Tuần 11
Thủ công
XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON (tt)
I.Mục tiêu :
-Giúp HS biết cách xé dán hình con gà con đơn giản.
-Dán cân đối, phẳng.
-HS có ý thức thái độ bảo vệ chăm sóc gà ở nhà.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu xé dán con gà con, giấy màu, keo, bút chì,…
-PP chủ yếu:Quan sát, vấn đáp, thực hành,...
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi nêu nội dung bài.
Con gà có những bộ phận nào?
Nêu cách vẽ thân, đầu, chân, đuôi, mỏ.
Nhận xét KTBC.
3.Bài mới:Giới thiệu qua mẫu vật, ghi tựa.
Treo mẫu xé dán con gà.
Hỏi: Con gà có những phần nào?
Gọi Học sinh nêu.
4.Thực hành :
* Xé dán hình con gà con.
QS vẽ, xé đầu gà.
QS vẽ xé thân, chân, đuôi, mỏ.
* Dán :
Hướng dẫn các em dán vào vở.
GV đến từng bàn theo dõi các em dán.
Hát
Nêu : xé hình con gà con.
3 em.
thân, đầu, mỏ, chân, đuôi, mắt.
3 em.
Vài HS nêu lại.
Học sinh quan sát mẫu.
Gà có thân, đầu, mắt, mỏ, chân, đuôi.
Lớp lấy màu, bút, keo, vở.
Vẽ, xé hình đầu gà.
Vẽ xé thân, chân, đuôi, mỏ.
Dán thân, chân, đuôi, mỏ, đầu, mắt.
5.Củng cố :
Hỏi tên bài, nêu lại các bộ phận của con gà.
Gọi nộp vở để GV chấm.
6.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương:
Chuẩn bị đồ dùng học tiết sau.
Nêu tựa bài, nêu các bộ phận của con gà, nêu
cách vẽ thân, đầu, mỏ, chân, đuôi.
Thể dục
THỂ DỤC RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI.
I.Mục tiêu : -Ôn một số động tác thể dục rèn luyện cơ bản đã học. YC thực hiện các
động tác tương đối chính xác.
-Học động tác đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông.YC thực
hiện được động tác cơ băn đúng.
-Làm quen với trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào
trò chơi.
II.Chuẩn bị :
- Còi, sân bãi …
-PP chủ yếu:Quan sát, thực hành,...
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Phần mỡ đầu:
Thổi còi tập trung học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu bài học (1 đến 2
phút).
Đứng tại chỗ hát (1 phút)
Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1, 2.
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 30 đến 50
mét.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Nêu trò chơi : “Diệt các con vật có hại.”
2.Phần cơ bản:
Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống
hông: 4 đến 5 lần.
GV nêu tên động tác và sau đó làm mẫu vừa
giải thích động tác vừa cho học sinh tập theo
4 nhịp:
Nhịp 1:
Đưa chân trái ra trước hai tay chống hông.
HS ra sân. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Học sinh lắng nghe nắmYC bài học.
Học sinh đứng tại chố hát.
Giậm chân tại chỗ do lớp trưởng điều khiển.
Học sinh chạy theo hướng dẫn của GV.
Học sinh thực hành theo YC của GV.
Học sinh ôn lại trò chơi do lớp trưởng điều
khiển.
Học sinh lắng nghe và nhẫm theo GV.
Học sinh thực hiện 4 -> 5 lần mỗi động tác.
Nhịp 2:
Về TTĐCB.
Nhịp 3:
Đưa chân phải ra trước hai tay chống hông.
Nhịp 4:
Về TTĐCB.
Sau mỗi lần tập GV sửa động tác cho học
sinh.
Trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức 10 đến 12
phút.
GV nêu trò chơi sau đó tập trung học sinh
thành 2 hàng dọc (theo tổ), hàng nọ cách
hàng kia tối thiểu 1 mét. Tổ trưởng đứng
đầu hàng giơ cao bóngvà hạ xuống. GV làm
mẫu cách chuyền bóng, cho học sinh làm
thử đến khi học sinh biết cách làm rồi mới
thực hành trò chơi.
3.Phần kết thúc :
Đi thườngtheo nhịp thành 2 đến 4 hàng dọc
trên bãi tập, vừa đi vừa hát. Sau đó cho học
sinh đứng tại chỗ xoay thành 2 đến 4 hàng
ngang.
GV hệ thống bài.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.
HS đứng thành hai hàng dọc, lắng nghe GV
phổ biến trò chơi.
Học sinh làm thử.
Học sinh thực hành.
Học sinh đi thường và hát, chuyển đội hình
hàng dọc sang đội hình hàng ngang.
Học sinh nhắc lại cách tập động tác vừa học.
Tự nhiên và Xã hội
GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu :
-Gia đình là tổ ấm của các em ở đó có những người thân yêu nhất.
-Kể được những người trongngia đình mình vơi những bạn trong lớp.
-Yêu gia đình và những người thân trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh bài gia đình theo như SGK.
-Giấy vẽ, bút kẽ…
-PP chủ yếu:Quan sát,vấn đáp,...
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị của học
sinh.
Nhận xét chung.
3.Bài mới:
Cho học sinh khởi động bằng bài hát: “Cả
nhà thương nhau”.
GV nói: Gia đình là tổ ấm của chúng ta, ở
đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em… là
những người thân yêu nhất. Bài học hôm
nay sẽ nói về tổ ấm gia đình và các em sẽ
được nghe các bạn kể về tổ ấm của các bạn.
Qua đó GVø ghi tựa bài.
Hoạt động 1:
Làm việc với SGK:
MĐ: Giúp các em biết gia đình là tổ ấm của
các em.
Các bước tiến hành.
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh bài 11 và trả
lời các câu hỏi sau: Theo nhóm 2 em.
Gia đình Lan có những ai?
Lan và những người trong gia đình đang
làm gì?
Gia đình Minh có những ai?
Minh và những người trong gia đình đang
làm gì?
Bước 2:
GV gọi đại diện 1 vài nhóm lên chỉ vào
tranh và nêu nội dung thảo luận của nhóm
mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận:
Mỗi người đều có bố, mẹ và những người
thân khác như: ông bà, anh, chị, em… .Mọi
người đều chung sống trong một ngội nhà
gọi là gia đình. Những người trong gia đình
cần yêu thương nhau, chăm sóc nhau, có
như thế gia đình mới yên vui hoà thuận.
Hoạt động 2:
Em vẽ về tổ ấm của em.
MĐ: Học sinh giới thiệu những người trong
gia đình mình cho các bạn.
Các bước tiến hành:
Bước 1 :
GV phát cho mỗi em 1 tờ giấy A4 và yêu
cầu các em vẽ về gia đình mình.
Học sinh hát: Cả nhà thương nhau.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh QS và trả lời: theo cặp.
Bố mẹ lan, em Lan và Lan.
Đang dạo công viên, rồi về nhà quây quần ăn
cơm tối.
Ông, bà, bố, mẹ Minh và em Minh.
Đang ăn cơm.
Học sinh nêu lại nội thảo luận, chỉ vào tranh
để minh hoạ.
Nhóm khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh vẽ tranh.
Bước 2 :
GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm
của mình (chọn mỗi nhóm 2 bức tranh có
nội dung sát hợp và vẽ đẹp nhất để giới
thiệu thi đua giữa các nhóm).
Gọi học sinh chỉ tranh và nói về gia đình
tronh tranh đã vẽ.
Các nhóm khác xem và nhận xét.
Hoạt động 3:
Đóng vai.
MĐ : Giúp học sinh ứng xữ những tình
huống thường gặp hằng ngày, thể hiện lòng
yêu quý của mình đối với người thân trong
gia đình.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV giao nhiệm vụ các em cùng thảo luận và
phân công đóng vai trong tình huống sau
đây:
Tình huống 1: Một hôm mẹ đi chợ về tay
xách rất nhiều thứ. Em sẽ làm gì giúp mẹ
lúc đó?
Tình huống 2: Bà của Lan hôm nay bị mệt.
Nếu là Lan em sẽ làm gì? Hãy nói gì với bà
để bà vui và nhanh khỏi bệnh?
Bước 2: Thu kết quả thảo luận:
Giáo viên goị 2 cặp học sinh đại diện lên thể
hiện tình huống của mình, các em khác nhận
xét góp ý kiến.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài :
Nêu câu hỏi để học sinh khắc sâu kiến thức.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò:
Hát đồng ca bài: Đi học về.
Học sinh trình bày.
Học sinh nháûn xẹt.
Học sinh thảo luận và phân công trong
nhóm.
Xách phụ giúp mẹ.
Bà có khoẻ không để cháu giúp bà nhé.
Học sinh thể hiện theo tình huống của mình.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh trả lời.
Đạođức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I.Mục tiêu : HS biết được
• Củng cố và hệ thông hóa kiến thức đã học trong chủ điểm gia đình và nhà trường.
• HS biết cư xử lễ phép với ông bà , cha me , anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong
gia đình và yêu quý bảo vệ trường lớp.