Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC NƯỚC ASEAN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.58 KB, 18 trang )

1

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC NƯỚC ASEAN
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Bùi Việt Thành*
Tóm tắt
Các nước Asean đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế, nhờ
vào sự đa dạng văn hóa, nhất là văn hóa bản địa mang đậm dấu ấn truyền thống. Nắm bắt
được những xu thế mới của du lịch thế giới, các nước Asean đã có những điều chỉnh phù
hợp với yêu cầu thực tế - trong đó du lịch cộng đồng trở thành một xu hướng chủ đạo,
mang đến sự thành công và bền vững trong phát triển của các cộng đồng dân cư địa
phương, tạo ra nguồn thu nhập, phát triển xã hội bền vững, trong đó yếu tố tránh gây hại
cho tương lai được áp dụng triệt để. Từ bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tế tại Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, mang lại cho Việt Nam những sự lựa chọn phù hợp trong việc
thay đổi hay áp dụng du lịch cộng đồng vào thực tế một cách bền vững và thành công.
Từ khóa: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, phát triển bền vững, du lịch bền vững,
du lịch theo sự kiện, hội thảo,
Abstract
The Asian countries have become interesting destinations for international tourists,
because of its diversity: culture, especially its local traditional culture. Catching the new
trend of international tourism, the Asian countries have properly ajusted to fix to its reality –
community tourism has become popular, leading to suceess and sustainability in the
community development, generating incomes, developing communities in sustainable way,
in which eleminating the potential risks has been carefully considerated. The practical
experience from Thailand, Malaysia and Indonesia help Vietnam having properly choices in
sucessfully applying and modifying community tourist into practice.
Key word: Community tourism, ecotourism, sustainable development, sustainable
tourism, meeting incentive conference event
1. Du lịch cộng đồng – khái niệm và đặc trưng
a. Khái niệm
Khái niệm du lịch cộng đồng (community based tourism, DLCĐ) bắt nguồn từ đầu


TK XX ở phương Tây, được nhiều tác giả khác nhau căn cứ vào nhiều góc nhìn khác nhau
** ThS, NCS Nhân học, Phòng QLKH-DA, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM


2

đưa ra các định nghĩa. Chung quy, DLCĐ là loại hình du lịch mang lại cho du khách những
trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp
vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Trên thực tế, nhiều tài nguyên sinh thái và văn hóa quý báu của thế giới tồn tại trong
trạng thái bị đe dọa, các cộng đồng cư dân bản địa đang rất dễ bị tổn thương. Du lịch cộng
đồng là một hình thức du lịch sinh thái-văn hóa trong đó nhấn mạnh sự phát triển của cộng
đồng địa phương và cho phép người dân có quyền tham gia và kiểm soát lớn hơn đối với sự
vận hành và phát triển du lịch tại địa phương, đồng thời họ cũng là lực lượng chia sẻ nhiều
lợi ích hơn từ hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng nên tăng cường sử dụng bền vững và
trách nhiệm tập thể, nhưng nó cũng bao gồm các sáng kiến cá nhân trong cộng đồng.
DLCĐ được phân biệt với loại hình du lịch có tổ chức khác chủ yếu qua hai phương
diện quy mô và thành phần kinh tế. Trong du lịch đại trà, các công ty du lịch lợi nhuận, thiết
kế, tài chính, xây dựng, vận hành khách sạn, nhà hàng, công viên chủ đề, giao thông vận tải
và dịch vụ du lịch khác trong khi ở du lịch cộng đồng thì chính các gia đình, nghệ nhân và
thợ thủ công mới chính là những người cung cấp dịch vụ chính yếu.
Trong DLCĐ, khách du lịch ghé thăm địa phương, trực tiếp gặp gỡ giao lưu và chia
sẻ kiến thức văn hóa bản địa. Người dân địa phương sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn trong
phát triển địa phương mình, họ sẽ cảm thấy tự hào khi họ được góp phần tham gia vận hành
kinh tế - xã hội.
b. Đặc trưng của DLCĐ
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới đương đại, DLCĐ mang trong mình các đặc
trưng tiêu biểu sau:
(1) Bình đẳng xã hội: các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và

quản lý các hoạt động du lịch của cộng đồng mình. Các lợi ích được chia đều cho các bên
bao gồm các công ty lữ hành và các thành viên cộng đồng.
(2) Tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: dù dưới bất cứ
hình thức du lịch nào, môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương đều phải chịu những
sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi
trường tự nhiên và văn hóa địa phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động du lịch mà họ
đang cung cấp, về những tác động của DLCĐ đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch


3

khai thác và bảo vệ hợp lý. Việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
sắc thái văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu,
kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái tạo nguồn
tài nguyên cho hoạt động du lịch.
(3) Sẻ chia lợi ích và trách nhiệm: Không những lợi ích được chia đều mà các bên
tham gia (doanh nghiệp, cộng đồng) phải có trách nhiệm đóng góp duy tu, cải thiện, nâng
cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động
DLCĐ. Trên thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật
thiết với việc lập kế hoạch phát triển của cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng (nhà ở, đường giao thông, vườn hoa...) trên nguyên tắc hài hòa.
(4) Quyền sở hữu tài nguyên và nguyên tắc tham gia quản lý của cộng đồng: việc các
thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là một thể
hiện quan trọng của việc cộng đồng sở hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ trong cung
cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du khách có thể trải
nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan trọng hơn là để
tương tác với cộng đồng. Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ là những người chia sẻ
với du khách những điểm sáng thực hành văn hóa địa phương để du khách được tiếp cận,
tìm hiểu và chia sẻ văn hóa truyền thống của họ một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ
các tri thức dân gian trong các bình diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn

học dân gian, phong tục – tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống v.v.. Cả du khách
và cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng.
(5) Phát triển kinh tế bền vững: để tránh những tác động có hại đến kinh tế, xã hội và
môi trường du lịch, việc tìm kiếm một mô hình du lịch bảo tồn đã dẫn đến sự ra đời của du
lịch bền vững lấy phối hợp giữa sinh thái và văn hoá làm tâm điểm, vừa đáp ứng nhu cầu
giải trí vừa nâng cao giá trị cuộc sống. Cộng đồng phải chủ động xây dựng kế hoạch kích
thích kinh tế địa phương bằng cách tạo ra thu nhập thông qua việc sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương mình; đồng thời phải biết sáng tạo trong nắm
bắt nhu cầu du khách để chủ động cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và công bằng. Bên
cạnh nguồn lực vật chất, doanh thu từ du lịch cộng đồng giúp duy trì phát triển văn hóa và
truyền thống bản địa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.


4

Theo thuyết du lịch đạo đức hiện hành của Tribe (2006), tính bền vững của du lịch sẽ
là xu thế cơ bản trong tương lai. Tác giả Eber (1992) cho rằng: “du lịch bền vững là loại
hình du lịch và cơ sở hạ tầng hoạt động dựa trên tài nguyên tạo năng suất bền vững cho
nhiều thế hệ hiện tại và tương lai, có sự đóng góp to lớn của người dân và cộng đồng, phong
tục và lối sống đối với quá trình phát triển kinh nghiệm du lịch; tất cả các bên tham gia gồm
khách du lịch, người dân địa phương và cộng đồng đều được chia sẻ lợi ích kinh tế công
bằng". Còn Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch bền vững là phải đáp ứng các nhu
cầu của khách du lịch và cũng như các địa phương cung cấp dịch vụ du lịch hiện tại, đồng
thời bảo vệ và tăng cường cơ hội cho sự phát triển tương lai (Viện Du lịch, năm 2010).
Cách giải thích này bổ sung cho hệ giá trị hậu-vật chất của xã hội hậu hiện đại, nhấn mạnh
vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc phát huy giá trị đạo đức, hướng đến sự lựa
chọn bền vững (Haanpaa, 2005).
c. Du lịch sành điệu – một dạng thức của DLCĐ
(1) Nhu cầu du lịch sành điệu (DLSĐ)
Chúng ta đang sống trong một thế giới chuyển động vô cùng mạnh mẽ và hầu như

không một ai có thể dự đoán trước tương lai. Mọi mặt đời sống đang thay đổi, nhu cầu du
lịch và đặc trưng khách du lịch đang thay đổi. Mặc dù vậy, những thay đổi trong nhu cầu,
thị hiếu du khách vẫn chưa được điều tra, phân tích và đánh giá đầy đủ về mặt học thuật.
Những biến động xã hội trên thế giới hơn một trăm năm qua đã dẫn đến những tăng trưởng
mạnh về trí tuệ, điều kiện kinh tế và lối sống, chính vì thế giá trị trách nhiệm xã hội của
từng cá nhân thay đổi đã kéo theo sự chuyển biến trong cách thức chúng ta nhìn nhận và
đánh giá về thế giới (Zahra và Macintosh, 2007). Những thay đổi ấy thể hiện rõ nét nhất
trong thái độ của du khách thời hậu hiện đại, và tất nhiên điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến
tất cả các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch. Trong suốt nhiều thời kì, nghiên cứu cho thấy
hoạt động du lịch đôi khi bị đánh giá thấp vì cho rằng nó thiếu chiều sâu học thuật và nền
tảng lý luận (Veal, 2002; Botterill, 2003), thậm chí được mô tả là “một khoảng trống trí tuệ”
(Jones, 2004), hay chỉ đơn thuần thiên về quản lý (Taylor và Edgar, 1999) chứ không sâu
sắc và thẩm thấu trí tuệ.
Ở thời điểm Chủ nghĩa Hậu hiện đại đang lên và có ảnh hưởng nhất định trên thế giới
thì tác giả Urry nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “nhãn quang du lịch" (tourist gaze) hoặc


5

theo cách gọi của Foucault là “nhãn quang y tế" (medical gaze) (Foucault, 1980; Urry,
2002). Cách tiếp cận hậu hiện đại này giúp cung cấp những kiến giải sâu về lý thuyết và
đóng góp nhiều hơn cho nghiên cứu du lịch học bằng cách làm nổi bật tính chất biến đổi
theo thời đại và tình huống kinh nghiệm du lịch (Hottola, 2004). Chủ nghĩa hậu hiện đại tìm
kiếm một cam kết quan trọng với kỷ nguyên hiện đại, ở đó ý nghĩa của nó được đúc kết từ
thế giới khách quan mà khách du lịch có tương tác đến (Hottola, 2004). “Trong bối cảnh
này, du lịch không chỉ đơn giản là một hoạt động thương mại hay một bài học của nghiên
cứu kinh doanh mà là một sự theo đuổi sâu sắc, có ý nghĩa và lạc quan". Cho đến nay, “chủ
nghĩa khoái lạc (mindless hedoism) và việc tìm kiếm thú vui không còn là mốt thời thượng
nữa" (Singh, 2004). Tương tự, mô hình du lịch "chủ nghĩa hưởng phúc (fordism)" dần đã
trở nên lạc hậu (Haanpaa, 2005). Du khách thời hậu hiện đại hoàn toàn khác, họ chủ trương

tìm kiếm ý nghĩa của hoạt động sống qua lăng kính mà ở đó các thực hành văn hóa phức tạp
có thể được thể hiện và tổ chức trước mắt họ (Zahra và Macintosh, 2007), xung quanh họ,
trong đó bản thân khách du lịch đôi khi là “diễn viên” thực thụ trong các “vở diễn” cuộc
sống đầy tính trải nghiệm ấy. Nói tóm lại, tri thức nhân loại càng tăng, nhu cầu và thị hiếu
du khách biến đổi theo xu hướng chuộng chiều sâu và sự can dự của tự ngã trong hoạt động
sống tại địa phương mà họ đến.
Xét ở khía cạnh kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế
toàn cầu, nó giúp tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, góp phần to lớn vào tăng trưởng GDP
và hiện đang là một trong những ngành phát triển nhanh nhất thế giới (World Travel and
Tourism Council, 2012; Hassan, 2008). Du lịch kích thích sự phát triển của các sản phẩm
(hoạt động) văn hoá địa phương và các tác động khác trong cộng đồng, nhất là sự tiếp xúc
đa văn hoá, sự mở rộng tầm nhìn hai chiều (cư dân bản địa, khách du lịch), cuối cùng đích
đến thường là sự tăng trưởng của lối sống văn minh. Ngành du lịch làm tăng doanh thu nhà
nước và địa phương, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông, thị trường, cơ
sở dịch vụ, viễn thông v.v.). Từ quan điểm xã hội và văn hóa, du lịch có thể làm tăng cơ hội
giáo dục, giúp mở rộng tư duy đa chiều, giúp bảo tồn văn hóa địa phương, củng cố bản sắc
và ở một chừng mực nhất định nâng cao khả năng thể hiện bản thân và nhận thức về quyền
con người. Xét ở góc độ môi trường, khách du lịch thời hậu hiện đại đặc biệt có ý thức về


6

môi trường, hệ sinh thái và các biện pháp để giảm bớt ô nhiễm (Coathup, 1999), có ý thức
về môi trường sống không chỉ của riêng con người mà còn của các loài sinh vật đang chia sẻ
chung môi trường sống với con người. Chính du khách với những nhu cầu, sở thích và thị
hiếu mới sẽ thúc giục chính quyền sở tại tích cực hơn trong thực hiện các chính sách bảo vệ
môi trường sống và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (Leonard Barnett & Edward G.
L. Carter, 2013). Hoặc chí ít, du khách hậu hiện đại sẽ mang đến cho con người những nơi
mà họ đi qua những ý niệm tốt lành về bảo vệ môi trường.
(2) Xu hướng du lịch sành điệu (DLSĐ)

Tác giả Perionova (2005) cho rằng DLSĐ là loại hình du lịch có định hướng giới hạn
số du khách trong tổ chức các hoạt động nhằm mục tiêu đạt được hiệu quả và lợi ích cao
nhất (đối với người dân địa phương và môi trường). Theo phân loại của Choibamroong
(2003), DLSĐ thường dành cho du khách là trí thức cao, tức du khách sành điệu. Haanpaa
(2005) thì ghi nhận xu hướng chiếm ưu thế trong du lịch sành điệu là chủ nghĩa hưởng phúc
(fordism) gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại, có trách nhiệm về sinh thái và đạo đức xã hội.
Tepalus (2000) nhận xét rằng nhiều khách du lịch, nhất là tầng lớp thượng lưu hoặc
cao cấp, ngày càng ý thức rõ ràng hơn về tính bền vững của hoạt động. Nhiều người cho
rằng du khách lớn tuổi "là những du khách của những năm 1960 và 1970, còn du khách
sành điệu và tầng lớp trí thức là những tầng lớp tiêu biểu ngày nay" (Tepalus, 2000). Đối
với khách du lịch loại này, mối quan tâm chính là trải nghiệm chứ không phải là tiêu dùng
sản phẩm du lịch, trong đó họ mong muốn tìm kiếm các điểm đến cung cấp văn hóa, bức
tranh sinh hoạt cộng đồng, điều kiện an ninh, điều kiện giải trí, sự yên tĩnh, điều kiện học
tập hoặc tinh thần phiêu lưu. MacCannell (1999) mô tả các du khách sành điệu như "khách
hành hương" để tìm kiếm các trải nghiệm đích thực và thậm chí là tìm kiếm một phong cách
sống.
Nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh đến các giá trị như chất lượng cuộc sống, văn hóa, lối
sống, tự do và sức khỏe (Haanpaa, 2005), do đó du lịch trở thành không thể thiếu cho việc
tìm kiếm các du khách của hậu hiện đại tìm kiếm trải nghiệm cá nhân (Zahra và Macintosh,
2007). Các du khách sành điệu hậu hiện đại "đang tìm kiếm những trải nghiệm mới, họ
quan tâm đến môi trường, quan tâm đến việc tham gia vào một lối sống sức khỏe, hạnh
phúc và mong muốn trải nghiệm văn hóa địa phương" (Yeoman, 2008).


7

Boniface và Cooper (2005) cũng xác định rằng du khách sành điệu biết rất rõ những
gì họ muốn, bao gồm chất lượng, dịch vụ và giá trị so với số tiền bỏ ra, họ quan tâm đến
môi trường và tiêu thụ đạo đức du lịch, có kinh nghiệm, biết đánh giá các điểm đến và sản
phẩm du lịch, rất linh hoạt và chủ động trong sắp xếp các chuyến du lịch, có kỹ năng của

người tiêu dùng thời đại công nghệ và chú trọng kinh nghiệm chứ không phải sản phẩm du
lịch, ví dụ như tìm hiểu văn hóa, lối sống, đạo đức v.v..
2. Mô hình du lịch một số quốc gia Asean
2. 1. Thành phố Hua Hin – Thái Lan1
Thực hiện các chương trình áp dụng thay đổi cách thức tiếp cận xu hướng du lịch của
thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Thái Lan đã chủ động tiếp cận xu hướng tập trung
vào lượng khách du lịch có thu nhập cao đến du lịch tại Thái Lan. Hua Hin cách thủ đô
Bangkok khoảng 250 km, thủ phủ tỉnh Prachuap Khiri Khan, thành phố có khoảng 50 ngàn
dân, một thành phố nghỉ dưỡng, thời tiết ấm quanh năm, có địa hình đa dạng và cũng là nơi
có những bãi biển tuyệt đẹp. Hua Hin từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn
sung túc, với nhiều công viên cây xanh và các di tích lịch sử. Từ Bangkok tới Hua Hin, mất
khoảng gần 2 tiếng đi xe buýt, gần 4 tiếng nếu đi tàu hỏa. Đi lại trong Hua Hin có phương
tiện chủ yếu là tuk tuk. Ga tàu hỏa Hua Hin là một trong những ga tàu đẹp nhất ở Thái Lan.
Tòa nhà chính của ga bằng gỗ, trước đây từng là một cung điện của Hoàng gia, được xây
dựng lại vào năm 1968.
Người dân ở Hua Hin tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều hình
thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết sức độc đáo. Bằng việc
sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc trưng của vùng Hua Hin, từ đó góp
phần quảng bá du lịch cho Hua Hin. Người dân tại Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát
triển du lịch cộng đồng thông qua chính sách hỗ trợ 4P (Products, Price, Place and
Promotion), là sự kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ. Theo khái niệm kinh
doanh này, các nhà sản xuất hàng lưu niệm phải xem xét các sản phẩm thỏa mãn được các
nhu cầu của người tiêu dùng chưa. Bước tiếp theo đưa sản phẩm đến những nơi thuận tiện
cho khách hàng có thể tiếp cận. Quảng cáo là một bước để tạo ra sự kết nối thông tin với các
1 www.thailand-huahin.com


8

khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ bỏ tiền mua các sản phẩm này. Thiết lập các hỗ

trợ dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết.
(Pongsakornrangsilp, 2004)2. Từ chính sách này, chiến lược tiếp thị 4P mang đến sự hài
lòng của khách hàng trong việc tiếp cận và mua các sản phẩm, điều này mang lại cho du
lịch ở Hua Hin có bước phát triển bền vững.
Ngoài ra Hua Hin thu hút hơn 5.000 người nước ngoài sinh sống và có hơn 1 triệu
khách mỗi năm, trong đó chủ yếu là khách Châu Âu, Anh đến nghỉ dưỡng và có nhiều
người đã mua nhà tại đây. Tại sao Hua Hin lại đón được nhiều khách du lịch tại một làng
chài nhỏ, trầm lắng hơn nhưng nơi sôi động khác ở Bangkor, đó chính là việc tạo nên một
không gian gần gũi và đáp ứng được các yêu cầu cao cấp nhất của khách hàng, đó chính là
yếu tố mà Hua Hin kéo được những khách du lịch sành điệu đến nghỉ dưỡng. Chính quyền
Hua Hin đầu tư các khu chung cư cao cấp giá cả giao động trong khoảng 100.000 USD tùy
thuộc vào nhiều vị trí (chính quyền đảm bảo và khuyến khích thực hiện chương trình này).
Ngoài ra, chính quyền kết nối với các công ty du lịch tại Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Đức để cung
cấp các thông tin về các chính sách, bán nhà ở, cung cấp các tiện nghi cao cấp theo yêu cầu
và cung cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin xã hội tốt nhất cho những người mua
nhà tại đây. Thậm chí, tại Hua Hin có nhiều công ty đến từ Bắc Âu, mà đôi lúc làm người ta
lầm tưởng đang ở Helsinki hơn là Hua Hin.
Hơn nữa để đáp ứng tối đa các nhu cầu của người khách lưu trú tại đây, các nguồn
rau củ quả tươi, hải sản, thịt bò được nhập từ Nhật Bản, Australia và Mỹ tại các của hàng,
siêu thị của Hua Hin bán đầy ắp như ở Bangkok. Các nhà hàng, các tiệm bánh được mở ra,
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với tiêu chí phục vụ tốt nhất và giá cả phải chăng nhất
(chính quyền quy định và kiểm tra một cách chặt chẽ giá bán tại các nhà hàng để khách
không bị chặt chém, làm mất uy tín của Hua Hin).
Các dịch vụ giáo dục cũng bắt đầu được tính đến khi các trường danh tiếng được mời
đến đặt trụ sở dạy các chương trình cao học hay quản trị doanh nghiệp, du lịch, các lớp đào
tạo ngắn hạn, dù chưa thể bằng các trường lớn đặt tại Bangkok nhưng Hua Hin bước đầu đã
2 Kedwadee Sombultawee, Sitanan Vongsakulpaisad 2014: The destination image of Hua Hin: Envidence
from Thai Couple, Kỷ yếu hội thảo “Làng nghề và phát triển du lịch”, Nxb. ĐHQG-HCM, ISBN: 978-604-732448-4: 688.



9

có thay đổi tích cực. Ngoài ra, các trung tâm dạy tiếng Thái, hay dạy các lớp ẩm thực địa
phương, trang trí hoa quả, mát xa, Yoga, võ thuật đều được hỗ trợ tối đa để du khách có thể
tiếp cận trong quá trình lưu trú tại đây. Các tạp chí lớn bằng tiếng Anh được được bán tại
đây hoặc các báo địa phương đều được chuyển ngữ tiếng Anh, tiếng Nga để phát cho du
khách. Đây là một kênh mà chính quyền Hua Hin tiếp cận đến khách hàng, thông tin các
nguồn lực mình có, có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các thông tin du lịch được
thông báo thông qua nhiều kênh và đây là một cách mang lại sự hứng thú khám phá du lịch,
quyết định đến việc chọn tour cùng như ngày ở của du khách tại Hua Hin. Hay thông qua
tuyến đường sắt tại thành phố Hua Hin, việc khai thác tối đa nhà ga mang vẻ đẹp của hoàng
cung, được tô điểm nổi bật. Ở mỗi địa phương đều có điểm du lịch trung tâm, bao gồm
trung tâm thông tin du lịch để thuận tiện hướng dẫn và phục vụ du khách. Ở đó khu phố du
lịch được trang trí độc đáo và mang phong cách truyền thống địa phương, để ngay khi để
mắt đến, du khách sẽ bị lôi cuốn và luôn trong tâm thế muốn khám phá. Thành phố Chaing
Mai đã tương đối thành công khi bố trí các điểm du lịch theo từng chủ đề rải rác khắp thành
phố, và như vậy khi đến một điểm du lịch mới khách được tiếp xúc với nét văn hóa mới. Tại
Hua Hin, người ta dùng mô hình và màu sắc của ga xe lửa để trang trí cho đường phố, từ
bảng tên đường, lan can công sở cho đến con lươn giao thông ngoài phố. Hết thảy các yếu
tố này hợp thành một hệ thống giá trị nhận diện thương hiệu và lưu giữ ký ức trong mỗi du
khách3.
Gần đây, Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để thực hiện các lợi thế cạnh tranh du lịch,
trong đó du lịch được chia thành 4 khu vực: bãi biển cao cấp, bãi biển gia đình, du lịch nông
nghiệp và du lịch sinh thái. Mỗi khu vực có một lợi thế cạnh tranh khác nhau, cung cấp đa
dạng các loại hình du lịch trong đó có du lịch miền núi, biển, các di tích, cung điện... Hua
Hin được chọn để nâng cấp thành các bãi biển cao cấp để thu hút khách du lịch nước ngoài,
đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố nghỉ dưỡng, sành điệu khác xa chốn du lịch cho những người
khách bận rộn ở Pattaya và Phuket, trong đó tập trung vào giải trí và cuộc sống về đêm gần
3 Nguyễn Ngọc Thơ 2105: Du lịch sành điệu thời hiện đại, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Toàn cầu hóa du lịch và
địa phương hóa du lịch”, ISBN: 978-604-73-3180-2, Nxb.ĐHQG-HCM: 442.



10

gũi với cộng đồng. Gần đây, các giải Golf đẳng cấp thế giới tổ chức tại đây thu hút được
nhiều người tham dự, phục vụ cho các giải này còn có các Spa, khu nghỉ dưỡng, khu di tích
lịch sử được nâng cấp đạt chuẩn. Dự án này được tổ chức DASTA 4 (The Designated Areas
for Sustainable Tourism Administration) thực hiện trong 10 năm và kết hợp chặt chẽ với
cộng đồng địa phương cùng thực hiện để du lịch phát triển bền vững hơn. Các vấn đề như
chỗ đậu xe, vấn đề rác thải được giải quyết quyết liệt, thủ tục hành chính nhanh gọn, thúc
đẩy du lịch của Hua Hin phát triển nhanh, bền vững trong những năm qua. Các điểm tham
quan mới được xây dựng trong thành phố và vùng lân cận như các vườn nho, sân bóng, chợ
đêm hay tham gia các công việc tại các trang trại, chính là các điểm du lịch tạo nên sức hấp
dẫn cho các khu nghỉ mát và hướng đến việc chi tiêu hàng ngày, nâng thời gian lưu trú của
du khách.
Hua Hin phát triển du lịch theo một hệ thống toàn diện từ chính phủ, đến chính
quyền địa phương, các đơn vị làm du lịch, người dân cùng tham gia đáp ứng các nhu cầu
của du khách, tạo nên sự phát triển du lịch bền vững thành phố Hua Hin.
2.2. Malaysia - đất nước của lễ hội, di tích lịch sử và đặc sản ẩm thực địa phương
Nói đến Malaysia là nói đến đất nước của ngành công nghiệp du lịch, với các điều
kiện văn hóa – kinh tế xã hội khá đa dạng, vào những năm 90 du lịch Malaysia đã thu hút
hơn 1 triệu du khách mỗi năm, là ngành thu ngoại tệ đứng thứ 3. Theo Tổ chức du lịch thế
giới, năm 2010 Maylaysia là 1 trong 10 nước có số lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều
nhất với 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt gần 180 tỷ USD. Để
giữ vững vị trí của du lịch, Maylaysia đã đầu tư cho ngành du lịch 184,94 triệu USD phát
triển cơ sở hạ tầng cho du lịch cho kế hoạch 1996-2000 và năm 2001-2005 đã đầu tư 630
triệu USD cho cơ sở hạ tầng du lịch 5. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm
2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp
chính thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch
hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp

chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo Tổ chức du lịch thế giới thì 10
4 www.huahintoday.com
5 Báo cáo tổng hợp đề án Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Malaysia đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015 của
Tổng cục du lịch Việt Nam- Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hà Nội tháng 6/2012.


11

thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore,
Indonesia, Thailand, China, Brunay, India, Australia, Phillipines, Anh và Nhật Bản.
Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tập trung vào việc phát triển sản
phẩm và thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du
lịch. Với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường; phát triển du lịch xanh, giải
thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, sạch và phát triển toàn
diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng).
Trong bối cảnh toàn cầu hóa về du lịch, Malaysia xác định phải có những sáng kiến
và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Gần đây với khẩu hiệu: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của
tôi”, khuyến khích người nước ngoài mua nhà để nghỉ ngơi, du lịch và đón thêm người thân
tới du lịch tạo ra tính đột phá. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch
trương sản phẩm du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực. Tập trung các sản phẩm du lịch cao cấp
và xác định địa điểm cụ thể, từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải
trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch
chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE6.
Định hướng về quy hoạch du lịch “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm
2020” nhằm thu hút các thị trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch.
Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch
sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.
Chương trình quảng bá các lễ hội có nguồn gốc từ Trung Hoa, trở thành lễ hội văn
hóa đặc trưng không chỉ của cộng đồng người Hoa ở Malaysia mà còn là của cả nước, du
khách và người dân đều náo nức chờ đón các lễ hội này. Từ lễ hội Duanwu – Chương trình

đua thuyền rồng, các nhà du lịch Malaysia còn kết hợp quảng bá các món ăn truyền thống
trong ngày hội này thường là món bánh bao – Zhong zi. Đây là món ăn truyền thống với các
bí quyết chế biến riêng để tạo hương vị riêng, đó là một nghệ thuật. Lễ hội Duanwu là nét
văn hóa riêng của các nước như Trung Quốc, Singapore, Malaysia… những nước có cộng
đồng người Hoa sinh sống đông đảo. Tham gia lễ hội, du khách không những sẽ được
6 Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển
lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng,… của các công ty dành cho nhân viên, đối tác. Tùy theo mục đích
chương trình và yêu cầu khách hàng mà các đơn vị tổ chức sẽ thiết kế những chương trình du lịch MICE
khác nhau. Nhờ có nhiều lợi thế để phát triển (nhiều danh lam thắng cảnh, di sản đẹp, hệ thống khách sạn,
resort hiện đại đang được đổi mới từng ngày,…).


12

chiêm ngưỡng những màn rước thuyền rồng đặc sắc mà còn thưởng thức nghệ thuật làm
bánh bao truyền thống làm nức lòng du khách.
Tháng lễ Ramadan cũng được quảng bá, mở cửa những khu chợ đêm tràn đầy màu
sắc và hương vị, bán suốt đêm với những món ăn truyền thống thơm ngon, hấp dẫn trong
tháng Ramadan. Tại các khu chợ các quầy hàng bán đồ lễ, trang phục Hồi giáo, đồ dùng gia
đình thì còn bán các món ăn của người Hồi giáo, đặc biệt là "bubur lambuk" - món cháo cổ
truyền nấu bằng khoai lang, tôm, thịt bò và thảo mộc, một món ăn đơn giản được các du
khách ưu chuộng. Du khách vừa thưởng thức ẩm thực vừa cảm nhận không khí Ramanda
đến từ không gian đa màu và âm sắc, hương vị tại các khu chợ. Món Bubur lambuk cũng là
một sự kiện mang tính cộng đồng, thường được các công ty ở Malaysia bảo trợ, nên cháo
mới được nấu với khối lượng lớn để mọi người trong cộng đồng đều có cơ hội thưởng thức
miễn phí. Đến với hội chợ Ramanda, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận nét Phương Đông của
người Malaysia, chính là sự gần gũi, thân mật, ấm cúng của không gian đường phố.
Các món ẩm thực đặc sản của Malaysia như bún Laska, Nasi Goreng, kẹo Dodol
(giống kẹo dừa), hủ tiếu xào Penang, Ba Ku Te (Trà hầm xương heo) hay các loại bánh như
bánh Himheang, bánh sầu riêng, bánh gà, bánh kẹp thịt nướng... đến đồ hải sản rẻ bất ngờ tự

chọn tự nướng, các đồ uống thì được pha chế cực kì lạ miệng. Ngoài ra các món thịt bò
nướng, tôm nướng ngũ vị, cá cuộn nấm nướng, xúc xích nướng xiên... trở nên hấp dẫn với
du khách nếu đi vào các gian hàng ẩm thực.
Du lịch Malaysia còn khai thác điểm du lịch Melaka trở thành tuyến du lịch chính,
một thành phố bảo tàng, bến cảng lịch sử nổi tiếng nằm ở eo biển Melaka, do hoàng tử
người Sumatra tên là Parameswara thành lập. Là thành phố du lịch được yêu thích, trong đó
địa điểm các tòa nhà cổ và những ngành nghề thủ công truyền thống được phục dựng tại
bảo tàng rất thu hút du khách. Kiến trúc thể hiện sự ảnh hưởng của các nước Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Anh với các di tích như Stadthuys (tòa nhà của hội đồng thành phố ở thế kỷ 17,
dưới sự cai trị của Hà Lan), nhà thờ Christ, nhà thờ St. Paul's và pháo đài A'Famosa được
người Bồ Đào Nha xây vào năm 1511. Melaka còn là thành phố mà du khách có thể tản bộ
hay thuê những chiếc xích lô trang trí sặc sỡ dạo một vòng quanh thành phố một cách yên
bình.
2.3. Indonesia hướng đến đến du lịch sinh thái


13

Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, tập
trung nâng cao chất lượng du lịch hướng mục đích đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 50
điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, với lượng khách quốc tế dự kiến
đạt 25 triệu lượt người. Với kế hoạch phát triển đến năm 2025 với nội dung tập trung vào 3
loại hình là du lịch sinh thái; du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ
triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia và phát triển du
lịch chủ yếu dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá
rẻ để cộng đồng làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du
lịch. Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh
golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE 7. Hoạt động theo dõi diễn biến thị trường, định hướng
và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở cấp quốc gia được tiến hành bởi các cơ
quan chức năng một cách thường xuyên, chính điều này tạo cho du lịch Indonesia dịch

chuyển tập trung đầu tư (hơn 40 triệu USD cho quảng bá du lịch) thu hút du khách đến từ
các nước Asean. Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, trong đó nhấn mạnh đến các đặc
trưng của cộng đồng bản địa, đặc biệt tại đảo Bali – tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của
người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các
quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn
hóa truyền thống.
Du lịch sinh thái (DLST) đã có bước tăng trưởng nhanh nhất trong các loại hình du
lịch, mang lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia. DLST trước đây ít có sự thành công
do cộng đồng chưa chấp nhận và không có sự chuẩn bị, bị xem là người ngoài cuộc. Từ
thực tế trên, việc tiếp cận đến một khía cạnh mới phát triển DLST dựa vào cộng đồng khá
thành công. Ngày nay, DLST đươc hiểu trên cơ sở kết hợp cả sự quan tâm tới thiên nhiên và
trách nhiệm xã hội: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là
nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương" (Hiệp hội DLST thế
giới - Ecotourism society). Để đảm bảo cho DLST có thể hoàn thành cả hai mục tiêu: bảo
7 Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển
lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng,… của các công ty dành cho nhân viên, đối tác. Tùy theo mục đích
chương trình và yêu cầu khách hàng mà các đơn vị tổ chức sẽ thiết kế những chương trình du lịch MICE
khác nhau. Nhờ có nhiều lợi thế để phát triển (nhiều danh lam thắng cảnh, di sản đẹp, hệ thống khách sạn,
resort hiện đại đang được đổi mới từng ngày,…).


14

tồn và phát triển lâu dài, từ thực tế trên người ta đã tiếp cận đến một khía cạnh mới đó là
phát triển DLST dựa vào cộng đồng. Tiếp cận trên cách diễn giải của Keith W.Sproule và
Ary S.Suhandi: "Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là nói tới các tổ chức kinh doanh du
lịch sinh thái do cộng đồng sở hữu và quản lý. Hơn nữa, du lịch sinh thái bao hàm ý một
cộng đồng đang chăm lo đến tài nguyên thiên nhiên của mình để có thu nhập nhờ du lịch và
đang sử dụng thu nhập đó để làm cho đời sống của cộng đồng mình được tốt lên. Nó thu
hút công việc bảo tồn, công việc kinh doanh và sự phát triển cộng đồng."8

Việc phát triển của DLST ở cấp chính quyền địa phương được điều chỉnh liên tục,
như trong những năm 2006, 2008, những tiêu chí phát triển DLST dựa vào cộng đồng được
điều chỉnh đề phù hợp với tình tình hình phát triển nhanh chóng của DLST. Nhiều dự án
phát triển DLST dựa vào cộng đồng được triển khai thành công đã mở ra hướng đi mới cho
việc phát triển DLST bền vững ở Indonesia. Điển hình như: dự án phát triển DLST tại vườn
quốc gia Gunung Halimum (Tây Java), với mục tiêu phát triển là bảo tồn và sự bền vững
tính đa dạng sinh học trên cơ sở trao quyền cho cộng đồng địa phương, được tổ chức cộng
đồng địa phương điều hành. Một hội đồng các ủy viên (bao gồm đại diện các làng nghề, địa
phương của chính phủ phi chính phủ và đại diện vườn quốc gia), có qui chế, nguồn quỹ (thu
chi được giám sát chặt chẽ được sử dụng bảo vệ rừng quốc gia và lợi ích cho cộng đồng địa
phương), hoạt động dựa trên mục tiêu, nhu cầu của cộng đồng địa phương. Hoạt động của tổ
chức cộng đồng tập trung công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho du khách, cộng
đồng địa phương thông qua vận động, tài liệu quảng cáo, các bản đồ, video...
Các ban quan lý có sự tham gia của cộng đồng được tổ chức ở nhiều vùng khác của
Bali – Indonesia, ví dụ trường hợp ở Alas Kedaton – một điểm du lịch ở Bali được quản lý
bởi DESA ADAT (cộng đồng làng). Ngoài việc tạo việc làm cho dân cư địa phương, người
ta cũng gắn chặt lợi ích của cộng đồng với việc phát triển DLST. Các nguồn thu nhập của
DESA ADAT được phân phối lại cho dân và các cơ quan có liên quan như: tiền giữ xe được
chia sẻ cho chính quyền địa phương là 65%, còn cộng đồng địa phương là 35%... Việc gắn
chặt vào lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, văn hóa cho sự phát triển DLST bền vững, thì
những người dân buôn bán cũng tích cực tham gia làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu
8 Nguyễn Quyết Thắng, Tạp chí DLVN số tháng 6/2010


15

cho khách du lịch về nghề thủ công, đồ lưu niệm trong các cửa hàng của họ được làm như
thế nào. Thành công này đã chứng minh được tính đúng đắn, muốn phát triển DLST bền
vững và lâu dài phải dựa vào cộng đồng địa phương, nhưng để làm được điều này cần phải
mang lại lợi ích thật sự cho họ.

Kết luận
Cùng với sự phát triển của kinh tế và chất lượng cuộc sống, nhân loại bước vào thời
kỳ vàng son của xã hội tri thức và nghệ thuật. Người du khách thời hiện đại và hậu hiện đại
đòi hỏi sự trải nghiệm và nhập thân văn hóa trong hoạt động du lịch; chính vì thế xu hướng
phát triển du lịch cộng đồng (trong đó có cả loại hình du lịch sành điệu) là tất yếu và hết sức
có ý nghĩa về kinh tế và văn hóa. Người du khách hiện đại đòi hỏi sự tương tác đa chiều
giữa cư dân bản địa với du khách, giữa cư dân bản địa và truyền thống văn hoá của họ, giữa
họ và môi trường sống của chính mình. Như một chân lý, chỉ khi cộng đồng bản địa được
trực tiếp tham gia và quá trình hoạch định kế hoạch, triển khai thực hiện và quản lý hoạt
động kinh tế du lịch của mình thì họ mới nhận thức hết yêu cầu, trách nhiệm và quyền lợi
của chính mình đối với sự phát triển hài hòa và bền vững loại hình du lịch cộng đồng.
Một số kinh nghiệm triển khai du lịch cộng đồng trên thế giới cho thấy tùy thuộc vào
bản chất và đặc trưng các loại hình tài nguyên hiện có mà các cộng đồng Âu, Á, Mỹ khác
nhau lại lựa chọn phương thức phối hợp khác nhau giữa ba nhóm sinh thái, lịch sử - văn hoá
và sự tham gia của cộng đồng dựa trên nguyên tắc vận dụng lý thuyết và tham vấn cộng
đồng. Trong tất cả các xu hướng ấy, thế giới Âu – Mỹ thiên về xu hướng khai thác sự cộng
cảm giữa người du khách với quá khứ (di sản) và hiện tại (sinh hoạt lễ hội, gặp gỡ - đối
thoại với cộng đồng); trong khi đó khối các nước đang phát triển (Á, Mỹ La tinh) thiên về
cung cấp dịch vụ homestay và cơ chế cấp cho du khách một địa vị “người trong cuộc”,
“người nhà” trước khi tạo điều kiện cho họ tương tác, trải nghiệm. Trong DLCĐ, nguyên
tắc vàng nằm ở chỗ sản phẩm du lịch là một quá trình chứ không phải là kết quả cuối cùng
của quá trình ấy
TÀI LIỆU THAM KHẢO


16
1. Báo cáo tổng hợp đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Malaysia đến Việt Nam giai đoạn

2012-2015” của Tổng cục du lịch Việt Nam- Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hà Nội tháng
6/2012.

2. Boniface, B. and Cooper, C. (2005). “Worldwide Destinations Casebook – The geography

of travel and tourism” Burlington, MA: Elesevier.
3. Butler, R. W. (1999). “Sustainable Tourism: a state-of-the-art review”. Tourism
Geographies, U.K., Routledge.
4. Coathup, D. C. (1999). "Dominant actors in international tourism" International Journal of
Contemporary Hospitality Management, Vol. 11 Iss: 2/3, pp.69 – 72.
5. Choibamroong, T. (2003). “Knowledge of Tourists’ Behavior: A Key Success Factor for
Managers

in

Tourism

Business”

Downloaded

from:

October 2, 2010.
6. Eber, S. (1992). “Beyond the Green Horizon: A Discussion Paper on Principles for

Sustainable Tourism”. Godalming, UK: Worldwide Fund for Nature.
7. Haanpaa, L. (2005). “Postmodern and Structural Features of Green Attitudes and
Consumption” Series Discussion and Working Papers 2005 from National, European,
Global Research Seminars of Economic Sociology 2004
8. Hassan, N. (2008). “Understanding the ‘new tourists” of Asia: Developing a Global and
Local Perspective” The Berkeley Electronic Press.
9. Hottola, P. (2004). “Culture Confusion: Intercultural Adaptation in Tourism” Annals of

Tourism Research, Vol. 31, No. 2. pp 447 – 466
10. Leonard Barnett & Edward G. L. Carter (2013). “A Critique of the discerning traveler:

tourism, sustainability and discerning traveler”, Proceeding of the International Conference
on 70th Anniversary of Silpakorn University, Bangkok.
11. Kedwadee Sombultawee, Sitanan Vongsakulpaisad 2014: The destination image of Hua

Hin: Envidence from Thai Couple, Kỷ yếu hội thảo “Làng nghề và phát triển du lịch”, NXb.
ĐHQG-HCM, ISBN: 978-604-73-2448-4: 688.
12. MacCannell, D. (1999). “The Tourist. A New Theory of the Leisure Class”. University of

California Press.
13. Mowforth, M. and Munt, I (1998). “Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third
World” London: Routledge


17
14. Nguyễn Ngọc Thơ (2015). Du lịch sành điệu thời hiện đại, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Toàn

cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, ISBN: 978-604-73-3180-2, Nxb.ĐHQG-HCM:
442.
15. Nguyễn Quyết Thắng, Tạp chí DLVN số tháng 6/2010.
16. Perionova, I. (2005). “Where Are You Going, Where Have You Been”, in Internet-

Zeitschrift

für

Kultur-wissenschaften.


No.

16.

/>17. Polly Pattullo (2006), “The Ethical Travel Guide: Your Passport to Exciting Alternative
Holidays”, Routledge.
18. Singh, K. K. (2005). “Green Travels: travelling through natural assets” Globally Managed
Services, London.
19. Singh, T. V. (2004). “New Horizons in Tourism: Strange Experiences and Stranger
Practices”. UK: Wallingford
20. Tepalus, C. (2000). “Aiming for Sustainability in the Tour Operating Business”
International Institute for Industrial Environmental Economics, Lund University, Lund,
Sweden. IIIEE Reports: 16.
21. Tribe, J. (1997). “The Indiscipline of Tourism” Annals of Tourism Research, Vol. 4, No. 3,
pp. 638 – 657
22. Tribe, J. (2006). “The Truth about Tourism” Annals of Tourism Research, Vol. 33, No.2,

pp. 360 - 381
23. Urry, J. (2002). The Tourist Gaze, London: Sage
24. Veal, A. J. (2002). ‘Leisure Studies at the Millenium: Intellectual Crisis or Mature
Complacency?’ Journal of Hospitality and Tourism Management, 9(1) pp. 37-45
25. World Travel & Tourism Council (WTTC) (2012), The Economic Impact of Travel &
Tourism 2012, . London
26. World Travel & Tourism Council (WTTC) (2010), />27. Yeoman, I. (2008). ‘Tomorrow’s Tourist: Scenarios and Trends,’ Oxford, U.K. Elsevier
Ltd.
28. Zahra, A and MacIntosh, A. J. (2007). ‘Volunteer Tourism: Evidence of Cathartic

Experiences’ Tourism Recreation Research, Vol. 32 (1) pp. 115 – 119.
29. Tài liệu điền dã, quan sát tham dự tại Thái Lan, Malaysia.
30. www.huahintoday.com


ThS. NCV. Bùi Việt Thành


18

Nghiên cứu viên phòng QLKH-DA
Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-HCM
ĐT: 0918389781
Email:



×