Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài thi đại sứ văn hóa đọc_giới thiệu tác phẩm Trên đường băng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.81 KB, 6 trang )

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm
thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).
Là một người học viện của Học viện Kỹ thuật Quân sự anh hùng, thật may
mắn cho tôi khi có cơ hội tiếp xúc với một nền tri thức đến từ đội ngũ giáo viên
đầy kinh nghiệm và nhiệt huyết. Nhưng điều mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất đó là
có cơ hội gặp gỡ được thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự, nơi cung cấp cho tôi
thế giới tri thức rộng lớn xung quanh, làm cho tôi giàu lên không chỉ vốn kiến thức
mà còn cả tinh thần và ý chí phấn đấu. Và thật tình cờ, tôi đã bắt gặp một cuốn
sách mà nó đã tác động rất lớn tới suy nghĩ và cả hành động của tôi, giúp cho tôi
phấn đấu và cố gắng một cách hiệu quả và có mục tiêu. Đó là “Trên đường băng”.
Đọc sách nhiều sẽ giúp cho gương mặt trở nên thanh tú và sáng trưng, dù
xấu nhìn vẫn sáng”. Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta
trở thành người tốt. Và hôm nay tôi muốn giới thiệu đến các bạn một cuốn sách sẽ
truyền cảm hứng và hướng dẫn kỹ năng cho các bạn trẻ khi chuẩn bị bước vào đời.
Hiện tại mình đang thay đổi để trở thành một người tốt hơn cũng nhờ một phần lời
khuyên của “Dượng”- cách xưng hô thân mật của tác giả. “Trên đường băng” là
một cuốn sách rất hay, với lời văn hài hước dễ hiểu phù hợp với những bạn học
sinh, sinh viên. Cuốn sách sẽ giúp bạn định hướng được tương lai dễ dàng hơn và
biết bản thân cần làm gì để chuẩn bị cho tương lai. Giúp các bạn sẽ chiến thắng
bản thân, vượt lên khó khăn trong hiện tại để chuẩn bị cho tương lai thông qua
những mẩu truyện ngắn. Một cuốn sách 300 trang không quá ngắn cũng không quá
dài, đây là một trong số những cuốn sách hiếm hoi mà mình đọc một mạch từ đầu
đến cuối.
Ngay từ những lời mở đầu, tác giả đã bày tỏ quan điểm rất hiện đại: “Tương
lai mỗi người là do nhận thức quyết định tất cả. Thành người sâu sắc hay hời hợt,
người tích cực hay bi quan, người hạnh phúc hay bất hạnh, người chiến thắng hay
thất bại…tất cả đều khởi nguồn từ nhận thức. Nhận thức chính là thước đo sự
trưởng thành của một con người. Một khi có nhận thức logic, đúng đắn thì mọi thứ
sẽ nhẹ nhàng hơn. Mình biết mình là ai, sứ mạng cuộc đời mình là gì, thì sẽ sống
một cuộc đời ý nghĩa, trọn vẹn, không hối tiếc”.
Cuốn sách này gồm có 3 phần.


Phần 1: Chuẩn bị hành trang. Mình hình dung cuốn sách này như một hành
trình vậy. Nó là một chuyến bay. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải định vị
được mình đang đứng ở đâu. Cho nên tác giả dành cho phần 1 này là dài nhất, để
khi đó chúng ta định vị xem chúng ta là ai và chúng ta đang đứng chỗ nào. Tác giả
đưa ra rất nhiều câu chuyện kể về thực trạng thực tế trong xã hội. Ví dụ như thói
quen trễ giờ, thói vô cảm, những thói hà tiện, vân vân và mây mây. Những câu
chuyện đó mình cảm nhận như tác giả đang viết cho mình thì phải. Bản thân mình
đôi khi cũng trễ giờ nên lúc đọc đến đấy mình cũng thất hơi nhột. Khi mà cái tôi


của mình bị hạ xuống bớt, mình mở lòng mình ra để tiếp nhận một tư tưởng thì tác
giả cực kì khéo léo đưa vào đó một tư tưởng rất hay: “Không có một dòng máu của
dân tộc nào gọi là đẳng cấp, tất cả đều do mỗi cá nhân nỗ lực tạo nên đẳng cấp của
riêng mình. Cũng không có những người dở chỉ có những người lười học tập, lười
lao động và biến mình thành người dở mà thôi”. Tác giả bắt đầu chỉ ra những cách
thức để chúng ta ứng xử, rèn luyện cá nhân mình trong một xã hội như ngày nay.
Và bắt đầu minh chứng bằng hai câu chuyện về cách giáo dục của đất nước Nhật
Bản và câu chuyện về chủ nghĩa hoàn hảo của người Đức. Ngay lúc cảm xúc của
mình cao trào nhất thì tác giả đưa ra hai câu hỏi đó là: “tôi là ai?”, “xứ mệnh của
cuộc đời tôi là gì?”. Sau đó tác giả sẽ chỉ cho chúng ta cách xây dựng mục tiêu của
cuộc đời mình.
Phần 2: Phòng chờ sân bay. Nếu như ở phần 1 mang tính chất định vị và thể
hiện tư tưởng của tác giả thì phần 2 chúng ta sẽ thấy nó thực tế ra sao. Tác giả dành
thời lượng để kể về chính cuộc đời mình, ví dụ như chứng tự kỉ của Tony hay Tony
nghe nhạc xem phim…Khi đọc những câu chuyện này thì các bạn sẽ thấy không
phải tác giả thể hiện mình mà chính văn phong gần gũi ấy sẽ làm bạn thấy như bạn
đang là một phần của tác giả.
Phần 3: Cất cánh. Sau khi chúng ta định vị và định hướng xong rồi thì làm
thế nào để chúng ta cất cánh? Đúng như tên gọi của phần thứ 3, ở phần này tác giả
sẽ đưa ra lời khuyên, là chìa khóa để chúng ta cất cánh đó là sự tự tin. Hành trình

của bạn vượt qua gian khổ để cất cánh đòi hỏi các bản phải có bản lĩnh và tự tin.
Thông qua những tấm gương về khởi nghiệp đó là “trà khổ qua”, “nước ép thanh
long” hay câu chuyện về chị Lành bán vé số. Cái nào hay bình thường người ta hay
để cuối cùng và ở trong phần cuối này tác giả đưa ra những lời khuyên để bạn cất
cánh.
Đây rõ ràng là một quyển sách cực kỳ hữu ích cho người trẻ, và cho cả những ai
“không còn trẻ mấy” nữa nhưng vẫn có những tật xấu và chưa có lối sống văn
minh.
Với lối viết hài hước, trào phúng, phóng đại, nhiều lúc tưng tửng nhưng vẫn mộc
mạc gần gũi, đôi khi làm ta cười phá lên mà đôi khi cũng khiến ta phải “câm nín”
vì “trời ơi đúng quá”, không hề khô khan, dập khuôn mà cực kỳ dễ đọc, cuốn hút.
“Dượng” nói thật như nói chơi và không hề sợ mất lòng. Nội dung gần gũi nêu lên
những thói hư tật xấu, những câu chuyện xung quanh cuộc sống và những thực
trạng đang diễn ra hàng ngày qua lăng kính hài hước của tác giả. Không chỉ nêu ra
điều chưa tốt, chưa văn minh mà còn có nhiều bài viết đầy cảm hứng để học tập,
làm việc, cống hiến và những lời khuyên hữu ích cho mọi người, đặc biệt là người
trẻ. Mặc dù tác giả nói đây đều là những câu chuyện được phóng đại, hư cấu hoặc
được nghe kể lại, nhưng rõ ràng nó đang xảy ra hàng ngày và có thể bạn giật mình
nhìn thấy tính cách xấu xí của mình thông qua nhân vật nào đó, bạn có thể hơi xấu
hổ, rồi nể phục, và ngưỡng mộ. Bạn thấy mình trở nên tử tế hơn, có động lực hơn,


nhìn đời từng trải hơn, và có thể rút ngắn được ít nhất vài năm kinh nghiệm trước
khi ngã gục bởi những thói xấu của bản thân.
Một điểm cộng nữa là vì sách tập hợp nhiều bài viết ngắn nên không nhất
thiết phải đọc liền một lúc mặc dù mình tin nó thừa sự cuốn hút để kéo bạn đọc
một lèo hết veo mà có thể đọc và thực hành từng chút một, và vì vậy nó phù hợp cả
cho những người không có thói quen đọc sách. Và sau mỗi chương đều có một vài
dòng để trắng để chúng ta có thể ghi lại cảm nhận của mình vào đó, rồi một thời
gian sau chúng ta có thể đọc lại những gì mình cảm nhận, ta sẽ thấy có sự thay đổi

rõ rệt trong nhận thức của mình.
Tự lập, nghĩ lớn, thay đổi tư duy, sống tích cực, hào sảng, cho đi…và rất
nhiều điều chúng ta cần học tập để có cuộc sống thành công giúp đời giúp người.
Một quyển sách truyền động lực mạnh mẽ nên có trên kệ sách của bạn. Đừng bỏ
qua cuốn sách này nếu bạn trẻ, nếu bạn tìm động lực làm việc, nếu bạn muốn trở
thành người sống có ý nghĩa, nếu bạn muốn sống tử tế và văn minh.
Một trích dẫn của “Dượng” mà mình rất tâm đắc: “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài
nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của
mình”. Chúng ta ai cũng có khao khát sẽ chiến thắng vậy thì sao chúng ta không
thức tỉnh từ bây giờ. Tương lai sau này phụ thuộc và bạn ở hiện tại. “Thế giới sẽ tốt
đẹp hơn khi người ta biết chia sẻ, đặc biệt là những trải nghiệm. Một khi cá nhân
có năng lực và có lòng tin, cá nhân đó sẽ cấtcánh. Dù rẽ trái, rẽ phải hay đi thẳng,
con đường nào cũng dẫn bạn đến đại lộ thênh thang."
Khi đọc sách, bạn không chỉ là một người quân nhân đầy nghiêm túc mà còn
là một người trẻ đầy ước mơ và hoài bão, muốn cố gắng hết mình làm giàu tri thức
và vốn sống cho bản thân để cống hiến cho xã hội và đất nước, góp phần xây dựng
nước ta ngày càng giàu mạnh. Là tuổi trẻ của quân đội, đang học tập và công tác
tại Học viện Kỹ thuật Quân sự anh hùng, trách nhiệm của chúng ta cần được nâng
cao hơn nữa. Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân cần cố gắng hơn nữa, phát triển bản
thân, lấy động lực và kiến thức từ việc đọc sách đẻ góp phần cống hiến cho quân
đội, cống hiến cho đất nước. Tuổi trẻ quân đội hãy cùng nhau chung tay góp sức
xây dựng và phát triển hơn nữa văn hóa đọc tại Việt Nam.


Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện
pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Là tuổi trẻ trong lực lượng vũ trang, tôi không chỉ được học những kiến thức
chuyên ngành cần thiết phục vụ cho công việc sau này mà còn được dạy cách làm
một người toàn diện nhất. Và cơ hội đến với tôi khi một người thầy đã truyền cho
tôi cảm hứng từ việc đọc sách, tôi hứng thú với những quyển sách không chỉ

những kiến thức từ việc đọc sách mà còn vì sách cho tôi những khoảng thời gian
cho chính mình. Kiến thức thì ngoài sách có thể tiếp cận qua nhiều phương tiện
truyền thông tin khác nhau nhưng có một trải nghiệm đặc biệt mà không có một
phương tiện nào khác có thể cung cấp được ngoài sách – đó là những cuộc trò
chuyện với tác giả. Thật vậy, cốt lõi của việc đọc sách không nằm ở việc đọc
những con chữ mà là việc “quan sát” những quan điểm của tác giả xem nó có gì
hay, có gì dở, thông điệp của tác giả muốn truyền tải đến là gì. Khi đọc sách ta có
những cuộc đối thoại với tác giả và cũng có những cuộc trò chuyện với chính
mình. Khi đọc sách ta có cơ hội tập trung kết nối với những suy nghĩ của bản thân,
tự ngẫm với chính mình. Chúng ta dành nhiều thời gian để tìm hiểu thế giới ngoài
kia nhưng liệu chúng ta đã dành thời gian để tìm hiểu chính mình?
Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể. Trước tiên, bản thân
tôi tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách. Từ
những thực trạng và nguyên nhân bản thân tôi muốn đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, bản thân mỗi người cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng
của việc đọc sách. Chỉ khi nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách,
bản thân chúng ta mới có động lực và ý thức được bản thân mình.
Thứ hai, cần lập ra kế hoạch cụ thể khi bạn đọc sách. Nếu bạn đọc một cuốn
sách theo cách thông thường, tức là khi nào rảnh mới đọc, có nhiều khi vì quá bận
rộn nên sao nhãng việc đọc sách, khiến việc đọc sách kéo dài thời gian nhiều
tháng. Điều này khiến việc đọc sách không được liền mạch và đôi khi bạn sẽ phải
xâu chuỗi lại những chi tiết trong cuốn sách mới có thể hình dung được đến phần
mình đọc. Từ hôm nay, bạn hãy tự đặt ra cho mình những kế hoạch đọc sách theo


quy củ. Thời gian nào đọc sách, đọc vào lúc mấy giờ? Mỗi ngày đọc những cuốn
sách nào? Mỗi ngày dự định đọc được bao nhiêu trang? Khi thiết lập được kế
hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, chúng ta sẽ thực hiện có trình tự và sẽ đạt
được những hiệu quả nhất định. Điều này cũng khiến bạn rèn luyện thói quen tự ý
thức trách nhiệm đối với bản thân.

Thứ ba, việc lựa chọn những cuốn sách thực sự cần thiết với bản thân. Điều
này khá quan trọng vì khi bạn cần bổ sung tri thức nào thì bạn sẽ cảm thấy có động
lực và hứng thú hơn so với việc đọc những cuốn sách vô bổ, thậm chí là không
lành mạnh, không mang lại lợi ích cho bộ não của bạn. Thời điểm lựa chọn một
cuốn sách thích hợp đối với bản thân mình rất quan trọng. Theo tôi, đây cũng chính
là lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại. Nếu bạn đang buồn chán, mất niềm
tin vào cuộc sống, bạn được tặng một cuốn sách tiếp thêm cho bạn động lực và
niềm tin, chắc chắn bạn sẽ thấy những vấn đề mình gặp phải vô cùng đơn giản và
có thể giải quyết nó một cách dễ dàng. Nếu bạn đang thất tình, bạn mất niềm tin
vào tình yêu, bạn tìm thấy một cuốn sách về hạnh phúc, cách tự học yêu lấy bản
thân mình, bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống và còn nhiều điều đang chờ
đón bạn phía trước nhiều hơn là việc ủ rũ về một mối tình dĩ vãng đã qua.
Thứ tư, tôi khuyên bạn hãy thường xuyên đến thư viện. Việc đến thư viện sẽ
giúp cho bạn có những lựa chọn nhất định cho những dự định đọc sách của mình.
Tại nơi đây, bạn cũng sẽ có một không gian thoải mái để đọc sách hay có thể trao
đổi tri thức từ những gì mình đọc được với bạn bè, mọi người xung quanh. Việc
trao đổi tri thức đôi khi cũng khiến thế giới tri thức của chúng ta thêm rộng mở.
Cuối cùng, tôi khuyên bạn nếu có thời gian hãy tham gia vào những câu lạc
bộ sách. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên hiện nay, mỗi trường học đều có
một câu lạc bộ sách. Đây là nơi các bạn có thể trao đổi sách với nhau, mượn trả
hay bình phẩm về một cuốn sách. Điều này giúp bạn có thêm nhiều tri thức hơn và
đồng thời cũng có những nhận thức mới về những cuốn sách mình dự định sẽ đọc.
Việc đọc sách sẽ được ý nghĩa hơn nếu bạn lan tỏa văn hóa đọc sách đến với
mọi người. Là một người trẻ tuổi, hãy mang niềm đam mê và nhiệt huyết của mình
để lan tỏa điều ấy đến với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc đọc sách của bạn


còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó đã được lan tỏa đến với mọi người. Bạn đọc
sách, tôi đọc sách và mọi người cùng đọc sách.
Bản thân tôi là một học viện của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã, đang và sẽ

thực hiện những kế hoạch và phương pháp trên cho việc đọc sách của mình thêm
hiệu quả hơn. Tôi hi vọng bạn sẽ giúp tôi lan tỏa những cuốn sách hay, những cách
đọc sách hiệu quả đến với mọi người để văn hóa đọc sách trở nên phổ biến đối với
mọi người. Sách cho ta những kiến thức cần thiết cho cuộc sống và đặc biết sách
cho ta một tâm hồn đẹp để sống tốt hơn. Hãy cùng nhau chung sắc xây dựng một
nền văn hóa đọc phát triển hơn nữa tại Việt Nam.



×