Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hấp thu gluxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.96 KB, 21 trang )

Chuyên đề dinh dưỡng hấp thu
Chương II. HẤP THU GLUXIT
1. Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu gluxit.
2. Cơ chế của quá trình hấp thu gluxit ở ruột non.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hấp thu.
3.1. Ảnh hưởng của nồng độ đường lên tốc độc hấp thu đường.
3.2. Ảnh hưởng của khu hệ vi khuẩn đường ruột và quá trình hấp thu
gluxit.
3.3. Ảnh hưởng của tuổi tác, lao động, chế độ ăn kiêng và các yếu tố của
môi trường.
4. Điều hoà quá trình hấp thu.
4.1. Yếu tố thần kinh
4.1.1. Vai trò của trung ương thần kinh lên điều hoà gluxit
1. 1. Vỏ não
4.1.1.2. Các cấu trúc dưới vỏ não.
4.1.1.3. Cấu trúc lưới
4.1.1.4. Tiểu não
4.1.1.5. Vai trò của tuỷ sống
4.1.2. Vai trò của thần kinh ngoại biên lên hấp thu gluxit
4.2. Yếu tố thể dịch
4.1.2. Vai trò của các tuyến nội tiết trong hấp thu gluxit
4.1.3. Các yếu tố hoá học - nơron lên hấp thu gluxit
5. Các bệnh lý khi rối loạn hấp thu gluxit
Chương II. HẤP THỤ GLUXIT
1. Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu gluxit.
1.1. Cấu trúc đại thể của ruột non.
Là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa. Ở người ruột non dài khoảng 3-6 cm, ở
động vật ăn cỏ thì ruột non dài hơn.
Ruột non là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể. Ruột non cuộn
thành nhiều vòng trong ổ bụng, và nếu kéo dãn ra nó sẽ có chiều dài khoảng
6m tính từ dạ dày đến ruột già. Tại điểm nối với dạ dày, ruột non có đường


kính khoảng 4cm. Đến khi nối với ruột già, đường kính của nó giảm xuống
còn 2.5cm.
Ruột non được chia ra làm 3 phần. Phần đầu tiên là tá tràng, có chiều dài
khoảng 22cm, gần với dạ dày nhất. Dưỡng trấp từ dạ dày và các dịch tiết từ
tụy và gan được đổ vào tá tràng. Phần giữa là hổng tràng, dài khoảng 2.5m.
Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây. Phần cuối
cùng là hồi tràng, nó là phần dài nhất, khoảng 3.4m. Hồi tràng kết thúc bởi
van hồi manh tràng, là một cơ vòng để kiểm soát lưu lượng dưỡng trấp đi từ
hồi tràng đến ruột già.
Cấu tạo và vị trí của ruột non
Thành ruột non được cấu tạo bởi các lớp cơ: cơ trơn (cơ dọc ở ngoài, cơ
vòng ở trong) và trong cùng là lớp niêm mạc ruột non.
Cấu trúc thành ruột non
1.2. Cấu trúc siêu hiển vi của ruột non.
Hấp thụ gluxit cũng như các chất dinh dưỡng khác chủ yếu xảy ra
trong ruột non. Bề mặt ruột non không phải là một mặt phẳng mà có cấu
trúc đặc biệt như răng cái bàn chải, đó là hệ thống nhung mao, hay còn gọi
là hệ thống lông hút. Riềm mỗi nhung mao gồm khoảng 50000 tế bào hình
trụ, mỗi tế bào có đường kính 8µm, cao 25µm. Nhờ kính hiển vi điện tử
có thể thấy chi tiết cấu trúc riềm các tế bào hình trụ này. Đó là hệ thống
số lượng các sợi rất lớn mọc trên bề măt các tế bào, đó là hệ thống vi
nhung mao. Mỗi vi nhung mao cao 1,5 – 2 µm, đường kính 0.08 –
0.15µm. trên diện tích 1µm
2
bề mặt tế bào có tới 90 = 150 chiếc vi nhung
mao, như vậy mỗi tế bào chứa tới 4000 vi nhung mao. Chính nhờ số lượng
rất lớn các vi nhung mao này bề mặt tiếp xúc của ruột non và thức ăn
trong ruột tăng lên nhiều lần. (ở người tăng 80 lần, ở chó tăng 30 lần… ).
Khoảng cách giữa các vi nhung mao bằng 0.05µm. Trên bề mặt của vi
nhung mao còn mọc lên một số lượng lớn các sợi nhỏ hình xoắn, đó là hệ

thống siêu nhung mao. Các siêu vi nhung đan vào nhau bằng cách gắn nối
các cation hóa trị hai của mình với cá anion của sợi bên cạnh tạo thành
một hệ thống lưới khá bền vững, đó là hệ thống lưới glicocalic. Hệ thống
lưới này cho các chất đi qua có chọn lọc, căn cứ vào kích thước và điện
tích của từng chất. Ở độ phóng đại lớn của kính hiển vi điện tử còn thấy rõ
các màng vi nhung mao bao gồn 3 lớp: protein – lipit – protein.
Cấu trúc siêu hiển vi của ruột non
Nhờ kính hiểm vi điện tử còn thấy trên bề mặt các vi nhung mao tồn
tại các bướu lồi hay kho chứa với đường kính 6nm chứa các enzim
disacaridaza (sacaraza, maltaza). Các enzim này thủy phân các đường kép
thành đường đơn ở khoảng không gian giữa các vi nhung mao.
Hiện nay cấu trúc chi tiết của màng ruột cũng như màng sinh học nói
chung chưa được khám phá triệt để.
2. Cơ chế quá trình hấp thu
Hấp thu glucid trong ruột non không phải là một quá trình thấm hút
đơn thuần các phân tử đi qua màng tế bào niêm mạc ruột, mà là một quá
trình sinh lý tích cực, dựa trên cơ sở thường xuyên tác động tương hỗ giữa
cấu trúc của tế bào màng ruột với cấu trúc đường đơn được vận chuyển.
2.1. Cơ chế hấp thu glucid ở ruột non
Sự hấp thu glucid trong ruột non chủ yếu thông qua các cơ chế sau:
Vận chuyển thụ động: gồm khuếch tán đơn thuần, khuếch tán có chất
mang và siêu lọc. Loại cơ chế này có vai trò đáng kể.
Khuếch tán trục tiếp Khuếch tán có chất mang
Vận chuyển tích cực: thuộc loại vận chuyển tích cực thứ phát, cần sự
có mặt của ion Na
+
. Loại cơ chế này có vai trò chủ đạo.
Vận chuyển tích cực
Thực bào (phagocytose), ẩm bào (pinocytose): vai trò không đáng kể.
Nhiều chất được hấp thu nhờ sự kết hợp của các cơ chế trên.

Thực bào Ẩm bào
Dây chuyền tiêu hoá hấp thu. Ugolev nêu ra (1970): quá trình tiêu hoá
hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non diễn ra theo một dây chuyền liên tục,
nhanh chóng và có hiệu quả. Các men tiêu hoá thuộc dịch tụy và dịch ruột
bố trí ở glycocalyx theo hướng từ lòng ruột tới màng vi nhung mao theo một
trật tự nhất định. Đại phân tử các chất thức ăn bị chặt nhỏ dần trên đường di
chuyển tới màng vi nhung mao. Trên màng vi nhung mao, các men tiêu hoá
màng thực hiện giai đoạn thuỷ phân cuối cùng và chuyển giao trực tiếp sản
phẩm thuỷ phân cho hệ chất tải đặc hiệu. Do đó làm tăng hiệu quả gắn nối,
giảm bớt sự cạnh tranh trong quá trình hấp thu, và tránh hiện tượng khuếch
tán ngược chất hấp thu vào lòng ruột. Do đó hấp thu các acid amin và đường
đơn tạo ra từ oligopetid và oligosaccarid với tốc độ nhanh hơn sự hấp thu
các đường đơn và acid amin đưa vào ruột dưới dạng tự do.
2.2. Quá trình hấp thu glucid ở ruột non
Glucid được hấp thu dưới dạng monosacarid (đường đơn). Sản phẩm
glucid có 3 loại monosacarid chính, là glucose, galactose và fructose.
Glucose và galactose được hấp thu từ lòng ruột vào tế bào theo cơ chế
vận chuyển tích cực thứ phát (secondary active transport) cùng với ion natri.
Đường đơn và Na
+
được gắn lên vị trí tương ứng của protein mang, lúc đó
protein mang sẽ thay đổi cấu hình không gian, chuyển đồng thời hai chất vào
tế bào, rồi lại quay ra thực hiện vòng vận chuyển mới. Từ trong tế bào
glucose và galactose được khếch tán vào hệ mạch máu. Khi thiếu ion Na, sự
hấp thu đường đơn sẽ bị giảm nhiều thậm chí bị ngừng hoàn toàn.
Cơ chế này không bị rối loạn trong bệnh tiêu chảy. Dùng dung dịch
orezol, là dung dịch muối đường để điều trị bệnh tiêu chảy giúp cho sự hấp
thu đường và muối ở ruột được tốt.
Fructose được hấp thu từ lòng ruột vào tế bào và từ tế bào vào mạch
máu đều theo cơ chế khuếch tán có chất mang

Phần lớn các đường đơn được vận chuyển qua màng các vi nhung
mao và tế bào, xong một phần nhỏ các vi nhung mao không kịp hấp thu, vận
chuyển ngược về phía xoang ruột tạo thành ‘dòng ngược chiều”. Cũng có thể
giả sử rằng hệ thống lưới glicocalic có khả năng hấp thu các đường đơn
trước khi chúng được gắn nối với các vật tải trên màng vi nhung mao, tức là
trước khi được vận chuyển tích cực qua màng, quá trình này được xem như
hiện tượng khắc phục hành rào khuếch tán.
Ở các vi nhung mao có một giải đen, có đường kính 5 – 8nm, nối với
lưới nhiệt, nhiều khả năng giải đen này là các bó sợi fibrin giữ chức năng co
ruỗi trong thời gian hấp thụ glucoza, các vi nhung mao co ruỗi tích cực tạo
điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân các đường kép có hiệu suất cao ở
vùng riềm bàn chải ruột và có tác dụng hướng các đường đơn vào dây
chuyền tiêu hóa hấp thu nằm trên màng các vi nhung mao.
* Vai trò vận tải trong quá trình hấp thu
Trên màng của tế bào niêm mạc ruột tồn tại hệ thống vận tải tự do di
động, chuyên trách việc vận chuyển các chất dinh dưỡng, trong đó có các
chất đường.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×