Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI EMJ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.4 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
TẠI EMJ
3.1 – Phương hướng nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010.
Mặc dù trong chiến lược phát triển của công ty, mà trước mắt là kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010, hoạt
động sản xuất và xuất khẩu được chú trọng phát triển hơn. Nhưng nhập khẩu
vẫn sẽ là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phưong hướng nhập
khẩu của công ty được thể hiện qua những mục tiêu cụ thể sau:
3.1.1 - Mục tiêu về kim ngạch nhập khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dung lượng thị
trường, nguồn lực của doanh nghiệp, các chính sách về nhập khẩu của nhà
nước… Qua nghiên cứu và khảo sát thị trường kết hợp với khả năng có thể
của mình EMJ đưa ra tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của hoạt động
kinh doanh nhập khẩu trong 3 năm 2008 – 2010 là 2 triệu USD ( tương đương
32 tỷ (VNĐ).
3.1.2 - Về thị trường nhập khẩu.
Giữ vững những thị trường trứơc đây, các thị trường Mỹ, Nhật Bản,
Italia vì đây là những thị trường có uy tín, có nguồn hàng ổn định với chất
lượng cao; tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó
là mở rộng, khai thác thị trường khu vực Đông nam Á, bởi đây cũng là một
trong những thị trường tiềm năng, về vị trí địa lí lại rất gần với nước ta nên
thuân tiện trong việc vận chuyển hàng hoá, đồng thời công ty sẽ được hưởng
lợi khi làm ăn với các nước ASEAN bởi hiệp định thuế quan AFTA.
3.1.3 - Về mặt hàng nhập khẩu.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do vậy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong tương lai gần vẫn là một nước nông nghiệp và công nghiệp. Trong
những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng của nước ta luôn ở mức cao. Đời sống
và thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao; nhu cầu về các mặt
hàng công nghiệp của người dân cũng như cho nhu cầu phát triển các nghành
công nghiệp của đất nước tăng. Vì vậy phương hướng về mặt hàng nhập khẩu


của công ty trong thời gian tới vẫn là tập trung vào các mặt hàng phục vụ cho
công nghiệp như: công nghiệp khai thác, công nghiệp cơ khí, xây dựng và
giao thông… Bên cạnh đó không bỏ qua thị trường nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm, bởi trong cơ cấu kinh tế của nước ta nông nghiệp vẫn
chiếm một tỷ trọng lớn, trong tương lai việc cơ giới hoá trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽ. Do đó công ty sẽ đầu tư vào việc nhập
khẩu và phân phối các máy cơ khí phục vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ căn cứ vào nhu cầu về những
nghành hàng này ở trong nước.
3.1.4 - Về phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhập khẩu.
Nếu công ty có phương thức bán hàng tốt thì kinh doanh nhập khẩu mới có thể
đạt được hiệu quả. Căn cứ vào tình hình Việt Nam hiện nay, công ty xác định,
việc làm đại lý tiêu thụ cho các đối tác nước ngoài sẽ là phù hợp nhất.
3.1.5 - Chiến lược phát triển con người.
Trình độ chuyên môn là cái phản ánh và có thể nói là quyết định đến
hoạt động kinh doanh, do đó trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục bồi dưỡng,
đào tạo thêm về nghiệp vụ cho các nhân viên của mình. Đặc biệt là về trình độ
ngoại ngữ, bởi đây là yếu tố rất cần cho hoạt đông giao dịch đàm phán với các
đối tác nước ngoài để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
3.2 – Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tại EMJ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2.1 - Những giải pháp chủ yếu.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong thực tế khá phức tạp, có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực này, bao gồm các nhân tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhân tố bên trong, doanh nghiệp có thể tác
động được, vì vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm tác động
và điều chỉnh các yếu tố thuộc môi trường bên trong sao cho nó có lợi cho
hoạt động kinh doanh của mình. Sau đây là những giải pháp chủ yếu để công
ty thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả hơn.

a. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia kinh doanh
trên thị trường thì công việc đầu tiên cần phải làm là: nghiên cứu và dự báo thị
trường. Với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu công việc này càng quan
trọng hơn, bởi công ty không những phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ ở trong
nước mà còn phải nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường đầu vào từ nước ngoài.
Đối với công tác nghiên cứu và thị trường, công ty cần có sự đầu tư thích
đáng, có đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác này. Đội ngũ nhân viên
chuyên thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu phải được đào tạo bài bản và chuyên
sâu. Trong công tác nghiên cứu thị trường thì nguồn thông tin là yếu tố quan
trọng nhất, do vậy công ty cần phải tận dụng các nguồn thông tin để phục vụ cho
công tác này. Việc thu thập thông tin theo phương pháp nghiên cứu tại hiện
trường là hiệu quả hơn. Nhưng giả sử ngân sách của công ty cho việc thu thập
thông tin có hạn, công ty không có khả năng cử cán bộ ra nước ngoài thu thập
thông tin trực tiếp thì có thể thu thập bằng cách mua từ dịch vụ cung cấp thông
tin; tìm kiếm thông tin từ các cơ quan thương mại, các tạp chí chuyên nghành,
đặc biệt là khai thác triệt để lợi ích cung cấp thông tin từ internet.
EMJ cũng cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những cán bộ nghiên cứu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thị trường, thường xuyên có các buổi tổng kết đánh giá hoạt động nghiên cứu
thị trường và các phương án chiến lược đề ra để tìm được nguyên nhân thành
công hoặc thất bại mà có biện pháp chấn chỉnh, khen thưởng kịp thời những
cán bộ đưa ra sáng kiến có giá trị, có tính khả thi cao.
Con người là yếu tố quyết định, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng
là một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy công ty cần phải hiện đại hoá các trang
thiết bị mà cán bộ nghiên cứu thị trường sử dụng trong quá trình làm việc như
các phương tiện: lấy tin, thống kê, phân tích thông tin…
b. Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XNK.
Trước hết, đối với các cán bộ cũ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, EMJ cần có chế độ đào tạo, bồi dưỡng lại để củng cố và nâng cao trình

độ cho đội ngũ làm hoạt động xuất nhập khẩu. Xây dựng chương trình đào
tạo, bồi dưỡng có nội dung thiết thực, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu công
việc. Không chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ mà còn chú trọng cả phẩm chất đạo đức
với các phương thức như:
- Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác nhau cho từng cán
bộ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cán bộ, công nhân viên đi học tập để
nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật những thay đổi mới trong công tác
nghiệp vụ của mình.
- Có chính sách kiểm soát, phân bổ nguồn nhân lực đảm bảo đúng
nghành, đúng lĩnh vực, chuyên môn họ được đào tạo. Công ty cũng nên
thường xuyên sát hạch, kiểm tra trình độ của các cán bộ trực tiếp thực hiện
các nghiệp vụ nhập khẩu để nắm bắt rõ trình độ của đội ngũ nhân viên hoạt
động trong lĩnh vực này để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
- Phát triển nguồn nhân lực đồng đều, không chỉ đào tạo các cán bộ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp vụ mà các cán bộ quản lý cũng cần được nâng cao trình độ, cập nhật
kịp thời kiến thức quản trị kinh doanh. Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
quản lý bởi đội ngũ cán bộ có năng lực thì mới sử dụng được các nhân viên
hợp lý, tạo nhiều cơ hội cho nhân viên phát triển; tạo ra môi trường, tác phong
làm việc năng động sáng tạo, kích thích được nhân viên cống hiến hết mình
cho công ty.
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ cũ, công ty cần
tuyển mới, đào tạo thêm các nhân viên trẻ. Khi đó sẽ tạo ra sự kết hợp giữa
kinh nghiệm, kiến thức của cán bộ, nhân viên cũ với sự năng động, sáng tạo,
nhiệt tình của tuổi trẻ. Khi đã có được những con người trong tay, công ty
phải xây dựng một cơ cấu nhân sự khoa học, phát huy tính năng động, sáng
tạo của từng thành viên để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, chất xám
của toàn công ty.
c. Nghiên cứu kĩ về hệ thống pháp luật của nhà nước, tập quán thương
mại và luật pháp quốc tế.

Khi tham gia kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm được các
quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Đối với hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp không những phải am hiểu luật pháp của
quốc gia mình mà còn phải am tường luật pháp của các quốc gia khác,các
thông lệ, tập quán thương mại và luật pháp quốc tế. Vì vậy, công ty cần
phải nghiên cứu kĩ hệ thống pháp luật trong nước để thực hiện tốt các quy
định của nhà nước, đồng thời nghiên cứu các thông lệ, tập quán buôn bán
quốc tế, hệ thống pháp luật của các quốc gia mà mình có các đối tác làm ăn
để tránh những rủi ro đáng tiếc do không thông hiểu các tập quán thương
mại đó. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đã là thành viên của
WTO chúng ta không thể làm ăn với các đối tác nước ngoài mà vẫn giữ
quan niệm “ phép vua thua lệ làng ”, hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi

×