Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SGD NH TMCP NTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.74 KB, 11 trang )

Lê Việt Hùng
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SGD NH
TMCP NTVN
1. Định hướng công tác thẩm định của SGD NH TMCP NTVN
Từ những chức năng, vai trò và thực tiễn thì Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam cần có những định hướng cụ thể và sát thực đáp
ứng hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Những
định hướng đó được thể hiện như sau:
a. Công tác thẩm định phải đứng trên giác độ của người cho vay,
người bỏ vốn để xem xét.
Với tư cách là một tổ chức đi vay để cho vay Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam cần phai thẩm định những dự án vay vốn của mình,
xem xét dự án vay vốn đó có mang lại hiệu quả không? và có khả
năng thu hồi được vốn và lãi suất không?
b. Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và
nhằm mục đích phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng
giai đoạn.
c. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được phổ cập hoá
trong toàn hệ thống, tới tất cả các cán bộ làm nhiệm vụ ở các bộ phận
khác nhau. Trong đó, phải có bộ phận làm chủ lực, nòng cốt tại các chi
nhanh cũng như TW, nghĩa là phải toàn diện, vừa phải có trọng tâm.
d. Công tác thẩm định phải phát huy được vai trò tham mưu có
hiệu quả cho lãnh đạo từ cơ sở đến TW trong việc quyết định các
khoản cho vay.
1
1
Lê Việt Hùng
e. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được xây dựng theo
hướng đặc thù phù hợp với hoạt động cho vay của ngân hàng, phải


được duy trì và phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh và
cạnh tranh. Do đó, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn rút ra những
kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển.
f. Công tác thẩm định đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo,
khả năng tổng hợp phân tích và tổng hợp thực tiễn.
2. Giải pháp cho công tác thẩm định của SGD NH TMCP NTVN
Giải pháp về quy trình, nội dung thẩm định dự án đầu tư
Tiếp tục áp dụng và nâng cao tính hiệu quả trong quy trình cho vay dự
án đầu tư: Tách bạch chức năng của 3 bộ phận: Quản lý QHKH, Quản lý rủi
ro tín dụng – tái thẩm định đề xuất và tác nghiệp xử lý giao dịch cho khách
hàng,Quản lý nợ. Việc thẩm định phải bao gồm cả hiệu qủa dự án, khả năng
tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và
tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Ngoài ra, uy tín của dự án, của
khách hàng, năng lực của chủ dự án,… là những yếu tố không thể bỏ qua
trong quá trình thẩm định cho vay. Và để công tác thẩm định có tính thực tiễn
cao cũng như có thể giảm thiểu khả năng rủi ro thì cán bộ thẩm định cần tìm
hiểu, đánh giá thực tế không chỉ khách hàng vay vốn (như tình hình tài chính,
tư cách đạo đức, uy tín trên thị trường, thị phần…) mà còn cần phải bám sát
vào thẩm định dự án đầu tư qua việc đánh giá.
Giải pháp về công nghệ kĩ thuật thu thập xử lí thông tin
Vấn đề thông tin trong hoạt động cho vay dự án đàu tư rất quan trọng,
bao gồm thông tin về khách hàng, về dự án và những rủi ro của khoản vay
vốn, về tình hình kinh tế xã hội,… Cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau như báo chí, từ chính khách hàng vay vốn, từ các
bộ ngành,… Tuy nhiên việc lấy thông tin từ các phương pháp này thường
2
2
Lê Việt Hùng
chậm và tốn nhiều thời gian, nhiều khi thông tin lại không cập nhật. Vì vậy
cách nhanh chóng nhất và hiệu quả là cán bộ thẩm định có thể thu thập thông

tin từ trung tâm CIC thông qua nối mạng hay lấy thông tin trên mạng Internet
cũng như thông tin liên ngành. Điều này đòi hỏi NH phải có hệ thống thông
tin hiện đại, đồng bộ. Hơn thế, công nghệ hiện đại sẽ giúp cho khâu quản lý
hoạt động cho vay dự án đạt hiệu quả như quản lý tài khoản vay, hệ thống các
báo cáo,… giúp nhà quản trị NH có thể nắm bắt nhanh nhất, đúng nhất tình
hình hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động cho vay dự án đầu tư
nói riêng. NH cần có biện pháp nâng cao chất lượng công nghệ NH như nâng
cao hệ thống thiết bị thông tin, đào tạo cán bộ tin học, mở rộng quan hệ với
các NH trong hệ thống nhằm mở rộng phạm vi thu thập thông tin. Đồng thời
NH cần phối hợp với các trung tâm công nghệ nhằm mở rộng quyền khai thác
như Vietlaw, CIC,…
3
3
Lê Việt Hùng
Giải pháp về trình độ chuyên môn cán bộ thẩm định
Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn
cho cán bộ thẩm định dự án thông qua việc nâng cao trình độ như tổ
chức các cuộc hội thảo chuyên môn, mời các chuyên gia trong và
ngoài nước tới đào tạo, tập huấn, tăng cường mối quan hệ giữa Ngân
hàng Ngoại thương với các trường đào tạo để xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác thẩm định kế cận. Trang bị và khuyến khích họ hiểu rõ
vai trò quan trọng của công tác thẩm định, cũng như việc vận dụng
các phương pháp thẩm định trong việc xem xét, đánh giá dự án đầu
tư. Hơn thế nữa cán bộ thẩm định cần kết hợp với việc khai thác
thông tin của các bộ ngành liên quan để có sự nhìn nhận và đánh giá
đúng đắn hơn về dự án vay vốn. Công tác này không chỉ dừng lại ở ý
nghĩa của một thủ tục bắt buộc mà phải được coi là cơ sở quan trọng
để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Cần có những quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về quyền lợi và
trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định để mọi thành viên lấy

đó làm hướng phấn đấu. Có chính sách ưu đãi nhằm giúp cho việc
tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh thần vươn lên tự hoàn thiện
của mỗi cán bộ. Khuyến khích phát huy sáng kiến, tổ chức phát động
các phong trào thi đua liên quan đến nghiệp vụ thẩm định, các phong
trào thi đua trong việc áp dụng các phương pháp mới trong thẩm định
dự án đầu tư.
Giải pháp về quản lí tổ chức điều hành thẩm định dự án đầu

4
4
Lê Việt Hùng
Phân định tách bạch trách nhiệm và quyền hạn của các Phòng
ban chuyên môn, tạo điều kiện cho việc xử lý một cách minh bạch khi
xảy ra sai sót, trường hợp các quy định/quy trình đã được tuân thủ
đầy đủ, thì có nghĩa là rủi ro ở đây là do khách quan hoặc bất khả
kháng ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
Từng bước hoàn thiện công tác QLRR, tiến tới kiểm soát có hiệu
quả rủi ro tín dụng, đặc biệt là đối với khoản tín dụng cho vay dự án
đầu tư. Xây dựng, củng cố hoạt động của Phòng QLRR, với chức
năng nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm QLRR toàn chi nhánh. Phòng
này phải tự xây dựng các chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu
của NH cũng như kiểm soát mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Phòng
thẩm định dự án sẽ chuyên trách về thẩm định dự án cũng như đưa ra
các danh mục đầu tư dự án. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và
đánh giá để đưa ra những dự đoán cũng như cảnh báo về những rủi
ro có thể xảy ra đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư.
Giải pháp về phương pháp thẩm định
Quyết định đầu tư của NHNT phụ thuộc nhiều vào việc áp dụng
các phương pháp thẩm định. Do vậy, cần lựa chọn phương pháp thẩm
định thích hợp, đảm bảo yêu cầu:

- Phương pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng và điều
kiện của Ngân hàng Ngoại thương.
- Phương pháp lựa chọn phải theo đúng những yêu cầu, quy
định của Nhà nước.
- Phương pháp thẩm định phải tối ưu trong số các phương pháp
đưa ra.
5
5

×