Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.53 KB, 25 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
I. XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU
1. Khái niệm kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương.
Đó chính là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài hoặc bán
hàng hóa dịch vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trong nước trên cơ
sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu lợi nhuận thông qua hành
vi mua bán.
Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các
quốc gia.
2. Các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu
2.1 Các hình thức xuất khẩu chính
Thực tế khi muốn xuất khẩu các sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các
doanh nghiệp chủ yếu chọn một trong hai hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất
khẩu gián tiếp.
2.1.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp(Direct Exporting)
Là hình thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm
của mình ra nước ngoài. Xuất nhập khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với các
doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh
nghiệm trên thị trường và nhãn hiệu hàng hoá truyền thống của doanh nghiệp đã
từng có mặt trên thị trường thế giới.
2.1.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp( Indirect Exporting)
Hình thức xuất khẩu gián tiếp là hình thức không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực
tiếp giữa người mua nước ngoài với người mua sản xuất trong nước. Để bán sản
phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức
trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp.
Doanh nghiệp có thể thực hiện gián tiếp thông qua các hình thức:
*Công ty quản lý xuất khẩu(EMC – Export Management Company)
Là công ty quản trị xuất khẩu cho các công ty khác. Các nhà xuất khẩu


thường thiếu kinh nghiệm cơ bản bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do vậy họ phải thông qua
EMC để xuất khẩu sản phẩm của chính mình.
Thông thường, chính sách giá cả, điều kiện bán hàng, quảng cáo là do chủ
hàng quyết định. Các EMC giữ vai trò cố vấn, thực hiện nhiệm vụ liên quan đến
xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên, các EMC sẽ được thanh toán
bằng hoa hồng.
*Thông qua khách hàng nước ngoài(Foreign Buyer)
Là hình thức xuất khẩu thông qua nhân viên của công ty nước ngoài. Họ là
những người hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi thực
hiện hình thức này, doanh nghiệp càn phải tìm hiểu kỹ khách hang để thiết lập
quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.
*Thông qua uỷ thác xuất khẩu(Export Commission House)
Những người hoặc tổ chức uỷ thác thường là đại diện cho người mua nước
ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khẩu. Nhà uỷ thác xuất khẩu hành động vì
lợi ích của người mua và người mua sẽ trả tiền ứng thác khi hàng hoá được
chuẩn bị đặt mua. Nhà uỷ thác sẽ lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn
và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết liên quan tới quá trình xuất khẩu. Bán hàng
cho nhà uỷ thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán
thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề vận
chuyển hàng hoá hoàn toàn do các nhà được uỷ thác chịu trách nhiệm.
*Thông qua môi giới xuất khẩu(Export Broker)
Môi giới xuất khẩu là thực hiện chức năng liên kết các nhà xuất khẩu và các
nhà nhập khẩu. Người môi giới sẽ được nhà xuất khẩu uỷ nhiệm và trả hoa hồng
cho hoạt động của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng
hay nhóm hàng nhất định.
*Thông qua hãng buôn xuất khẩu(Export Merchant)
Hãng buôn xuất khẩu thường được đóng tại các nước xuất khẩu và mua hàng
của người chế biến hoặc nhà sản xuất. Sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp
vụ để xuất khẩu, chịu mọi rủi ro lien quan đến xuất khẩu.

Như vậy, các nhà sản xuất sẽ thông qua hãng buôn xuất khẩu để đảm bảo thị
trường nước ngoài. Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong
nước là chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu khác
- Xuất khẩu hàng hóa dưới các hình thức trao đổi hàng hóa, hình thức sản
xuất và gia công quốc tế.
- Xuất khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, vật tư phụ tùng trong sản xuất.
- Dịch vụ làm đại lý, ủy thác cho các tổ chức nước ngoài.
- Chuyển khẩu – tạm nhập tái xuất
- Hoạt động kinh doanh các tổ chức kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài
2.2 Các hình thức nhập khẩu
2.2.1 Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hình thức doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nhưng
bản thân doanh nghiệp không có đủ điều kiện và năng lực để có thể nhập khẩu
trực tiếp. Hoặc nếu như có khả năng nhập khẩu thì hiệu quả kinh doanh mang
lại là không cao. Do đó, để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp sẽ tiến hành
uỷ thác cho một doanh nghiệp khác có khả năng nhập khẩu trực tiếp có được
hiệu quả cao hơn và nhập khẩu những mặt hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp
trước đó.
Bên cạnh hình thức uỷ thác này, các nhà uỷ thác nhập khẩu sẽ bị tổn thất một
khoản doanh thu do phải trả một khoản chi phí uỷ thác hay được gọi là hoa
hồng đại lý. Mặt khác, hình thức uỷ thác nhập khẩu sẽ làm cho các nhà nhà uỷ
thác mất đi sự giao lưu, liên hệ trực tiếp với thị trường kinh tế nước ngoài. Hình
thức nhập khẩu uỷ thác là hình thức phổ biến trên thế giới và đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển mà Việt Nam là điển hình.
2.2.2. Nhập khẩu trực tiếp
Là hình thức chính của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu giữa các
quốc gia trên thế giới. Các nhà nhập khẩu sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng, do
đó đã tiết kiệm được một khoản chi phí trung gian trong giao dịch. Hình thức
nhập khẩu là sự giao lưu và trao đổi hàng hoá giữa các nước với nhau, là sự tiếp

thu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới về cho quốc gia mình. Tuỳ vào
điều kiện, tình hình phát triển kinh tế của mỗi đất nước sẽ quyết định nhập khẩu
những mặt hàng nào là có lợi nhất trên thị trường.
2.2.3 Nhập khẩu theo hình thức tái xuất
Là hình thức nhập khẩu hàng hoá xuất sang ước thứ ba nhằm thu lại lợi nhuận
mà không phải dùng để tiêu thụ trong thị trường nội địa. Phương thức tiến hành
hình thức tái xuất có sự tham gia của các đối tượng: nước nhập khẩu, nước xuất
khẩu và nước tái xuất.
Các sản phẩm, mặt hàng nhập khẩu sẽ không được chế biến ở các nước tát
xuất. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu ở các nước tát xuất sẽ phải
mất một khoản chi phí ở nơi xuất và nhập. Do vậy, các doanh nghiệp này phải
tính toán để có thể đảm bảo được lợi nhuận mà không bị thâm hụt ngân sách.
Quy trình doanh nghiệp thực hiện tái xuất bao gồm hai hợp đồng: hợp đồng
xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu. Điều đặc biệt trong hợp đồng kinh doanh tái
xuất, không nhất thiết hàng hoá phải thông qua nước tái xuất mà có thể chuyển
thẳng trực tiếp đến nước thứ ba. Doanh nghiệp tái xuất có thể thu được lợi
nhuận do được thanh toán nhanh mà có thể trả chậm cho bên xuất khẩu.
2.2.4 Nhập khẩu thông qua đấu thầu quốc tế
Là hình thức mà doanh nghiệp có nhau cầu nhập khẩu tổ chức đấu thầ quốc tế
nhằm thu hút các nhà cung cấp hàng đàu tham dự, trả giá và đưa ra các điều
kiện giao dịch trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
Đặc điểm của hình thức này là người xuất trả giá còn người nhập chọn giá.
Do vậy sự cạnh tranh diễn ra rất cao và đòi hỏi năng lực thực sự của mỗi doanh
nghiệp. Cũng theo hình thức này, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ lựa chọn
đối tác có giá trị dự thầu thấp nhất với hình thức thanh toán phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế của đát nước.
3. Nội dung kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là quy trình kinh doanh bao gồm rất nhiều bước
nối tiếp nhau. Đó là quy trình thể hiện nhiều nghiệp vụ, từ khâu xác định nhu
cầu hàng hoá cần xuất nhập khẩu cho đến các việc điều tra nghiên cứu thị

trường để chọn các đối tác nước ngoài có khả năng cung cấp hàng hoá, sản
phẩm xuất nhập khẩu. Tiếp đó tiến hành các thủ tục giao dịch, đàm phán ký kết
hợp đồng, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nội dung hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy trình
như sau:
3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu
Trong quá trình phát triển kinh tế như hiện nay, nghiên cứu thị trường đã trở
thành vấn đề quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào tham
gia vào thị trường quốc tế. Bởi vì, mỗi một loại hàng hoá khác nhau sẽ có những
thị trường tiêu thụ khác nhau, do đó hiệu quả kinh doanh cũng sẽ rất khác nhau.
Thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia trên thế giới. Nó cũng chính là phạm trù khách quan gắn liền với sản
xuất và lưu thông hàng hoá.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động nghiên
cứu thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài.
3.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu thị trường trong nước là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của doanh
nghiệp. Hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp các nhà kinh doanh nhanh chóng
nắm bắt được các cơ hội để có thể có các chiến lược phát triển phù hợp ở trong
nước.
Mỗi thị trường cụ thể đều có một quy luật riêng, do đó các doanh nghiệp phải
nhận biết được những biến đổi về nhu cầu cũng như giá cả các mặt hàng ở thị
trường trong nước để có những giải pháp kinh doanh cụ thể trong thời gian nhất
định.
Việc nhận biết được các sản phẩm sẽ xuất nhập khẩu là điều kiện đầu tiên
phải làm của doanh nghiệp. Từ đó sẽ tiến hành các chiến lược phát triển nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được
thị trường trong nước đang cần những sản phẩm nào, tình hình tiêu thụ và tỷ

suất ngoại tệ của mặt hàng đó.
3.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nước ngoài là việc nghiên cứu nhằm mục đích hiểu
biết hơn về quy luật vận động cũng như sự biến đổi của chúng trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nước ngoài chính là hoạt động
nghiên cứu theo các đặc tính của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, đặc tính,
giá cả của thị trường cũng như dung lượng của thị trường.
a) Dung lượng thị trường
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu thì việc nghiên cứu về dung lượng thị trường hàng hoá là điều cần thiết.
Chúng ta có thể hiểu dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao
dịch trên thị trường nhất định trong một thời kỳ nhất định thông thường là một
năm.
Tuy nhiên, dung lượng thị trường không ổn định mà luôn biến động tuỳ theo
những tác động là nhỏ hay lớn. Nó sẽ thay đổi tuỳ theo những diễn biến của tình
hình trong những giai đoạn nhất định.
b) Nghiên cứu giá cả và sự biến động của giá cả trên thị trường
Giá cả trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế có tính
chất đại diện cho hàng hóa trên thị trường thé giới. Do đó việc xác định đúng
giá cả có ý nghĩa rất lớn trong hiệu quả thương mại quốc tế.
Mức giá này ghi trong hợp đồng quốc tế, không kèm theo một điều kiện đặc
biệt nào, được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trên thực tế, các mức
giá này sẽ được các trung tâm giao dịch quốc tế quy định.
Để có thể dự đoán được những biến động của giá cả trên thị trường, phải dựa
vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình hình thị trường loại hàng hoá đó. Từ
đó đánh giá các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tác động đến sự vận động của giá
cả hàng hoá đang nghiên cứu.
c) Lựa chọn đối tượng giao dịch
Trên thị trường, cùng một sản phẩm sẽ có rất nhiều đối tác kinh doanh khác
nhau. Do đó, việc lựa chọn đối tượng để giao dịch phải dựa trên cơ sở tìm hiểu

cụ thể và phải tuân theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Các đối tượng giao dịch
phân phối theo khu vực thị trường: Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi…
Tuỳ thuộc vào sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp lựa chọn để buôn bán quốc
tế, các quốc gia đối tác ưu tiên.
Như vậy lựa chọn đối tượng giao dịch khoa học và hợp lý sẽ là yếu tố tác
động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2 Lựa chọn phương án giao dịch
Giao dịch là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các cá nhân để giao lưu, trao đổi thông
tin. Do vậy hoạt động giao dịch bao gồm:
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Xác định số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
- Lựa chọn thị trường, khách hàng cũng như phương thức giao dịch
- Lựa chọn thời điểm, thời gian gioa dịch
- Các giải pháp thực hiện mục tiêu
3.3 Tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng
Đây là khâu tiếp theo trong quy trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và lựa chọn phương án kinh doanh
hợp lý, doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
3.3.1 Hình thức giao dịch
- Giao dịch qua thư
- Giao dịch qua điện thoại và các phương tiện thông tin đại chúng khác
- Giao dịch trực tiếp
- Giao dịch trung gian
- Giao dịch tại trụ sở giao dịch hàng hoá
3.3.2 Các bước giao dịch và đàm phán
Đàm phán là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên cùng nhất trí để thoả hiệp
giải quyết vấn đề trong hoạt động xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng. Do
đó tuỳ vào mức độ quan trọng doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức khác
nhau.
Quy trình giao dịch đàm phán bao gồm các bước sau:

B1. Chào hàng
Chào hàng chính là việc chào bán hay chào mua trên thị trường kinh doanh.
Chào hàng gồm có: Chào hàng cố định và chào hàng tự do.Thực tế việc chào
hàng sẽ giúp các doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình để
đưa ra lời đề nghị ký kết hợp đồng.
B2. Hoàn giá
Khi người nhập hàng nhận được lời chào hàng, hoặc không chấp nhận hoàn
toàn đơn chào hàng trước đó mà đưa ra lời đề nghị mới được gọi là hoàn giá hay
trả giá. Khi đã có hoàn giá thì lời chào hàng trước coi như được huỷ bỏ. Sau
mỗi lần hoàn giá, lời chào hàng mới xuất hiện và các lời chào hàng trước đều
không có giá trị.
B3. Chấp nhận
Là sự đồng ý hoàn toàn mọi yêu cầu và điều kiện chào hàng của bên đối tác.
Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng tuân theo các điều kiện sau:
- Có sự đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi nội dung của chào hàng
- Chấp nhận trong thời gian có hiệu lực của lời chào hàng
B4. Xác nhận
Hai bên mua và bán sau khi thống nhất thoả thuận về điều kiện giao dịch sẽ
tiến hành ghi chép lại mọi điều kiện đã thoả thuận gửi cho các đối tác. Đó chính
là văn bản xác nhận ràng buộc giữa hai bên. Văn bản chính là hợp đồng bao
gồm: xác nhận bên xuất và xác nhận bên nhập có đầy đủ chữ ký của hai bên.
Hợp đồng kinh tế về xuất nhập khẩu hàng hoá là hình thức bảo vệ quyền lợi
cho hai bên khi xảy ra tranh chấp. Điều kiện của hợp đồng phải tuân thủ:
- Hợp đồng phải phản ánh chính xác nội dung
- Ký kết hợp đồng phải thực sự do người thẩm quyền ký kết
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải dùng thống nhất trong cả hai hợp
đồng
3.4 Thực hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá
Sau khi việc giao dịch đàm phán có hiệu quả sẽ dấn tới việc ký kết hợp đồng
mua bán ngoại thương. Ký kết được hợp đồng là bước đầu thành công trong

hoạt động kinh doanh.
3.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng.
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng được thể hiện ở sơ đồ sau
Biểu đồ 1: Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
T o ngu n h ng v khách h ng xu tạ ồ à à à ấ
kh uẩ
m phán ký k t h p ng xu tĐà ế ợ đồ ấ
kh uẩ
Th t c c n thi t th c hi n h p ng xu tủ ụ ầ ế ự ệ ợ đồ ấ
kh uẩ
Bên nh p kh u m L/C n u thanh toán theo ậ ẩ ở ế
L/C
Xin gi y phép xu tấ ấ
kh uẩ
Chu n b h ng hoá xu tẩ ị à ấ
kh uẩ
Biểu đồ 2: Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Ki m tra ch t l ng h ng xu tể ấ ượ à ấ
kh uẩ
U thác lên t uỷ à
Giao nh n h ng lênậ à
t uà
Th t c h i ủ ụ ả
quan
Mua b oả
hi mể
L m th t c thanh toánà ủ ụ
L a ch n i ự ọ đố

tác
Ký k t h p ng nh p ế ợ đồ ậ
kh uẩ
Xin gi y phép nh p ấ ậ
kh uẩ
M tín d ng(L/C)ở ụ
Thuê t u ti p nh n v n chuy n h ng à ế ậ ậ ể à
hoá
Mua b o hi m v n chuy n h ng ả ể ậ ể à
hoá
Giao nh n h ng hoáậ à
Ki m tra h ng hoá v tr ti nể à à ả ề
Th t c h i ủ ụ ả
quan

×