Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ THẾ CHẤP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.53 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ THẾ CHẤP TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Tổng quan về Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh ngân hàng công thương
thành phố Hải Phòng
Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng là 1 trong 141 chi nhánh
của ngân hàng công thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 605-NH-QĐ
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 22/12/1990. Đăng ký kinh
doanh số 304140 do Trọng tài kinh tế thành phố Hải Phòng cấp ngày 27/01/1994.
Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng được thành lập gồm
Hội sở Ngân hàng thành phố và 4 chi nhánh quận trực thuộc thẳng trung ương và hạch
toán kinh tế nội bộ. Hội sở Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng
được đặt tại số 36 Điện Biên Phủ - quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng. Từ đó Chi
nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng thực hiện các chức năng kinh
doanh và quản lý các ngân hàng quận. Các chi nhánh tiếp tục kiện toàn tổ chức mở rộng
mạng lưới các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm, đa dạng hoá các hoạt động linh
doanh dịch vụ nâng cao chất lượng hoạt động.
Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng
công thương thành phố Hải Phòng đã cùng với các chi nhánh trên địa bàn thành phố,
tích cực huy động vốn từ việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, bám
sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp đầu tư kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án khả thi có hiệu quả, góp phần thực
hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nói chung và
của Ngân hàng công thương nói riêng.
2.1.2. Tình hình và kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2005-2008
Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
thành phố Hải Phòng tuy có những khó khăn, song dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ,
HĐND, Uỷ ban nhân dân Thành phố nên các cấp, các ngành đã đẩy mạnh mọi hoạt
động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Qua đó kinh tế thành phố trong
thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 phát triển tương đối toàn diện và ổn định.
Đối với những hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tuy còn những khó khăn


nhất định nhưng hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố vẫn chủ động đáp ứng kịp
thời các nhu cầu vốn, đồng thời cung cấp được nhiều dịch vụ ngân hàng cho nhu cầu
phát triển kinh tế thành phố trong những năm qua và được đánh giá là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thành phố tăng trưởng.
Về phía chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng, tuy trong thời
gian từ năm 2005 đến năm 2008 có những khó khăn nhất định, nhưng toàn thể cán bộ
công nhân viên trong chi nhánh vẫn đoàn kết và cố gắng phấn đấu thực hiện các nhiệm
vụ chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng công thương Việt Nam giao. Qua đó đã đạt được kết
quả như sau:
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH TỪ 2005 ĐẾN 2008
Đơn vị : tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Nguồn vốn huy động 1258 1112 1124 1452
Trong đó
Nguồn vốn huy động VNĐ 803 692 450 452
Nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ 455 420 674 1000
2 Tổng dư nợ 1434 1000 1600 1913
Dư nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại 91.8 46.5 44.8 47.6
*Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cơ cấu
lại/ tổng dư nợ
0,6% 0,4% 0,2% 0.2%
3 Tổng thu nhập 181.421 163.659 172.458 287.540
4 Tổng chi phí 225.334 153.656 164.234 206.583
5 Lợi nhuận chưa trích DPRR 47.219 40.303 40.241 116.872
6 Lợi nhuận sau trích DPRR - 43.932 + 10.003 + 20.154 + 80.957
* Những thành tựu đạt được
- Tổng nguồn vốn huy động : Ổn định và có xu hướng tăng qua các năm từ 2005
đến 2008.

- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại/ tổng dư nợ : Vẫn còn cao nhưng đã có xu
hướng giảm.
- Đã trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro theo quyết định 493 của Ngân hàng nhà
nước và quyết định 234 của Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện mục tiêu phát triển - an toàn - hiệu quả - ổn định đã quán triệt nhiệm
vụ trọng tâm của chi nhánh chủ yếu là vẫn tiếp tục tập trung xử lý thu hồi nợ, đồng thời
vẫn chú trọng mở rộng kinh doanh, đổi mới cơ cấu quy mô tín dụng, tăng trưởng gắn
liền với việc chọn lọc, cơ cấu lại khách hàng, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng,
tăng tỷ trọng cho vay tư nhân cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cho vay có bảo
đảm bằng tài sản.
- Chi nhánh đã đạt lợi nhuận tăng dần từ năm 2005 là -43932trđ, sau 3 năm lợi
nhuận đã lên tới +80957trđ
- Thu nhập bình quân 1 Cán bộ công nhân viên chức được cải thiện và nâng lên
đáng kể.
* Tồn tại và nguyên nhân
- Tồn tại:
+ Kết quả xử lý nợ đọng tại Chi nhánh đạt thấp so với kế hoạch được giao
+ Còn tồn tại các khoản nợ xấu và vẫn có nợ quá hạn mới phát sinh
+ Tổ chức triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiệu quả chưa đạt yêu cầu
đề ra của ngân hàng công thương Việt Nam cũng như của chi nhánh.
+ Năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc chưa cao, chưa xây dựng đào tạo
được đội ngũ những người lao động giỏi 1 việc, biết nhiều việc nhằm thực hiện tiết
kiệm lao động, giảm chi phí kinh doanh.
+ Công tác chỉ đạo cán bộ và bộ máy tổ chức cần được củng cố, hoàn thiện
nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của
cán bộ lãnh đạo các phòng ban…
+ Công tác thu hồi nợ tồn đọng đã xếp loại rủi ro các năm trước của chi nhánh
còn rất lớn, phức tạp, đòi hỏi bản lĩnh, kiên quyết, triệt để bằng nhiều biện pháp, thậm
chí có thể phải đưa ra pháp luật mới có thể thu hồi được.
- Nguyên nhân khách quan :

+ Đối với các khoản nợ còn TSBĐ: hầu hết giấy tờ sở hữu tài sản không đảm
bảo tính chất pháp lý, tài sản nằm ở địa bàn sâu, xa, đã xuống cấp rất khó bán. Hơn nữa,
thị trường bất động sản lại đóng băng, người bán thì nhiều mà người mua thì không có.
+ Đối với những lô đất còn lại tại thị trấn Vân Đồn- Quảng Ninh là tài sản thế
chấp của công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản, từ tháng 8/2004 UBND tỉnh
Quảng Ninh có văn bản yêu cầu UBND huyện ngừng cấp quyền Sử dụng đất cho người
mua, mặc dù Ngân hàng công thương Việt Nam và cho nhánh đã có nhiều văn bản kiến
nghị nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
+ Đối với tài sản đủ hồ sơ pháp lý khách hàng chây ì không chịu bàn giao tài
sản.
- Nguyên nhân chủ quan :
+ Lãnh đạo và cán bộ tín dụng các đơn vị chưa thực sự quan tâm sâu sát, chưa
tích cực tìm biện pháp và thiếu kiên quyết trong việc xử lý thu hồi đối với các khoản nợ
đọng.
+ Công tác tiếp thị còn hạn chế, chưa thực sự nhanh nhạy với thị trường, chưa
coi trọng công tác phát triển các dịch vụ ngân hàng, do đó ít nhiều ảnh hưởng tới việc
tăng thu nhập cho chi nhánh.
+ Các phòng chưa chủ động tổ chức học tập nghiệp vụ thường xuyên do đó việc
nâng cao trình độ cán bộ còn hạn chế.
+ Hoạt động tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên đôi khi còn mang tính hình
thức, chưa phong phú, chưa nêu cao vai trò xung kích của đoàn thanh niên trong mọi
hoạt động của cơ quan.
2.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới :
1. Tổng kết công tác kinh doanh năm 2008, xây dựng phương hướng năm 2009,
nghiêm túc kiểm điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện cho năm
tiếp theo:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương năm 2009 và
cụ thể hoá các chỉ tiêu từng tháng, quý tới các phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện.
- Hoàn chỉnh các báo cáo năm gửi ngân hàng công thương Việt Nam đúng thời hạn quy
định. Động viên 100% toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phần đảm bảo

kế hoạch đã đăng ký.
- Tổ chức cán bộ công nhân viên đón tết Kỷ Sửu vui tươi, phấn khởi, an toàn và tiết
kiệm.
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân sự và thủ tục, sớm bàn giao để chi nhánh Kiến An đi
vào hoạt động bắt đầu từ tháng 2/ 2009, theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt
Nam và ngân hàng công thương Việt Nam.
2. Tổng kết phong trào thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua năm 2008, nhằm
động viên kịp thời cán bộ nhân viên hăng hái trong công tác. Tổ chức phát động phong
trào thi đua, đăng ký các chỉ tiêu thi đua với quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế hoạch
kinh doanh năm 2009 ngân hàng công thương Việt Nam giao.
3. Công tác huy động nguồn vốn: chi nhánh tiếp tục thực hiện các biện pháp
hữu hiệu để tăng trưởng nguồn vốn, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo…đặc biệt
với các doanh nghiệp, đơn vị có nguồn tiền gửi lớn như: công ty TNHH 1 thành viên
điện lực Hải Phòng, cảng Hải Phòng, kho bạc nhà nước…
4. Tiếp tục rà soát và mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân
hàng tăng thu nhập và nâng cao năng kực cạnh tranh. Đối với các dịch vụ hiện đại, tập
trung thực hiện chiến luợc Marketing, có chính sách khuyến khích khách hàng, sử dụng
các dịch vụ ngân hàng như: mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo
hướng thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ ATM.
5. Công tác tín dụng : thực hiện nghiêm túc cơ chế, quy chế và các văn bản chỉ
đạo ngân hàng công thương Việt Nam, tăng cường công tác kiểm soát tăng trưởng tín
dụng và chất lượng tín dụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung dài hạn,
phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Chất lượng tín dụng bảo đảm, không lới
lỏng điều kiện tín dụng.
6. Tập trung chỉ đạo và thu hồi các khoản nợ ngoại bảng của những tồn tại năm
2008 còn dở dang hoặc chưa thực hiện chuyển sang quý 1 năm 2009 là nhiệm vụ trọng
tâm, bám sát đôn đốc và có biện pháp kiên quyết thu hồi nợ theo công văn 92 ngân hàng
công thương ngày 8/1/2007. Giao kế hoạch cho phòng nghiệp vụ gắn liền với chỉ tiêu
thi đua năm 2009.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động chi nhánh theo từng

chuyên đề phối hợp phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ- ngân hàng công thương Việt Nam
tại Hải Phòng, tăng cường chức năng cảnh báo, mọi hoạt động phải được kiểm soát
xem xét từng ngày, mọi sai sót kiên quyết làm rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời các sai
phạm gây tổn thất cho chi nhánh. Kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm thiếu tính trung thực
nghề nghiệp. Quản lý và thực hiện nghiêm túc công tác thông tin, bảo mật, quản lý tài
liệu đúng theo quy chế ngân hàng công thương Việt Nam.
8. Chỉ đạo và tănh cường công tác kiểm tra, kỷ cương kỷ luật lao động, xây
dựng cơ quan đạt tiêu chuẩn văn minh sạch đẹp, nhằm không ngừng nâng cao vị thế
chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng bằng những
hoạt động tích cực, thiết thực. Duy trì và thực hiện tốt chương trình hành động “ thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”, nhận xét và đánh giá cán bộ năm
2008 đúng thời gian quy định.
9. Tăng cường sự chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, phát huy sức mạnh đoàn thể quần
chúng, quan tâm chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, tổ chức tham quan du lịch
đầu năm, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh doanh quý I và tạo
đà phát triển kế hoạch cả năm 2009, thiết thực lập thành tích chào mừng 79 năm thành
lập Đảng cộng sản Việt Nam.
10. Định hướng mục tiêu phấn đấu quý I năm 2009:
- Phát huy kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2008 đã đạt được. Căn cứ những lưọi
thế và khó khăn về kinh doanh đã trình bày ở trên và đồng bộ phát triển các sản phẩm
dịch vụ tiện ích ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận, mục tiêu phấn đấu quý I năm 2009.
- Công tác huy động vốn: 1256 tỷ đồng.
- Sử dụng vốn: 2122 tỷ đồng
- Lợi nhuận : 8 đến 10 tỷ đồng
- Thu dịch vụ phí : 400 đến 500 tỷ đồng
- Phát hành thẻ ATM và thẻ khác : 800 đến 1000 thẻ.
2.1.4. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng công
thương thành phố Hải Phòng :
Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng gồm Ban giám đốc và
11 phòng nghiệp vụ. Tổng số cán bộ công nhân viên là 115 người. Ban lãnh đạo chi

nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức các phòng ban của chi nhánh:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH
P. Kế toán – tài
chính
Phó giám
đốc
Điểm giao dịch
Thuỷ Nguyên
PGD Mê linh
PGD Kiến An
P.TT điện toán
Giám
đốc
Quỹ tiết kiệm
Phó giám
đốc
P. Khách hàng cá
nhân
P. Khách hàng
doanh nghiệp
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Hành chính tổ
chức
P. Quản lý rủi ro
và NCVĐ
P.Thanh toán
xuất nhập khẩu
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Khách hàng doanh nghiệp
1.Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh

nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện
hành và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị,
giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
2.Nhiệm vụ :
- Khai thác nguồn vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ từ khách hàng là doanh nghiệp
lớn.
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng công thương Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua
bán ngoại tệ...làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng công thương Việt
Nam đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn.
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu
giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo
quy định của ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.
+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín
dụng khác theo thẩm quyền và quy định của ngân hàng công thương Việt Nam.
+ Đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ
cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
+ Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các
phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp
đồng đã ký.
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay
này.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của
ngân hàng công thương Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hợp đồng miễn giảm lãi, hợp đồng
xử lý rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng/ tổ quản lý rủi ro để

thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và ngân hàng công
thương Việt Nam.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách
hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao
dịch và đang có quan hệ giao dịch với chi nhánh.
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và
những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải
quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
- Lưu trữ hồ sơ, số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
- Tổ chức học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
- Công tác khác khi được Giám đốc giao.
2.2. Thực trạng công tác định giá thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương
thành phố Hải Phòng
Tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng, công tác định giá thế
chấp những năm gần đây phần lớn là những hàng hóa xuất nhập khẩu, máy móc sản
xuất có giá trị lớn, những bất động sản được thế chấp không nhiều nhưng gồm nhiều
loại hình khác nhau. Theo đó cũng có những phương pháp định giá khác nhau, tùy
thuộc mỗi loại bất động sản. Sau đây là một số loại hình bất động sản được sử dụng để
thế chấp và thực tế các phương pháp định giá bất động sản thế chấp này được sử dụng
tại Chi nhánh.
2.2.1. Cơ sở pháp lý cơ bản của công tác định giá thế chấp trong hoạt động tín
dụng tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải Phòng
Việc định giá tài sản thế chấp tại Chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hải
Phòng tuân thủ theo các văn bản pháp luật đã được ban hành như sau :
* Các văn bản pháp luật :
Bộ luật Dân Sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức Tín
dụng (2004), Luật đất đai (2003), Luật Doanh nghiệp…
* Các văn bản dưới luật
* Nhóm văn bản quy định về việc Bảo đảm tiền vay và các văn bản pháp luật có

liên quan:
- Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo.
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ về đảm bảo tiền
vay của các tổ chức tín dụng.
- Nghị định 85/2002/ NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ dung
Nghị định 178/NĐ-CP.
- Thông tư 772/2001/TTLT-TCĐC-NHNN ngày 21/5/2001 thông tư của liên bộ,
tổng cục địa chính và ngân hàng nhà nước về việc hướng dẫn thủ tục thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Thông tư 92/2007/TT-BTC ngày 31/7/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn xác
định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc
ngân sách nhà nước.
- Quyết định 206/2003/ QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về
ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo
quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định 127/2005/QĐ-
NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

×