giao

8


thông của xe ra vào cơ sở
giết mổ, máy phát điện…


2.2

Chất lượng nước

- Nước thải sinh hoạt tại bồn cầu được xử lý.
- Nước thải lò mổ được xử lý bằng các biện
pháp: bể kỵ khí, bể biogas, hố ủ phân;
- Duy tu, bảo dưỡng công trình định kỳ;
- Thường xuyên nạo vét cống thoát nước.

2.3

Chất thải rắn

- Xác lợn chết do dịch phải được xử lý bằng
phương pháp đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh
- Các thùng rác có nắp đậy.

2.4

Sự cố cháy nổ, sét đánh

- Tuân thủ đúng các quy định, pháp lệnh về an
toàn PCCC và trang bị đầy đủ các trang thiết bị
Hoạt động của hầm sinh khí
PCCC;
biogas và lưu trữ khí biogas
- Bố trí các kim thu sét trên vị trí cao nhất của
khu dự án.


2.5

An ninh xã hội

- Bố trí bảo vệ quản lý trật tự tại lò mổ 24/24;

Tập trung nhiều lao động - Phối hợp chặt chẽ với công an địa phương.
công nhân gây ra nhiều vấn
đề phức tạp trong việc ổn
định văn hóa, trật tự an ninh
tại khu vực dự án nếu thiếu
biện pháp quản lý.
3) Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong quá trình vận hành cơ
sở giết mổ
Để quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành cơ sở giết
mổ, chủ đầu tư cần đảm bảo hệ thống xử lý môi trường vận hành tốt, đảm bảo vệ sinh
môi trường khu giết mổ.
Nhiệm vụ :
- Quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành công
trình như:vận hành hệ thống xử lý nước thải, quản lý môi trường xung quanh, quản lý
việc thu gom xử lý chất thải và phòng chống sự cố môi trường.

9


- Theo dõi, giám sát định kỳ chất lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận theo
quy định về môi trường.
- Thu thập các thông tin, giám sát mọi sự thay đổi của môi trường trong quá
trình vận hành.

- Tiếp nhận thông tin phản hồi về vấn đề môi trường của người dân địa
phương, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường địa bàn đặt dự án,…
trong quá trình vận hành.
- Chủ đầu tư công trình sẽ tham gia các đợt tập huấn về an toàn môi trường cho
cơ sở giết mổ.

10


Phụ lục 2
SÀNG LỌC TÍNH HỢP LỆ CỦA CƠ SỞ GIẾT MỔ
(Kèm theo công văn Số: 963 /DANN-LIFSAP ngày 25 tháng 5 năm 2012)
I - Vị trí:
Tỉnh:

Huyện:

Xã :

II – Câu hỏi sàng lọc
Câu hỏi sàng lọc



Không Chưa xác
định

Cơ sở giết mổ này:
1
2

3
4
5

Nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất lâu
dài của địa phương?
Được cấp đủ điện và có đủ nước sạch
Có đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống xử lý chất
thải, nước thải súc vật
Khu vực này có thể trở thành đất đô thị trong 10
năm tới?
Việc nâng cấp sẽ ảnh hưởng tới ít nhất một công
trình có nghĩa văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng như đền
chùa, miếu, nhà thờ hay lăng mộ?

III – Kết luận:
(a) – Câu hỏi từ 1 đến 3 trả lời là có, câu 4 và 5 trả lời là không --> hợp lệ
(b) – Có ít nhất một cầu trả lời khác trường hợp (a) --> không hợp lệ
Người sàng lọc
(Đại điện PPMU ký,
ghi rõ họ tên)

Ngày
………/………/201…

11

Người phê duyệt
(Đại diện PPMU ký
và đóng dấu)



Phụ lục 3
SÀNG LỌC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ GIẾT MỔ
(Kèm theo công văn Số: 963 /DANN-LIFSAP ngày 25 tháng 5 năm 2012)
I. Vị trí
Tỉnh

Huyện



II. Nội dung đầu tư

- Nâng cấp nhà xưởng:
-

Xây mới/nâng cấp hệ thống thoát nước

- Xây mới/nâng cấp công trình xử lý chất thải
-

Cung cấp trang thiết bị (liệt kê tên thiết bị)

-

Các hạng mục khác (nêu rõ)

III


Sàng lọc tác động môi trường cho các cơ sở giết mổ

STT

1



Câu hỏi
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Hiện trạng khu giết mổ đã thỏa
mãn các điều kiện sau hay chưa:
Lò mổ có cách biệt với khu dân cư,
xa các trang trại chăn nuôi và các
nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà
máy thải bụi và hóa chất độc hại,
đường quốc lộ)?

2

Nhà xưởng được ngăn cách hợp l
với bên ngoài bằng tường rào bao
quanh?

3

Khu “sạch” và khu “bẩn” được
ngăn cách hợp lý?

4


Nhà xưởng được thông gió hợp lý

5

Sàn nhà được thoát nước tốt?

6

Công trình xử lý chất thải, nước
thải được đặt ở cuối hướng gió
chính?

7

Thiết kế tường, trần, hệ thống

12

Không

Biện pháp được
đề xuất


chíếu sáng đảm bảo rằng sự tích
đọng của các chất gây ô nhiêm sẽ ở
mức nhỏ nhất và dễ dàng vệ sinh
sạch sẽ


8

Có hệ thống xử lý chất thải rắn và
chất thải lỏng phù hợp?
( Nêu rõ quy mô, công suất, cơ chế
vận hành của hệ thống xử lý chất
thải)

9

Có đường thu gom nước thải đổ
thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng,
các đường thoát thải này không
chảy qua khu vực giết mổ
GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Việc thi công tại cơ sở giết mổ có:

10
11

Phát tán bụi, khói trong giai đoạn
thi công?
Gây tiếng ồn và rung?

12

Ô nhiễm chất thải rắn( Vật liệu xây
dựng, rác thải sinh hoạt….)?

13


Ô nhiễm môi trường nước?

14

Hoạt động thi công ảnh hưởng đến
sự an toàn của cộng đồng

15

Gây gián đoạn cho hoạt động của
các dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng của
địa phương như cấp điện, cấp
nước, giao thông…?

16

Gây ra các xáo trộn về mặt xã hội
hoặc giao thông?
GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Hoạt động của cơ sở giết mổ có
đảm bảo:

17

Khu “sạch” và khu “bẩn” được
ngăn cách hợp lý?

18


Sàn nhà được thoát nước hợp lý,
nước thải chảy từ khu vực sạch đến
khu vực bẩn?

19

Có đường thu gom nước thải đổ
thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng,
các đường thoát thải này không
chảy qua khu vực giết mổ?

13


20

Cống thoát nước thải có kích thước
phù hợp đảm bảo đủ công suất để
không bị tắc, cống thoát nước thải
có nắp bảo vệ?
(Nêu rõ công suất thiết kế của cống
thoát nước thải)

21

Có lưới chắn rác và bể tách mỡ
vụn, phủ tạng trước khi đổ vào hệ
thống xử lý nước thải?

22


Cửa xả nước thải thuận tiện cho
việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu?

23

Có nơi thu gom lợn chết hoặc các
phần thịt có nghi ngờ mang mầm
bệnh truyền nhiễm?

24

Thùng đựng phụ, phế phẩm có nắp
đậy?

25

Chất thải rắn có được xử lý?
(nêu rõ phương pháp xử lý)

26

Phân, rác thải hữu cơ có được xử
lý?

27

Điều kiện vệ sinh khu giết mổ
được duy trì tốt?


28

Công nhân nhận thức được và sẽ
tuân thủ các quy tắc đảm bảo sự an
toàn cho người khi tiếp xúc với súc
vật?

29

Các quy tắc hoạt động đảm bảo an
toàn thực phẩm?

30

Lò mổ có cách biệt với khu dân cư,
xa các trang trại chăn nuôi và các
nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà
máy thải bụi và hóa chất độc hại,
đường quốc lộ)?

31

Nhà xưởng được ngăn cách hợp l
với bên ngoài bằng tường rào bao
quanh?

32

Nhà xưởng được thông gió hợp lý?


33

Công trình xử lý chất thải, nước
thải được đặt ở cuối hướng gió
chính?

14


34

Thiết kế tường, trần, hệ thống
chíếu sáng đảm bảo rằng sự tích
đọng của các chất gây ô nhiêm sẽ ở
mức nhỏ nhất và dễ dàng vệ sinh
sạch sẽ ?

35

Có hệ thống xử lý chất thải lỏng
phù hợp?
( Nêu rõ quy mô, công suất, cơ chế
vận hành của hệ thống xử lý chất
thải)

36

Có đường thu gom nước thải đổ
thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng,
các đường thoát thải này không

chảy qua khu vực giết mổ?

Người lập

Ngày
………/………/201…

( Chủ cơ sở ký, ghi rõ họ tên)

15



×