Đề tài:
quan
Phân tích các đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung
liêu, bao cấp .
GVHD : Vũ Hải Hà
Nhóm thực hiện : Nhóm 10
• Phạm Thị Vân Anh
531153
• Nguyễn Thị Hằng
541714
• Bùi Thị Hạnh
541710
• Bùi Văn Hồng
531181
• Phan Thị Thu Hương
541727
• Trần Thị Mây
541735
• Đinh Thị Thanh
541751
• Hà Thị Thủy
542939
• Phú Thị Ngọc Tú
541613
Kết cấu
Phần I : Phần mở đầu
Phần II : Nội dung
• Tìm hiểu về cơ chế
• Đặc trưng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
• Hình thức bao cấp
• Ưu nhược điểm
• Nhu cầu đổi mới cơ chế
Phần III : Kết luận
•
Phần mở đầu
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
thăng
lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời
bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc nước ta hồn tồn được giải
phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn
thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ
chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả
nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Định hướng
của Đảng và Nhà nước: xây dựng nền kinh tế theo mơ hình KHH tập trung.
Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hồn cảnh hiện tại của
đất nước lúc đó, nhưng cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế
của đất nước sau này. Vậy cơ chế đó như thế nào ? Có ưu nhược điểm gì ?
Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
•
Nội dung
• Tìm hiểu về cơ chế
•
Khái niệm
Cơ chế có thể hiểu là hệ thống cùng với những quy tắc, phương thức
nhằm vận hành hệ thống đó.
Cơ chế kinh tế là bản thân nền kinh tế cùng với các hình thức hoạt
động của nền kinh tế đó dưới tác động của các quy luật kinh tế và quy luật
khác.
Cơ chế quản lý kinh tế là là toàn bộ hệ thống pháp quy, gồm những
hình thức,cách thức và phương tiện mà nhà nước sử dụng để quản lý và điều
hành nền kinh tế.
• Loại hình cơ chế
Lịch sử phát triển kinh tế đã trải qua ba loại hình cơ chế kinh tế :
•
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ( bàn tay hữu hình ) : Được hiểu cơ chế
trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soat của nhà nước về các yếu tố
sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các
hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường.
Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh
tế khác hầu như khơng được chú trọng.
•
Cơ chế thị trường ( bàn tay vơ hình ) : Sự vận động của nền kinh tế dưới
tác động của quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh. Nhà nước hầu như không can thiệp hoặc can thiệp rất ít vào
nền kinh tế.
•
Cơ chế hỗn hợp : Nền kinh tế vừa có sự can thiệp của nhà nước vừa tuân
theo quy luật thị trường. Đây là cơ chế hiện nay nước ta đang áp dụng.
• Quy trình kế hoạch hóa
Quy trình kế hoạch hóa thực hiện theo cơng thức” Một lên, hai
xuống”
• Cái xuống thứ nhất: Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ giao
cho ủy ban kế hoạch nhà nước tinh toán “ số liệu kiểm tra” rồi phân
bổ chỉ tiêu cho các bộ, ngành, tỉnh. Sau đó, số liệu lại được chuyển
xuống các cấp thấp hơn là các cục, vụ, xí nghiệp, cơng ty, xã,
phường...
• Cái lên: Mỗi cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch của mình và trình lên
cấp trên bằng cách cân đối giữa “ số liệu kiểm tra” được đưa xuống
với số liệu điều tra tai cơ sở.
• Cái xuống thứ 2: Kế hoạch cuối cùng được đưa ra sau khi cấp trên
xem xét “ số liệu điều tra” và kế hoạch của cấp dưới. Kế hoạch này
được trở thành chỉ tiêu pháp lệnh và giao lại xuống dưới.
Quy trình kế hoạch hóa này thường được bắt đầu thực hiện từ cuối
năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau thì có các chỉ tiêu, pháp lệnh cụ thể.
Tuy nhiên, cũng có khi xảy ra hiện tượng “ trễ” trong việc cân đối số liệu
giữa các cấp và phải đến tháng 6 hoặc tháng 7 chỉ tiêu mới được đưa xuống.
Khi đó, thời gian thực hiện kế hoạch sẽ ngắn hơn rât nhiều trong khi chỉ tiêu
thường cao, gây khó khăn cho các cấp thực hiện.
• Đặc trưng cơ chế
• Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên
hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt tư trên xuống dưới.
Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một
cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác
xã thưc hiện. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở của các quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả
phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức
nhà máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định.
Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ
quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới được triển khai.
Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chỗ: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và
phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp
sản phẩm cho nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước
giao cho. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới
và doanh nghiệp nhà nước, kể cả hợp tác xã. Đầu vào của các doanh nghiệp
– các yếu tố sản xuất do nhà nước cấp hoàn toàn. Do vậy toàn bộ sản phẩm
làm ra đều phải giao nộp lại cho nhà nước để nhà nước phân phối. Hợp tác
xã cũng phải bán toàn bộ sản phẩm cho nhà nước với giá rất rẻ.
Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đên một vấn đề duy nhất đó là hồn
thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp
khơng phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ
hay lãi. Chế độ tài chính của nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi
đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ phải
bù khi bị lỗ. Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này lỗ
thì nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do khơng có sự gắn liền giữa quyền lợi và
trách nhiệm của cấp thực hiện.
Chỉ tiêu được ví như cái vịng kim cơ trên đầu các doanh nghiệp. Năm
1979, công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác
150.000 tấn than. Nhưng cơng ty khơng tìm được đầu ra. Sản phẩm chất
đống trong kho. Gần hết năm mà chỉ tiêu mới thực hiện được gần nửa. Lo sợ
ảnh hưởng đến số phận chính trị của ban lãnh đạo, lương cán bộ công nhân
viên và danh hiệu thi đua của đơn vị. Cả công ty ra sức khai thác để đạt bằng
được chỉ tiêu. Nhưng kho chứa có giới hạn nên ngồi việc mất cơng khai
thác cơng ty cịn mất cơng đổ than đi, đổ bất cứ đâu. Sự việc cuối cùng đến
tai cấp trên, Giám đốc công ty bị khiển trách. Thế nhưng cuối năm cơng ty
vẫn có bằng khen vì đã hồn thành chỉ tiêu.
• Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp
Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản
phẩm nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các
quyết định của mình.
Những thiệt hại về vật chất do các quyết định khơng đúng gây ra thì
ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp khơng có quyền tự
chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết
quả sản xuất, kinh doanh.
Giữa cơ quan hành chính- trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu
kế hoạch và các doanh nghiệp- thưc hiện chỉ tiêu , thì lại khơng có bất kỳ sự
ràng buộc pháp lý nào với hành động của mình tức là dù có làm sai đi chăng
nữa thì họ cũng khơng có vấn đề gì cả vì vậy mà khơng có lý do nào khiến
họ thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất. Mà vấn đề cả hai bên quan tâm
đó là chạy theo và chạy đua với với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống, làm thế
nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được tấm bằng khen
vì đã hồn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Khi mà chỉ tiêu khơng được hồn
thành đồng nghĩa với việc số phận chính trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp,
đồng lương của cán bộ công nhân viên, và thành tích của doanh nghiệp cũng
bị đe dọa theo.
Ở giai đoạn bao cấp chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
thể. Từ đó hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành
phần kinh tế khác. Ở giai đoạn này khơng có khái niệm cạnh tranh. Do đó
khơng khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã,
phát triển mặt hàng mới một cách thực sự.
• Quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là
chủ yếu.
Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính tốn
một cách hình thức. Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động,
phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng, khơng được coi là hàng hóa
về mặt pháp lý.
Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dùng để
tính tốn cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp .
Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính
theo chủ nghĩa bình qn chứ khơng phải là được tính theo hiệu quả lao
động của mỗi người. Các doanh nghiệp khi khơng có tiền trả lương cho
cơng nhân thì trả bằng sản phẩm. Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp
có mũ cứng thì trả lương bằng mũ cứng, hay sản xuất sứ tích điện thì trả
bằng sứ tích điện…Những lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết
đem về để đâu, làm gì ?
Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá của hàng hoá bị đẩy lên
cao, Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách
lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề
nghị. Lạm phát bùng nổ. Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Lương
cơng nhân khơng có. Vật tư, hàng hóa khan hiếm. Giá bán lương thực dù
tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nơng nghiệp sa sút. Đầu
tư trong công nghiệp giảm. Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986
tăng 587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy
vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, cịn nhanh hơn cả tăng giá hàng
hóa. Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật khơng những
về số lượng mà cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng.
• Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian
Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém
năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi
cao hơn người lao động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế, bộ
máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh cịn xuất hiện tham ơ và lãng phí
( tuy phạm vi và mức độ khác với ngày nay ).
• Hình thức bao cấp
• Bao cấp qua giá
Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn
giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường. Do đó hạch tốn kinh
tế chỉ là hình thức.
Dưới thời bao cấp mua như cướp và bán như cho là cảnh thường thấy.
Nhà nước quy định mỗi gia định được giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải
bán cho nhà nước. Sau đó phải khổ sở đi mua gạo theo chế độ tem phiếu.
Nhất là giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên mới có chuyện người dân tìm
cách giấu lúa và nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có chuyện người dân giấu
gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá nửa, hay người nhà nước
đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay phạt vì khơng chịu nộp đủ.
Năm 1978 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất tại Công ty Dệt Thành
Công là 1.5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1.2đ/m2. 1m2 vải
dệt kiểu oxford hết 10đ, phải bán cho Nhà nước với giá 9đ/m2. Trong khi
giá trên thị trường cao gấp 10-12 lần.
• Bao cấp qua chế độ tem phiếu
Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ,
cơng nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu
với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành
lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ
nguyên tắc phân phối theo lao động.
Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan
Nhà nước để được cấp sổ gạo. Mỗi lần đến kỳ đong gạo thì nhà nhà xếp
hàng, người người chen chúc. Ai không may mất sổ gạo trơng mới thảm hại
làm sao, bởi cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi
làm được sổ mới. Gạo mậu dịch cũng ngày một thiếu, rất nhiều nhu yếu
phẩm khác cũng vậy.
Thời bao cấp ai mua thứ gì cũng phải đến hợp tác xã mua bán hay cửa
hàng mậu dịch quốc doanh. Nhà nước bán hàng dưới giá thành và thấp hơn
giá chợ. Để mua được thì rất khó khăn vì hàng hóa khơng đủ để cung cấp.
Các cửa hàng mậu dịch ln ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng
chầu chực chờ hàng về để được mua đầu tiên.
Nhiều khi khơng mua được hoặc có mua cũng là đồ không ngon,
không chất lượng, hoặc là bị cân thiếu. Đồ chất lượng ở cửa hàng còn dành
cho cấp trên, người nhà, người quen, người trong cửa hàng mậu dịch. Bán ai
trước, bán đúng cân hay thiếu cân, hàng nguyên chất hay đầu thừa đuôi thẹo
đều thuộc quyền cô mậu dịch. Thế nên mới có chuyện thời này tất cả các
mậu dịch viên nếu khơng giàu có cũng khơng khi nào túng thiếu. Lấy được
mấy cơ này khác gì chuột sa chĩnh gạo. Nhà nào kiếm được cô dâu là mậu
dịch viên thật mừng hết lớn. Cả họ mừng chứ khơng riêng gì nhà đó mừng.
• Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách
Tuy dùng vốn ngân sách nhưng khơng có cơ chế ràng buộc trách
nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó làm tăng gánh
nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh
cơ chế “ xin- cho”.
Người cho có thể cho ít, có thể cho nhiều và cũng có thể khơng cho.
Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và khơng thể tự quyết, tự tìm ra
giải pháp để đáp ứng nhu cầu của mình mà phải trơng chờ vào bên cho.
Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện quyền lực nhà nước.
Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã
hội trong việc tiếp cận những dịch vụ nhà nước cung cấp; không dựa trên
những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi được để những
cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng ký với cơ quan để thực hiện
quyền của mình.
• Đánh giá về cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.
• Ưu điểm
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa
vào sự tăng đầu tư. khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một só
lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác
dụng nhất định. Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế,
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ yếu
trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thế, đặc biệt trong quá trình cơng
nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng. Cơ chế
này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu.
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh
tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi
vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân
tộc. Bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa
sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục
tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không phải riêng ai. Nhà nước
thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường
cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến
chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp.
• Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, cơ chế này có những hạn chế như thủ tiêu sự cạnh
tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế, lao
động sáng tạo đối với người lao động , khơng kích thích tính năng động,
sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Cơ chế này hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm
hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối
lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng
phí.
Đội ngũ cán bộ cơng chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở
nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch. Về mặt văn hóa trong nền kinh tế tập
trung bao cấp, giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là
nơi thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không
cần quan tâm nhiều đến đầu ra. Chúng ta không phủ nhận những thành tựu
của giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra, song cũng cần thấy rằng, cơ
chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng
động, sáng tạo, là mảnh đất cho căn bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức
tồn tại.
Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều
sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và
cơng nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết
của nó, làm cho nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có nước ta lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
• Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Nhằm thoát khỏi khủng hoảng KT – XH, khắc phục những sai lầm
trong nhận thức và thực hiện cơ chế KHH tập trung quan liêu , bao cấp, đưa
đất nước phát triển, Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đã khẳng định việc
đổi mới cơ chế quản lý KT trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. Đảng đã
đề ra đường lối chuyển từ nền KT KHH tập trung sang nền KT nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN.
•
Kết luận
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã có nững tác dụng nhất định trong
bối cảnh đất nước ta thời đó. Tuy nhiên cơ chế này đã bộc lộ nhiều nhược
điểm, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân nhiều khó
khăn, các vấn đề tiêu cực nảy sinh. Yêu cầu bức thiết cho Đảng ta là phải có
một cơ chế về quản lý kinh tế mới nhằm khắc phục những hạn chế của cơ
chế kế hoạch hóa tập trung mà vẫn có thể đi theo con đường chủ nghĩa xã
hội.
Tại đại hội VI (tháng12/1986) của đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới
nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế bao cấp tràn lan và tập trung
quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Một chủ trương hết sức quan trọng của giai đoạn
này là phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần nhằm khai thác có
hiệu quả các nguồn lực của đất nước để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
nhanh chóng. Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là một
trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Và thực tế đã chứng minh, đây là quyết định đúng đắn của Đảng và nhà
nước, hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đang trên đà phát triển và đạt được
những thành quả đáng tự hào.