Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa điển hình trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.1 KB, 25 trang )

Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn
hóa điển hình trong doanh nghiệp
1.1. Văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
* Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một phạm trù thường xuyên xuất hiện trong đời sống con
người. Ở đâu có con người, có các hoạt động xã hội, ở đó có văn hóa. Vậy
văn hóa là gì? Từ xưa tới nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về văn
hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa"
1
Hồ Chí Minh
Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi -
cái đó là văn hoá”.
2
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của
mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân
tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
3
Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng thói quen mà
con người đạt đựơc với tư cách là thành viên của một xã hội (Edward Tylor).
1 HCM toàn tập NXB chính trị quốc gia, Hà nội 1995, t.3 tr.431
2,


3
Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố vàng của thành công- diễn đàn doanh nghiệp 20/10/2006 www.dddn.com.vn
3
Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, nó làm nên
sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng
gió và thách thức để không ngừng phát triển và lớn mạnh (Phạm Văn Đồng).
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm: « Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình »
4
Các quan niệm về văn hóa là khá đa dạng, phong phú, nhưng tựu chung
lại chúng đều thống nhất ở chỗ, văn hóa là toàn bộ các giá trị vật thể và phi
vật thể, được đúc kết từ đời này qua đời khác, hình thành và phát triển lớn
mạnh cùng với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Văn
hóa có tác động mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của mọi con người trong xã
hội nói chung cũng như những con người trong một tổ chức nói riêng. Nhờ có
văn hóa, các thành viên trong một tổ chức gắn kết với nhau, sống tích cực và
ngày càng hoàn thiện hơn.
Văn hóa tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội từ chính trị, pháp
luật, xã hội, văn học nghệ thuật tới hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng
minh, nhiều doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng được cho mình một bản
sắc văn hóa riêng biệt.
* Văn hóa doanh nghiệp
Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào
khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công ty”/“văn hóa
doanh nghiệp” xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970, và trở nên hết
sức phổ biến sau đó. Vậy có thể hiểu thế nào là văn hóa doanh nghiệp? Có rất
nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này.
4 Trần Ngọc Thêm, Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1996

Marvin Bower - Tổng giám đốc McKinsey Co. đã nói “Văn hóa
doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá
trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp.”
Còn theo ông Akihiko Urata, chuyên viên kinh tế công ty TNHH dịch
vụ phát triển Nhật Bản thì văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu như nét đặc
trưng của giá trị văn hóa, hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà
các thành viên cùng chia sẻ giữ gìn.
Theo TS. Tạ Thị Mỹ Linh
5
: văn hóa doanh nghiệp là tài sản, là nét đẹp
thu hút con người từ cách ứng xử thông qua các mối quan hệ có liên quan tới
kinh doanh, nó là linh hồn cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Theo TS Đào Duy Quát
6
: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động
sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp nhằm tạo ra
các giá trị, các sản phẩm vật chất, tinh thần ngày càng hoàn thiện theo hướng
chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững.
Tinh tuý nhất văn hoá của một doanh nghiệp là những phẩm chất văn hoá cao
của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Những phẩm chất chủ yếu đó là:
- Lòng yêu nghề, yêu công ty, doanh nghiệp, tinh thần phấn đấu vì sự phát
triển bền vững của công ty.
- Tinh thần đoàn kết, hợp tác gắn kết mọi thành viên với dây chuyền, với phân
xưởng, công ty.
- Tinh thần ham học tập, cầu tiến bộ, làm chủ công nghệ hiện đại.
- Tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo với lương tâm nghề nghiệp.
- Có lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tôn trọng kỷ luật, kỷ
cương.
5 “ Văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập WTO”- Báo Điện Tử Đảng Cộng
Sản Việt Nam 11/2006

6 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 18/06/2007
- Có phong cách sống công nghiệp...
Mỗi một doanh nghiệp, một tổ chức là một cộng đồng thu nhỏ của xã
hội, được tập hợp bởi các cá nhân khác nhau về trình độ văn hóa, dân tộc…
Để cộng đồng ấy có sức mạnh riêng, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình
một bản sắc riêng, đó là văn hóa doanh nghiệp. “Văn hóa doanh nghiệp là
toàn bộ các giá trị văn hoá (thói quen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu,
bầu không khí tổ chức, quan niệm, tập quán, truyền thống…) được xây dựng
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; chi phối suy nghĩ
và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa
các doanh nghiệp và được coi là truyền thống, bản sắc riêng của mỗi doanh
nghiệp”- PGS.TS Dương Thị Liễu Trưởng Bộ môn văn hóa kinh doanh-
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Văn hóa doanh nghiệp là một lợi thế riêng có, một yếu tố cạnh tranh
hữu ích trong giai đoạn hiện nay, khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng trở
lên gay gắt, các yếu tố vốn, công nghệ... doanh nghiệp có thể khắc phục dễ
dàng hơn. Để xây dưng được văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi mỗi một doanh
nghiệp phải đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức... và xây dựng văn hóa doanh
nghiệp là cả một quá trình lâu dài, liên tục.
* Văn hóa mạnh
Văn hóa doanh nghiệp được đặc trưng trước hết với tầm nhìn/sứ mệnh của
doanh nghiệp. Một tầm nhìn ngắn hạn, ích kỷ sẽ tạo ra một thứ văn hóa yếu kém,
khó tồn tại. Một tầm nhìn/sứ mệnh lâu dài hướng tới những lợi ích của cộng đồng
sẽ góp phần tạo nên văn hóa mạnh. Một doanh nghiệp xuất sắc có tầm nhìn rộng
lớn, tham vọng lâu dài, phải xây dựng được một văn hóa mạnh, đặc thù, nổi trội
và bền vững.
Văn hóa mạnh là một tổng thể thống nhất dựa trên các thành tố : mục tiêu,
chiến lược, chính sách kinh doanh., các quá trình hoạt động kinh doanh hằng
ngày, các giá trị, con người, sinh hoạt, giao tiếp... Biểu hiện tổng quan của văn
hóa mạnh là một khối thống nhất bao gồm hai mối quan hệ bên trong và bên

ngoài có tác động qua lại với nhau
Trong cứng : là duy trì kỷ luật, thống nhất quan điểm tư tưởng, hành động
chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh... từ đó xây dựng các
chuẩn mực chung của tổ chức và kiên trì thực hiện một cách liên tục nhằm tiến
tới một định hướng chuẩn rõ ràng.
Ngoài mềm : Là những mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối
thủ cạnh tranh..., là hệ thống các dịch vụ chăm sóc khách hàng... phải hoàn hảo,
mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử.
Doanh nghiệp có văn hóa mạnh là doanh nghiệp phải giữ vững tư tưởng
cốt lõi đồng thời không ngừng phấn đấu tiến bộ. Đó phải là một tổ chức được
thiết kế tốt, thích ứng với sự thay đổi trong quá trình hoạt động mà không phụ
thuộc và cá nhân người lãnh đạo, hài hòa trong tư duy và hành động nhất quán để
tạo ra một tổ chức xuất sắc, bền vững.
Mô hình Văn Hóa Mạnh có thể đơn giản hóa bằng phương trình sau:
Văn Hóa Mạnh = thống nhất tư duy hệ thống môi trường hành động.
1.1.2 Các giá trị văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình và hữu hình được gây dựng
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nó là một
thực thể khá phức tạp được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau.
* Phong cách lãnh đạo
Văn hóa doanh nghiệp là nền tiểu văn hóa gắn chặt với một tập thể,
doanh nghiệp nhất định, chính vì vậy nó gắn bó chặt chẽ tới những nhà quản trị,
đội ngũ lãnh đaọ của doanh nghiệp đó. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là một
tấm gương phản ánh khá rõ nét phong cách lãnh đạo của nhà quản trị doanh
nghiệp.
Ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập, các nhà quản trị đã phải định
hướng cho mình một nét văn hóa riêng có cho công ty. Và để cho định hướng
đó trở thành hiện thực, các nhà quản trị phải liên tục, không ngừng củng cố nó,
điều này đòi hỏi ở đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp một sự kiên trì. Để có thể trở
thành một giá trị văn hóa của doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo phải trở

thành một giá trị truyền thống chứ không chỉ là phong cách riêng của từng nhà
quản trị.
Khi phong cách lãnh đạo trở thành một giá trị văn hóa của doanh nghiệp,
những quan điểm, định chế lâu đời đó sẽ bao quát mọi hoạt động quản trị của
doanh nghiệp, tác động, chi phối tới việc ra quyết định quản trị : chế độ tập
trung dân chủ, cách thức tổ chức, phối hợp thực hiện các quyết định quản trị
giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức...
* Môi trường làm việc của doanh nghiệp
Là môi trường trong đó các thành viên sống, làm việc và tác động qua lại
lẫn nhau. Môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được rất
nhiều lợi ích : tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp, dịch vụ khách hàng có chất lượng
cao, dễ dàng trong việc thu hút lực lượng lao động... Môi trường làm việc gồm
những yếu tố :
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Không có một con người nào sống giữa xã hội mà lại không có những
mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi người
ta thường dành hơn 8 giờ đồng hồ mỗi ngày tại nơi làm việc thì vấn đề giao tiếp
giữa các thành viên trong một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Có thể thấy,
giao tiếp trong nội bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù lương bổng
và các phúc lợi khác cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất giúp
gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp với nhau.
- Phong cách, tác phong làm việc chung của đội ngũ nhân viên
Phong cách làm việc là một trong những yếu tố đầu tiên tác động tới
khách hàng và các đối tác khi làm việc với doanh nghiệp. Phong cách ấy hình
thành bởi truyền thống làm việc trong doanh nghiệp, bởi tác phong làm việc của
đội ngũ lãnh đạo và có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoàn thành công việc.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững phát triển thì cần có một phong cách làm
việc chuyên nghiệp.
* Thương hiệu
Thương hiệu là một dạng tài sản phi vật chất của doanh nghiệp, là một

yếu tố văn hóa đem lại năng lực cạnh tranh to lớn cho doanh nghiệp. Theo định
nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):Thương hiệu là một dấu hiệu (
hữu hình và vô hình ) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một
diịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ
chức
Sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp
nhanh chóng đến được với khách hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải
luôn luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm để đảm bảo chữ tín trong kinh
doanh cũng như giữ gìn thương hiệu của mình.
Thương hiệu được cấu thành bởi ba yếu tố
- Phần đọc được: Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào
thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway,
PGrand, 3M, Trung Nguyên...), tên sản phẩm (555, Coca Cola), câu khẩu hiệu
(Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát, câu slogan đặc trưng và các yếu tố phát âm
khác.
- Phần không đọc được: Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ
có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của
Vietnam Airlines, hình đôi bàn tay của Nokia), màu sắc (màu đỏ của Coca-cola,
hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken, Coca-cola) và các yếu tố
nhận biết (bằng mắt) khác.
- Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu: chính là sự quay trở
lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị
khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.
* Truyền thống của doanh nghiệp
Là tất cả những hoạt động, sự kiện văn hóa… chính thức được diễn ra
trong doanh nghiệp, thường được tổ chức định kì nhằm để thắt chặt mối quan hệ
giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Các truyền thống của doanh nghiệp có
thể là: kỉ niệm ngày thành lập công ty, những ngày lễ tổng kết cuối năm, lễ
tuyên dương lao động giỏi hằng năm.. Những sự kiện văn hóa này được dần dần
hình thành theo quá trình phát triển của doanh nghiệp và trở thành một nét văn

hóa của doanh nghiệp. Đây là dịp để các thành viên trong công ty có thể giao
lưu, chia sẻ với nhau, qua đó dần thắt chặt tình cảm gắn bó với doanh nghiệp.
* Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là nền tảng văn hóa của doanh nghiệp, thường được
phát biểu trong những nội dung hết sức cô đọng. Mỗi doanh nghiệp khi mới
hình thành đều phải xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh cụ thể. Ví dụ
như triết lý kinh doanh của Viettel:“ Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng
dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm,
dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền
được lựa chọn của khách hàng”
Triết lý kinh doanh sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của
doanh nghiệp, là chuẩn mực cho quá trình doanh nghiệp hoạt động. Nội dung
của triết lý kinh doanh bao hàm ba bộ phận cơ bản: mục đích kinh doanh,
phương châm hành động, cách ứng xử trong quan hệ nội bộ và với bên ngoài.
* Trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh
Doanh nghiệp là một chủ thể trong nền kinh tế, được tập hợp từ nhiều
cá nhân khác nhau. Doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì mục đích lợi nhuận
mà còn vì các lợi ích xã hội khác nữa: Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu
nhập, nộp thuế vào ngân sách, thỏa mãn nhu cầu xã hội… Việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính chất tự nguyện và phải dung hòa cả
lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội.
Trách nhiệm tự nguyện
Trách nhiệm công dân trong xã hội
Trách nhiệm theo quy định của pháp luật
Trách nhiệm kinh tế
Trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh bao gồm các mặt cụ thế:
- Xác định rõ mục tiêu kinh doanh, mục tiêu đó phải làm giàu cho doanh
nghiệp thông qua phục vụ xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì
chỉ có thể trên cơ sở đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
- Xác định rõ mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc
tôn trọng quyền lợi của khách hàng. Đảm bảo quyền lợi khách hàng giúp doanh
nghiệp giữ được chữ tín trong kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh thể hiện ở việc doanh nghiệp tôn trọng các quy
định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nươc: thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
đầy đủ..
- Đảm bảo quyền lợi cho những người làm việc trong doanh nghiệp, tạo
điều kiện cho họ phát huy năng lực sáng tạo, có điều kiện phát triển.
- Quan tâm tới các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, nhân đạo và
xây dựng một phong cách giao tiếp có văn hóa với công chúng.

×