Đề cương Sử 9 – HK1 (2010-2011)
TRƯỜNG THPT MINH THUẬN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1- 2010-2011
MÔN: LỊCH SỬ 9
Câu 1: Sau CTTG lần thứ II Liên Xô đứng trước những khó khăn như thế nào?
- Hoàn cảnh lịch sử: Gánh chịu tổn thức vô cùng nặng nề(27 triệu người chết,1710 thành
phố,hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, sự bao vây về kinh tế và sự cô lập về chính trị cũng
như phải đối phó với nguy cơ chiến tranh d các nước Phuơng tây gây ra. Phải ra sức giúp
đỡ phong trào cách mạng trên thế giới
Câu 2 : Nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN?
Cơ sở hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa: (1đ)
- Cùng chung mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội
- Đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản
- Cùng chung hệ tư tưởng Mác- Lê nin
Câu 3: Nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của
CNXH ở Liên Xô (1950 – những năm 70 của thế kỷ XX)?
Thành tựu:
* Về kinh tế: (1 đ)
- Liên Xô thực hiện thành công một loạt các kế hoạch dài hạn 5 năm, 7 năm
+ Phương hướng chính của các kế hoạch là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thâm
canh trong nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ KHKT, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Trong những năm 50-60 Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới, chiếm
20% sản lượng công nghiệp thế giới
* Về KH-KT: (1đ)
- Liên Xô đạt được những thành tựu to lớn:
+ 1957 phóng vệ tinh nhân tạo và vũ trụ
+ 1961 Đưa con người bay vào vũ trụ
Câu 4 : Trình bày Chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ
hai? (2đ)
* Chính sách đối nội: (1 đ)
- Hai Đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền, ban hành 1 loạt các đạo luật
phản động, cấm Đảng cộng sản hoạt động, chống phong trào đình công, loại bỏ những
người tiến bộ ra khỏi chính phủ
- Đàn áp phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
Trang 1
Đề cương Sử 9 – HK1 (2010-2011)
* Chính sách đối ngoại: (1 đ)
- Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới
- Chống các nước XHCN
- Tiến hành viện trợ để khống chế các nước đồng minh
- Thành lập các khối quân sự ở khắp nơi trên TG: CENTO, SEATO, NATO.
- Từ 1991 đến nay Mĩ xác lập thế giới “đơn cực” để chi phối và khống chế thế giới
Câu 5 : Trình bày Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới
thứ hai (2đ)
*Đối nội : (1đ)
-Nhật Bản đã chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự
do dân chủ tư sản.
-Đảng dân chủ tự do-Đảng của giai cấp tư sản Nhật Bản liên tiếp lên cầm quyền,tiến
hành nhiều cải cách dân chủ nhưng về sau quyền dân chủ bị thu hẹp dần.
*Đối ngoại: (1đ)
-Với “ Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật” (1951),Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ.
-Nhật thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển
các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán,tiến hành đầu tư và viện trợ cho
các nước,đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.
Câu 6: Nguồn gốc, những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật
lần thứ hai (2đ)?
- Nguồn gốc: Trước tình hình dân số ngày càng tăng và nhu cầu sinh hoạt ngày càng
nâng cao, con người buộc phải tìm tòi, phát minh đề giải quyết nhu cầu cấp thiết của cuộc
sống. Đó là nguồn gốc và động lực dẫn đến cuộc CMKH-KT lần 2
- Thành tựu: + Trong lĩnh vực khoa học cơ bản con người đạt được những phát minh to
lớn, từ đó ứng dụng vào kỹ thuật sản xuất nhằm phục vụ cho thực tiễn cuộc sống.
+ Những công cụ sản xuất mới( máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động).
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới( nguyên tử, mặt trời, thuỷ triều…).
+ Sáng chế ra vật liệu mới(polime) .
+ Tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp với nhiều biện pháp(phương pháp lai tạo
giống)
Trang 2
Đề cương Sử 9 – HK1 (2010-2011)
+ Đạt được nhiều thành tựu trong lãnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thành
tựu về chinh phục vũ trụ
Câu 7: Cho biết ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật cuối thế kỉ
XIX=> XX ?
*Ý nghĩa:
+Tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc.(0, 5đ)
+Đưa nhân loại tiến một bước nhảy vọt trong cuộc sống văn minh,nâng cao đời sống
và phát triển con người toàn diện.(0, 5đ)
+Giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc để có thể sáng tạo hơn
trong lao động và thay đổi về cơ cấu dân cư lao động.(0, 5đ)
* Tác động: ô nhiểm môi trường,tai nạn lao động,tai nạn giao thông,bệnh tật mới,vũ khí
hủy diệt…….(0, 5đ)
Câu 8: Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
Các xu thế của Thế giới hiện nay: (1đ)
* Một là: Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
* Hai là: Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự
thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm
* Ba là: Dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng KH_KT, hầu hết các nước đều ra sức
điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
* Bốn là: Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều nơi lại xảy ra những vụ
xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái
=> xu thế chung: “Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế”
Câu 9. Tại sao nói “Hòa bình ổn định, và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là
thách thức đối với các dân tộc
- Xu thế chung của thế giới hiện nay là: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:
+ Thời cơ: Điều kiện hòa bình, ổn định là điều kiện tốt nhất để các dân tộc có
điều kiện ổn định chính trị, chăm lo phát triển kinh tế, ngoài ra xu thế hợp tác phát triển
kinh tế tạo cơ hội cho các dân tộc hợp tác, học hỏi tiếp thu các tiến bộ KH-KT phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước (1,5 điểm)
+ Thách thức: Xu thế trên cũng đặt ra cho các dân tộc những khó khăn, thử thách
vì tham gia vào nền kinh tế thế giới, yếu tố cạnh tranh, được đặt lên hàng đầu, nên để
Trang 3
Đề cương Sử 9 – HK1 (2010-2011)
có thể theo kịp đòi hỏi nổ lực rất nhiều của các dân tộc nếu không muốn tụt hậu. (1,5
điểm)
Câu 10. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam
Á - ASEAN. (2 điểm)?
*Mục tiêu hoạt động (1đ)
- ASEAN phát triển kinh tế, hợp tác giữa các nước.
-Duy trì hòa bình và ổn định khu vực
* Nguyên tắc hoạt động (1đ)
- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, hợp tác phát triển có kết quả
Câu 11: Những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (2đ)?
- Việc tăng cường khai thác bốc lột cũa thực dân pháp đã tạo nên những biến đổi trong xã
hội Việt Nam vào lúc bấy giờ( các tầng lớp mới, giai cấp mới với những quyền lợi và địa
vị khác nhau xuất hiện) cụ thể:
+ Giai cấp công nhân: phát triển nhanh( tập trung ở khu vực hầm mỏ, đồn điền) nhưng bị
đàn áp bóc lột nặng nề.
+ Giai cấp nông dân:chiếm 90% dân số đời sống cơ cực do phải chịu nhiều loại thuế.
+ Giai cấp tư sản hình thành sau chiến tranh thế lực rất nhỏ bé, yếu ớt.
+ Giai cấp tiểu tư sản phát triển đông đảo với các tầng lớp tri thức, viên chức, HS
+ Giai cấp phong kiến vẩn tiếp tục tồn tại
Câu 12: Những hoạt động của Nguyễn Aí Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925 và tác dụng
đối với phong trào giải phóng dân tộc tại Việt nam?
-Những hoạt động : Trong những năm 1919-1925 NAQ đã có những hoạt đông chính
sau đây:
+ 1919 thay mặt hội những người Việt nam yêu nước NAQ gửi dến hội nghị Véc-xai
bản yêu sách đòi quyền tự do- dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Trang 4
Đề cương Sử 9 – HK1 (2010-2011)
+ 1920 gia nhập quốc tế cộng sản,tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp tại đại hội Tua
của đảng xã hội Pháp.
+ 1921-1922 thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm đáu tranh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa và phụ thuộc, xuất bản báo người cùng khổ
“(1922).
+ 1923-1924 tham dự hội nghị quốc tế nông dân tại Mác-xcơ-va(10-1923) và sau đó đại
hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản(7-1924)
+ Cuối 1924 Ngườivề Quảng châu (Trung Quốc) thành lập hội Việt nam Cách mạng
thanh niên(6-1925)
Câu 13. Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp
trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (3đ)?
Sau CTTG lần I, xã hội VN phân hoá sâu sắc hơn
+ G/c Địa chủ phong kiến: Câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chiếm đoạt ruộng
đất của nông dân, tăng cường áp bức bóc lột nhân dân. Nhìn chung giai cấp phong kiến
là đối tượng của cách mạng (Trừ một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước) (0,5đ)
+ Giai cấp tư sản: ra đời sau CTTG lần I, gồm 2 bộ phận:
+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn chặt với ĐQ (đối tượng của cách mạng)
+ Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, thái độ chính trị cải lương, dễ thoả hiệp.
(0,5 đ)
+ Tầng lớp Tiểu tư sản: bị chèn ép, khinh miệt, đời sống bấp bênh, nhưng có điều
kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng tiến bộ, đây là lực lượng quan trọng của cách mạnh
dân tộc dân chủ (0.25đ)
+ Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân Pháp áp bức nặng nề,
bị bần cùng hoá, không lối thoát. Là lực lượng cách mạng hùng hậu, đông đảo nhất (0,5
đ)
+ Giai cấp công nhân: Hình thành từ đầu thế kỷ XX, phát triển nhanh chóng cả
về số lượng và chất lượng sống tập trung ở các đô thị, các khu công ngiệp (0,5)
- GCCN VN có đặc điểm chung của GCCN TG và đặc điểm riêng: chịu 3 tầng áp
bức, gần gũi với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước. (0,25 đ)
Trang 5