Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẹo trị bệnh tiêu chảy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.89 KB, 5 trang )

Mẹo trị bệnh tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể
chống lại những chất mà nó không thích, bằng cách tống những chất này ra
ngoài.
Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì
cả khi bạn đến khám về bệnh tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt
hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ nguyên y khoa hiện đại
(khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác
sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh
kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như
đang bận việc quan trọng.
Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp
bạn ứng phó một cách hữu hiệu với bệnh tiêu chảy.

Bạn có bị phản ứng với sữa không?
Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì
thế, nếu bạn đang uống sữa mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết.

Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày
Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có
magiê, chất này có tác dụng kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc
thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê. Nếu bạn thường bị tiêu chảy
vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas mà
mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide.
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy.

Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy?

1. Uống nhiều nước: Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ
thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ


lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài
ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Việc uống
nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong
cơ thể. Song song với nước, bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một
thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng đầu đũa) trong một lít nước
lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị
thơm ngon.
Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy
cảm với sữa hay không, chất này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại
nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều.

2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp
cải, giá... Nên tránh những loại trái cây có bột như lê, đào, mận... cùng những loại
cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ
đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như
xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như súp đậu hay khoai tây.

Nên uống thuốc gì?

Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại
cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây
những tác hại khác.
Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận
rộn, có thể dùng các loại sau đây:
- Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình.
- Imodium: tiêu chảy nặng.
Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây.
Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà

đậm, chuối... cũng có kết quả tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ.

Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng
vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho
người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi cầu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×