Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.95 KB, 19 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY
DỰNG
2.1 Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công
ty
2.1.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
2.1.1.1 Yếu tố chính trị và pháp luật
Hiện nay có thể nói chúng ta có sự ổn định tương đối vế chính trị, đường lối
ngoại giao và chính sách ngoại thương do sự điều tiết thống nhất của nhà nước
điều này giúp cho doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên về pháp luật thì lại là một vấn đề mà doanh nghiệp đáng quan tâm và lo
ngại do hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo và thay đổi nhanh chóng
theo từng thời kỳ, từng sự kiện phát sinh…Bên cạnh đó, hiện nay công ty
CDTC nói riêng và các công ty xây dựng tư nhân nói riêng đang tiến dần đến sự
cạnh tranh công bằng giữa các công ty tư nhân và công ty nhà nước do các
chính sách kinh tế mới của nhà nước.
2.1.1.2 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Cuối năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hầu khắp
các nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của nó. Các công ty
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như CDTC cũng gặp nhiều khó khăn do nền
kinh tế tăng trưởng chậm lại làm cho nhu cầu về xây dựng, lắp đặt, mua sắm
thiết bị và tư vấn thiết kế giảm mạnh dẫn đến thị trường của công ty cũng giảm
theo.
Tuy nhiên cũng từ cuối năm 2008 giá nguyên vật liệu xây dựng giảm mạnh
làm cho chi phí xây dựng giảm điều nay làm tăng tương đối lượng vốn lưu động
của công ty, giúp công ty bù lại một phần ảnh hưởng do sự sụt giảm nhu cầu thị
trường.
2.1.1.3 Yếu tố khoa học - công nghệ
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của công ty về


giá thành, chất lượng sản phẩm công trình, tiến độ thi công…
Mặc dù đang trong cuộc khủng hoảng tài chính lớn song khoa học công
nghệ vẫn không ngừng phát triển, mỗi một công nghệ phát sinh sẽ hủy diệt công
nghệ trước đó không ít thì nhiều. Điều này là một bất lợi với công ty CDTC nói
riêng và các công ty xây dựng của Việt Nam nói chung do tốc độ đổi mới công
nghệ của chúng ta còn chậm, không thể theo kịp với sự thay đổi công nghệ của
thế giới hay của các công ty nước ngoài, làm cho sức cạnh tranh của các công ty
xây dựng Việt Nam giảm dần so với các công ty nước ngoài.
2.1.1.4 Yếu tố văn hóa xã hội
Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh của công ty CDTC do công ty kinh
doanh chủ yếu trên thị trường Việt Nam, do đó công ty hiểu rõ được các giá trị
văn hóa, nhu cầu, thị hiếu… của người Việt Nam.
2.1.2 Nhóm yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp
2.1.2.1 Khách hàng
Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả
năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng
và mong muốn được thỏa mãn.
Do yêu cầu của hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế, cùng với đó là đời
sống và thu nhập bình quân của người dân ngày càng được nâng cao vì vậy nhu
cầu về nhà ở, tiện nghi sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều. Do đó mở ra
cho ngành xây dựng một thị trường lớn. Tại Hà Nội cũng như trên các thành
phố lớn, các khu đô thị đang được xây dựng rất nhiều, nhu cầu về nhà ở ngày
càng trở nên cấp thiết vì thế các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát. Kéo theo đó
là nhu cầu về lắp đặt nội thất, hệ thống điện, nước…Đây chính là cơ hội lớn cho
công ty CDTC nắm bắt các hợp đồng song điều đó cũng thu hút rất nhiều công
ty lớn tham gia vào thị trường này làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên
khốc liệt hơn. Vì thế khách hàng là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại
của công ty, công ty chỉ có thể tồn tại và phát triển khi thu hút được các khách
hàng tiềm năng và giữ chân được các khách hàng trung thành của mình.
Do sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xây lắp, các công trình, dự

án… nên khách hàng của công ty rất đa dạng bao gồm các nhóm sau :
+ Các cơ quan hành chính Nhà nước
+ Các tổ chức xã hội
+ Các công ty trong nước
+ Các cá nhân
Công ty luôn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, là mục tiêu để công ty
hướng đến để phục vụ, vì vậy mọi đòi hỏi và yêu cầu của khách hàng về giá
thành, chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công, chất lượng dịch vụ… đều được
công ty xem xét và cố gắng thỏa mãn. Điều này đòi hỏi công ty phải không
ngừng cải tiến công nghệ, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng lao
đông, tự hoàn thiện mình hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Trong ngành xây dựng thì những nhu cầu của khách hàng được thông qua
các chủ đầu tư. Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề
liên quan đến dự án trước pháp luật, do vậy chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới
các doanh nghiệp tham gia đấu thầu công trình. Với chủ đầu tư có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao sẽ tạo ra được một môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu, từ đó sẽ chọn ra được nhà trúng
thầu xứng đáng và thích hợp, ngược lại dễ tạo nên sự quan liêu, thiếu trong sáng
trong đấu thầu.
Chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty được xét đến ở
đây là :
+ Thứ nhất : Là sự thích ứng, phù hợp giữa năng lực của công ty với các
yêu cầu của chủ đầu tư. Nó phản ánh tính ưu việt hơn, tính tối ưu hơn của
những phương án do công ty đề xuất so với các đối thủ cạnh tranh.
+ Thứ hai : Là mối quan hệ giữa công ty và chủ đầu tư, xét về khía cạnh này
thì sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu.
Trên thực tế có một số công trình khi tham gia dự thầu, công ty nhờ có quan
hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và mua hồ sơ sớm hơn so với
các đối thủ khác. Nhưng ngược lại, công ty cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn

khi tham gia vào những gói thầu mà giữa chủ đầu tư và đối thủ cạnh tranh có
quan hệ tốt.
Trong hơn 5 năm tồn tại và phát triển công ty đã tạo được hình ảnh và uy tín
lớn đối với khách hàng hay chủ đầu tư thông qua những dự án, công trình có
chất lượng cao, giá trị lớn và luôn đảm bảo tiến độ như khu đô thị mới Mễ Trì
Hạ, Mỹ Đình, Uỷ ban nhân dân, trường học và bệnh viện các tỉnh Bắc Ninh,
Quảng Ninh,… Ta có bảng doanh thu từng nhóm khách hàng công ty đã thực
hiện :
Bảng 9 : Bảng doanh thu từng nhóm khách hàng trong năm 2008
ĐVT : Đồng
Cơ quan
hành chính
Nhà nước
Công ty
trong nước
Tổ chức xã
hội
Cá nhân Tổng
Doanh
thu
4,225,453,2
10
6,842,216,3
21
3,214,527,1
46
1,735,818,
219
16,018,014,8
96

Tỷ
trọng
(%) 26.38 42.72 20.07 10.83
100
Nguồn : P. Kế toán

2006 2007 2008
Biểu đồ 1: Doanh thu
Từ bảng số liệu trên ta thấy :
Nhóm khách hàng lớn nhất của công ty là các Công ty trong nước có doanh thu
là 6,842,216,321 đ (tương đương với 42,72%) thứ 2 là các cơ quan hành chính
Nhà nước có doanh thu là 4,225,453,210 đ ( tương đương với 26,38% ) Điều
này cho thấy 2 nhóm khách hàng này là những nhóm khách hàng quan trọng mà
công ty cần hướng đến để phục vụ thật tốt nhằm giữ chân họ ở lại với công ty,
trở thành khách hàng trung thành của công ty. Hai nhóm khách hàng đem lại
doanh thu nhỏ hơn là nhóm Tổ chức xã hội đem lại doanh thu là 3,214,527,146
đ (tương đương 20,07%), thấp nhất là các cá nhân với doanh thu là
1,735,818,219 đ ( tương đương với 10,83 % ). Như vậy công ty cần phải chú
trọng hơn nữa để tăng tỷ trọng nhóm khách hàng là cá nhân lên vì đời sống của
người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt ngày càng
lớn sẽ tạo ra những cơ hội rất lớn cho công ty, hơn nữa đây là nhóm cung cấp
nguồn vốn lưu động cho công ty để có thể tham gia đầu tư vào những công trình
lớn nhưng có thời gian thu hồi vốn chậm. Hiện nay, công ty đang theo đuổi
những dự án lớn. Đặc biệt công ty đang chú trọng đến những dự án thuộc khu
chung cư mới ở Hà Nội và các dự án lớn ở miền Trung và trong tương lai công
ty sẽ mở rộng thị trường ra toàn quốc.
2.1.2.2 Nhà cung ứng
Vấn đề nguồn hàng luôn là vấn đề hết sức quan trọng và ảnh hưởng không
nhỏ đến kết quả kinh doanh và tiến độ thi công của công trình. Việc nghiên cứu,
tìm hiểu những nguồn cung ứng ổn định, thích hợp với nhu cầu khách hàng cả

về giá cả, khối lượng và chất lượng luôn là vấn đề cần quan tâm và cân nhắc để
đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhà cung ứng có thể ảnh hưởng đến
công ty trên hai khía cạnh :
+ Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra
Nếu công ty có nguồn đầu vào ổn định và có quan hệ tốt với các nhà cung
ứng thì việc định giá, tính giá công trình sẽ thuận lợi hơn, giúp công ty có thể
nắm bắt được tình hình biến động giá cả thị trường vật liệu, trang thiết bị xây
dựng để có thể đưa ra giá tương đối chính xác cho khách hàng hay chủ đầu tư,
điều này cũng giúp cho công ty có một chính sách giá linh hoạt phù hợp với nhu
cầu của nhiều khách hàng với những yêu cầu về chất lượng, giá cả khác nhau.
Ngược lại nếu công ty không có quan hệ tốt với các nhà cung ứng hay có
quá ít nhà cung ứng thì công ty sẽ rất dễ bị nhà cung ứng chi phối, chèn ép.
Thêm vào đó là sự thiếu thông tin về giá cả thị trường khiến cho công ty có thể
gặp nhiều rủi ro trong khi đàm phán hay trong các đơn dự thầu tìm kiếm hợp
đồng kinh doanh, và công ty cũng không thể chắc chắn được mức độ hợp lý của
mức giá đưa ra có đảm bảo cho công ty thu lợi nhuận về hay không.
+ Ảnh hưởng đến tiến độ thi công
Nguồn cung ứng và tiến độ cung úng vật tư ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi
công của công ty. Công ty chỉ có thể đảm bảo tiến độ thi công khi luôn được
cung ứng vật tư một cách kịp thời và chính xác về mặt số lượng, chất lượng.
Điều này không những giúp công ty giữ được uy tín của mình đối với khách
hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn giúp công ty giảm các chi phí
không cần thiết. Vì nếu vật tư không đến kịp thời có thể làm cho công nhân
không có việc làm hoặc làm việc cầm chừng để đợi vật tư gây lãng phí cho ngân
sách của công ty, làm giảm lợi nhuận và đôi khi công ty còn phải bù lỗ cho công
trình.
Hiện nay, với tôn chỉ giữ chữ tín hàng đầu không chỉ với khách hàng mà cả
với nhà cung ứng, đối với nhà cung ứng thì công ty luôn tuân thủ các điều
khoản về thanh toán hàng tháng đầy đủ, ngoài ra còn đưa ra những điểu khoản
hấp dẫn, thuận lợi trong quá trình mua bán nguyên vật liệu. Vì thế công ty

CDTC đã có được hệ thống các nhà cung ứng tương đối ổn định, đây là một yếu
tố thuận lợi và cũng góp phần nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của công
ty trên thị trường.
Tuy nhiên công ty vẫn chưa có sự liên kết dọc nào với các công ty cung ứng
vật tư nên hoạt động cung ứng vật tư có khả năng bị phụ thuộc nhiều vào giá cả,
chất lượng, thời gian,… những biến động của thị trường. Hoặc công ty có thể sẽ
gặp phải sự liên doanh, liên kết giữa các công ty cung ứng vật tư, gây bất lợi
cho công ty đặc biệt là tình trạng ép giá từ phía nhà cung ứng.
Sau hơn 5 năm hoạt động, mạng lưới nhà cung ứng của công ty khá phong
phú, công ty đã có mối quan hệ với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị
trường với chất lượng đảm bảo, giúp công ty có thể đạt được những nhu cầu
phức tạp từ phía khách hàng như nhu cầu chất lượng cao hay nhu cầu giá cả
phải chăng…
Sau đây là danh sách một số nhà cung ứng chính của doanh nghiệp :
Bảng 10 : Danh sách một số nhà cung ứng chính của Công ty
STT VẬT TƯ THIẾT BỊ NHÀ CUNG CẤP
1 Thiết bị tin học
CANON; COMPAQ; DIGITAL; HP;
IBM; SIMENS.
2 Thiết bị mạng truyền hình
COMSTAR; EIGHT; HUMAX;
PACE;
3 Hệ thống mạng máy tính HP, IBM, ACER, DELL, SONY....
4 Thiết bị mạng điện thoại nội bộ PANASONIC; SIEMENS; …

×