Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA QUẬN THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.79 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập
KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA
QUẬN THANH XUÂN
I.Giới thiệu về quận Thanh Xuân
1. Qúa trình hình thành quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân_Thành Phố Hà Nội được thành lập theo nghị
định 74/CP Chính Phủ ngày 22/11/1996,chính thức hoạt động có hiệu
lực từ ngày 01/1/1997.
Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hà Nội: Bắc
giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng và
Hoàng Mai, Nam giáp huyện Thanh Trì, Tây giáp huyện Từ Liêm và
Thị xã Hà Đông (Tỉnh Hà Tây).Diện tích tự nhiên 913,2 ha. Dân số tính
đến tháng 10/2004 là 192.377 người
Bộ máy hành chính Nhà nước của Quận được tổ chức thành 11
đơn vị cấp phường: Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam,
Thanh Xuân Trung, Nhân Chính, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương
Đình, Kim Giang,Khương Trung,Khương Mai.
Trên địa bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, Học viện,
Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp
Nhà nước của Thủ đô và Bộ ngành Trung ương.
Đường Nguyễn Trãi, vành đai 3, Trường Chinh là những trục
giao thông chính nối Quận với Trung tâm Thành phố, các quận huyện
và tỉnh bạn.
Nhân dân Quận Thanh Xuân đã có nhiều đóng góp sức người,
sức của trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước
góp phần làm nên truyền thống lịch sử Cách mạng, văn hóa và lối
sống mang bản sắc riêng của người Hà Nội.
1
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
1
Chuyên đề thực tập


8 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc , các đoàn
thể và nhân dân trong quận đoàn kết, ra sứ thi đua xây dựng quận
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và giành được những kết
quả quan trọng.
2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
2.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Thanh xuân được thành lập theo Nghị định 74/CP của
chính phủ và đi vào hoạt động từ 1/1/1997 với 11 đơn vị hành chính
cấp phường, có diện tích tự nhiên 913,2ha. Nằm ở cửa ngõ phía Tây
Nam của Thủ đô. Có các đường giao thông huyết mạch đi qua đó là
Quốc lộ số 1, Quốc lộ số 6 và 2 tuyến đường vành đai của Thành phố
là đường Vành Đai 2, Vành đai 3 nên rất thuận tiện cho việc giao lưu
mở rộng thị trường phát triển kinh doanh dịch vụ. Quận thuộc khu vực
dự kiến phát triển đô thị của Thành phố trung tâm do đó có lợi thế để
thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội; địa hình của quận tương
đối bằng phẳng thuận lợi cho quá trình phát triển đô thị. Trên địa bàn
quận có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, có 8 trường Đại học, Cao
đẳng, 5 trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề và nhiều Nhà máy
xí nghiệp với đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, công nhân kỹ thuật
lành nghề là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển của quận.
2.2. Tài nguyên thiên nhiên:
2
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
2
Chuyên đề thực tập
So với các quận nội thành của Hà nội, quận Thanh Xuân có quỹ
đất tương đối lớn và thuận lợi cho việc bố trí xây dựng mới các công
trình công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngoài
80,275ha đất canh tác nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trên địa bàn
quận nhìn chung các công trình về nhà ở của dân giá trị thấp, bố trí

không phải mặt đường; các công trình kiến trúc khác chất lượng còn
thấp, trị giá không lớn thuận lợi cho giải pháp mặt bằng đền bù ít tốn
tiền, đây là điều kiện thuận lợi, là tiềm năng lớn trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân.
2.3. Kết cấu hạ tầng:
+Hệ thống cung cấp điện: Hiện nay trên địa bàn quận có hơn 180 trạm
biến thế 6-10/0,4KV - Tổng công suất 88,990KVA và 2 trạm cắt điện 6KV.
Các nhà máy, xí nghiệp, khu nhà ở lớn các trạm biến thế sử dụng trạm xây,
còn lại đa số là trạm biến thế treo; mật độ trạm được đánh giá là lớn, bán kính
phục vụ trung bình 200m nên điều kiện phân phối thuận lợi, hệ thống đường
dây cột điện cơ bản được cải tạo, nâng cấp, dây tải điện chủ yếu là cáp kín độ
an toàn cao. Hệ thống chiếu sáng toàn bộ các tuyến ngõ xóm, phố có mặt cắt
từ 2m trở lên đều được lắp đặt đèn cao áp chiếu sáng.
+Cấp nước: Ngoài hệ thống đường ống truyền dẫn và ống phân phối
trên địa bàn quận có một số trạm cấp nước cục bộ của các cơ quan đơn vị
doanh nghiệp có công suất từ 800-6000m3/ngày đêm.
Hiện tại đa số các phường còn khó khăn về nước sinh hoạt, một số
phường hệ thống đường ống dẫn xuống cấo chậm được sửa chữa nên nguồn
nước yếu và thiếu nhất là vào mùa hè, một số khu dân cư đến nay vẫn phải
dùng giếng nước khoan.
+Giao thông:
Mô hình mạng lưới giao thông đường bộ của quận Thanh Xuân chưa
hoàn chỉnh và đồng bộ do quận mới thành lập. Trên địa bàn quận có 2 đường
quốc lộ chính ra vào trung tâm Thành phố là quốc lộ 6 và quốc lộ 1A; đường
3
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
3
Chuyên đề thực tập
vành đai gồm có Vành đai2 và Vành đai 3. Một số đường khu vực được hình
thành từ lâu xuấ phát trên cơ sở tuyến đường liên xã, liên huyện hoặc đến các

khu nhà ở đều được xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế quy hoạch. Đến nay
các tuyến đường ngõ xóm cơ bản được cải tạo nâng cấp bê tông hoá.
Nút giao thông quận có nhiều nút giao thông cắt, hiện có 2 nút đồng
mức là Ngã tư vọng và Ngã tư sở.
Đường sắt tuyến đi phía nam chạy qua địa bàn quận Thanh Xuân từ
Ngã tư vọng đến đường Định Công dài 1350m.
+Thông tin liên lạc:
Quận Thanh Xuân có các tổng đài: Đại La dung lượng 4024 số,
Thương Đình dung lượng 4756 số, Thanh Xuân Nam dung lượng 1008 số,
Thanh Xuân Bắc dung lượng 1264 số. Ngoài tổng đài Thanh Xuân Bắc sử
dụng 100% công suất, còn lại mới chỉ sử dụng khoảng 70% công suất.
Tuyến thông tin bưu điện phục vụ thuê bao chủ yếu đi nổi treo cùng các
loại dây khác không đảm baỏ an toàn và làm mất mỹ quan đô thị.
2.4. Tiềm năng du lịch:
Quận Thanh Xuân nắm tiếp giáp với các huyện ngại thành, khu vực
ngoại ô đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch của Hà nội tạo thành
một quần thể du lịch thu hút khách du lịch.
Quận có 29 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có một số di tích khá nổi
tiếng; đa số các di tích đều có giá trị lich sử, đây là nền tảng có thể khơi dậy
và phát huy, vừa phục vụ cho yêu cầu xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc vừa ó
thể khai thác hình thành các điểm phục vụ kinh doanh du lịch. Trên địa bàn
quận ngoài một số khu nhà cao tầng đã được xây dựng theo quy hoạch với
kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, còn có khu làng xóm cũ đang dần được đô thị
hoá dọc theo các trục đường lớn nhìn chung phía sâu trong làng vẫn giữ được
nét cổ truyền nhà thấp, có sân vường rộng nằm đan xen là nhiều công trình di
tích đình chùa tạo nên cảnh quan chung của khu vực.
4
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
4
Chuyên đề thực tập

Hiện tại trên địa bàn quận còn nhều hồ, an, đầm được quy hoạch để cải
tạo kết hợp với xây dựng công viên cây xanh tạo nên những khu vực vui chơi
giải trí có cảnh quan đẹp. Sông Tô Lịch và sông Lừ chảy qua địa bàn quận
hiện là tuyến thoát nước chính đang được đầu tư naọ vét làm sạch dòng chảy,
trồng cây xanh kết hợp với làm đường dạo 2 bên sẽ tạo nên một trục không
gian đẹp cho quận. Trên địa bàn phường Kim Giang quận đang dự kiến xây
dựng trường đua ngựa, là trường đua đầu tiên của Hà nội, đây sẽ là một trong
những lợi thế tạo thành một quần thể vui chơi giải trí và du lịch trên địa bàn
quận.
2.5. Nguồn nhân lực
Dân số của quận khi mới thành lập (1997) là 133.400 người với 32.185
hộ, đến thời điểm giữa năm 2003 dân số trên 18 vạn người với gần 50 nghìn
hộ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 67,7% dân số. Do đặc điểm về
sự hình thành nên quận có cơ cấu dân cư khá phức tạp. Ngoài bộ phận chủ yếu
dân cư là các gia đình cán bộ, công nhân, bộ đội, công an, các trường đại học...
còn có bộ phận dân cư làm nghề nông. Mật độ dân số trung bình toàn quạn
năm 2002 khoảng trên 19 nghìn người/km2. Trên địa bàn còn có một bộ phận
đáng kể người lao động ngoại tỉnh đến làm ăn, sinh sống tạm thời.
Do là quận ven đô đang trong quá trình phát triển đô thị và xây dựng nên
dân số có xu hướng tăng nhanh. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có
chuyển biến tích cực phù hợp với quá trình đô thị hoá toàn quận đến năm 2001:
lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và có chiều hướng giảm rõ rệt ước tính
khoảng 0,93%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có chiều
hướng ổn định chiếm 36,31%; lao động các ngành thương mại dịch vụ chiếm
tỷ lệ rất cao và có chiều hướng tăng lên chiếm 62,75%. Về lao động đang làm
việc theo khu vực: khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất gần 2/3 lực
lượng lao động của quận; số lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ thấp
5
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
5

Chuyên đề thực tập
hơn khoảng 34,63%; lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài từ 2-3%.
Hiện tại tỷ lệ lao động của quận chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp so
với mức bình quân của Thành phố và giảm đáng kể qua từng năm. lao động
có trình độ công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao
gần 20%; Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 25%
đây là một lợi thế rất lớn của quận. Mặt khác trên địa bàn quận có nhiều
trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu khoa học đây là nguồn tiềm năng
rất lớn về chất xám, lao động kỹ thuật để tham gia vào công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên do những điều kiện khách quan của một quận mới thành lập
hiện vẫn còn một số lượng tương đối lớn lao động không có việc làm, còn số
lượng không nhỏ học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
trung học... đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm ổn định. Đây là trở ngại
không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đặt ra những vấn đề về quản lý nguồn lao
động đang có xu hướng tăng nhanh dưới tác động của quá trình đô thị hoá.
II. Kế hoạch phát triển kinh tế quận Thanh Xuân đến năm 2010
1. Mục tiêu và các chỉ tiêu
1.1. Mục tiêu
Đến năm 2010, phấn đấu xây dựng quận Thanh Xuân trở thành quận
phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội, với cơ cấu kinh tế công
nghiệp - dịch vụ, có vai trò động lực phát triển của Thành phố Hà nội ở cửa
ngõ phía Tây Nam. Cụ thể:
- Xây dựng quận thành một khu đô thị mới văn minh, hiện đại, với hệ
thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ ngang tầm với các nước trong khu vực.
- Xây dựng quận thành một trong các khu vực kinh tế trọng điểm của
Thành phố vèe tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp mũi nhọn
6
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN

6
Chuyên đề thực tập
và các hoạt động dịch vụ; đồng thời là khu vực đào tạo cung cấp nguồn nhân
lực có chất lượng cao của Thành phố và cả nước.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận theo hướng:
công nghiệp - dịch vụ.
- Xây dựng Thanh Xuân trở thành khu vực được đảm bảo tốt về an
ninh, chính trị, trật tự xã hội và có môi trường xanh, sạch, đẹp của Thủ đô.
Mục tiêu chung:
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân trong giai
đoạn 2001-2010 là 12,5%-13,5% (thời kỳ 2001-2005 là 13,5%, thời kỳ 2006-
2010 là 12,5%), trong đó ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng là 12%-13%/ năm, dịch vụ là 17%-18%/năm.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đầu người trên địa bàn quận
hàng năm thời kỳ 2001-2005 từ 9% đến 10%, thời kỳ 2006-1010 tăng từ 8%
đến 9%.
7
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
7
Chuyên đề thực tập
Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế,hoàn thành vượt mức
nhiệm vụ thu,chi ngân sách cho đúng luật. Tiếp tục tạo mọi điều kiện
cho phát triển kinh tế,khai thác mọi tiềm năng,nguồn vốn,tăng cường
xã hội hóa đầu tư,thúc đẩy các thành phần kinh tế tăng trưởng ,tạo ra
nhiều cơ hội giải quyết việc làm.
Phấn đấu hoàn thành các nội dung đề án số 30,31,32 của thành
ủy và 3 kế hoạch thực hiện các đề án của Quận ủy đã được UBND
quận cụ thể hóa bằng các kế hoạch số 32 về cải cách hành chính,kế
hoạch số 34 về nâng cao hiệu quả kinh tế,kế hoạch số 35 về cải thiện
môi trường và tập trung cao thực hiện kế hoạch số 19/KH – UB của

UBND quận về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng,quản lý
xây dựng,quản lý đất đai,quản lý TTXD,đô thị.
Giữ vững ổn định về ANCT,TTATXH,tăng cường công tác quốc phòng
gắn với đẩy nhanh quá trình đô thị hóa,làm chuyển biến rõ các mặt đời sống
kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội trên địa bàn quận.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực của chính quyền.Phấn đấu hoàn
thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ quận lần thứ 2 (2000 – 2005) đã đề ra.
1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010
- Tốc độ tăng GTSX bình quân 14.5% (TP là 14,5% - 15,5%).
- Tốc độ tăng bình quân TMDV 10,5 – 11%.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống < 1,05% ở năm 2010.
- Giải quyết việc làm bình quân 4000- 4500 lao động/năm.
- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 95% ở năm 2010
- Tỷ lệ trểm suy dinh dưỡng trong độ tuổi < 10% ở năm 2010.
- Tỷ lệ hộ nghèo đến 2010 giảm còn dưới 1% so với hộ dân và bình quân hàng
năm giảm 30% số hộ hiện có.
- Tỷ lệ phổ cập THPT và tương đương trong độ tuổi đến 2010 là 80%
- Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch 100% ở năm 2010.
8
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
8
Chuyên đề thực tập
- 100% trạm y tế đủ điều kiện CSVC và đội ngũ cán bộ hoạt động có hiệu quả
ở năm 2010.
- Hệ thống GTĐT cơ bản hoàn thành các tuyến đường chính giải quyết cơ bản
tình trạng ùn tắc giao thông.
2. Nội dung kế hoạch
2.1. Lĩnh vực kinh tế.
Tiếp tục đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân,tăng cường công tác
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,tạo mội điều

kiện để doanh nghiệp phát triển. Quản lý tốt nguồn thu ngân sách.
Trong thời kỳ đầu của kế hoạch 2006-2010 quận triển khai thực hiện
quyết định 142/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuẩn bị các
điều kiện để chuyển dần Ban quản lý chợ thành doanh nghiệp kinh doanh theo
luật.
Tạo điều kiện để các hoạt động tài chính ngân hàng thương mại và các
trung tâm giao dịch,siêu thị,trung tâm thể thao văn hóa,vui chơi giải trí,có
điều kiện phát triển trên địa bàn quận.
Tăng cường công tác thu ngân sách trên địa bàn quận,đảm bảo thu đúng
thu đủ,thu công khai và tận dụng tất cả các nguồn thu cho ngân sách để phát
triển kinh tế của quận.
Bối cảnh quốc tế trên cũng đòi hỏi quận phải nhanh chóng nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tránh được những khó
khăn gây ra từ quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức lại nền
kinh tế thế giới. Bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế
đã có; cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ kinh tế với các nước khối EU, các
nước có nền kinh tế phát triển... đón dòng đầu tư từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các
nước Đông Á... tranh thủ tối đa hiệp định thương mại thế giới để tạo ra những
khả năng mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư và phát triển
những mối hợp tác kinh tế khác.
9
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
9
Chuyên đề thực tập
Có cơ chế phù hợp để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước và khai thác lợi thế của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn phát triển
kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong đó bản kế hoạch đề ra:
KH 2009 KH 2010
1. Thu ngân sách trên địa bàn 132,500 137,200

- Trong đó thu từ KT ngoài QD 71,200 75,500
2. Chi ngân sách quận 110,000 110,100
- Trong đó chi đầu tư XDCB 32 32
3. Tổng giá trị sản xuất (Gía 1994) 9572,732 10630,700
- Công nghiệp ngoài quốc doanh 727,315 909,144
4. Gía trị tăng them 1.203,62 1.057,97
- Công nghiệp ngoài quốc doanh 121,219 181,829
5. Vốn đầu tư ngân sách do quận quản lý 110,0 110,1
6. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cơ cấu ngành 159 111
a. Vốn do quận quản lý 32 32
a1. Vốn sự nghiệp có tính chất xây XDCB 17 17
a.2. Vốn phân cấp theo quyết định 116 15 15
b. Vốn do thành phố đầu tư trên địa bàn 127 79
- Giao thông đô thị 35 38
- Giáo dục đào tạo 10 8
- Văn hóa thể thao 70 21
- Nhà ở 10 10
- các lĩnh vực khác 2 2
Đơn vị : Tỷ đồng
• Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
- Duy trì tăng trưởng ổn định các cơ sở công nghiệp hiện có ở 3 khu
vực tập trung là Thượng Đình, Nhân Chính, Giáp Bát theo hướng đầu tư chiều
sâu, thay đổi thiết bị và công nghệ mới để nâng cấp chất lượng và hạn chế ô
nhiễm.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành địch vụ: thương mại, du lịch, đào tạo
nghề, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, pháp luật, dịch vụ
đối ngoại... trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của quận, coi đó
là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của quận.
- Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 dự
kiến là 12,5%-13,5%/ năm với điều kiện khả năng huy động vốn cao (mỗi

năm khoảng 170-200 tỷ đồng).
10
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
10
Chuyên đề thực tập
- Tập trung ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn: cơ khí, sản xuất thiết
bọ điện, điện tử, tin học, chế biến nông sản, dệt, da giầy, may mặc, vật liệu
xây dựng cao cấp.
- Định hướng tổ chức không gian công nghiệp: cơ bản duy trì 3 khu
công nghiệp hiện có. Hạn chế bố trí các doanh nghiệp công nghiệp mới ra
ngoài 3 khu đó.
* Ngành xây dựng: Dự kiến tốc dộ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005
tăng 12%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng 10%/năm.
* Tiểu thủ công nghiệp:
- Dự kiến tốc độ tăng trưởng: giai đoạn 2001-2005 tăng 24,5%; giai
đoạn 2006-2010 tăng 21,5%.
- Hướng quy hoạch phát triển các ngành: chế biến nông sản, lâm sản,
dệt, may mặc, cơ khí xây dựng và cơ khí dân dụng.
- Tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phát triển, cùng với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, tạo thành cơ cấu kinh
tế công nghiệp nhiều tầng liên kết chặt chẽ với nhau.
+ Dịch vụ:
* Định hướng phát triển các ngành dịch vụ
- Phát triển dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống.
- Phát triển các trung tâm thương mại
- Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ cao cấp: tài chính, ngân hàng, tư
vấn, bảo hiệm, du lịch...
* Quy hoạch hệ thống chợ
- Xoá các chợ tạm, chợ cóc, ổn định và khai thác có hiệu quả các chợ
Thượng Đình, Khương Đình, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang.

- Hình thành khuôn viên các chợ đầu mối theo đúng vị trí quy hoạch.
+ Nông nghiệp thuỷ sản:
11
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
11
Chuyên đề thực tập
Từ 2005 trở đi, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thuỷ sản sẽ không
đáng kể. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa
bàn quận năm 2005 là 0,016% và năm 2010 là 0,006%
2.2. Lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý đô thị:
Trên cơ sở kết quả của kế hoạch 19/KH- UB,UBND quận tiếp tục thực
hiện một số nhiệm vụ chính trong lĩnh vực đầu tư,triển khai xây dựng khu di
dân,hoàn thiện xây dựng một số trường theo quy hoạch đã được thành phố
phê duyệt. Cải tạo và quy hoạch lại một số trường học để đảm bảo các trường
đủ điều kiện về cơ sở vật chất ,phấn đấu được công nhận trường chuẩn quốc
gia.
Tăng cường đầu tư theo hướng xã hội hóa và phối hợp đầu tư xây dựng
các khu công viên cây xanh Nhân Chính,hồ điều hòa Khương Đình và Hạ
Đình. Phối hợp với sở giao thông công chính để cải tạo và mở rộng hệ thống
cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân và đảm bảo cho việc cấp hoat nước
không ngập úng. Đầu tư cải tạo và hoàn thiện các công trình công cộng phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.. Tăng cường sử
dụng hợp lý và có hiệu quả vốn đầu tư,chống thất thoát lãng phí và tham
nhũng trong đầu tư xây dựng.
Hoàn thành xây dựng quy hoạch chi tiết tất cả các phường,quản lý đô
thị theo quy hoạch được duyệt.
Quận cũng đã chú trọng đầu tư XDCB.Trong đó đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách được tổng hợp như sau:
- Tổng số vốn quản lý từ năm 2006 – 2010 là 157 tỷ đồng,được chia ra các
ngành giao thông đô thi 60 tỷ,giáo dục đào tạo 49 tỷ, y tế 1,9 tỷ, văn hóa thể

thao 22 tỷ, các ngành khác 24,1 tỷ.
- Vốn do thành phố đầu tư trên địa bàn quận là 821 tỷ,dược chia ra các ngành
giao thông đô thị 283 tỷ,giáo dục đào tạo 75 tỷ, văn hóa thể thao 326 tỷ, nhà ở
120 tỷ,các ngành khác 17 tỷ.
12
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
12
Chuyên đề thực tập
Chỉ tiêu Giai đoạn 2001 – 2005 Giai đoạn 2006 – nay
Cơ cấu theo ngành(%) Tổng vốn đầu tư(Tỷ đồng) Cơ cấu theo ngành(%) Tổng vốn đầu tư(Tỷ đồng)
Tổng cộng 339,106
I- Vốn do Quận quản lý: 100 122,195 100
Chia ra các ngành:
- Giao thông đô thị 39,54 48,32 38,22
- Giáo dục – đào tạo 31,32 38,266 31,2
1,37 1,67 1,2
- Văn hóa thể thao 15,18 18,551 14
- Các ngành khác 12,6 15,388 15,4
II- Vốn do TP đầu tư trên địa bàn 100 216,911 100
Chia ra các ngành:
- Giao thông đô thị 34,86 75,613 34,5
- Giáo dục – đào tạo 27,76 60,204 9,14
10,51 22,807 39,7
- Văn hóa thể thao 24,59 53,331 14,62,2,07
- Các ngành khác 2,28 4,956
13
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
13
Chuyên đề thực tập
2.3. Công tác giáo dục đào tạo – văn hóa – TT-TDTT-công tác y tế - dân số và

giải quyết việc làm.
2.4. Duy trì phổ cập THCS đúng độ tuổi,tiếp tục hoàn tất các điều kiện
để chuyển các trường mần non sang bán công,thực hiện tốt công tác xã hội hóa
giáo dục.
2.5. Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về y tế,nâng cao trách
nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,đảm bảo nâng cao chất lượng
sống. Công tác phòng bệnh ngày càng được chú trọng,không đẻ xảy ra các vụ
dịch nguy hiểm.
2.6. Đẩy mạnh có chiều sâu phòng trào toàn dân tham gia giữ gìn vệ
sinh công cộng,nâng cao chất lượng và duy tì vệ sinh đô thị,khắc phục tình trạng
đổ phế thải,không đúng nơi quy định,từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường.
2.7. Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa, lấy mục tieu chính
là xây dựng người Hà Nội văn minh – thanh lịch và hiện đại làm nông cốt.
2.8. Công tác giải quyết việc làm được chú trọng,quận phấn đấu bình
quân mỗi năm giải quyết từ 4000 – 4500 việc làm cho người lao động.
2.9. Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình,tuyên
truyền sâu rộng tromng nhân dân Pháp lệnh dân số,duy trì tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của quận còn < 1,05% ở năm 2010.
2.10. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân xuống dưới 1% so với số hộ dân hiện có ở
giai đoạn 2006-2010 và bình quân hàng năm giảm 30% số hộ nghèo hiện
có. Giai quyết tốt chính sách đối với người có công,gia đình chính sách,hộ
nghèo,cô đơn.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
14
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
14
Chuyên đề thực tập

2.15. LAO ĐỘNG – VĂN HOÁ – XÃ HỘI
15
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
15
Chuyên đề thực tập
2.16.
2.17. Chỉ tiêu
2.18.
Đơn vị
2.19.
Thực
2.20. Thời kỳ 2001 – 2005 2.21. Giai đoạn 2006 - 2010
2.25.
TH
2.26. T
H

2
0
0
2
2.27. T
H

2
0
0
3
2.28. T
H


2
0
0
4
2.29. T
H

2
0
0
5
2.30. K
H

2
0
0
6
2.31. K
H

2
0
0
7
2.32. K
H
20
08

2.33. K
H

2
0
0
9
2.34. K
H

2
0
1
0
2.35. 1.Lao động 2.36. 2.37. 2.38. 2.39. 2.40. 2.41. 2.42. 2.43. 2.44. 2.45. 2.46. 2.47.
2.48. Số người trong độ
tuổi lao động
2.49.
Ngh.
2.50.
95,94
2.51.
99,492
2.52. 1
0
0
,
2
1
0

2.53. 1
0
2
,
5
8
3
2.54. 1
0
8
,
3
0
0
2.55. 1
1
0
,
0
0
0
2.56. 1
2
0
,
0
0
0
2.57. 1
3

0
,
0
0
0
2.58. 1.
35
0,
00
0
2.59. 1
4
0
,
0
0
0
2.60. 1
4
5
,
0
0
0
2.61. Số người được
giải quyết việc
làm/năm
2.62.
Người
2.63.

2.783
2.64.
3.272
2.65. 3
.
1
4
7
2.66. 3
.
8
5
2
2.67. 3
.
8
4
8
2.68. 4
.
2
0
0
2.69. 4
.
5
0
0
2.70. 4
.

6
0
0
2.71. 4.
60
0
2.72. 4
.
7
0
0
2.73. 4
.
7
0
0
2.74. 2. Văn hoá 2.75. 2.76. 2.77. 2.78. 2.79. 2.80. 2.81. 2.82. 2.83. 2.84. 2.85. 2.86.
2.87. Số phường có nhà
văn hóa
2.88. 2.89. 2.90.
1
2.91. 2 2.92. 4 2.93. 5 2.94. 5 2.95. 6 2.96. 7 2.97. 8 2.98. 9 2.99. 1
0
2.100. Tỷ lệ phường có
nhà văn hoá
2.101.
%
2.102.
0
2.103.

9
2.104. 1
8
2.105. 3
6
,
3
2.106. 4
5
,
5
2.107. 4
5
,
5
2.108. 5
4
,
5
2.109. 6
3
,
6
2.110. 72
,7
2.111. 8
1
,
8
2.112. 9

0
,
9
2.113. Điểm văn hoá vui
chơi cho trẻ em
2.114.
Điểm
2.115.
10
2.116.
14
2.117. 1
3
2.118. 3 2.119. 1
5
2.120. 1
5
2.121. 1
0
2.122. 5 2.123. 6 2.124. 4 2.125. 3
16
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
16
Chuyên đề thực tập
2.126.III. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
quận đến năm 2010
2.126.1. 1. Các kết quả đã đạt được
2.126.1.1. 1.1. Về kinh tế
2.127. Là quận nội thành của Thủ đô, quận Thanh Xuân có nhiều điều
kiện thuận lợi để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, đó là:

2.128.- Giá trị SXCN chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế 78,7% tổng
giá trị sản xuất trên địa bàn, trong đó có nhiều ngành sản xuất mũi nhọn của
Thành phố, đây là lợi thế quan trọng để thu hút lực lượng lao động và tạo đà
thúc đẩy các hoạt động dịch vụ.
2.129.- Vị trí địa lý của quận rất thuận tiện cho phát triển thương mại và
dịch vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá, có thể trở thành trung tâm phát luồng,
phục vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá cho các tỉnh phía bắc và phía nam.
2.130.- Trên địa bàn quận có khá nhiều di tích lịch sử văn hoá và có
nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nên có lợi thế thúc đẩy phát triển
văn hoá - xã hội.
2.131.- Trong những năm tới phát triển Thủ đô đã được xác định là trọng
điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc và sẽ được ưu tiên đầu tư;
là một bộ phận cấu thành của Thủ đô, quận Thanh Xuân sẽ có điều kiện thu
hút vốn đầu tư để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội.
2.132.- Trong tương lai, do quá trình đô thị hoá nhanh, sản xuất nông
nghiệp của quận sẽ thu hẹp trong một số vườn trồng hoa, cây cảnh và nuôi
trồng thuỷ sản ở một số ao hồ lớn.
2.133. Là quận nội thành của Thủ đô, quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện
thuận lợi để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, đó là:
2.134.- Giá trị SXCN chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế 78,7% tổng
giá trị sản xuất trên địa bàn, trong đó có nhiều ngành sản xuất mũi nhọn của
17
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
17
Chuyên đề thực tập
Thành phố, đây là lợi thế quan trọng để thu hút lực lượng lao động và tạo đà
thúc đẩy các hoạt động dịch vụ.
2.135.- Vị trí địa lý của quận rất thuận tiện cho phát triển thương mại và
dịch vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá, có thể trở thành trung tâm phát luồng,
phục vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá cho các tỉnh phía bắc và phía nam.

2.136.- Trên địa bàn quận có khá nhiều di tích lịch sử văn hoá và có
nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nên có lợi thế thúc đẩy phát triển
văn hoá - xã hội.
2.137.- Trong những năm tới phát triển Thủ đô đã được xác định là trọng
điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc và sẽ được ưu tiên đầu tư;
là một bộ phận cấu thành của Thủ đô, quận Thanh Xuân sẽ có điều kiện thu
hút vốn đầu tư để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội.
2.138.- Trong tương lai, do quá trình đô thị hoá nhanh, sản xuất nông
nghiệp của quận sẽ thu hẹp trong một số vườn trồng hoa, cây cảnh và nuôi
trồng thuỷ sản ở một số ao hồ lớn.
2.139. Các thành phần kinh tế phát triển khá,số lượng doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tăng nhiều. Quận đã tạo mọi điều kiện để các thành phần
kinh tế trên địa bàn quận phát triển;công tác quản lý nhà nước về kinh tế trên
dịa bàn từng bước được nâng cao.Đã hoàn thành việc chuyển đổi HTX theo
luật. Thực hiện đề án 17/TU về phát triển kinh tế HTX, UBND quận đã tạo
điều kiện thúc kinh tế HTX trên địa bàn phát triển ,xây dựng và triển khai
thực hiện đế án phát triển kinh tế HTX và kin h tế tư nhân đạt hiệu quả.
18
SV: Trương Thị Châm - Lớp KTPT 47A_QN
18

×