Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.96 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
& XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HOÀNG
2.1. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất & xuất nhập khẩu Thiên Hoàng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Sản Xuất – Xuất Nhập Khẩu Thiên Hoàng được thành lập
ngày 27/02/2004 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102011460 do sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tên giao dịch: THIENHOANG MANUFACTURE IMPORT -
EXPORT LIMITED
COMPANY
Tên viết tắt: THIENHOANG CO.LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 7, ngách 40, ngõ 79, đường Cầu Giấy, tổ 2,
Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 043.7845519
Fax: 043.7847936
Email:
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, buôn bán, chế biến chè;
- Sản xuất, buôn bán các ngành nông, lâm, thổ sản;
- Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ chế biến lương thực, thực phẩm;
- Vận tải hàng hóa;
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa;
- Vận chuyển hành khách;
- Dịch vụ cho thuê xe ô tô./.
Thành viên sáng lập công ty gồm có:
• Ông Hoàng Trọng Huy
• Ông Hoàng Hải Sơn
Các thành viên sáng lập đều đã tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối
kinh tế và hiện đang nắm giữ các chức vị chủ chốt trong công ty.
Sự phát triển qua các giai đoạn
- Năm 2005 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 1.750.000.000 ®


- Năm 2006 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 2.450.000.000 ®
- Năm 2007 công ty đầu tư xây dựng trụ sở chính, đến tháng 7 năm 2008
đã khánh thành.
- Năm 2009 công ty nâng vốn điều lệ lên thành 4.650.000.000 ®
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Hoàng là một công ty tư
nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng, thực hiện chế độ
hạch toán kinh doanh độc lập, thực hiện kinh doanh theo luật pháp Việt Nam.
Trên cơ sở đó công ty Thiên Hoàng có những chức năng sau:
• Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thổ
sản do công ty thu mua, gia công chế biến hoặc do liên doanh, liên kết tạo
ra
• Tổ chức thu mua từ các chân hàng, từ các công ty để xuất khẩu
• Nhận xuất khẩu và nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước và
quốc tế.
• Thực hiện các hoạt động kinh doanh an toàn có lãi, đảm bảo và nâng cao
đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.
b) Nhiệm vụ
Nghiên cứu nhu cầu chè thế giới và nguồn cung chè trong nước để lập kế
hoạch xuất khẩu, trên cơ sở đó tổ chức hoạt động kinh doanh XNK theo quy
định của nhà nước từ khâu thu mua chế biến và xuất khẩu.
Giao dịch ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước, tổ chức ký
kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã
ký theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với thủ tục, tập quán thương mại
quốc tế.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, quản lý và sử
dụng có hiệu quả vật tư, tài sản, tiền vốn và tăng cường cơ sở vật tư kỹ thuật của
công ty.
Quản lý tốt nguồn nhân lực, thực hiện đúng các chính sách đối với người

lao động, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức cho người lao
động.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
a) Bộ máy tổ chức của công ty
Cơ cấu, quy mô tổ chức của công ty TNHH Thiên Hoàng do giám đốc của
công ty quyết định để phù hợp với sự phát triển của công ty, đảm bao gọn nhẹ
kinh doanh đạt hiệu quả.
Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
BỘ PHẬN CHẾ BIẾN SẢN XUẤT
BỘ PHẬN KHO HÀNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TỔ BẢO VỆ
TỔ NẤU ĂN
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KINH DOANH
TỔ PHÂN CẤP SẢN PHẨM
(Nguồn: phòng kinh doanh)
b) Chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc: Giám đốc là người điều hành quyết định các việc liên quan
đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật và bộ chủ quản.
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức bộ máy cán bộ; tuyển dụng, đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, khen thưởng thi đua kỷ luật;
kiểm tra an toàn bảo hộ lao động; thực hiện chính sách chế độ với người lao
động; quản trị hành chính văn phòng công ty…
Phòng kế toán tài chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo
và phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính kế toán trên phạm vi toàn công
ty; chấp hành thực hiện đầy đủ theo đúng các chế độ và quy định của nhà nước

trong quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp; tổ chức quản lý và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty trong sản xuất; kế toán toàn bộ
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng việc thu nhận, sử lý
kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh; tổ chức công tác kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ
tài chính ban hành; lập báo cáo quyết toán tài chính quý, năm theo quy định của
Nhà nước và của công ty; tổ chức công tác kiểm kê tài sản, nguồn vốn theo định
kỳ; tổ chức và quản lý nguồn đầu tư, chi phí đầu tư của công ty; kết hợp với các
phòng ban khác để thu hồi tiền bán hàng, thu hồi công nợ và lập kế hoạch thanh
toán nợ phải trả.
Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện các
công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn trung hạn, hàng năm về đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý khai thác hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý kỹ thuật an toàn. Phòng kinh doanh là đầu
mối đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, marketing tìm kiếm nguồn hàng,
quản lý kho hàng đội xe.
Bộ phận kho hàng: chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản hàng hóa, cung
cấp hàng hóa đúng phẩm chất, số lượng theo kế hoạch kinh doanh.
Tổ phân cấp sản phẩm: có chức năng phân loại sản phẩm, đảm bảo giao
cho khách hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng.
Bộ phận chế biến sản xuất: có chức năng quản lý sắp xếp nhân lực vật tư,
tổ chức sản xuất, sơ chế, đóng gói chè theo mẫu mã đã được thông qua; đảm
bảo trả hàng đúng yêu cầu về số lượng chất lượng và thời gian.
2.1.4. Tình hình tài chính của công ty
Khi mới được thành lập công ty TNHH Thiên Hoàng có số vốn điều lệ là
1.500.000.000 VNĐ trong đó 80% là tài sản lưu động chủ yếu dưới dạng tiền
mặt hoặc hàng hóa. Sau 5 năm hoạt động, số vốn chủ sở hữu của công ty đã
tăng lên 7.709.525.042 VNĐ.
Bảng 02: Qui mô vốn của công ty
Đơn vị: VNĐ

Năm
Tổng nguồn
vốn
Vốn lưu động Vốn cố định
Giá trị
Tỷ lệ
%
Giá trị Tỷ lệ %
2005 4.979.209.454 4.389.589.747 88
589.619.707
12
2006 6.247.439.820 5.913.104.882 95
334.334.938
5
2007 6.883.504.502 4.871.028.215 71 2.012.476.287 29
2008 7.709.525.042 6.938.572.538 90 770.952.504 10
2009 8.865.953.798 8.156.677.494 92 709.276.304 8
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Công ty cũng chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý. Do đặc
điểm của lĩnh vực kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại và lại là công
ty xuất nhập khẩu, nên lượng vốn lưu động phải chiếm tỷ trọng lơn trong cơ cấu
vốn của doanh nghiệp. Công ty có được cơ cấu vốn khá hợp lý với việc tỷ trọng
vốn lưu động tăng đều qua các năm. Riêng năm 2008 tỷ trọng vốn lưu động có
giảm xuống, lý do là trong năm 2008 công ty có đầu tư lớn vào tài sản cố định,
tuy nhiên vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công
ty.
Biểu đồ 02: Cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị: VNĐ
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua hơn năm năm kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu chè, tuy đây là mặt

hàng có lợi nhuận thấp và rủi ro cao, nhưng công ty vẫn bảo toàn và phát triển
được vốn kinh doanh. Khả năng tự đảm bảo vốn và khả năng độc lập về tài
chính của công ty được cải thiện rõ rệt qua các năm.
2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty
2.2.1. Quá trình tổ chức thu mua
Công tác mua hàng do phòng kinh doanh đảm nhiệm, căn cứ vào đặc điểm
thị trường, yêu cầu về hàng hóa và đặc điểm, sự đa dạng về chủng loại chất
lượng, công ty cử cán bộ chuyên trách xuống tận địa phương hoạt động để khai
thác nguồn hàng. Việc mua hàng được tiến hành theo trình tự:
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: dựa trên các đơn đặt hàng và các hợp
đồng đã ký, công ty công ty nghiên cứu các nguồn hàng, xác định khả năng
cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.
Người của công ty đến ký kết hợp đồng với các đầu mối ở địa phương,
thường là các thương nhân chuyên về thu gom, các nhà máy giám đốc nông
trường, nhà máy chế biến. Những cơ sở này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ trước
công ty về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm theo yêu cầu
của công ty, thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng.
Người đại diện của công ty đến địa điểm giao hàng để kiểm tra hàng hóa
xem đã thỏa mãn yêu cầu hay chưa. Nếu đạt yêu cầu thì nhận hàng và giao tiền
cho bên bán. Nếu hàng hóa chưa đạt yêu cầu thì buộc bên bán phải tái chế lại và
chi phí đó do bên bán chịu.
Các hình thức tạo nguồn và mua hàng chủ yếu của công ty là:
 Phương thức mua đứt bán đoạn:
Đây là phương thức mua hàng chủ yếu, chiếm gần 80% giá trị hàng hóa mua
vào. Phương thức mua hàng này không qua trung gian nên công ty có thể linh
hoạt chủ động được giá mua vào, giá bán ra, chi phí lưu thông được tính toán
chặt chẽ chính xác.
 Phương thức mua ủy thác:
Phương thức này công ty dùng danh nghĩa của mình để tiến hành giao dịch
với khách hàng những mặt hàng ủy thác xuất khẩu. Công ty lúc này đóng vai trò

như một người trung gian hưởng khoản hoa hồng do thỏa thuận giữa 2 bên
thường là 1,5-2% giá trị hàng hóa.
 Một số phương thức mua hàng khác của công ty nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong giá trị hàng mua như:
- Thu mua thông qua đại lý
- Thu mua thông qua hàng đổi hàng
- Thu mua thông qua liên doanh, liên kết với đơn vị sản xuất.
2.2.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè
Nguồn chè của công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Yên Bái, Sơn La,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang…trọng điểm ở các huyện như Yên Bình (Yên
Bái), Mộc Châu (Sơn La), Sơn Dương (Tuyên Quang), Yên Lập (Phú Thọ). Các
địa phương này đều có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và cơ sở vật
chất cho việc trồng chè; hơn nữa chè ở các vùng này có chất lượng tương đối
cao, giảm bớt công việc sàng lọc, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu chè.
Diện tích trồng chè của nước ta những năm vừa qua liên tục tăng tính đến
năm 2008 cả nước đã có hơn 170.000 ha chè, số diện tích đó được phân bổ chủ
yếu ở 16 tỉnh và 3 thành phố. Diện tích chè mở rộng, năng suất chè tăng cao
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn hàng đầu vào của công ty.
Bảng 03: Kết quả canh tác chè ở một số tỉnh trong nước năm 2009
TT Tỉnh
Diện tích
( ha)
Sản lượng
( tấn/ha)
1 Hà Giang 16992 26000
2 Tuyên Quang 14938 19000
3 Phú Thọ 19710 41000
4 Sơn La 10000 18 000
5 Lào Cai 6785 11300
6 Yên Bái 8600 16700

7 Thái Nguyên 4300 10200
8 Hà Bắc 2720 8560
9 Lâm Đồng 3200 9200
10 Quảng Nam 2600 5320
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn, thị trường có nhiều
biến động phức tạp có chiều hướng đi xuống, nhưng công ty Thiên Hoàng vẫn
giữ được tốc độ tăng trưởng của mình, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè
của công ty tăng đều qua các năm.
Bảng 04: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của
công ty TNHH Thiên Hoàng
Năm
Sản lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(USD)
2005 104 145.600
2006 330 471.900
2007 550 830.500
2008 700 1.050.000
2009 790 1.216.600
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như trên là do những năm gần đây công
ty đã chủ động được nguồn hàng, mặt hàng chè của công ty đã chiếm được lòng
tin của khách hàng, công ty đã mở rộng thị trường sang Nga, Trung Quốc…
Năm 2005 là năm đầu thứ 2 công ty tiến hành sản xuất kinh doanh nên vẫn
còn rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Sản lượng của công ty chỉ là 104 tấn xuất cho
khách hàng ở Pakixtan, đạt kim ngạch hơn 145000 USD. Năm 2006 đã cho thấy
sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng xuất khẩu khi đạt tới 330 tấn, kim ngạch
cao gấp 3,5 lần năm 2005. Đó là do công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường

khu vực Trung Đông bao gồm các thị trường chính như: Pakixtan,
Apganixtan…Năm 2008, 2009 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đảm
bảo tăng sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè, mặc dù tốc độ tăng có
chậm hơn các năm trước.
Biểu đồ 03: Sản lượng chè xuất khẩu qua các năm
Đơn vị: tấn
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Năm 2007 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công ty với việc sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu đều tăng mạnh. Năm 2007 là năm có điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu chè khi mà cầu chè của thị trường thế giới tăng cao, giá
chè xuất tăng cao. Nắm bắt được thời cơ đó công ty đã chủ động tìm kiếm các
thị trường mới như Nga, Ấn Độ, đồng thời đưa các mặt hàng chè mới vào danh
mục hàng xuất khẩu. Nếu như năm 2005, 2006 mặt hàng xuất khẩu của công ty
chỉ là chè đen, chè xanh sô Mộc Châu và một ít chè CTC, thì đến năm 2007
công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng chè đen sơ chế, chè xanh Thái Nguyên, chè
Shan. Những mặt hàng đó có giá trị xuất khẩu hơn chè đen rất nhiều khiến kim
ngạch xuất khẩu chè của công ty tăng đột biến.

×