Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC
GIA HÀ NỘI
Đề tài
HỌC
TẾđối với việxây dựng
Mô hình tập đoànTRƯỜNG
kinh tế NhậtĐẠI
Bản và
giá trịKINH
tham khảo
các tập===================
đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay

TRẦN QUANG NAM
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế
Mã số: 6231070 CHÍNH

SÁCH TÁI CƠ CẤU

TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2016

i



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
====================

TRẦN QUANG NAM

CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU
TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn: 1) PGS.TS. Hà Văn Hội
2) TS. Nguyễn Anh Thu

Hà Nội, 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Chính sách tái cơ cấu tập đoàn
kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là
công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận
án là trung thực, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Nghiên cứu sinh

Trần Quang Nam

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH
SÁCH TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC ..................... 11
1.1. Nội dung tổng quan ............................................................................. 11
1.1.1. Các nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn tái cơ cấu tập đoàn
kinh tế nói chung ...................................................................................... 11
1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách và giải pháp tái cơ cấu tập đoàn
kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc ............................................................. 20
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu đã được tổng quan ...................... 33
Kết luận Chương 1 ....................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TÁI
CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ .................................................................... 35

2.1. Lý luận chung về tập đoàn kinh tế....................................................... 35
2.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế ............................................................ 35
2.1.2. Môi trường, điều kiện hình thành và phát triển các tập đoàn
kinh tế ....................................................................................................... 38
2.1.3. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế....................................................... 43
2.1.4. Cấu trúc và mô hình của tập đoàn kinh tế .................................... 47

ii


2.2. Khái quát về chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế............................. 52
2.2.1. Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế .............................................................. 52
2.2.2. Chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế .......................................... 57
Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 67
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU CÁC CHAEBOL CỦA CHÍNH
PHỦ HÀN QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á NĂM
1997 .............................................................................................................. 68
3.1. Khái quát về các Chaebol của Hàn Quốc ............................................. 68
3.1.1. Lịch sử hình thành Chaebol ........................................................... 68
3.1.2. Đặc điểm và mối quan hệ giữa các Chaebol với Chính phủ
Hàn Quốc .................................................................................................. 71
3.2. Chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc ............. 75
3.2.1. Bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến việc Chính phủ Hàn Quốc thực
hiện chính sách tái cơ cấu các Chaebol................................................... 75
3.2.2. Mục tiêu của chính sách tái cơ cấu các Chaebol .......................... 96
3.2.3. Nội dung chính sách tái cơ cấu các Chaebol .................................. 97
3.2.4. Kết quả thực thi chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ
Hàn Quốc ............................................................................................... 112
Kết luận Chương 3 .................................................................................. 121
CHƯƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU

CÁC CHAEBOL CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........................................................ 122

iii


4.1. Bài học kinh nghiệm từ chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính
phủ Hàn Quốc ............................................................................................ 122
4.1.1. Một số bài học thành công ........................................................... 122
4.1.2. Một số bài học chưa thành công .................................................. 129
4.2. Khái quát tình hình tái cơ cấu các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà
nước ở Việt Nam........................................................................................ 130
4.2.1. So sánh mô hình tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt
Nam và mô hình Chaebol của Hàn Quốc .............................................. 130
4.2.2. Thực trạng và kết quả tái cơ cấu các tổng công ty, tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam .............................................................................. 135
4.3. Hàm ý chính sách trong việc tái cơ cấu các tổng công ty, tập đoàn kinh
tế nhà nước của Việt Nam thời gian tới ..................................................... 150
4.3.1. Cách tiếp cận đối với quá trình tái cơ cấu các tổng công ty, tập
đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam thời gian tới ................................ 150
4.3.2. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong tái cơ cấu các
tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian tới ........................... 152
Kết luận Chương 4 .................................................................................. 161
KẾT LUẬN ................................................................................................ 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 165

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Đầy đủ

STT Chữ viết tắt

ASEAN Economic Community

1

AEC

2

APEC

3

ASEAN

4

CIEM

5

DNNN

6

FDI


7

FTC

8

GDP

9

GNP

10

G20

11

HĐQT

Hội đồng quản trị

12

HĐTV

Hội đồng thành viên

13


IMF

14

KFTC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Central Institute for Economic Management
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Doanh nghiệp nhà nước
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Fair Trade Commission
Uỷ ban Thương mại tự do
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
Group of Twenty
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Korea Fair Trade Commission
Uỷ ban Thương mại tự do Hàn Quốc


v


Đầy đủ

STT Chữ viết tắt
15

M&A

16

MNCs

17

NCSEIF

Mergers and Acquisitions
Mua bán và Sáp nhập
Multinational Corporations
Công ty đa quốc gia
National Centre for Socio-Economic Information and
Forecast
Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia

18

NIEs


19

R&D

20

SCIC

21

TCT

22

TĐKT

23

TĐKTNN

24

TNCs

25

TNHH

26


TPP

27

UNCTAD

28

USD

29

WTO

Newly Industrialized Economies
Các nền kinh tế mới nổi
Research & Development
Nghiên cứu và Phát triển
State Capital Investment Corporation
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước
Tổng công ty
Tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế nhà nước
Transnational Corporations
Công ty xuyên quốc gia
Trách nhiệm hữu hạn
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
United Nations Conference on Trade and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
United States dollar
Đô la Mỹ
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Danh sách các Chaebol hàng đầu Hàn Quốc ................................ 70
Bảng 3.2: Danh sách các Chaebol được xếp vào danh mục 500 công ty lớn
nhất thế giới năm 1996 ................................................................................. 71
Bảng 3.3: Kết quả chương trình “Workout” (cuối năm 2002) .................... 100
Bảng 3.4: So sánh giữa kết quả và kế hoạch chương trình hoán đổi
“Big Deal” .................................................................................................. 101
Bảng 3.5: Kết quả tái cơ cấu tự nguyện của bảy ngành (4/2002)................ 105
Bảng 3.6: Các chính sách tái cơ cấu Chaebol khi xảy ra khủng hoảng
tài chính ...................................................................................................... 107
Bảng 3.7: Số lượng trung bình giám đốc và giám đốc thuê ngoài trong các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc...................................... 110
Bảng 3.8: Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong việc thực hiện tái cơ
cấu doanh nghiệp ........................................................................................ 112
Bảng 3.9: Tổng tài sản của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc ........................ 119
Bảng 3.10: Tổng tài sản của 5 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc ........................ 120

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nợ của các tập đoàn Hàn Quốc trong mối quan hệ so sánh
với GDP ........................................................................................................ 87
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của 10 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc . 88
Biểu đồ 3.3: Lượng tiền chính phủ bơm vào các ngân hàng và các tổ chức tài
chính thời kỳ 1998-2002 ............................................................................. 117

viii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc ghi đậm dấu ấn của các TĐKT
lớn ở nước này - các Chaebol, tiền thân thuộc sở hữu của các gia đình Hàn
Quốc. Chaebol ra đời từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX khi chính quyền
Tổng thống Pắc Chung Hy vạch ra các kế hoạch 5 năm và chiến lược phát
triển kinh tế theo hướng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, chọn một số
TĐKT mạnh để thực hiện. Chính phủ Hàn Quốc đã chủ trương dành nhiều ưu
đãi và gánh bớt rủi ro tài chính để các Chaebol yên tâm thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế theo kế hoạch mà Chính phủ đề ra. Cụ thể là, Chính phủ yêu
cầu ngân hàng thương mại nhà nước cung cấp các khoản vay ưu đãi khổng lồ
với lãi suất thấp cho các Chaebol; đứng ra bảo lãnh nợ của Chaebol đối với
các khoản vay nước ngoài; giảm nợ, xóa nợ khi các Chaebol không có khả
năng trả nợ. Chính phủ còn tiến hành giảm thuế, hạn chế kiểm soát hàng nhập
khẩu của các Chaebol. Nhờ những ưu đãi này, nhiều Chaebol đã phát triển
nhanh chóng thành các tập đoàn lớn không chỉ ở Hàn Quốc mà trên quy mô
toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo nên những thành
công đáng kinh ngạc của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, cũng chính từ sự ưu đãi quá mức của Chính phủ và thiếu cơ
chế kiểm soát, giám sát hiệu quả, quá trình phát triển của các Chaebol trong 3
thập kỷ sau đó đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể là Chaebol do được ưu
đãi về vốn đã đầu tư tràn lan, bành trướng quy mô, đặc biệt, đã đầu tư quá
mức vào một số ngành dư thừa trên thị trường thế giới và có lợi nhuận thấp (ô
tô, sắt thép, điện tử) khi Chính phủ tập trung phát triển các ngành này, thậm
chí còn đầu tư vào những ngành nghề có rủi ro rất cao. Mỗi Chaebol đều có

1


ngành nghề kinh doanh đa dạng nhưng lại khá đồng nhất giữa các Chaebol,
điều này làm giảm khả năng chuyên môn hóa và khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Các Chaebol hầu hết đều có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao,
trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn; hoạt động đầu tư kém hiệu quả, sinh
lợi thấp do dư nợ/vốn chủ sở hữu quá cao (nhiều trường hợp là trên 400%).
Hoạt động của Chaebol phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay từ Chính phủ nên
thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng sở hữu chéo giữa các công ty
thành viên diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý theo kiểu gia
đình đã không còn phù hợp, không tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở
hữu; thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, không minh bạch trong quản lý. Khi
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 nổ ra, các Chaebol đã bị quy là
nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tại Hàn Quốc.
Trước sự khủng hoảng trầm trọng của các Chaebol, đặc biệt là sau khi
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 nổ ra tại Hàn Quốc, Chính phủ
Hàn Quốc đã buộc phải can thiệp vào quá trình tái cơ cấu các Chaebol. Bên
cạnh những yêu cầu cấp thiết phải cải tổ nền kinh tế và doanh nghiệp, cùng với
sức ép của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một
loạt các chính sách tái cơ cấu “mạnh tay” đối với các Chaebol như khống chế
và xác lập tỷ lệ tài chính an toàn, không cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ công

ty con; yêu cầu các Chaebol tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính;
cấm các Chaebol sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng; cấm các Chaebol
sở hữu chéo giữa các công ty thành viên. Chính phủ yêu cầu các Chaebol và
công ty nhà nước hoán đổi tài sản thông qua việc yêu cầu ngân hàng cho vay
dài hạn, hoán đổi nợ - vốn chủ sở hữu và cung cấp các khoản vay mới khi việc
sáp nhập diễn ra. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn yêu cầu các Chaebol
minh bạch hóa hoạt động (công khai báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh,
kiểm toán độc lập); yêu cầu các Chaebol đều phải có thành viên HĐQT độc

2


lập có quyền bỏ phiếu và biểu quyết, tăng quyền lợi cho cổ đông thiểu số; yêu
cầu lãnh đạo các Chaebol chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của công ty;
cấm các Chaebol hối lộ quan chức chính phủ để vận động chính sách. Các
Chaebol phải phối hợp cùng chính quyền và nghiệp đoàn thành lập ủy ban
chuyên trách về cắt giảm lương và việc làm. Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc
đã mở cửa mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép các doanh
nghiệp nước ngoài được tham gia vào quá trình tái cơ cấu các Chaebol. Các
chính sách này được thực thi khá hiệu quả, đã giúp cho các Chaebol vượt qua
khủng hoảng và lấy lại đà phát triển nhanh chóng.
Sự thành công trong chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ
Hàn Quốc là vấn đề rất được quan tâm đối với nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam khi triển khai quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung, các
TCT, TĐKTNN nói riêng.
Ở Việt Nam, bên cạnh sự khác biệt về cơ sở hình thành, tính chất sở hữu,
chính sách của nhà nước đối với các TCT, TĐKTNN có nhiều điểm tương
đồng với các Chaebol ở Hàn Quốc. Với sự kỳ vọng về khả năng đóng góp cho
nền kinh tế, các TCT, TĐKTNN của Việt Nam được Chính phủ hỗ trợ thông
qua các chính sách ưu đãi về vốn, thị trường và những cơ chế đặc thù mà các

thành phần kinh tế khác không có được. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý chưa tốt
và thiếu sự giám sát chặt chẽ đã dẫn đến hậu quả là các TCT, TĐKTNN vay nợ
lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề,
quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ, v.v. Bên cạnh đó, trong bối
cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự yếu kém của
khu vực DNNN nói chung, các TCT, TĐKTNN nói riêng sẽ khiến Việt Nam
không tận dụng được nhiều lợi ích từ hội nhập mang lại, ảnh hưởng tới tiến
trình phát triển chung của đất nước. Trước tình hình đó, cải cách DNNN trở
thành một nhu cầu bức thiết, là đồng thuận chung của xã hội và quyết tâm của

3


toàn bộ hệ thống chính trị. Điều này được thể hiện rõ với việc Hội nghị lần thứ
ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định tái cơ cấu DNNN là
một trong ba trụ cột của hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian trước
mắt. Trong đó, tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN là việc cần ưu tiên hàng đầu. Thời
gian vừa qua, hoạt động tái cơ cấu các DNNN đã diễn ra ở nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực. Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách để sắp xếp, đổi mới hoạt
động của DNNN, trong đó đặc biệt là thực hiện cổ phần hóa các DNNN và thực
hiện tái cơ cấu riêng lẻ một số TCT, TĐKTNN. Tuy nhiên, các hoạt động này
còn chậm, chưa đạt được kết quả mong muốn. Chính vì vậy, để đẩy mạnh tái cơ
cấu các TCT, TĐKTNN ở Việt Nam, bên cạnh sự quyết tâm của Nhà nước và
doanh nghiệp, thì việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước,
mà cụ thể là Hàn Quốc, là hết sức cần thiết, có thể giúp cho Việt Nam có được
những bài học quý giá trong quá trình tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN.
Từ những vấn đề nêu trên, các câu hỏi đặt ra là:
i) Nguyên nhân nào dẫn đến việc Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính
sách tái cơ cấu các Chaelbol?
ii) Chính phủ Hàn Quốc thực thi chính sách tái cơ cấu các Chaebol

như thế nào?
iii) Vai trò của Chính phủ Hàn Quốc trong quá trình tái cơ cấu các
Chaelbol ra sao?
iv) Việt Nam tham khảo được những gì từ chính sách tái cơ cấu các
Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu các TCT,
TĐKTNN của Việt Nam?
Luận án “Chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của Chính phủ Hàn
Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên
cứu đặt ra ở trên.

4


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và những nội dung
trong chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc, Luận án
đánh giá những thành công cũng như chưa thành công của các chính sách này,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh quá trình
tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tái cơ cấu các
Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc.
- Phân tích, đánh giá chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ
Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc năm 1997.
- Làm rõ vai trò của Chính phủ Hàn Quốc trong quá trình tái cơ cấu các
Chaebol.
- Từ bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong chính
sách tái cơ cấu các Chaebol của Hàn Quốc, Luận án đưa ra một số hàm ý về
chính sách góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: quá trình thực thi chính sách
tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc và quá trình tái cơ cấu
các TCT, TĐKTNN ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án chọn thời điểm từ năm 1998 cho đến những
năm đầu của thập niên 2000. Đây là khoảng thời gian sau khủng hoảng tài

5


chính tiền tệ tại Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách
cải cách nền kinh tế một cách toàn diện, bao gồm 4 lĩnh vực: tài chính,
doanh nghiệp, lao động và khu vực công cộng, trong đó tập trung mạnh vào
tái cơ cấu các Chaebol - đầu tầu của nền kinh tế Hàn Quốc trong thời kỳ
này. Chương trình cải cách nền kinh tế và doanh nghiệp nêu trên của Chính
phủ Hàn Quốc được diễn ra rầm rộ trong khoảng từ giữa năm 1998 đến đầu
năm 2003. Sau thời gian này, một số Chaebol hàng đầu như Samsung,
Daewoo, Hyundai, v.v cũng đã thực hiện một số hoạt động cải tổ nội bộ.
Tuy nhiên, những hoạt động cải tổ này không thuộc phạm vi nghiên cứu
của đề tài Luận án.
- Về nội dung: Luận án không nghiên cứu chính sách cải cách nền kinh
tế và tái cơ cấu doanh nghiệp của Chính phủ Hàn Quốc nói chung, mà chỉ tập
trung nghiên cứu chính sách của Chính phủ Hàn Quốc trong việc tái cơ cấu các
Chaebol. Điều này là do quá trình cải cách nền kinh tế của Hàn Quốc gồm 4
lĩnh vực, như đã nêu trên, bao gồm: tài chính, doanh nghiệp, lao động và lĩnh
vực công cộng. Trong chính sách cải cách doanh nghiệp thì Chính phủ Hàn
Quốc tập trung chủ yếu vào các Chaebol vì các Chaebol được coi là đầu tầu, có
vai trò chi phối tới nền kinh tế Hàn Quốc. Chẳng hạn, trong thời kỳ trước

khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc, chỉ với 8 Chaebol là Samsung, Kepco,
Hyundai Motors, SK, LG, Shinsêga, CJ, Hansol đã chiếm tới 60,73% tổng
GDP của Hàn Quốc. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các Chaebol được xác
định vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của cuộc khủng hoảng này. Bên cạnh
đó, việc thực thi chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc đã
góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của các Chaebol, cũng như giúp
nền kinh tế Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng. Chính vì vậy, Luận án chỉ giới
hạn nội dung nghiên cứu việc thực thi chính sách của Chính phủ Hàn Quốc

6


trong việc tái cơ cấu các Chaebol, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong quá trình thực hiện tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cũng như giải quyết triệt để các
câu hỏi nghiên cứu nêu trên, Luận án có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tái cơ
cấu các TĐKT của Chính phủ Hàn Quốc.
- Phân tích, làm rõ nguyên nhân, mục tiêu, nội dung và đánh giá chính
sách tái cơ cấu các Chaelbol của Chính phủ Hàn Quốc.
- Trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ chính sách tái cơ cấu các Chaebol
của Chính phủ Hàn Quốc, Luận án đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm
đẩy mạnh tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận của Luận án
Luận án tiếp cận nghiên cứu trên góc độ vĩ mô. Đó là chính sách tái cơ
cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc và phân tích theo nội dung của các
chính sách tái cơ cấu. Luận án cũng nghiên cứu sự can thiệp của Chính phủ
Hàn Quốc vào quá trình tái cơ cấu các Chaebol trên cả phương diện can thiệp

trực tiếp và can thiệp gián tiếp, phân tích các bài học kinh nghiệm trên cả
phương diện thành công và chưa thành công, có tính đến đặc thù của Việt
Nam khi kiến nghị chính sách dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của Hàn
Quốc trong quá trình tái cơ cấu các Chaebol. Cách tiếp cận này sẽ phân tích
một cách có hệ thống, xâu chuỗi các vấn đề để làm tăng tính khả thi của các
kiến nghị được đề xuất.

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, Luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thông qua việc thu thập, tổng
hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có
liên quan tới chính sách tái cơ cấu TĐKT nói chung và chính sách tái cơ cấu
các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc nói riêng, từ đó phát hiện ra những xu
hướng, những trường phái nghiên cứu trong từng công trình của mỗi tác giả,
lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của Luận
án. Bên cạnh đó, phương pháp tổng hợp lý thuyết được Luận án sử dụng để
liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để hình
thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc cho chủ đề nghiên cứu của Luận
án. Phương pháp nghiên cứu này giúp Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý
luận cũng như chính sách can thiệp của Chính phủ Hàn Quốc vào quá trình tái
cơ cấu các TĐKT của nước này.
b) Phương pháp thống kê, mô tả
Luận án thu thập, phân tích các số liệu thứ cấp liên quan đến quá trình
thực hiện chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc, cũng
như thông qua phương pháp thống kê, mô tả, Luận án sẽ chỉ ra những kết quả
của chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc. Đồng thời,

Luận án cũng sẽ thống kê, mô tả rõ quá trình và kết quả tái cơ cấu các TCT,
TĐKTNN của Việt Nam, từ đó có những đánh giá về thành công, hạn chế và
nguyên nhân để đưa những kiến nghị chính sách.
c) Phương pháp kế thừa: Luận án sẽ kế thừa một cách có chọn lọc
phương pháp luận cũng như kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu
có liên quan về chính sách tái cơ cấu TĐKT nói chung, các Chaebol của Hàn

8


Quốc nói riêng, để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tái cơ cấu
các TĐKT của Hàn Quốc trong giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu những
năm 2000. Phương pháp kế thừa cũng được sử dụng nhằm kế thừa các tài liệu
và công trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá và làm rõ vai trò của Chính
phủ Hàn Quốc đối với quá trình tái cơ cấu các TĐKT của nước này.
d) Phương pháp phân tích, so sánh: Luận án sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh đối chiếu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ
mục tiêu, nội dung của chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Hàn Quốc.
6. Những đóng góp mới của Luận án
6.1. Về khoa học
i) Làm rõ bối cảnh và nguyên nhân dẫn tới việc Chính phủ Hàn Quốc
thực thi chính sách tái cơ cấu các Chaebol.
ii) Làm rõ mục tiêu, nội dung trong chính sách tái cơ cấu các Chaebol của
Chính phủ Hàn Quốc, cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách này.
iii) Làm sáng tỏ vai trò của Chính phủ Hàn Quốc trong quá trình tái cơ
cấu các Chaebol.
Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận án đã khẳng định rằng: việc chính
phủ can thiệp vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung, các TĐKT nói
riêng là cần thiết, tuy nhiên, chính phủ chỉ nên đóng vai trò định hướng, kiến
tạo, còn quá trình tái cơ cấu phải được dẫn dắt bởi thị trường. Đây là điểm

mới, góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn về lý luận can thiệp chính phủ vào
quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung, các TĐKT nói riêng.
6.2. Về thực tiễn
Từ những bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong
chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc, đồng thời,

9


thông qua đánh giá thực tiễn của quá trình tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN
của Việt Nam thời gian qua, Luận án đề xuất, gợi ý một số giải pháp về
chính sách đối với Nhà nước, cũng như giải pháp đối với doanh nghiệp
nhằm góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam thời
gian tới. Đây chính là những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn của
Luận án.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, hình, tài liệu tham khảo,
Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chính sách tái cơ
cấu tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách tái cơ cấu tập đoàn
kinh tế.
Chương 3. Chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc
sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Chương 4. Bài học kinh nghiệm từ chính sách tái cơ cấu các Chaebol
của Chính phủ Hàn Quốc và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

10



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC

Nghiên cứu về tái cơ cấu, chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp nói
chung, tái cơ cấu các TĐKT nói riêng không phải là vấn đề mới trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi Chính phủ Hàn Quốc tiến hành cải
tổ các Chaebol. Tính đến nay (2016) đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước tiếp cận nghiên cứu về chủ đề này với những phạm vi và
khía cạnh khác nhau.
1.1. Nội dung tổng quan
1.1.1. Các nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn tái cơ cấu tập đoàn kinh
tế nói chung
Về khái niệm tái cơ cấu doanh nghiệp, trong bài viết “Concept of
Corporate Restructuring and Reengineering” [58], tác giả Liběna Tetřevová
cho rằng tái cấu trúc thường được coi là một sự thay đổi của một cấu trúc sự
vật nhất định. Tác giả cũng phân biệt những thay đổi ở cấp độ vĩ mô và vi mô,
như kết quả từ các định nghĩa về tái cấu trúc. Ông cho rằng tái cơ cấu là sự
thay đổi của một cấu trúc khu vực kinh tế đặc biệt, thay đổi các chương trình
hoạt động sản xuất. Do đó, khi nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc cụ thể nền
kinh tế quốc gia thì sử dụng thuật ngữ “chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô”.
Còn nếu xem xét sự thay đổi trong một cấu trúc doanh nghiệp, thì sử dụng
thuật ngữ “chuyển dịch cơ cấu kinh tế vi mô”. Tái cơ cấu kinh tế vi mô có thể
xảy ra những thay đổi cả ở cấp công ty và ở các bộ phận đặc biệt của nó. Dựa
trên cách đặt vấn đề như vậy, Liběna Tetřevová cho rằng tái cơ cấu có nghĩa
là doanh nghiệp thực hiện việc sắp xếp, đổi mới các chức năng hoạt động của
nó. Hay tái cơ cấu thể hiện “doanh nghiệp thay đổi toàn diện theo định hướng

11



và hệ thống của một bộ phận tổ chức quản lý (doanh nghiệp, nhà máy, bộ
phận doanh nghiệp tự trị)”. Như vậy, tái cơ cấu chính là quá trình thực hiện
một sự thay đổi lớn trong cấu trúc tổ chức và thường liên quan đến cắt giảm
bộ máy quản lý và có thể thay đổi thành phần của tổ chức thông qua sáp nhập
hoặc mua lại.
Khi bàn về khái niệm tái cơ cấu, theo tài liệu “Tái cơ cấu doanh nghiệp
và sự phá sản doanh nghiệp” (2001) của Viện Company Secretaries - Ấn Độ,
thì tái cơ cấu doanh nghiệp đơn giản là quá trình toàn diện mà ở đó công ty
củng cố hoạt động kinh doanh và vị trí của mình để đạt được mục tiêu ngắn
và dài hạn. Tái cơ cấu là một quá trình toàn diện bằng cách các doanh nghiệp
tăng cường cách thức quản lý doanh nghiệp và đẩy mạnh thực hiện mục tiêu
trong dài hạn và ngắn hạn - điều phối, thúc đẩy, tiếp tục tồn tại như một thực
thể thành công và đầy tính cạnh tranh.
Trên góc độ cụ thể hơn, khi bàn về khái niệm tái cơ cấu doanh nghiệp,
trong nghiên cứu “Corporate Restructuring in Korea and its Application to
Japan” [53], tác giả Hyoung-Tae Kim cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp có
nghĩa là hàng loạt các quá trình tái cơ cấu tài sản, tài chính và quản trị doanh
nghiệp, giúp công ty tồn tại và phát triển. Tái cơ cấu có thể diễn ra với một
công ty đang gặp khó khăn theo nghĩa hẹp hoặc một công ty kém hiệu quả
theo nghĩa rộng hơn.
Cũng liên quan đến khái niệm về tái cơ cấu, trong nghiên cứu
“Corporate Restructuring Dynamics: A case-study analysis” [50], tác giả
Andreas Kemper & Florian Khuen đã chỉ rõ tái cơ cấu doanh nghiệp là một
hiện tượng phức tạp và cần thiết. Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến
lược để từ đó lựa chọn đa dạng hóa hay tập trung vào những ngành công
nghiệp chủ chốt. Đa dạng hóa đem đến sự mở rộng cho hoạt động của doanh

12



nghiệp, tập trung mạnh vào những hoạt động tiêu biểu. Dựa trên quan điểm
đó thì tái cơ cấu là việc làm giảm sự đa dạng hóa. Tái cơ cấu bao gồm nhiều
hoạt động như tái cơ cấu vốn đầu tư, tài chính và tổ chức.
Theo tác giả Đỗ Tiến Long trong bài viết “Tái cơ cấu doanh nghiệp ở
Việt Nam” [15], tái cơ cấu là quá trình tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động,
sức cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh mới, đòi hỏi những thay đổi trong cơ
chế quản lý và cơ cấu tổ chức. Cùng quan điểm với tác giả Đỗ Tiến Long, tác
giả Đỗ Thị Phi Hoài cho rằng, khác với “đổi mới” quản lý doanh nghiệp, tái
cơ cấu doanh nghiệp là sự thay đổi có phạm vi và tính chất sâu rộng hơn.
Trong đó, khác biệt quan trọng là nếu đổi mới mang ý nghĩa chủ quan thì tái
cơ cấu doanh nghiệp lại mang ý nghĩa khách quan của quá trình hoàn thiện
doanh nghiệp với mục đích tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội, thích ứng
với sự thay đổi của kinh tế toàn cầu.
Còn theo tác giả Vũ Nhữ Thăng, trong bài “Tái cấu trúc doanh nghiệp
nhà nước: nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” [30], tái cơ cấu DNNN là quá trình tổ
chức, sắp xếp, điều chỉnh lại; cải tiến mô hình, cơ chế hoạt động và bố trí lại
nguồn nhân lực. Kết quả của tái cơ cấu tùy phạm vi, mức độ và mục tiêu đề ra
sẽ có tác động đến doanh nghiệp, ngành nghề và tác động đến toàn bộ nền
kinh tế, xã hội. Yêu cầu về tái cơ cấu DNNN ở các nước thường khác nhau và
phụ thuộc vào thời điểm, bối cảnh kinh tế, chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia.
Tác giả Phạm Thanh Sơn trong bài “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
tại Việt Nam” [25], thì cho rằng, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái
niệm tái cơ cấu, tuy nhiên, tái cơ cấu doanh nghiệp, về bản chất, chính là sự
hoán đổi về sở hữu doanh nghiệp, thay đổi chiến lược kinh doanh, làm mới
mình cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, tái cơ cấu doanh nghiệp không chỉ

13



giới hạn ở những doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn, mất thanh
khoản mà đôi khi chính những công ty đang “ăn nên làm ra” cũng tiến hành
tái cơ cấu để phát triển và khẳng định thương hiệu của riêng mình. Thông qua
phân tích về tình hình của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tác giả
đã phân định tái cơ cấu doanh nghiệp thành các nội dung cụ thể như sau: Tái
cấu trúc về sở hữu doanh nghiệp; Tái cấu trúc hệ thống quản lý doanh nghiệp;
Tái cấu trúc về tài chính; Tái cấu trúc về nhân sự, lao động; Tái cấu trúc hệ
thống sản xuất, kinh doanh; Tái cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm; Tái cấu trúc chiến lược kinh doanh và đầu tư.
Đối với một nội dung cụ thể, liên quan đến cấu trúc vốn và tái cơ cấu
vốn trong doanh nghiệp, Black và Scholes trình bày trong mô hình định giá
quyền chọn (1973) và các ứng dụng của mô hình này, trong đó, khẳng định
các lý thuyết về cấu trúc vốn có độ sai lệch cao. Chính điều này đã hạn chế
khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn vào các quyết
định của doanh nghiệp. Sự phát triển lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhận hai
kết quả nghiên cứu có đóng góp quan trọng. Đồng thời, dưới góc độ tái cấu
trúc vốn trong doanh nghiệp, nghiên cứu của Modigliani và Miller (thường
được viết tắt là M-M), 1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tư
nhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanh
nghiệp phải đại diện cho cấu trúc vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp.
Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ
việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ nợ. Luận
điểm của Jensen và Meckling (thường viết tắt là J-M), 1976, xem xét lại mô
hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Ví
dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ
nợ bằng việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay.
Đây là vấn đề “tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại

14



diện (agency costs). Cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm
soát tốt các chi phí này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết
và thực nghiệm, được thực hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả
giới học thuật và những người vận dụng thực tiễn, các kết quả này đều có
hai hạn chế quan trọng.
Như vậy, khái niệm tái cơ cấu doanh nghiệp được khá nhiều tài liệu và
công trình nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung,
những công trình nghiên cứu nêu trên khi đưa ra khái niệm về tái cơ cấu
doanh nghiệp nói chung hay TĐKT nói riêng, đều nhắc đến những cụm từ
“sắp xếp”, “điều chỉnh”, “cải tiến”, “đổi mới” về cơ cấu tổ chức, cách thức
quản trị doanh nghiệp, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp.
Về tính tất yếu và xu hướng tái cơ cấu doanh nghiệp, tác giả Simeon
Djankov and Peter Murrell trong bài viết “Enterprise Restructuring in
Transition: A Quantitative Survey” [44] đã cho rằng, trong thập kỷ qua, hơn
150.000 doanh nghiệp lớn của 27 nước đã thực hiện quá trình chuyển đổi
trong bối cảnh môi trường kinh tế và chính trị thay đổi, do các nước này đã
thực hiện cách mạng nhằm cải tổ lại hệ thống doanh nghiệp. Trước tình hình
đó, một số doanh nghiệp buộc phải phản ứng trước những thay đổi này. Với
những thay đổi trong thể chế, chính sách cũng như môi trường đã khiến cho
các doanh nghiệp buộc phải tự mình thay đổi mới có thể tồn tại trong một thị
trường cạnh tranh đầy khốc liệt.
Theo tác giả Hoàng Trần Hậu trong bài “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà
nước, nhìn từ kinh nghiệm của một số nước“ [8] thì tái cơ cấu doanh nghiệp ở
các nước trên thế giới là hoạt động được diễn ra thường xuyên trong suốt quá
trình phát triển của các doanh nghiệp nhằm tìm ra mô hình, phương thức quản
trị tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Xu hướng tái cơ cấu

15



×