Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

PHÂN TÍCH các đặc TRƯNG của bài học đạo đức PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.97 KB, 46 trang )

PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA BÀI HỌC ĐẠO
ĐỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU
HỌC

-

MỤC TIÊU
Mục tiêu của dạy học phát triển năng lực đặt ra
không chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà còn quan
trọng là cách thức, con đường học sinh “đi” từ kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có “đến” những kết
quả đó, tức là năng lực. Điều đó không có nghĩa là
dạy học phát triển năng lực không hình thành kiến
thức, kĩ năng, thái độ cho học sinh và cũng không có
nghĩa là cứ hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ thì

-

đương nhiên là học sinh sẽ có năng lực.
Dạy học phát triển năng lực coi trọng quá trình học
sinh trải nghiệm, khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống,… Trong
quá trình đó, học sinh luôn tư duy cao độ để đạt
được kết quả là những kiến thức, kĩ năng, thái độ
theo bài học. Vì vậy, mục tiêu dạy học phát triển
năng lực chỉ rõ hai yếu tố là quá trình và kết quả:
+ Quá trình: Học sinh tư duy như thế nào, giải
quyết vấn đề gì, làm gì, thực hiện hành động gì,…
+ Kết quả: Học sinh đạt được kiến thức, kĩ năng,
hành vi hay thái độ gì qua hoạt động của mình.



-

Đối với mục tiêu năng lực thực tiễn, tức khả năng học
sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ vào cuộc
sống hằng ngày của mình, giáo viên cần gắn, kết nối
tri thức, kĩ năng liên quan dến bài học với cuộc sống
của học sinh, thực tiễn địa phương để xác định năng

-

lực cần thiết và phù hợp với khả năng các em.
Việc xác định mục tiêu bài học phụ thuộc vào những
yếu tố cơ bản là:
+ Những năng lực cần phát triển cho học sinh,
nhất là ba nhóm năng lực cốt lỗi (tự chủ và tự học;
giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo)
và năng lực chuyên môn.
+ Tính chất của môn học, nội dung chương trình
của bài học và khả năng của nó trong việc phát triển
năng lực cho học sinh.
+ Khả năng, năng lực của học sinh trong việc
thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động để đạt được mục
tiêu bài học.
+ Những điều kiện thực hiện (phương tiện, thời

-

gian, không gian, thực tiễn địa phương,…).
Bên cạnh đó, cần chú ý khâu diễn đạt mục tiêu – do

mục tiêu là quá trình học sinh thực hiện hoạt động
và kết quả cần đạt được ở học sinh, cho nên mục
tiêu được diễn đạt với từ đầu tiên là “học sinh”. Việc
sử dụng các động từ chỉ hoành động (quá trình học
sinh thực hiện hoạt đông) trong mục tiêu phải có để


có thể quan sát, kiểm soát, đánh giá được thâm chí
-

“cân đo, đong đếm” được.
Việc hình thành năng lực cho học sinh phải được
thực hiện qua từng bài học, tiết học, từng hoạt động,
… Mục tiêu của bài học được cụ thể hoá bằng những
mục tiêu của các hoạt động được tổ chức qua tiết
học. Do đó, giáo viên cần đảm bảo sự thống nhất
giữa mục tiêu của bài học và các hoạt động, trong
đó, mục tiêu bài học quy định mục tiêu hoạt động và
do đó, mục tiêu hoạt động phải tương ứng và phục
vụ mục tiêu bài học.
Ví dụ: Mục tiêu bài đạo đức “ Bảo vệ môi trường
sống” lớp 5 (theo chương trình mới).
1. Học sinh (HS) phân tích thông tin, hình ảnh từ
video, từ đó khái quát hóa được kết quả thành bài
học: cần bảo vệ môi trường sống.
2. HS chia sẻ, bổ sung những kinh nghiệm của
mình và từ đó tổng hợp được kết quả thành sự cần
thiết và cách thực hiện việc bảo vệ môi trường sống.
3. HS tự đánh giá việc bảo vệ môi trường sống
của mình.

4. HS đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường
sống ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện
pháp bảo vệ môi trường sống.


5. HS đánh giá được các hành vi liên quan đến
bảo vệ môi trường sống.
6. HS giải quyết được tình huống liên quan đến
việc bảo vệ môi trường sống.
7. HS báo cáo kết quả điều tra và từ đó lập kế
hoạch thực hiện bảo vệ môi trường sống mà các em
thực hiện được.
8. HS thực hiện được những hành vi, việc làm
vừa sức góp phần bảo vệ môi trường sống qua việc
quan sát, phân tích thực trạng ô nhiễm.Từ đó hình
thành thói quen bảo vệ môi trường sống.
NỘI DUNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH.
Nội dung được đưa qua một vấn đề để
học sinh giải quyết và từ đó, các em phát hiện,
tìm ra kiến thức cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Bảo vệ môi trường sống”,
giáo viên không sử dụng các thông tin trong sách giáo
khoa mà tổ chức hoạt động hình thành kiến thức như
sau:
(1)

Giáo viên (GV) mời HS xem video (nội dung video:
những hành động tàn phá môi trường sống của con
người và hậu quả của những việc làm đó) và định



hướng nhiệm vụ cần thực hiện là thảo luận nhóm 4
trả lời các câu hỏi sau:
+ Những hành động, việc làm nào của con
người đã tác động xấu đến môi trường sống?
+ Hậu quả của những việc làm ấy?
+ Con người đã làm gì để sửa lỗi lầm của mình?
(2) HS xem video.
(3) Các nhóm độc lập thảo luận.
(4) Một nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình: gọi nhóm sai lên trước -> Hỏi cả lớp:
“Nhóm nào có kết quả thảo luận khác?” -> Các
nhóm khác tiếp tục trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình (Nếu có).
(5) Thảo luận lớp để rút ra bài học.
Như vậy, nội dung ở đây là thực trạng ô nhiễm
môi trường sống và tác hại của nó đối với con người
và sinh vật.
Nội dung bài học gắn với thực tiễn cuộc
sống (giả định hoặc có thực); có thể là những
vấn đề học sinh cần giải quyết để hình thành
kĩ năng và các năng lực.
-

Những nội dung bài học gần gũi với thực tế nằm
trong “trường quan tâm” của học sinh tiểu học, giúp
các em khái quát hoá kiến thức thực tiễn thành tri
thức khoa học, lí giải những sự vật, hiện tượng khác

nhau, giải quyết các tình huống thường gặp trong


cuộc sống, “sửa lại” những tri thức thông thường,
thiếu chính xác của các em (nếu có)… Khi đó, học
sinh tiểu học được tiếp xúc với vật thật, tình huống
thật, thâm nhập đời sống thực tiễn, trải nghiệm cuộc
sống thực, vận dụng tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm
để xây dựng các “dự án”, giải quyết các vấn đề cuộc
-

sống của mình, của gia đình, của cộng đồng,…
Hay nói cách khác, việc lựa chọn nội dung bài học ở
đây không chỉ theo chương trình, tài liệu dạy học mà
còn phụ thuộc vào thực tiễn cuộc sống của học sinh
và của địa phương. Những kiến thức thực tiễn này
không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của tri
thức khoa học, làm cho các em thêm hứng thú với
việc học tập ở nhà trường, mà còn là điều kiện cần
thiết để các em hình thành các năng lực, trong đó có
năng lực thực tiễn.
Ví dụ: “ Bài bảo vệ môi trường sống”, giáo viên
đưa ra các hành vi và tình huống ( giả định hoặc có
thực).
Hành vi
Tình huống
+ Hành vi đúng: Một hôm, cả Chiều chủ nhật, Minh sang
nhà An đi chơi công viên Hồ nhà Nam chơi. Khi vừa dọn
Tây. An được mẹ mua cho kem, dẹp nhà của xong, Nam nhờ
khi ăn xong, An nhìn quanh Minh “Cậu vứt hộ tớ túi rác ra

không thấy thùng rác đâu cả. sông với, để đây sẽ bốc mùi
Thấy thế, mẹ bảo An: “con vứt lên mất”.


tạm ra bụi cây cũng được, Nếu em là Minh trong tình
không ai thấy đâu”. An lưỡng lự huống đó, em sẽ làm gì?
nhưng rồi em quyết định chạy Đối với tình huống, HS sắm
đi tìm thùng rác để vứt vỏ kem.

vai giải quyết tình huống.

+ Hành vi sai: Nhà bác Khang
có 1 trang trại nuôi bò. Khu
chuồng trại nhà bác ở gần
sông của địa phương. Bác
thường xuyên rửa chuồng và
để cho không tốn kém chi phí
và đỡ vất vả, bác cho luôn
nước thải ra sông.


Đối với hành vi, HS nhận xét
hành vi đúng hay sai? Vì sao?
Và yêu cầu giải thích (Nếu
hành vi đó là đúng, GV yêu cầu
học sinh chỉ ra tác dụng đối với
đối tượng, người xung quanh,
bản thân; Nếu hành vi đó là
sai, GV yêu cầu học sinh chỉ ra
tác hại đối với đối tượng, người

xung quanh, bản thân)

Nội dung gắn liền với thực tiễn, nhất là giúp
học sinh trải nghiệm qua cuộc sống hàng ngày
của mình.


-

Tăng cường nội dung thực hành, nhất là các hoạt
động ứng dụng được học sinh tiến hành chủ yếu vào
thời gian ngoài giờ lên lớp ở gia đình, tại cộng đồng
dân cư: Những nội dung thực hành này gắn những
kiến thức, kĩ năng mà các em hình thành được qua
các tiết học trên lớp với thực tiễn cuộc sống xung
quanh của mình, vận dụng, ứng dụng chúng vào các
bối cảnh thực tiễn để giải quyết các vấn đề cuộc
sống của mình, gia đình, cộng đồng và góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Bảo vệ môi trường sống”,



giáo viên có thể tổ chức các hoạt động sau:
Thực hành thu gon phế thải và dọn sạch 2 bên



đường dẫn tới trường.
Cách thực hiện:

(1) GV tổ chức cho học sinh thu gom phế liệu và
dọn sạch 2 bên đường dẫn tới trường.
(2) GV yêu cầu HS thảo luận kế hoạch cụ thể
cho việc thu gom phế liệu, dọn sạch 2 bên đường:
+ Công việc cần làm:
o Nhặt vỏ lon bia, chai nhựa…. gom lại thành 1
bao riêng để bán phế liệu.
o Nhặt rác (túi nilong, giấy rác, vỏ bánh, vỏ
kẹo…. )
o Quét sạch 2 bên đường.


o Nhỏ cỏ.
o ………
+ Những dụng cụ cần chuẩn bị: găng tay, chổi,
hót rác, bao tải chứa rác,….
(3) GV chia lớp thành các nhóm 4, giao mỗi
nhóm một địa điểm lao động, mỗi
nhóm cử ra một nhóm trưởng phân công nhiệm
vụ cho các bạn.
(4) Giáo viên phát phiếu rèn luyện.
Lớp:
Nhóm:
PHIẾU RÈN LUYỆN
Bài: Bảo vệ môi trường sống
Sau khi thực hiện nhiệm vụ thu gom phế liệu, dọn
sạch 2 bên đường dẫn tới trường , các em hãy ghi lại
công việc, kết quả, ý kiến đề nghị vào phiếu này.
1. Địa điểm thực hiện:
2. Thời gian thực hiện:

3. Những công việc nhóm đã làm được:
4. Kết quả:
5. Một số đề nghị:
Nhận



xét

Nhóm trưởng kí tên
Trồng cây xanh.
Cách thực hiện:

của

thầy

(cô)

giáo.


(1)

GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS thực hiện trồng và
chăm sóc một cây xanh (cây gieo trồng hoặc cây
mua ở shop) bằng cách tưới nước, nhổ cỏ rồi tuần

sau mang chậu cây tới lớp.
(2) GV tổ chức một buổi trưng bày sản phẩm và HS

thuyết trình về cây xanh đó (lí do chọn loài cây đó,
cách chăm sóc ra sao, tình cảm đối với cây, cảm xúc
khi ngắm nhìn và chăm sóc cây xanh,…).
(3) GV lan toả việc trồng cây xanh đến HS cả lớp (trồng


cây ở nhà, ở xóm, ở lớp học, trường học,…).
Thực hành làm ra các sản phẩm được tái chế từ
những đồ dùng không dùng nữa trong cuộc



sống.
Cách thực hiện:
(1) GV yêu cầu HS nêu lí tưởng về việc tái chế
những đồ dùng không sử dụng nữa ( đồ nhựa,…)
thành các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.
(2) GV lấy ví dụ minh hoạ.
(3) GV yêu cầu HS chọn một số ý tưởng, về nhà
thực hiện các ý tưởng, về nhà thực hiện các ý tưởng
đó. (GV tổ chức một buổi trưng bày sản phẩm và HS
thuyết trình về các sản phẩm đó. HS có ý tưởng hay,
sản phẩm đẹp và thuyết trình tốt sẽ dành chiến
thắng).


Lựa chọn nội dung dạy học vừa sức với học
-

sinh

Tính vừa sức thể hiện ở ba bình diện – toàn lớp,
nhóm và nhất là từng cá nhân học sinh vì mỗi em có
trí thông minh, “vùng phát triển hiện tại” riêng với
khả năng năng lực học tập, sự phát triển tư duy, vốn
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm,… cụ thể.
+ Ở bình diện toàn lớp, khi tổ chức những hoạt
động chung cho cả lớp, giáo viên cần nắm được
trình độ, khả năng của các học sinh trong lớp.
+ Ở bình diện nhóm, khi tổ chức các hoạt động
nhóm, giáo viên cần dự kiến tính chất và biết rõ
trình độ của nhóm (nhóm đa trình độ gồm những em
có năng lực cao và những em có năng lực hạn chế,
hay nhóm đơn trình độ chỉ gồm những học sinh cùng
trình độ tương đương).
+ Ở bình diện cá nhân, khi tổ chức những hoạt
động cá nhân, giáo viên xác định đặc điểm riêng của
từng em, nhất là trí thông minh, năng lực học sinh,
những kiến thức, kĩ năng, thái độ, liên quan đến bài
học,…

-

Trên cơ sở trình độ, năng lực của học sinh (lớp,
nhóm, cá nhân), giáo viên đưa ra nội dung vừa sức
cho các em (cao hơn trình độ hiện có và học sinh có


thể thực hiện được, chiếm lĩnh được, vươn tới được),
tốt nhất là một vấn đề mà học sinh cần giải quyết.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bảo vệ môi trường sống”

hoạt động thu gon phế thải và dọn sạch 2 bên
đường dẫn tới trường, giáo viên cần cân nhắc những
công việc cụ thể mà các em có thể thực hiện được
khi tham gia: nhặt rác, quét dọn, nhổ cỏ,…
Nội dung mang tính tích hợp, trong đó, nội
dung bài học được kết nối với các bài học
khác cùng môn hay với nội dung các môn
-

học khác,…
Học sinh tiếp cận vấn đề học tập dưới nhiều góc độ
khác nhau liên quan đến chủ đề bài học và nhờ đó,
hoạt động của các em có chất lượng và hiệu quả cao
và năng lực thực tiễn được phát triển bền vững.
Đồng thời, qua đó, học sinh còn phát triển được tư
duy bậc cao khi phân tích và giải quyết các vấn đề
liên quan đến chủ đề học tập.
Ví dụ: Bài “ Bảo vệ môi trường sống” , GV có thể
tổ chức cho HS một số hoạt động để qua đó, các em
có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng những môn học
liên quan như:



Tự nhiên và Xã hội: tham gia hoạt động bảo vệ môi
trường sống.


Hoạt động: Đạp xe vì môi trường xanh – sạch –
đẹp.





Âm nhạc: vui văn nghệ với những bài hát bảo vệ môi



trường.
Mĩ thuật: vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.


Bức tranh “ Xe đạp gia đình”


Bức tranh “ Bảo vệ nguồn nước”


Bức tranh “ Chúng mình cùng bảo vệ môi trường”


1.1.

Tiếng Việt: Viết bài luận, thuyết trình về môi trường,
hùng biện về vẫn đề bảo vệ môi trường sống.
Nội dung học tập được khai thác, lựa chọn,
xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau như sách
giáo khai, sách báo, thực tiễn cuộc sống và

-


nhất là interrnet,…
Những nội dung thông tin này không chỉ được học
sinh tìm kiếm, phát hiện, mở rộng mà còn vận dụng
vào cuộc sống hàng ngày của mình. Ví dụ, trong dạy
học các bài đạo đức, nội dung thực hành (liên hệ
thực té, nhận xét hành vi, xử lý tình huống đạo đức,
điều tra thực tiễn, thực hiện hành vi) luôn gắn với



thực tiễn cuộc sống xung quanh các em.
Ví dụ: Bài “ Bảo vệ môi trường sống”.
Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa

phương.
• Cách thực hiện:
(1) Giáo viên giới thiệu nội dung điều tra: Điều tra thực
trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa phương.
(2) Giáo viên phát phiếu điều tra, phiếu báo cáo cho các
nhóm.
(3) Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Điều tra
thực trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa bàn dân
cư nơi mình sinh sống, điền vào phiếu điều tra và


phiếu báo cáo, trình bày kết quả điều tra vào tiết
sau.
Lớp:
Nhóm:


PHIẾU ĐIỀU TRA
Bài: Bảo vệ môi trường sống

Các em hãy điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường
sống (môi trường trên cạn, môi trường nước, môi
trường sinh vật và môi trường đất) ở địa phương
em, rồi ghi kết quả vào phiếu này.
ST

Nơi được

Tình hình

Nguyên

Biện

T

điều tra

vệ sinh

nhân chủ

pháp

yếu


khắc
phục

Nhận

xét

của

Nhóm trưởng kí tên

thầy

(cô)

giáo




Thực hiện hành vi:
Bài tập: Hãy cho biết những việc em đã thực
hiện liên quan đến bảo vệ môi trường cùng kết quả/
hậu quả của nó bằng cách ghi rõ vào các cột dưới
đây.
ST

Những việc em đã

T

1.

Kết quả / Hậu quả

làm

2.
… …



3.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

-

HỌC SINH
Đề cao vai trò chủ thể tích cực của học sinh , tạo
điều kiện cho học sinh tự học (khi đó, vai trò của
giáo viên là tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, hỗ trợ,

-

giúp đỡ học sinh học tập,…).
Tương tác giữa giáo viên với học sinh, tương tác giữa
học sinh với các học sinh khác trong lớp, qua đó, các
em có thể giao tiếp và hợp tác với nhau một cách

-


hợp lí.
Coi trọng sự phát triển tư duy của học sinh, đặt ra
các vấn đề cho học sinh tự giải quyết.


+ Trong dạy học, việc phát triển tư duy học sinh
là cực kì quan trọng, bởi nhẽ nhờ có tư duy mà học
sinh mới có khả năng tự tìm tòi, khám phá, phát
hiện, tự làm giàu vốn kiến thức của bản thân, tự vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống, làm chủ được bản
thân trong môi trường cuộc sống đa dạng, nhờ đó,
các em phát triển được các năng lực đa dạng. Học
sinh không những tự phát hiện ra kiến thức, hình
thành được kĩ năng, mà còn nắm được phương pháp,
con đường đi đến các kết quả đó và phát triển tư
duy cùng với những năng lực khác nhau. Hay nói
cách khác, ở đây, giáo viên không dạy kiến thức mà
dạy cách tìm kiếm, con đường đi từ kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm đã biết đến kiến thức mới và nhờ
đó, các em phát triển được những kĩ năng tư duy và
-

năng lực tương ứng.
Chú trọng quá trình hơn kết quả, do đó, quá trình
dạy học diễn ra qua các hoạt động học tập của học

-

sinh.

Tạo điều kiện học sinh tham gia, thực hiện các hoạt
động trải nghiệm, nhất là với những sự vật, sự việc
trong thực tế cuộc sống của các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Bảo vệ môi trường sống”,
GV tổ chức một số hoạt động theo định hướng phát
triển năng lực như sau:


-

HS xem video, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi.
Sau đó, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước

-

lớp và HS cả lớp thảo luận để rút ra bài học.
HS tìm hiểu thực trạng ô nhiễm của các loại môi
trường sống đó ( thông tin, tranh ảnh,…), sau đó
chia sẻ thông tin, sau mỗi lần HS chia sẻ GV khuyến
khích lớp đặt câu hỏi cho bạn và GV có thể hỏi về
cảm xúc của HS sau khi tìm hiểu về thực trạng ô

-

nhiễm môi trường sống.
HS điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa
phương (chia theo địa bàn dân cư) và từ đó đề xuất




được các biện pháp bảo vệ môi trường sống.
HS nhận xét hành vi đúng, hành vi sai? Vì sao?
HS thảo luận nhóm 4, sắm vai giải quyết tình huống.
HS báo cáo kết quả điều tra.
Các phương pháp được vận dụng ở đây là thảo luận



nhóm, giải quyết vấn đề, thảo luận lớp, điều tra,…
Qua những hoạt động trên, chúng ta thấy được sự

-

biểu hiện các đặc trưng của phương pháp phát triển
-

năng lực như sau:
Học sinh giữ vai trò chủ thể: Học sinh thảo luận
nhóm, chia sẻ kết quả trước lớp, tự tìm ra kiến thức,
tự hình thành kĩ năng; giáo viên đóng vai trò là
người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của

-

học sinh.
Học sinh tương tác tích cực với nhau: Học sinh nêu ý
kiến cá nhân, lắng nghe, bổ sung, tranh luận ý kiến với


bạn, cùng nhau đánh giá và thống nhất kết quả chung,

-


Học sinh được phát triển tư duy: Học sinh sử dụng
các thao tác tư duy khác nhau như phân tích, tổng

-

hợp, so sánh, phân loại,…
Việc dạy học coi trọng quá trình học sinh hoạt động
hơn kết quả: Những kiến thức, kĩ năng hình thành
được ở học sinh qua các hoạt động trên nhờ các em
tư duy, trải nghiệm trực tiếp với việc thực hiện hành
vi vừa sức góp phần bảo vệ môi trường sống, tìm

-

kiếm thông tin ở các nguồn khác nhau,…
Học sinh được trải nghiệm với thực trạng ô nhiễm môi
trường sống ở địa bàn dân cư: Học sinh được quan

-

sát, phân tích, từ xuất các biện pháp khắc phục.
Chú trọng đến đặc điểm riêng của cá nhân học sinh:
Những em có hứng thú, điều kiện (nhất là tiếp cận
nguồn thông tin qua internet) được khuyến khích tìm
hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường sống (môi
trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước,
môi trường sinh vật).

Như vậy, với các phương pháp djay học thích
hợp được vận dụng qua các hoạt động trên, những
năng lực được phát triển cho học sinh rất đa dạng
như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học,
năng lực tin học,…


4.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN

-

NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC.
Khái niệm: Hình thức tổ chức dạy học và biểu hiện
bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa giáo viên và
học sinh. Chúng được phân biệt với nhau bởi quy mô
học sinh tham gia (dạy học cá nhân, theo nhóm, cả
lớp), không gian (dạy học trong lớp, tại hiện trường,
học ở nhà,…), thời gian tiến hành (dạy học nội khoá,
ngoại khoá), loại hình, hình thức hoạt động cụ thể
được tổ chức (trò chơi, lao động, tham quan, công

-

tác xã hội,…).
Những hình thức tổ chức dạy học cần được chú
trọng vận dụng trong quá trình dạy học phát triển
năng lực học sinh là:

+ Về quy mô học sinh: nhóm, cá nhân.
+ Về thời gian: hoạt động ngoại khoá.
+ Về không gian: dạy học tại hiện trường.
+ Về loại hình, hình thức hoạt động cụ thể: trò
chơi, lao động, tham quan, công tác xã hội,…
Việc lựa chọn và vận dụng từng hình thức tổ
chức dạy học phát triển năng lực học sinh được định

hướng như sau:
(1) Dạy học theo nhóm nhỏ
- Khái niệm: Dạy học theo nhóm nhỏ là hình thức tổ
chức dạy học, mà những học sinh trong nhóm nhỏ
tương tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập
chung của mình.


-

Ưu điểm:
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, phát triển tư duy, trí tuệ của mình, phát triển
các năng lực và những phẩm chất tốt đẹp (yêu quý
và tôn trọng sự khác biệt, chăm chỉ học tập, trung
thực, tinh thần trách nhiệm).
+ Phát triển những kĩ năng sống quan trọng
(biết lập kế hoạch công việc của mình, biết hợp tác
và phối hợp với những người xung quanh, biết đánh
gia việc thực hiện sau khi hoàn thành nhiệm vụ…),
nhờ đó, chất lượng và hiệu quả học tập được nâng
cao.


Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh tiểu học hoạt

động nhóm điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường
sống ở địa bàn dân cư theo bài đạo đức “Bảo vệ môi
trường sống”, các phương pháp được vận dụng là:
điều tra (học sinh tiếp cận một số địa điểm tại địa
phương như dòng nước, cống rãnh,… để quan sát
thực trạng ô nhiễm và làm rõ những nội dung cần
thiết), giải quyết vấn đề ( sau khi phát hiện thực
trạng ô nhiễm, xác định nguyên nhân và đề xuất các
biện pháp giải quyết), báo cáo (học sinh trình bày
kết quả điều tra trước lớp và lập kế hoạch bảo vệ
môi trường sống,…). Khi đó, về phương tiện học tập,
giáo viên cần cung cấp cho học sinh phiếu điều tra,


phiếu báo cáo được thiết kế thích hợp để các em ghi
lại kết quả đièu tra và viết báo cáo cho thuận lợi.
(2) Dạy học cá nhân
- Khái niệm: Dạy học cá nhân là hình thức tổ chức dạy
học được thực hiện trên cơ sở tương tác trực tiếp
-

giữa giáo viên và một cá nhân học sinh.
Ưu điểm:
+ Phát triển năng lực học sinh vì mỗi học sinh
trong lớp có sự khác biệt về trình độ, trí thông minh,
năng lực nhận thức, sự phát triển tư duy, hứng thú
học tập, nhu cầu mở rộng hiểu biết, điều kiện học

tập của riêng mình,…Do đó, dạy học phát triển năng
lực sẽ có hiệu quả hơn nếu phù hợp với tốc độ,
cường độ, tiến độ, điều kiện học tập của mỗi học

sinh.
(3) Dạy học ngoại khoá
- Khái niệm: Hình thức dạy học ngoại khoá được tổ
chức vào thời gian ngoà giờ lên lớp theo bài học, chủ
-

đề, môn học,… nhất định
Ưu điểm:
+ Tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống xã hội phong
phú, tham gia các hoạt động đa dạng, qua đó, học
sinh vận dụng những tri thức, kĩ năng được hình
thành qua hình thức nội khoá để giải quyết các vấn
đề thực tiễn.
+ Phát triển năng lực theo mục tiêu bài học đề
ra. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá còn làm cho


×