Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.83 KB, 18 trang )

Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế
I. Những vấn đề cơ bản về khoa học và công nghệ
1. khái niệm.
1.1 khái niệm khoa học
Trong lịch sử phát triển của nhân loại có rất nhiều quan niệm khác nhau
về khoa học vì một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội; mặt
khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức.
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức
mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết này,
tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự
vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống
tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực
tiễn xã hội. Có hai hệ thống: Tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
*Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích luỹ qua hoạt động
sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách
quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa con người trong xã hội. Tri
thức kinh nghiệm được con người khôn ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt
động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thực sự đi sâu vào bản chất,
chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự
vật và con người. Vì vậy, chi thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết
giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri
thức khoa học
*Tri thức khoa học: Là những hiểu biết được tích luỹ một cách có hệ
thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác
định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm,
tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu nhập được qua những thí
nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự
nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn
khoa học như: triết học, kinh tế học, toán học, sinh học…


Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của
con người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết,… Vậy tri thức
khoa học không chỉ phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua
thực tiễn.
Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc
tuân theo những quy luật của logic học. Vậy một hệ thống tri thức được coi là
tri thức khoa học phải đảm bảo tính đúng đắn, tính chân thực.
Vậy khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con
người và về tư duy của con người.
1.2 khái niệm công nghệ.
Cũng như nhiều khái niệm khác trong đời sống hiện thực khó có một cách
định nghĩa chính xác và đầy đủ về thuật ngữ công nghệ. Có nhiều cách hiểu
khác nhau về công nghệ.
Theo Liên Xô trước “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công,
chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán
thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”
Theo Mỹ và Tây Âu “ Công nghệ để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực,
các hoạt động này, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của
nghiên cứu khoa học ứng dụng – một sự phát triển của khoa học trong thực tiến
nhằm mang lại kết quả cao hơn trong hoạt động của con người.”
Định nghĩa này dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một
định nghĩa công nghệ lại chưa có được sự thông nhất. Có bốn khia cạnh cần bao
quát trong định nghĩa công nghệ:
Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi”
Khía cạnh “công nghệ là một công cụ”
Khía cạnh “công nghệ là kiến thức”
Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”
Xuất phát tự các khía cạnh trên, chúng ta thừa nhận định nghĩa công

nghệ do Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP)
đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin, Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch
vụ”. Khái niệm này được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ.
2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
2.1 Bản chất của khoa học
Khoa học xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt động
nghiên cứu của con người mà kết quả của chúng là xác định một hệ kiến thức
riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Khoa học có nguồn gốc
từ sự đấu tranh của con người với thế giới tự nhiên, trước hết là trong thực tiễn
sản xuất ra của cải vật chất tạo cho con người làm chủ được cuộc sống của
mình.Khoa học phát triển gắn liền với lịch sử tiến hoá của xã hội loài người. Và
khoa học được phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự
nhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục
và cải tạo tự nhiên.
Khoa học xã hội nghiên cứu các hiệnt tượng, quá trình và quy luật vận
động, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển của
con người.
Khoa học về bản chất là sự tiến bộ cách mạng. Những thành tựu khoa học
thế kỷ 17 dẫn tới cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, với nội dung chuyển từ
lao động thủ công sang lao động cơ khí, đã thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinh
tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghệ, đã làm cho của cải của loài người
tăng lên hàng trăm lần, điều mà trước đó nền kinh tế nông nghiệp không thể làm
được. Sang thế kỷ 20, với vai trò dẫn đường của thuyết tương đối và lượng tử,
cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai đã bắt đầu từ giữa thế kỷ cho đến nay.
Cuộc cách mạng chuyển từ cơ khí hoá sang tự động hóa cao độ nền sản xuất,
với việc sử dụng máy tính điện tử và hiện đại hoá quá trính sản xuất trên cơ sở
của những phát minh khoa học.

Kết quả của giai đoạn đầu đã tạo ra tăng trưởng kinh tế bình quân của
toàn thế giới là 5,6%, cao nhất trong lịch sử kinh tế thế giới.
2.2 Bản chất của công nghệ.
Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và
“phần mềm”.
Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất kỹ thuật được
hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, bao gồm máy móc trang thiết bị, khí
cụ, nhà xưởng, do con người tạo ra để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm
làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp với nhu cầu của con người. Kỹ
thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suất lao động, kỹ thuật phát triển
không ngừng cả về số lượng và số lượng
Phần mềm bao gồm 3 thành phần: Thành phần con người với kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm, thói quen trong lao động; thành phần
thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế; và
cuối cùng là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và
quản lý.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm của công nghệ sẽ là
điều kiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Nếu như phần kỹ thuật
được coi là xương sống, cốt lõi của quá trính sản xuất, thì thành phần con người
là chìa khoá, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin. Thành
phần thông tin là cơ sở để con người ra quyết định. Thành phần tổ chức có
nhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất.
Ngày nay thuật ngữ “công nghệ” được sử dụng thay cho thuật ngữ “kỹ
thuật” trước đây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà công
nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường trong nước và quốc tế, khi tỷ lệ phần mềm trong các hệ thống
công nghệ ngày càng có vị trí quan trọng. Bởi vậy, việc xem xét các khía cạnh
công nghệ trong quá trình lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở
thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang

phát triển, đi sau về công nghệ, nhưng muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh
và bền vững.
2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
Khoa học, công nghệ là sản phẩm của tư duy và của lao động được định
hướng bởi tư duy đó. Khoa học và công nghệ có mối quan hệ bền chặt và khăng
khít với nhau. Ngày nay khi nói đến công nghệ người ta hiểu ngay trong nó có
khoa học. Trong công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Ngược lại, những tri thức khoa học hiện đại không thể có được
nếu thiếu sự trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ còn tuy thuộc vào quan niệm và
cách hiểu về khoa học công nghệ.
2.3.1 Quan niệm thứ nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ là độc
lập tương đối với nhau
Có giai đoạn công nghệ đi trước, có giai đoạn khoa học vượt trước so với
công nghệ. Chỉ cho đến ngày nay, khoa học và công nghệ mới thực sự đồng
điệu và gắn bó chặt chẽ với nhau,
2.3.2 Quan niệm thứ hai: Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được
hiểu như là mối quan hệ giữa thông tin và công nghệ, hay giữa sự biến đổi của
thông tin và sự biến đổi của năng lượng, nghĩa là ngay từ đầu khoa học và công
nghệ đã gắn bó chặt chẽ với nhau.
Ngày nay thì chủ yếu khoa học mở cánh cửa cho công nghệ
Mối quan hệ tương tác giữa KH&CN:
n Cung cấp thiết bị,
phương tiện
Phát minh

Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai
công nghệ mới vào sản xuất, đời sống. Nếu khoa học cơ bản vạch ra những nội
dung chủ yếu của công nghệ, thì khoa học ứng dụng có vai trò cụ thể hoá lý
luận của khoa học cơ bản vào phát triển công nghệ, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã

hội trực tiếp. Ngược lại, công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những
nguyên lý khoa học. Công nghệ còn tạo ra phương tiện làm cho khoa học có
bước tiến dài. Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì ứng
dụng, triển khai công nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn. Những thành
tựu của khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống chứ không riêng gì trong sản
xuất. Vai trò quan trọng của khoa học công nghệ ngày càng được khẳng.
3. Vai trò của khoa học công nghệ
3.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
Theo K. Marx dự đoán: đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự
giàu có thực sự không phụ nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ
thuộc vào tình trạng chung của khoa học và sự tiến bộ của kỹ thuật hay sự vận
dụng khoa học vào sản xuất. Vậy khoa học và công nghệ không chỉ tạo ra công
cụ lao động mơi, mà cả phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới
về kết quả sản xuất và tăng năng suất lao động.
Các nguồn lực sản xuất được mở rộng dưới tác động của khoa học công
nghệ. Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên kể cả tài nguyên tái sinh và không tái sinh; làm biến đổi chất
lượng nguồn lao động; mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các
Công nghệKhoa học
Sáng chế
Áp dụngNghiên cứu khám
phá
nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đó là quá trình hiện đại hoá các tổ chức
trung gian tài chính, các hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải.
Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều
rộng sang hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Sự tăng trưởng và phát triển
theo chiều rộng là sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc gia tăng các yếu tố đầu
vào của sản xuất như vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng với sự ra

đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo
chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, nghĩa là thực hiện tăng trưởng kinh tế
dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Như vậy khoa học
và công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh
tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công
nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật.
3.2 Thoả mãn nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát
triển kinh tế thị trường.
Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình thì phải sản xuất
những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào, nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức hàng hoá cho phù hợp.
Muốn vậy chỉ khi thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản
xuất, kinh doanh
Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh
không chỉ tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, mà còn tạo ra nhiều loại sản phẩm
mới, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên
thị trường. Trong nền kinh tế thị trường việc áp dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ đã có những tác động như sau:
* Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại
và đồng bộ
* Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình
doanh nghiệp mới.

×