Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.88 KB, 3 trang )
Co-branding xu hướng kinh doanh mới
Co-branding (hợp tác thương hiệu) là một xu hướng kinh doanh mới đang hình thành và
phát triển tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nhiều thương hiệu đã tiến hành kết hợp với nhau như Thế giới di động và HP, Q-mobile và
Swarovski, ICP và Thuận Phát, Eximbank và Nguyễn Kim, Sacombank và Viễn Thông A…
Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về hình thức hợp tác thương hiệu và nhận dạng về xu hướng
kinh doanh này.
Co-branding là khái niệm liên quan đến những sự sắp xếp khác nhau trong marketing. Nó gắn
kết một sản phẩm hoặc dịch vụ với nhiều hơn một thương hiệu hoặc gắn kết sản phẩm với một
cá nhân nào đó ngoài nhà sản xuất.
Co-branding cũng được gọi là đối tác thương hiệu khi hai công ty hình thành liên minh để cùng
làm việc, tạo ra sự hợp lực về marketing. Co-branding còn được dùng để khái quát một loạt
hoạt động marketing liên quan đến hai hay nhiều thương hiệu.
Một dạng hợp tác thương hiệu điển hình là hai hoặc nhiều công ty hợp tác để gắn các thành
phần nhận dạng thương hiệu như logo, tên hiệu vào một sản phẩm nào đó. Mục đích của việc
hợp tác này nhằm kết hợp sức mạnh của hai hoặc nhiều thương hiệu để gia tăng sự vượt trội
về giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả, tăng cường khả năng chống lại sản phẩm hoặc dịch
vụ của mỗi nhà sản xuất riêng lẻ hoặc giúp kết nối sự cảm nhận đa dạng của các thương hiệu
cho một sản phẩm nào đó.
Việc hợp tác thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng; đạt
lợi ích tài chính; tăng cường vị thế cạnh tranh; giới thiệu sản phẩm mới với những ấn tượng
mạnh mẽ; tạo ra giá trị được khách hàng mới cảm nhận; gia tăng hiệu quả hoạt động…
Gần đây đã có một số thương hiệu nước ngoài hợp tác với các thương hiệu trong nước. Việc
hợp tác thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường mới với chi phí
thấp nhất; có cách tiếp cận thích hợp khi công ty tìm kiếm phản hồi nhanh hơn; thu nhập từ tiền
bản quyền; chia sẻ rủi ro; tạo tiềm năng phát triển các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.
Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ được tiếp cận nguồn lực tài chính mới; việc hợp
tác công nghệ giữa hai công ty sẽ cho kết quả tốt hơn là nỗ lực của một công ty đơn lẻ; giúp gia
tăng giá trị cho thương hiệu hợp tác; ấn tượng sản phẩm và sự tín nhiệm được cải thiện với
những liên tưởng thương hiệu khác; gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm; gia