Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vai trò của tiền lương, nội dung và sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.47 KB, 19 trang )

Vai trò của tiền lương, nội dung và sự cần thiết phải hoàn thiện
các hình thức trả lương
1. Vai trò và các chức năng cơ bản của tiền lương
1.1. Khái niệm về tiền lương
Khái niệm về tiền lương rất đa dạng, nó tuỳ thuộc dưới nhiều góc độ. Dưới
góc độ kinh tế thì tiền lương cũng được hiểu rất khác nhau qua từng thời kỳ.
Trong thời kỳ bao cấp “tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân,
biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công
nhân, viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã
cống hiến”. Việc phân phối tiền lương một cách có kế hoạch như vậy ngoài ưu
điểm là tạo ra sự yên tâm cho người lao động trong thời kỳ đầu nền kinh tế còn
khó khăn thì đã bộc lộ nhiều hạn chế. Điển hình là hệ thống tiền lương nó không
khuyến khích người lao động hăng say làm việc hết mình, dễ gây ra trạng thái
trông chờ, ỷ lại vào người khác. Tiền lương mà người lao động nhận được
không thật sự gắn với kết quả lao động của họ. Thêm vào đó, tiền lương là một
phần thu nhập quốc dân, là phần giá trị mới được tạo ra, nhưng việc trả lương
lại không được quan tâm đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành thứ hàng hoá đặc bặt có
thể trao đổi mua bán trên thị trường. Do vậy, “ tiền lương là biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động, là giá trị của sức lao động, được hình thành thông qua
sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, và do người sử
dụng lao động trả cho người lao động”.
Dưới góc độ pháp lý, tổ chức lao động quốc tế ( ILO ) có công ước số 95
(1949) về bảo vệ tiền lương trong đó có quy định:
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế
nào, mà có thể được biểu hiện bằng tiền mặt và ấn định bằng thoả thuận giữa
người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc
gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng
lao động viết hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực
hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm.
Như vậy tiền lương là một khoản thù lao động ( phần thu nhập cơ bản của


người lao động ) được người sử dụng lao động trả dựa vào số lượng và chất
lượng hoàn thành công việc của người lao động, theo cam kết hay theo hợp
đồng. Và với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì tiền lương cũng mang màu sắc riêng, như vậy “ tiền lương là giá trị cả
sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị
trường ”
Ta thấy khái niệm tiền lương ở đây không những được thể hiện về mặt giá trị
thị trường mà còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa người lao động làm công
ăn lương với người sử dụng lao động. Mặt khác, mối quan hệ này lại không chỉ
được hình thành trước khi người lao động tham gia vào công việc mà nó còn tồn
tại cả trong và sau khi người lao động hoàn thành công việc. Do đó có thể thấy
được rằng tiền lương là một phạm trù biểu hiện nhiều quan hệ kinh tế xã hội
khác nhau và chủ thể của các quan hệ đó là người sử dụng lao động và những
người lao động làm công ăn lương.
Một số khái niệm liên quan :
Tiền lương danh nghĩa: “ Là số tiền người sử dụng lao động trả cho người
lao động căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập
thể “. Số tiền này phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm
việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc… ngay
trong quá trình lao động. Thực tế mọi mức lương trả cho người lao động đều là
tiền lương danh nghĩa, bản thân nó chưa thể đưa ra một nhận thức đầy đủ về
mức tiền lương mà người lao động nhận được vì lợi ích mà người lao động nhận
được ngoài việc phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa còn phụ thuộc rất lớn
vào giá cả hàng hoá, dịch vụ và mức thuế mà người lao động phải sử dụng số
tiền lương đó để đóng thuế.
Tiền lương thực tế: “ Là số lượng tư liệu sinh hoạt ( các loại hàng hoá và
dịch vụ ) cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền
lương doanh nghĩa của họ sau khi đã đóng các loại thuế theo quy định của nhà
nước”

Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện
qua công thức sau:
I
TLDN
I
TLTT
=
I
gc
Trong đó :
I
TLTT
: chỉ số tiền lương thực tế
I
TLDN
: chỉ số tiền lương danh nghĩa
I
gc
: chỉ số giá cả
Như vậy, nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Điều này có thể
xảy ra khi tiền lương danh nghĩa tăng lên ( do có những thay đổi, điều chỉnh
trong chính sách tiền lương ).
Đối với người lao động, mục đích của việc tham gia vào quan hệ lao động là
tiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa, vì tiền lương thực tế
quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
của họ. Sự giảm sút tiền lương thực tế khi nền kinh tế đang có lạm phát cao
( giá cả hàng hóa tăng, đồng tiền mất giá ) trong khi những thoả thuận về tiền
lương doanh nghĩa lại không điều chỉnh kịp là một số điển hình về sự thiếu ăn
khớp giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương tối thiểu: Được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người

lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù
đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở
rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động
khác.
1.2. Bản chất của tiền lương:
Bản chất của tiền lương thay đổi tuỳ theo các điều kiện, trình độ phát triển
kinh tế xã hội và nhận thức của con người. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung tiền lương mang nặng tính phân phối cấp phát. Mức lương của người lao
động trong các cơ quan, Xí nghiệp Nhà nước được quy định hoàn toàn trong các
thang, bảng lương từ trước. Sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, người lao động
được trả một khoản tiền cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh trong kỳ của đơn vị cũng như mức độ tích cực làm việc của bản thân
người lao động. Do đó nên tiền lương trong thời kỳ này không phản ánh được
giá trị sức lao động, không đóng vai trò giá cả sức lao động. Trong nền kinh tế
thị trường sức lao động trở thành hàng hóa do đó bản chất của tiền lương trong
thời kỳ này là giá cả của sức lao động.
1.3. Vai trò của tiền lương
Đối với người lao động: Tiền lương có một vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu
của người lao động làm công ăn lương. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong
việc đảm bảo cuộc sống bản thân người lao động và gia đình họ. Ngoài các nhu
cầu về giao tiếp xã hội, nhu cầu chính trị… đại bộ phận người lao động tham gia
quá trình lao động là vì mục đích tiền lương. Mọi biện pháp, chính sách Nhà
nước, doanh nghiệp làm thay đổi tiền lương của người lao động đều ảnh hưởng
trực tiếp đến mức sống của họ nên đều tác dụng đến động lực lao động, thái độ
làm việc, năng suất lao động, chất lượng lao động… của người lao động. Cho
nên có thể nói tiền lương có ý nghĩa quyết định - phản ánh lợi ích thiết thân của
người lao động cả trong cuộc sống và trong lao động.
Tiền lương là thước đo giá trị sự cống hiến của người lao động đối với doanh
nghiệp và xã hội. Nguyên tắc trả công cho lao động đã xác định: làm nhiều

hưởng nhiều, làm ích hưởng ích, không làm không hưởng. Do vây, tiền lương
của người lao động càng cao thể hiện sự đóng góp cho doanh nghiệp và xã hội
càng nhiều.
Tiền lương thể hiện địa vị của người lao động trong doanh nghiệp cũng như
trong xã hội. Vì tiền lương thể hiện sự đóng góp của người lao động nên nó
phản ánh giá trị của người lao động trong doanh nghiệp và xã hội. Người lao
động được hưởng mức lương càng cao thì càng có địa vị trong doanh nghiệp
cũng như trong xã hội.
Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một trong những yếu tố có ý nghĩa
quyết định đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương là một bộ
phận chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh
nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tiền lương
luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ nhằm tiết kiệm chi phí nhân công từ đó
làm tăng hiệu suất kinh doanh.
Mặt khác, tiền lương là công cụ để quản lý và khuyến khích người lao động.
Như đã phân tích ở trên, tiền lương ảnh hưởng đến mức sống của người lao
động do đó nó tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện
công việc. Vì vậy các doanh nghiệp bên cạnh việc áp dụng các biện pháp tiết
kiệm chi phí nhân công cũng cần biết sử dụng tiền lương như một công cụ quản
lý và tạo động lực cho người lao động - trước hết là duy trì một mức tiền lương
thoả đáng - đảm bảo và từng bước nâng cao đời sống của người lao động qua đó
làm tăng hiệu quả hoạt động lao động của họ.
1.4. Các chức năng cơ bản của tiền lương
Tiền lương có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thước đo giá trị hay thước đo hao phí lao động xã hội: Như đã
nêu trên, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Khi tiền
lương trả cho người lao động ngang giá với giá trị sức lao động, người ta có thể
xác đinh được hao phí sức lao động của toàn xã hội thông qua quỹ lương trả cho
toàn bộ người lao động
- Chức năng tái sản xuất sức lao động ( giản đơn và mở rộng ): Theo Mác “

Sức lao động là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực tạo nên cho con người khả
năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội”. Khả năng về thể lực
và trí lực ( đặc biệt về thể lực ) của con người có hạn. Vì vậy để tiếp tục tạo ra
của cải cho xã hội thì sức lao động cần được duy trì và phát triển tức là tái sản
xuất sức lao động, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ… Tiền lương đảm
bảo cung cấp cho người lao động nguồn vật chất cần thiết để thực hiện quá trình
tái sản xuất sức lao động.
- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Tiền lương là bộ phận thu nhập chủ yếu đối với
đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ và
gia đình họ. Vì vậy phấn đấu nâng cao tiền lương để nâng cao mức sống là mục
đích của mọi người lao động.
2. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
2.1. Các yêu cầu của tổ chức tiền lương:
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và vai
trò của tiền lương trong đời sống xã hội. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi
các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống tiền lương phải đảm bảo tính hợp
pháp, tức là phải tuân thủ các điều khoản của Bộ luật Lao động của nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì các điều khoản này được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu kỹ tình hình phát triển kinh tế, mức sống dân cư, giá cả hàng hoá
tiêu dùng, điều kiện đặc thù của mỗi ngành, mỗi vùng trong từng thời kỳ nhất
định. Các doanh nghiệp tuỳ điều kiện cụ thể và địa bàn hoạt động có thể điều
chỉnh mức lương sao cho phù hợp nhưng không được thấp hơn mức lương tối
thiểu Nhà nước ban hành:
TL
min đc
= TL
min
x ( 1+ k

đc
)
Trong đó:
TL
min
: Tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
TL
min đc
: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh
k
đc
: Hệ số điều chỉnh ( k
đc
= k
1
+ k
2
)
k
1
: Hệ số điều chỉnh theo vùng
k
2
: Hệ số điều chỉnh theo ngành
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao
Tiền lương là một phần rất quan trọng quyết định đến quá trình làm việc của
người lao động làm thuê, là một trong những yếu tố để nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả kinh doanh của cả doanh nghiệp. Để đạt được được điều này
thì hệ thống tiền lương phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Hệ thống tiền lương phải đủ lớn để thu hút lao động có khả năng làm việc

cho tổ chức và giữ chân họ ở lại phục vụ cho tổ chức. Đây là yêu cầu đầu tiên
của hệ thống tiền lương cần đạt được để có thể nâng cao năng suất lao động của
doanh nghiệp.
+ Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp cần đảm bảo công bằng về cả bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Công bằng bên trong nghĩa là trong cùng một
tổ chức những người lao động sẽ được trả công đúng với trình độ và công việc
mình làm. Công bằng đối với bên ngoài nghĩa là trong cùng một ngành, cùng
một địa bàn, cùng điều kiện làm việc, những người lao động ở các doanh nghiệp
khác nhau làm công việc tương tự nhau thì phải được trả lương như nhau. Một
số hệ thống tiền lương không công bằng sẽ làm mất những lao động có trình độ
và triệt tiêu động lực lao động, làm cho năng suất lao động không những không
tăng mà còn có thể giảm.
Ngoài ra để tăng năng suất lao động không ngừng nâng cao thì hệ thống tiền
lương của doanh nghiệp phải có tác dụng kích thích tinh thần làm việc của
người lao động ( như áp dụng các hình thức lương có thưởng, đơn giá luỹ
tiến... )
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu:
Một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp cho người lao động
đoán trước được khối lượng công việc, sản phẩm và như vậy thì tiền lương họ

×