1
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XUẤT KHẨU THAN TẠI TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG
SẢN VIỆT NAM
3.1. Đánh giá và dự báo tình hình thị trường than thế giới năm 2008
3.1.1. Diễn biến trên thị trường than Thế giới 2008
Trong thời gian cuối năm 2007, đầu năm 2008, thị trường than thế giới
tiếp tục có nhiều biến động mạnh mẽ với mức giá liên tục tăng do một số
nguyên nhân:
- Kinh tế thế giới và khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đang
trên đà tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về năng lượng nói chung và
than noi riêng tăng cao.
- Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất
than Trung Quốc, Canađa, Nga trong mùa đông năm 2008 đã đình trệ hoạt
động khai thác và vận tải than cũng như đẩy nhu cầu sử dụng than cho mùa
đông tăng cao.
- Mưa lớn gây lụt lội lớn tại Australia xảy ra vào đầu năm 2008 đã gây
ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, hoạt động giao than của cá nhà
cung cấp than Úc. Hậu quả là một loạt các hộ sản xuất than của Úc như
Xtratta, Rio Tinto đã phải tuyên bố bất khả kháng và cắt giảm giao hàng cho
các cho các thị trường dẫn đến nhu cầu mua than giao hàng ngay, đẩy giá than
giao hàng chuyến tăng mạnh đột biến.
- Bên cạnh đó, chính sách hạn chế xuất khẩu, tăng thuế xuất của Chính
phủ Trung Quốc cũng khiến cho tình trạn cung vượt quá cầu trên thị trường
than toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng. Hiện tại, Trung Quốc đang tạm
dừng xuất khẩu than nhiệt năng (cho điện) để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
2
Những diễn biến về giá
- Than nhiệt năng: Mức giá tại thời điểm đầu năm 2008 đã tăng ở mức
trên 2 lần so với giá hợp đồng 2007. Giá than giao hàng chuyến đối với than
nhiệt năng 6700Kcal/kg của Úc và Nam Phi phổ biến ở mức 110-115
USD/tấn. Than nhiệt năng Trung Quốc có nhiệt lượng 6200Kcal/kg đang
được định giá ở mức 103 USD/tấn, than nhiệt năng 5900Kcal/kg của
Indonexia đang được giao dịch ở mức giá 80.31 USD/tấn. Điều này phản ánh
thị trường đang rất căng thẳng, cung - cầu ở tình trạng mất cân bằng. Theo ý
kiến của các chuyên gia, tình hình này dự kiến sẽ kết thúc vào Quí II, khi mùa
đông kết thúc. Tuy nhiên, giá hợp đồng năm 2008 được dự báo chắc chắn sẽ
vượt mức 100 USD/tấn, tăng khoảng 2 lần so với giá 2007 (khoảng 52-54
USD/tấn)
- Than Coking và Coke: nhìn chung giá than hard coking, semi-soft
coking, than PCI cho hợp đồng năm 2008 đều dược dự báo sẽ tăng 2,3-2,6 lần
so với giá hợp đồng năm 2007.
- Than Antraxit: Theo xu hướng giá than đang diễn biến trên thị trường
cũng như dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường, sự kiến antraxit Việt
Nam có thể đạt được mức giá tăng không dưới 70% so với giá hợp đồng 2007.
Đối với những loại than chất lượng cao, có khả năng sử dụng thay thé một
phần coke trong công nghệ luyện kim có thể đạt được mức tăng tương đương
của than coking/coke trên thị trường. Tuy nhiên, do thị trường vẫn tiếp tục
biến động trong quý I/2008, nên xu hướng thị trường 2008 chưa thực sự rõ
ràng. Hiện tại, các nhà cung câp than đang có động thái chờ đợi quyết định
của nhà cung cấp than lơn nhất của úc là BMA (Billiton Mitsubishi Ailance),
trong khi nhà cung cấp này lại chưa đưa ra bất kì quan điểm nào về giá áp
dụng cho hợp đồng 2008 cũng như chưa có kế hoạch đàm phán cụ thể.
Với những diễn biến như trên của thị trường than thế giới, cho thấy cơ
hội tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu của than Việt Nam là rất lớn. Điều này
3
đòi hỏi, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam phải xây dựng kế hoạch sản
xuất và xuất khẩu than hợp lý với những giải pháp linh hoạt, huy động được
các nguồn lực cần thiết để nắm bắt thời cơ kinh doanh, góp phần nâng cao
doanh thu xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. Cần
tính toán, xem xét đến việc tăng giá trị xuất khẩu thay vì tăng khối lượng xuất
khẩu. Cũng như dầu thô xuất khẩu, công tác nghiên cứu, dự báo tình hình thị
trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo xuất khẩu than có hiệu quả
hơn.
3.1.2. Kế hoạch xuất khẩu than năm 2008
Nhu cầu về than trên thị trường thế giới vẫn tăng mạnh trong năm 2008,
đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Dự kiến năm
2008, than tiêu thụ ít nhất 40 triệu tấn theo TCVN và TCN, trong đó trong
nước 20 triệu tấn, tăng 2,5 triệu tấn so với năm 2007 và xuất khẩu 20 triệu
tấn. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến khoảng 700 triệu USD, giảm 29% về trị giá
so với năm 2007. Phấn đấu đạt sản lượng cao hơn, tập trung nâng cao chất
lượng, giá trị sản phẩm than, tăng cường an toàn, cải thiện mội trường vùng
mỏ. Doanh thu dự kiến thu được từ sản xuất và tiêu thụ than là 24.600 tỷ
đồng.
3.1.2.1. Về sản lượng và chủng loại xuất khẩu:
Dự kiến nhu cầu than antraxit Việt Nam đi các thị trường ngoài Trung
Quốc trong năm 2008 xấp xỉ 7 triệu tấn, trong đó:
- Than cục Hòn gai 4: 320 ngàn tấn
- Than cục xô Hòn gai: 24 ngàn tấn
- Than cục Hòn gai 5: 681 ngàn tấn
- Than cám Hòn gai 6: 1.755 ngàn tấn
- Than cám Hòn gai 8: 1.265 ngàn tấn
- Than cám Hòn gai số 9A-B: 1.694 ngàn tấn
- Than cục vàng danh các cỡ hạt (tro 10% max): 545 ngàn tấn
4
- Than cục Vàng danh 6/22mm: 135 ngàn tấn
- Than cám Vàng danh 10C + 10C1: 410 ngàn tấn
3.1.2.2. Về chính sách thị trường/ giá bán:
Giá xuất khẩu than dự kiến sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2008. Trong
điều kiện thị trường khá căng thẳng hiện nay, Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam dự kiến chính sách thị trường và cơ chế định giá bán cụ thể như
sau:
- Đối với các loại than cám có nhu cầu lớn, ổn định đi các thị trường
Nhật Bản, Tấy Âu, Hàn Quốc, Malaysia (Cám Hòn gai 6,8,9; Cám Vàng danh
10C): ưu tiên về khối lượng cho các thị trường truyền thống, định giá theo
hinh thức đàm phán theo xu hướng giá thị trường.
- Đối với các loại than cục có nhu cầu lớn đi Hàn Quốc, Tây Âu, Ấn
Độ, Ai CẬp, Nhật Bản (cục Hòn gai số 4, cục Vàng danh 10% max): định giá
theo hinh thức đấu giá cho phần lớn khối lượng để làm cơ sở giá cho các nhu
cầu nhỏ lẻ còn lại.
- Đối với các loại than khác: định giá theo hình thức đàm phán.
3.2. Chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến
năm 2025
Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế và khu
vực, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, các đơn vị sử dụng than trong
và ngoài nước tăng mạnh đã và đang đặt ngành than Việt Nam trước những
cơ hội và thách thức mới. Do vậy, việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025 là hết sức
cần thiết và đúng đắn.
5
3.2.1. Những thách thức chính đối với ngành than Việt Nam trong thời gian
tới
- Nhu cầu than trong nước tăng cao, trong khi khả năng tăng sản lượng
bị hạn chế do các mỏ than lớn hiện có ngày càng xuống sâu, đi xa với điều
kiện khai thác khó khăn phức tạp hơn.
Trên lý thuyết, trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập
đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ
tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng
210 tỉ tấn nằm trải rộng trên diện tích 3.500 ki lô mét vuông. Tuy nhiên, phần trữ lượng
than đã được thăm dò xác minh và có điều kiện khai thác thuận lợi đang giảm
dần, phải đưa vào khai thác tài nguyên trữ lượng than năm ở dưới sâu (dưới
mức -150m ở Quảng Ninh). Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên than tiềm năng ở
đồng bằng Sông Hồng có điều kiện địa chất công trình, thuỷ chất địa văn
phức tạp, hơn nữa lại nằm trong vùng đất nông nghiệp và dân cư nên việc
khôn dễ dàng và sẽ rất tốn kém.
- Việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình
khai thác đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhất là việc bảo vệ Di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
- Để tăng sản lượng đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cao, trong khi nguồn
vốn tự có trong ngành hạn hẹp và giá bán than trong nước đang còn thấp hơn
giá thành, từ năm 2007 được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
- Việc sử dụng than vẫn chủ yếu theo cách truyển thống gây nhiều ô
nhiễm, hiệu quả thấp, trong khi công nghệ chế biến than hầu như chưa phát
triển.
- Sẽ gặp những khó khăn của một nước lâu nay xuất khẩu than, sắp tới
phải chuyển sang nhập khẩu than. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng than
phải đối mặt với việc sử dụng than theo giá thị trường thay cho thói quen
dùng than giá thấp trong nhiều năm qua.
6
3.2.2. Quan điểm phát triển
Chiến lược phát triển ngành do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
thương) xây dựng dựa trên sáu quan điểm phát triển
Thứ nhất là khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn
tài nguyên than trong nước, kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở
giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong
nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ hai, phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ,
cân đối với phát triển chung của các ngành kinh tế khác.
Thứ ba, áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong thăm dò, khai thác,
sàng tuyển, chế biến và sử dụng than.
Thứ tư là, tích cực đầu tư thăm dò ra nước ngoài, khai thác nhanh
nguồn tài nguyên than nước ngoài để bổ sung cho sự thiếu hụt từ khai thác
trong nước.
Thứ năm, từng bước hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với
khu vực và thế giới, đa dạng hó phương thức đầu tư và kinh doanh trong
ngành than.
Thứ sáu, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn liền với
phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, an ninh quốc phòng vùng than, đặc biệt là
vùng than Quảng Ninh.
3.2.3. Mục tiêu cụ thể
- Về lĩnh vực thăm dò than, Chiến lược xác định mục tiêu phấn đấu đến
năm 2010 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên than nằm dưới mức -300 m
đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể
than Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2015 thăm dò đánh giá xong phần tài
nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2010 gia tăng trữ lượng than
xác minh để có thể huy động vào khai thác khoảng 46- 51 triệu tấn than
nguyên khai, đến năm 2015: khoảng 50 - 55 triệu tấn than nguyên khai, đến
7
2020: khoảng 57- 62 triệu tấn than nguyên khai, và đến năm 2025: khoảng
63- 68 triệu tấn.
Các biện pháp tổng hợp sẽ được áp dụng để quản trị hiệu quả tài nguyên
than, phấn đấu đến năm 2015 giảm tổn thất chung của toàn ngành xuống dưới
30% và đến năm 2025 xuống dưới 25%.
- Về khai thác than, sẽ khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm
nguồn tài nguyên than trong nước để sử dụng lâu dài, phấn đấu sản lượng
than sạch đạt 40-43 triệu tấn vào năm 2010, 48-51 triệu tấn vào năm 2015,
55-58 triệu tấn vào năm 2020, 58- 61 triệu tấn vào năm 2025, nâng sản lượng
than sạch lên khoảng 200 triệu tấn vào năm 2050; Duy trì và giảm dần các mỏ
lộ thiên, đầu tư mới thêm một số mỏ hầm lò có công suất cao, dôdng bộ và
hiện đại ở khu vực Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông Hồng trên cơ sở
đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá công nghệ khai thác hầm lò.
- Về sàng tuyển và chế biến than: Đầu tư đồng bộ để phát triển các cơ sở
sàng tuyển, chế biến than phù hợp với sản lượng khai thác, đáp ứng tối đa nhu
cầu than trong nước về số lượng và chủng loại;
- Về xuất khẩu than: xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến
đến không xuất khẩu than để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước: đến
năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, đến năm 2015 giảm còn 5
triệu tấn, sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu; chỉ xem xét xuất
khẩu một lượng hợp lý than cục, than cám chất lượng và giá trị cao mà trong
nước chưa sử dụng hết để nhập khẩu chủng loại phù hợp cho công nghiệp
luyện thép, bổ sung phần than thiếu hụt trong nước theo nguyên tắc đảm bảo
hiệu quả kinh tế.
- Về thị trường than: phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ
chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực
và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than,
không phân biệt thành phần kinh tế.
8
- Về bảo vệ môi trường: phấn đấu đến năm 2010 chặn đứng đà suy thoái
ở vùng mở; đến năm 2025, các công trình khai thác, sàng tuyển, chế biến và
sử dụng than phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của ngành.
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn
Than - Khoáng sản Việt Nam.
3.3.1. Giải pháp về sản phẩm và công nghệ
Chất lượng và phẩm cấp than sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu than.
Đặc biệt, trong những năm sắp tới, khi sản lượng than cho xuất khẩu khó có khả năng tăng
lên thì việc nâng cao chất lượng của than để gia tăng giá trị của than xuất khẩu là vấn đề
then chốt nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt
Nam.
- Phải tăng cường đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong tất cả
các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than. Khi tỷ lệ khai thác lộ thiên
giảm dần do diện tích các vỉa than lộ thiên ngày càng bị thu hẹp, thì TKV sẽ
phải nâng cao tỷ lệ khai thác hầm lò. Điều này đòi hỏi các đơn vị sản xuất
trong Tập đoàn phải đẩy mạnh cơ giới hoá ở tất cả nơi nào có điều kiện cơ
giới hoá được để hoạt động khai thác có năng suất cao hơn. Làm được như
vậy, không những sản lượng than khai thác được đảm bảo mà chất lượng than
cũng được nâng dần lên (vì than càng khai thác xuống sâu thì chất lượng than
càng tốt).
- Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than
cám thành than cục, chế biến than antraxít dùng cho luyện kim, chế biến hoá
lỏng than và khí hoá than nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá
trị sử dụng của than và đảm bảo thân thiện với môi trường.
Bêtông hoá toàn bộ nền các kho than, tiến tới xây dựng các kho than kín
để chống giảm phẩm cấp than thành phẩm.
3.3.2. Giải pháp về thị trường
Trong hoạt động xuất khẩu than, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định như : số lượng thị trường xuất