Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ứng dụng nấm trichoderma để sản xuất phân hữu cơ từ rơm rạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.06 KB, 12 trang )

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ( NẤM
TRICHODERMA )
ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN RƠM RẠ HỮU CƠ VÀ CẢI THIỆN
ĐỘ PHÌ
CỦA ĐẤT CANH TÁC LÚA.
Lưu Hồng Mẫn và ctv
Cây lúa có một vai trò rất quan trọng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long, với diện tích gieo trồng chiếm gần 4 triệu ha, do đó lượng
rơm rạ để lại sau thu hoạch là nguồn hữu cơ rất lớn. Tuy nhiên , rơm
rạ nếu để tự nhiên sẽ cần thời gian phân hủy rất lâu, và do tỷ lệ C/N
rất cao nên nếu cày vùi rơm rạ trực tiếp vào đất, sẽ gây hiện tượng
bất động dinh dưỡng trong đất, hoặc trong quá trình phân hủy sẽ
gây ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa (Martin và ctv, 1978;
Elliott và ctv, 1981 ). Do đó đại đa số nông dân thường có tập quán
là đốt bỏ để chuẩn bị đất cho vụ mùa tiếp theo.Theo ước tính nếu
đốt 1 tấn rơm thì sẽ thải ra 36,32 kg khí CO, 4,54 kg Hydrocarbon
và 3,18 kg bụi tro ( Jefferey Jacobs và ctv., 1997) và 56,00 kg CO
2
(C.A.M. 1991) các thành này góp phần gây hiệu ứng nhà kính, gây ô
nhiễm môi trường không khí.
Để hạn chế sự bất lợi này, rơm rạ trước khi hoàn trả lại cho vụ mùa
tiếp theo cần được trải qua qúa trình phân hủy của những vi sinh vật
thích hợp nhằm rút ngắn thời gian phân hủy. Nấm Trichoderma
được biết đến như nguồn vi sinh vật có khả năng phân hủy rơm rạ
nhanh (Gaur và ctv 1990; Son và Ramaswami, 1997 ), hạn chế được
sự phát triển của nấm bệnh khô vằn lưu tồn trong rơm rạ
( Nagamani và Mew, 1987 ).
Từ những lý do trên, quần thể nấm Trichoderma từ các vùng canh
tác khác nhau của ĐBSCL được phân lập và thanh lọc để sản xuất
chế phẩm nhằm mục đích phát triển chế phẩm sinh học ( nấm
Trichoderma ) phân hủy rơm rạ ở ĐBSCL, với những nội dung


nghiên cứu chính sau đây: sản xuất chế phẩm sinh học ( nấm
Trichoderma ) và xác định liều lượng, thời gian phân hủy rơm rạ
của chế phẩm sinh học; Tạo nguồn phân rơm hữu cơ và đánh giá
ảnh hưởng dài hạn của phân rơm hữu cơ và phân hoá học đối với
năng suất lúa và độ phì của đất.
Sản xuất chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma): Chọn những
dòng nấm có khả năng phân hủy cellulose cao để điều chế thành chế
phẩm theo các bước sau đây: Nấm Trichoderma tồn trử trên môi
trường PDA ( Khoai tây : 200 gram , Dextrose 20 gram, Agar 16
gram, nước 1 lít ) được chuẩn bị cho lên men; Lên men trong môi
trường Potatoes – Dextrose ( dịch Khoai tây 200 gram , Dextrose
20 gram, nước 1 lít ) trong thời gian 1 tuần; Dịch lên men được
phối trộn với ( mùn mía đã thanh trùng hoặc than bùn đã sấy thanh
trùng ) với điều kiện ẩm độ khoảng 50 - 60%; Hổn hợp phối trộn
trên được ủ trong điều kiện hiếu khí. Khoảng 1 tuần sau khi ủ ở điều
kiện nhiệt độ phòng ( 30
0
C) khuẩn ty của nấm Trichoderma sẽ phát
triển đều khắp môi trường bán rắn; Chế phẩm được cho vào bao
sạch, hàn kín và bảo quản trong điều kiện khô mát.
Xác định liều lượng và thời gian phân hủy rơm rạ của chế
phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) dạng bột
trên được sử dụng để xử lý rơm rạ sau thu hoạch, theo các mức liều
lượng 1, 2, 3, 4 và 5 kg chế phẩm cho 1 tấn rơm. Rơm sau đó được
ủ thành đống, tưới nước và đảo định kỳ 1 tuần/lần, và được lấy mẫu
để phân tích %C, %N và tỷ lệ C/N tại các thời điểm 0,1,2,3,4,5 tuần
sau khi xử lý chế phẩm sinh học.
Nguồn phân hữu cơ: Rải một lớp rơm sau đó tưới cho rơm đẫm và
sau đó rải chế phẩm nấm Trichoderma (1 ha rơm, ủ thành đóng có
chiều dài 5 m, ngang 2 m và cao 1,1m, cứ mỗi lớp rơm dầy 0,1 m,

rải lượng chế phẩm 1kg, sao cho đều khắp); Sau khi rải chế phẩm,
tiếp tục chất rơm và tưới nước đẫm và tiếp tục rải chế phẩm vào bề
mặt lớp rơm. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết rơm; Rơm sau
khi xử lý chế phẩm có thể chất đóng ở độ cao từ 1,1m và lưu ý
không để đóng rơm quá khô; Sau khi ủ rơm khoảng 1 tuần nên đảo
rơm 1 lần để giúp cho quá trình phân hủy rơm nhanh hơn; 15 ngày
sau khi ủ rơm chuyển thành màu nâu và 30 ngày sau khi ủ rơm trở
thành nguồn phân hữu cơ; Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối
hoàn toàn ngẫu nhiên (RBD), được lập lại 3 lần với 7 nghiệm thức.
Các nghiệm thức được sắp đặt như sau: T1- Không bón rơm hữu cơ
và không bón phân hóa học (0% NPK);T2 - Có bón rơm hữu cơ và
Không bón phân hóa học (0%NPK); T3- Có bón rơm hữu cơ + 20
% NPK; T4- Có bón rơm hữu cơ + 40% NPK; T5- Có bón rơm hữu
cơ + 60 % NPK; T6- Có bón rơm hữu cơ + 80%NPK; T7 Không
bón rơm hữu cơ + 100% NPK.
Ghi chú: 100 % NPK theo mức khuyến cáo: vụ Đông Xuân (100N
-30P
2
O
5
-30 K
2
O); vụ Hè Thu (80N -30P
2
O
5
-30 K
2
O).
Giống lúa: Từ vụ Hè Thu 2000 đến vụ Đông Xuân 2005: giống lúa

IR 64, Sạ lan với mật độ 150 kg/ha; từ vụ Đông Xuân 2006: Giống
lúa OM 2517, sạ hàng với mật độ 100 kg/ha.
Bón phân: rơm hữu cơ bón trong các nghiệm thức là 6 tấn trên
hécta. Diện tích ô: 5 x 6 = 30m
2
. Mật độ sạ 150 kg/ha. Rơm hữu cơ
được vùi trước khi sạ lúa với số lượng 6 t/ha (tất cả các nghiệm thức
sử dụng rơm hữu cơ đều được bón như nhau: 6t/ha). Phân hóa học
được bón như sau: Lân được bón hoàn toàn trước khi sạ lúa, đạm
chia thành 3 lần bón là 10; 20 và 30 ngày sau sạ lúa (NSS). Kali chia
đều 2 lần bón là 10 và 30 NSS.
* Chỉ tiêu theo dõi: năng suất thực tế; độ phì sinh học của đất
( mật số vi sinh vật, tổng số protein trong đất, hoạt động ETS); mật
số vi sinh vật được xác định theo phương pháp của
(SubbaRao,1977) bằng cách pha loảng và trải đều trên bề mặt môi
trường đo đếm vi sinh vật; tổng số Protein trong đất được phân tích
theo phương pháp của Herbert và ctv, 1971; hoạt động electron
transport system (ETS) được phân tích theo phương pháp của
Chendrayan và ctv, 1980; số liệu được sử lý bằng chương trình SAS
version 6.12 for Window.
Kết quả thu được
* Chế phẩm sinh học nấm Trichoderma: ba dòng nấm T 1-2; T
2-9 và T1-7 có chỉ số phân hủy cellulose cao được nhân mật số trên
môi trường PDA ( Potatoes – Dextrose-Agar ). Bào tử của ba dòng
nấm Trichoderma sp này được thu thập và cho lên men trong dung
dịch PD ( ( Potatoes – Dextrose ) trong vòng 7 ngày. Dịch lên men
được phối trộn với cơ chất ( mùn mía đã thanh trùng hoặc than bùn
đã sấy thanh trùng ) với điều kiện ẩm độ khoảng 50 - 60% để tạo
thành chế phẩm sinh học. Trong điều kiện tồn trữ ở nhiệt độ phòng
(30

0
C ), kết quả cho thấy mật số nấm Trichoderma trong chế phẩm
sinh học được xác định là 2.25 x 10
10
C.F.U/gram chế phẩm ở 6
tháng sau khi tồn trữ.

* Xác định liều lượng và thời gian phân hủy rơm rạ của chế
phẩm sinh học:
Kết quả cho thấy rơm rạ được xử lý bằng chế phẩm sinh học cho
hàm lượng Cacbon giảm hơn, và hàm lượng N tăng cao hơn so mẫu
rơm không được xử lý theo thời gian ủ từ 1 tuần đến 5 tuần sau khi
xử lý. Từ những kết quả đạt được cũng cho thấy rằng ở các nghiệm
thức có xử lý chế phẩm sinh học có tỷ lệ C/N thấp hơn mẫu rơm
không được xử lý và ở thời gian 4 tuần sau khi xử lý tỷ lệ C/N đạt
từ 19,33 – 20,11 và ở thời gian 5 tuần sau khi xử lý tỷ lệ C/N đạt từ
16,37 – 17,56. Đây là ngưỡng tỷ lệ C/N khi bón vào đất dễ khoáng
hóa cho cây trồng sử dụng ( Alexander, 1977; Subba Rao, 1977).
Từ những kết qủa trên, chúng tôi chọn nghiệm thức 2kg chế phẩm
sinh học để xử lý 1 tấn rơm sau thu hoạch và thời gian ủ từ 4 – 5
tuần ( tùy điều kiện ) để tạo nguồn phân rơm hữu cơ tại chổ phục vụ
cho nghiên cứu tiếp theo.
Bảng 1: Tỷ lệ C/N ở các mức độ chế phẩm sinh học sau khi xử lý.
Tỷ lệ chế phẩm Tỷ lệ C/N sau khi xử lý chế phẩm sinh học
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 5 tuần
Mẫu TKXL *
T1. Không xử lý
T2. 1 kg CP/t rơm
T3. 2 kg CP/ t rơm
T4. 3 kg CP/t rơm

41,36
36,65
29,86
31,24
33,12
41,36
30,42
28,00
29,72
31,87
41,36
27,67
21,97
22,96
24,29
41,36
25,21
19,66
20,11
21,24
41,36
22,63
17,56
17,42
17,00
T5. 4 kg CP/ t rơm
T6. 5 kg CP/ t rơm
31,05
35,75
27,00

27,86
24,10
22,78
19,33
19,98
16,37
17,18
CV (%)
LSD (5%)
4,20
nghiệm thức= 0,83
thời gian = 0,70
nghiệm thức x thời gian = 1,86
Bảng 2. Ảnh hưởng của phân rơm hữu cơ đến năng suất lúa vụ Hè
Thu.
Nghiệm
thức
Vụ Hè Thu
2000200120022003 20042005 2006 2007Trung
bình
Năng
suất
hơn đối
chứng
( % )
T1
T2
T3
T4
T5

T6
T7
2.19
2.23
2.51
2.66
2.71
2.90
3.07
2.67
2.90
3.24
3.53
3.62
3.70
3.60
2.98
3.20
3.22
3.26
3.33
3.42
3.37
1.81
1.83
3.40
3.63
3.47
3.47
3.15

3.04
3.69
4.17
4.46
4.66
4.27
4.04
1.59
2.36
3.05
3.51
3.63
3.56
3.36
1.56
2.47
3.56
3.74
4.37
3.81
3.83
1.45
1.94
2.29
2.49
3.18
3.15
2.67
2.16
d

2.58 c
3.18 c
b
3.41
ab
3.62 a
3.54 a
3.39
ab
-
19.26
47.14
57.78
67.61
63.56
56.68

×