Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sáng kiến 2020 Sáng kiến hóa học hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.36 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục nước ta đang trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện.
Trong vài năm trở lại đây, nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó có nhiều
phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng cả chiều rộng và chiều sâu.
Với mục tiêu “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo
dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...”. Song song với việc
thay đổi phương pháp dạy học, thì nội dung dạy học và thi cử cũng có những
thay đổi đáng kể. Các kiến thức yêu cầu gắn liền với thực tiễn và có tính ứng
dụng cao, tăng yêu cầu về khả năng thực hành, vận dụng thực tế của học sinh,
đặc biệt là bộ môn Hóa học, một môn học luôn gắn liền kiến thức với thực
hành, thực tiễn. Qua khảo sát xu hướng ra đề thi trung học phổ thông (THPT)
quốc gia từ những đề thi thử của các trường lớn, có uy tín trên cả nước, có
nhiều dạng bài tập mới được đưa vào đề thi, một số dạng có thể học sinh chưa
từng gặp trước đây, kể cả trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng chưa đưa
vào nội dung ôn tập cho các em. Trong đó có một dạng bài tập tôi rất thích và
tâm đắc, chính là bài tập liên quan đến thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực
tế. Do đó, tôi đã tổng hợp một số bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực
tế thành tài liệu ôn tập cho học sinh trường THPT Trần Phú.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, tôi muốn giúp học sinh tiếp cận được một dạng bài
tập mới, rất hay, biết được các bước giải một bài tập như thế, từ đó có thể giải


được những bài tập tương tự. Quan trọng hơn nữa, tôi muốn xây dựng được
một hệ thống bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế một cách đầy
đủ, đa dạng, cơ bản và nâng cao để dùng làm tài liệu giảng dạy sau này
vàcung cấp cho học sinh một tài liệu chất lượng, giúp các em có kết quả tốt
hơn trong kì thi THPT quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức ra đề, nội dung cụ thể của các bài tập thực hành,
thí nghiệm và liên hệ thực tế. Tìm hiểu cách giải các bài tập này, các kiến thức
cần để có thể giải quyết được các bài toán dạng này. Từ đó, có cách giải tối
ưu, nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức, mang lại hiệu quả tốt nhất
cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát khoa học.
Phương pháp thực nghiệm, đối chứng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong sáng kiến này tôi chỉ tập trung nghiên cứu các bài tập liên quan
đến thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế; phương pháp giảng dạy các dạng
bài tập này nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Giúp học sinh có thể đạt kết quả tốt
hơn trong học tập và kì thi THPT quốc gia.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Khái niệm bài tập Hóa học
Các nhà lý luận dạy học Liên Xô (trước đây) cho rằng “bài tập” bao gồm
cả câu hỏi và bài toán, mà khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được hay hoàn
thiện một tri thức hoặcmột kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời
2



viết hoặc có kèm theo thực nghiệm. Ở nước ta sách giáo khoa và sách tham
khảo thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan niệm này.
2.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập Hóa học trong dạy học
- Bài tập Hóa học giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện các thao
tác, kỹ năng, kỹ xảo, tư duy sáng tạo, khả năng suy luận, giải quyết vấn đề...
- Bài tập Hóa học giúp học sinh có niềm tin vào khoa học.
- Bài tập Hóa học là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn
- Bài tập Hóa học là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ nhận thức của giáo
viên và học sinh.
- Bài tập Hóa học giúp giáo viên phân loại được học sinh, thông qua bài
tập Hóa học giúp giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng học sinh.
- Bài tập Hóa học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Bài tập Hóa học có ý nghĩa giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện tính
kiên nhẫn, sáng tạo, và phong cách làm việc khoa học, giáo dục lòng yêu
thích bộ môn.
2.1.3. Khái niệm bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế
Về bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế chia làm hai dạng:
dạng thí nghiệm, thực hành – các bài toán được biên soạn dựa theo các thí
nghiệm mà học sinh được học trong bài hoặc nội dung các thí nghiệm trong
các tiết thực hành; dạng toán liên hệ thực tế - các bài toán biên soạn sử dụng
những ứng dụng của Hóa học trong đời sống, sản xuất hoặc giải thích các hiện
tượng tự nhiên bằng kiến thức Hóa học.
2.1.4. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ
thực tế trong giảng dạy Hóa học
Các bài tập liên quan đến thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế luôn
tạo ra cho học sinh sự thú vị, hứng thú trong học tập hơn so với bài tập lý
thuyết suông. Các dạng bài tập này giúp các em có thể tổng hợp được nhiều


3


kiến thức, vận dụng các kiến thức đó để giải quyết bài tập. Giúp học sinh rèn
luyện được nhiều kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức và tư duy.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Việc đưa các dạng toán thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế vào
giảng dạy ở trường THPT Trần Phú còn khá ít, việc lồng ghép vào các chuyên
đề ôn tập và ra trong đề kiểm tra cũng chưa nhiều. Học sinh hầu như ít hoặc
chưa tiếp cận được với dạng bài này, kiến thức, kỹ năng để giải các bài toán
dạng này của học sinh cũng còn rất hạn chế. Đây là một dạng bài tập còn rất
mới mẻ đối với học sinh.
Tuy nhiên, đa số các em học sinh lại thích thú với dạng bài tập này và có
mong muốn được học chuyên đề này trong các tiết ôn tập thi THPT quốc gia.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng ngân hàng bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ
thực tế
Đây là công việc quan trọng và cũng là khó khăn nhất. Qua khảo sát đề
thi thử của một số trường lớn trên cả nước, tôi chỉ tổng hợp được 15 câu bài
tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế hoàn toàn mới và chưa gặp trước
đây. Chia làm 2 nhóm: nhóm bài tập lí thuyết và nhóm bài tập tính toán.
2.3.2. Kiến thức, kỹ năng và phương pháp giải nhanh các bài tập thí
nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế
Sau khi xây dựng được ngân hàng câu hỏi, bước tiếp theo quan trọng là
hướng dẫn chi tiết cho học sinh ôn tập kiến thức, những kỹ năng cần thiết và
phương pháp giải nhanh các bài toán.
Sau đây tôi xin trình bày hướng dẫn giải một số thí dụ điển hình trong hệ
thống câu hỏi đã xây dựng được đã nêu ở trên.
Từ câu 1 đến câu 4 nội dung các thí nghiệm nằm trong các bài Este và
bài Lipit. Để làm được các câu trên học sinh cần nắm vững những kiến thức

sau:

4


- Tính chất vật lý: đa số este ở trạng thái lỏng, những este có khối lượng
phân tử rất lớn ở trạng thái rắn (mỡ động vật). Nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi. Ít
tan hoặc không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
- Tính chất hóa học:
+ Phản ứng thủy phân: thực hiện trong môi trường axit loãng và đun
nóng. Muốn tăng hiệu suất phản ứng phải dùng dư nước và dùng chất xúc tác
axit. Phản ứng thuận nghịch nên sau phản ứng vẫn còn este trong hỗn hợp
sản phẩm.
+ Phản ứng xà phòng hóa: Lưu ý khi sản xuất xà phòng người ta cho
dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm, thì xà phòng tách ra và nổi
lên trên. Nguyên nhân là do thay đổi môi trường điện ly, độ phân ly natri
stearat sẽ giảm, hòa tan rất ít trong môi trường NaCl bão hòa.Natri stearat
tách khỏi hỗn hợp glyxerol + nước + NaCl và nổi lên trên.Người ta dùng
phương pháp chiết tách thì thu được glyxerol và xà phòng.
- Điều chế este etyl axetat (thường gặp): từ ancol etylic và axit axetic
CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O
Phản ứng cần xúc tác H2SO4 đậm đặc và đun nóng. Hỗn hợp sau phản
ứng gồm etyl axetat, ancol và axit dư. Để tách este ra người ta thêm dung dịch
NaCl, khi đó khối lượng riêng của dung dịch tăng lên, độ tan của etyl axetat
giảm nên etyl axetat nổi lên, dung dịch tách thành hai lớp.
Hướng dẫn học sinh giải chi tiết câu 1 đến câu 4.
Câu 1: (của trung tâm Diệu Hiền – Cần Thơ)
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch
H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng)
khoảng 5 - 6 phút ở 65 – 700C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống
nghiệm.
Cho các phát biểu sau về các bước thí nghiệm trên:
5


(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo
sản phẩm.
b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để nhận ra
sản phẩm este bị tách lớp.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Dựa vào kiến thức đã được ôn tập, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra cả 4 phát
biểu đều đúng.
=> Đáp án: A.
Câu 2: (của trường Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai)
Cho vào bình cầu 200 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 100 ml dung dịch
H2SO4 20%, quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ
trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng trong bình cầu (2). Kết quả hai lần

quan sát (1) và (2) lần lượt là
A. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp.
B. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất.
C. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp.
D. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.
Hướng dẫn: Etyl axetat không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên nổi lên
trên => Chất lỏng tách thành 2 lớp, lớp trên là etyl axetat, lớp dưới là H2SO4.
Khi đun nhẹ xảy ra phản ứng thủy phân, phản ứng thuận nghịch nên sau
phản ứng vẫn còn etyl axetat, nên chất lỏng vẫn tách ra 2 lớp, lớp trên là etyl
axetat chưa phản ứng hết, lớp dưới là phần dung dịch H 2SO4 có hòa tan các
sản phẩm.
=> Đáp án: A.
Câu 3: (của trường THPT Thái Phiên – Hải Phòng)
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

6


Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2-2,5 ml dung dịch
NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa
thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vào vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn
hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng,
khuấy nhẹ rồi để nguội đến nhiệt độ phòng.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
B. Sau bước 3, thấy có lớp rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho
phản ứng xà phòng hóa.

D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH) 2
thành dung dịch màu xanh lam.
Hướng dẫn: Sau bước 2, xà phòng và glyxerol hòa tan vào nhau nên thu
được chất lỏng đồng nhất. => A đúng.
Sau bước 3, khi cho thêm NaCl thì xà phòng sẽ nổi lên trên (lớp chất rắn
màu trắng). =>B đúng.
Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng chứa glyxerol nên hòa tan được
Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. => D đúng.
Như phần lý thuyết đã đề cập, mục đích thêm NaCl là để tách xà phòng
ra, chứ không phải làm tăng tốc độ phản ứng.
=> Đáp án C.
Câu 4: (của trung tâm Thanh Tường – Nghệ An)
Tiến hành thí nghiệm theo thứ tự sau:
+ Cho vào bát sứ 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch
NaOH 40%.
+ Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất.
+ Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa
nóng, khuấy nhẹ.
7


Để nguội, quan sát. Hiện tượng nào sau đây đúng?
A. Sau thí nghiệm chỉ thu được dung dịch trong suốt.
B. Sau thí nghiệm có lớp chất rắn nhẹ, nổi trên mặt nước.
C. Sau thí nghiệm dung dịch tách thành 2 lớp.
D. Sau thí nghiệm thu được chất rắn kết tủa ở đáy ống nghiệm.
Tương tự câu 3, khi cho thêm dung dịch NaCl thì xà phòng nổi lên trên.
=> Đáp án B.
Các câu 5, 6, 7 nằm trong nội dung thí nghiệm, thực hành của chương
Cacbohiđrat.

Câu 5: (của trường THPT Thanh Oai – Hà Nội)
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:

Thí nghiệm trên chứng minh cho kết luận nào sau:
A. Dung dịch glucozơ tạo kết tủa xanh thẫm với Cu(OH)2.
B. Dung dịch glucozơ có nhiều nhóm –OH nên tạo phức xanh lam với
Cu(OH)2.
C. Dung dịch glucozơ tạo phức với Cu(OH)2 khi đun nóng.
D. Dung dịch glucozơ có nhóm chức anđehit.
Hướng dẫn: Dung dịch glucozơ không tạo kết tủa xanh thẫm với
Cu(OH)2 => phương án A là sai.
Để chứng minh dung dịch glucozơ có nhóm chức anđehit, người ta dùng
phản ứng tráng bạc hoặc phản ứng với Cu(OH) 2 khi đun nóng, tạo kết tủa đỏ
gạch Cu2O => phương án C, D sai.
8


Vận dụng kiến thức về tính chất hóa học của glucozơ: dung dịch glucozơ
có chứa 5 nhóm –OH liền kề nhau nên có khả năng tạo phức xanh lam với
Cu(OH)2.
=> Đáp án B.
Câu 6: (của trường Chuyên Thái Nguyên– Thái Nguyên)
Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 700C trong vòng vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự đúng khi tiến hành thí nghiệm (từ trái sang phải) là
A. 1, 4, 2, 3.
B. 4, 2, 3, 1.

C. 1, 2, 3, 4.
D. 4, 2, 1, 3.
Hướng dẫn: Đây là thí nghiệm chứng minh glucozơ có chứa nhóm chức
anđehit. Để tiến hành phản ứng tráng bạc, trước tiên phải điều chế dung dịch
AgNO3 trong NH3 bằng cách cho dung dịch từ từ dung dịch NH 3 vào dung
dịch AgNO3 cho đến khi thu được dung dịch trong suốt. Sau đó mới cho
glucozơ vào và tiến hành đun nóng nhẹ.
=> Đáp án D.
Câu 7: (của nhóm Hóa Học Bắc Trung Nam)
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO 4 5% và 1 ml
dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào
ống nghiệm (1).
Bước 2: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và rót
tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong 2 – 3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO 3 tinh thể vào ống nghiệm
(2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc
đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được dung dịch có chứa hai loại monosaccarit.
B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
9


C. Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết.
D. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
Hướng dẫn: Sau bước 1, CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4. Kết
tủa thu được là Cu(OH)2.
Ở bước 2, tiến hành phản ứng thủy phân saccarozơ, nên sau phản ứng

thu được 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ => A đúng.
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2+ H2O, loại bỏ được H2SO4 dư =>
B đúng.
Sau bước 4, glucozơ và fructozơ hòa tan kết tủa Cu(OH) 2 hình thành sau
bước 1 thành dung dịch xanh lam => D đúng.
Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là để làm giảm tốc độ phản ứng, giảm
tốc độ thoát ra của khí CO2, nếu khí CO2 sinh ra quá nhanh, quá nhiều sẽ đẩy
axit H2SO4văng ra khỏi ống nghiệm, gây nguy hiểm.
=> Đáp án C.
Câu 8: (của trường THPT Thanh Chương 1– Nghệ An)
Thực hiện thí nghiệm theo thứ tự:
- Cho vài giọt phenolphtalein vào 3 ống nghiệm chứa nước được đánh số
thứ tự.
- Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1 mẩu Na nhỏ.
- Cho vào ống nghiệm thứ hai 1 mẩu Mg.
- Cho vào ống nghiệm thứ ba một mẩu nhôm (nhôm lá).
Để yên một thời gian rồi lần lượt đun nóng các ống nghiệm. Phát biểu
nào sau đây là đúng?
A. Sau khi đun nóng, có 2 ống nghiệm chuyển sang màu hồng.
B. Chỉ có ống nghiệm thứ nhất dung dịch có màu hồng sau khi đun nóng.
C. Trước khi đun nóng, không có ống nghiệm nào có màu hồng.
D. Ống nghiệm thứ 3 trước khi đun nóng không có hiện tượng gì, sau khi
đun nóng dung dịch chuyển màu hồng.
Hướng dẫn: Na tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
10


Sau phản ứng thu được dung dịch NaOH nên làm phenolphtalein chuyển
sang màu hồng.

Mg không tác dụng với nước lạnh, khi đun nóng thì có phản ứng:
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2↑
Mg(OH)2ít tan, một phần nhỏ tan điện li mạnh cho ra OH - nên làm
phenolphtalein hóa hồng.
Al có lớp Al2O3 bảo vệ nên không tác dụng với nước ngay cả khi đun
nóng. Nếu cạo sạch lớp Al2O3 thì Al phản ứng được với H2O ở điều kiện
thường nhưng phản ứng ngay lập tức dừng lại do tạo kết tủa keo Al(OH)3.
Vậy, sau khi đun nóng, có 2 ống nghiệm chuyển sang màu hồng.
=> Đáp án A.
Câu 9: (của trường Chuyên Long An – Long An)
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu
được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được
n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2
mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO 3 dư vào V ml dung dịch Z thu được
n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n 1< n2< n3. Hai chất X, Y không
thể lần lượt là
A. NaCl, FeCl2.

B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.

C. FeCl2, FeCl3.

D. FeCl2, Al(NO3)3.

Hướng dẫn: Để giải được những bài tập dạng này, học sinh cần nắm
vững kiến thức sau:

Fe2++ 2OH- → Fe(OH)2↓ (màu trắng xanh, không tan trong OH- dư và
dung dịch NH3 dư).
Fe3++ 3OH- → Fe(OH)3↓ (màu nâu đỏ, không tan trong OH- dư và dung
dịch NH3 dư).
11


Al3++ 3OH- → Al(OH)3↓ (keo trắng, tan trong OH- dư, không tan trong
dung dịch NH3 dư).
Ag+ + Cl- → AgCl↓
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓
n1< n2 nên có 1 hiđroxit đã tan trong NaOH dư => loại A và C.
Tự chọn nX = nY = 1 (mol).
Xét B, n1 = nFe(OH)2 = 1, n2 = nFe(OH)2+ nAl(OH)3 = 2, n3 = nAg = 1 => loại.
Xét D, n1 = nFe(OH)2 = 1, n2 = nFe(OH)2+ nAl(OH)3 = 2, n3 = nAg + nAgCl = 1 + 2 =
3 => thỏa mãn. Vậy, đáp án là D.
Một cách khác, có thể hướng dẫn học sinh lập bảng sau để so sánh.
Đá

Các ion

p

trong Z

án
B

Al3+: 1 mol


D

Fe2+: 1 mol
Fe2+: 1 mol

+ NaOH

+ NH3

+ AgNO3

Kết
quả

Fe(OH)2: 1 mol

Fe(OH)2: 1 mol

Ag: 1 mol

Loại

Fe(OH)2: 1 mol

Al(OH)3: 1 mol
Fe(OH)2: 1 mol

Ag: 1 mol

Nhậ


Al(OH)3: 1 mol

AgCl: 2 mol

n

Al3+: 1 mol
Cl-: 2 mol

Câu 10: (của trung tâm Diệu Hiền – Cần Thơ)
Hòa tan hoàn toàn hai chất Fe(NO 3)3 và AlCl3 (có số mol bằng nhau) vào
nước thu được dung dịch X. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch Y dư vào V ml dung dịch X, thu được n 1
mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Z dư vào V ml dung dịch X, thu được n 2
mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch T dư vào V ml dung dịch X, thu được n 3
mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n 3< n2< n1. Các chất Y, Z, T lần
lượt là
A. NaOH, NH3, AgNO3.

B. AgNO3, KOH, NH3.
12


C. AgNO3, NH3, NaOH.

D. NH3, KOH, AgNO3.


Hướng dẫn: Với kiến thức cần nắm vững tương tự như câu 9, có thể giúp
học sinh nhanh chóng dự đoán được đáp án đúng bằng phương pháp loại suy,
vì n3 là nhỏ nhất, cho nên T chắc chắn phải hòa tan được 1 kết tủa hiđroxit =>
T chỉ có thể là NaOH, từ đó => Đáp án đúng là C.
Tuy nhiên, trong trường hợp đề cho đáp án có độ nhiễu cao hơn và
không thể suy ra ngay kết quả như trên, có thể hướng dẫn học sinh lập bảng
như ở câu 9 để có được kết quả.
Tự chọn số mol mỗi chất là 1 (mol).
Các ion

+ NaOH + NH3

+

trong X
3+

Fe :

AgN
1 Fe(OH)3 Fe(OH

mol
Al3+:

: 1 mol
1

1 :


mol

mol
Cl-:

)3:

O3
AgCl
3

mol

Al(OH
3

mol
Số mol
kết tủa
Kết quả

)3:

1

1 mol

mol
2 mol


3 mol

T

Z

Y

=> Đáp án là C.
Câu 11: (của nhóm Hóa Học Free)
Có 4 dung dịch: X gồm Al2(SO4)3 0,1M; Y gồm AlCl3 0,1M và H2SO4
0,1M; Z gồm Al2(SO4)3 0,1M và H2SO4 0,1M; T gồm Al2(SO4)3 0,1M và
AlCl3 0,1M; được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí
nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 30 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào 10 ml dung dịch
(a) hoặc (b) đều thu được m gam kết tủa.
13


Thí nghiệm 2: Cho 40 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào 10 ml dung dịch
(b) thu được m1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho 30 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào 10 ml dung dịch
(c) thu được m2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 4: Cho 40 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào 10 ml dung dịch
(d) thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m2< m < m1< m3. Dung dịch (c) là
A. T.

B. Z.


C. X.

D. Y.

Để giải quyết được bài toán này, học sinh cần lưu ý:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓ (M = 78)
Al(OH)3 + OH-dư → [Al(OH)4]- tan
Ba2+ + SO2-4 → BaSO4↓ (M = 233)
H+ + OH- → H2O
Nhận định, dung dịch (c) ở thí nghiệm 3 khối lượng kết tủa thu được là
nhỏ nhất suy ra số mol Al3+, số mol SO2-4 phải nhỏ nhất và có chứa ion H+.
Vậy, (c) chắc chắn là Y.
=> Đáp án đúng là D.
Một cách chính xác hơn ta tính số mol của từng ion trong mỗi dung dịch,
để tính toán và trình bày đơn giản, giả sử thể tích 10 ml, 30 ml quy thành 1 lít,
3 lít. Trình bày như bảng sau:


Số mol mỗi ion

0,3 mol Ba2+; 0,6 mol OH-

n
X

0,2 mol Al3+; 0,3 mol SO2-4

0,2 mol Al(OH)3; 0,3 mol BaSO4


Y

=> m↓ = 85,5 g = m
0,1 mol Al ; 0,1 mol SO 4; 0,2 0,1 mol BaSO4
3+

2-

mol H+

=> m↓ = 23,3 g = m2

Z

=> Y là (c)
0,2 mol Al ; 0,4 mol SO 4; 0,2 0,4/3 mol Al(OH)3; 0,3 mol BaSO4

T

mol H+
0,3 mol Al3+; 0,3 mol SO2-4

3+

2-

=> m↓ = 80,3 g
0,2 mol Al(OH)3; 0,3 mol BaSO4
=> m↓ = 85,5 g = m
14



=> Đáp án đúng là D.
Câu 12: (của trường THPT Quang Trung – Hải Phòng)
Trên nhãn chai dịch truyền tĩnh mạch Natri clorid
0,9% và Glucozơ 5% (dung dịch X) ghi các thông tin
như hình bên. Dung dịch X có pH = 7. Nếu thêm b (ml)
dung dịch HCl a (mol/l) vào 500 ml X thu được (500 +
b) (ml) dung dịch Y (Giá trị pH của Y bằng 2; nồng độ
mol/l của ion Cl− trong Y và X là bằng nhau). Giá trị
của b gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 15,38.
B. 34,76.
C. 153,85.

Cứ 500 ml dung
dịch X chứa:
NaCl: 4,5 gam;
Glucozơ: 25,0 gam;
Nước cất pha tiêm
vừa đủ.
D. 569,52.

Đối với bài toán này có 2 dữ kiện quan trọng cần lưu ý:
+ Thứ nhất: số mol H+ trong dung dịch X và dung dịch Y bằng nhau.
+ Thứ hai: nồng độ mol của ion Cl- trong hai dung dịch bằng nhau.
Ta có thể giả sử b’ = 1000b = 1 lít. Số mol Cl- là n = 4,5/58,5.

Khi đó:


n n + ab '
0,5 0,5 + b '
=

=> a =

n
0,5

Mặt khác, nHCl = ab’ = (0,5 + b’).0,01 <=>

=> b’ =

0,5
200n − 1

=

0,5
4,5.200
−1
58,5

n
0,5

b’ = (0,5 + b’).0,01

= 0,034759 lít


=> b = 34,759 (ml). Đáp án đúng là B.
Câu 13: (của trường THPT Mai Anh Tuấn –Thanh Hóa)
Có 2 dung dịch X, Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số
mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X được n 1 mol một chất khí
duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí.
Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y được n 2 mol một chất khí duy
nhất không màu không hóa nâu ngoài không khí.
15


Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư
được n3 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ tạo muối của kim loại và n 2 = n3 = 2n1. Hai
dung dịch X, Y lần lượt là
A. NaNO3, H2SO4.

B. HNO3, H2SO4.

C. HNO3, NaHSO4.

D. HNO3, NaHCO3.

Các phương trình hóa học cần nắm vững:
Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O.
(NO là khí không màu, hóa nâu ngoài không khí: 2NO + O2 → 2NO2).
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
(H2 là khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí).
Dễ thấy: NaNO3 và NaHCO3 không tác dụng được với Fe => Loại
phương án A và D.

Ở thí nghiệm 1, nNO = 1/4nHNO3 = n1.
Ở thí nghiệm 2, nH2= 1/2nH+ = n2.
Mà n2 = 2n1 => nH+ = nHNO3
=> Đáp án đúng là C.
Câu 14: (của trường THPT Thanh Bình 2 –Đồng Tháp)
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu
được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V 1
lít khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được
V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NaNO 3 và HCl dư vào V ml dung dịch Z,
thu được V2 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và V1 < V2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Fe(NO3)2, FeCl2.

B. FeCl2, NaHCO3.

C. NaHCO3, Fe(NO3)2.

D. FeCl2, FeCl3.

16


Dễ thấy, cho dung dịch HCl vào dung dịch Z thu được khí => loại ngay
đáp án D.
Các phản ứng sinh ra khí:
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
H+ + HCO3- → CO2 + H2O

Giả sử số mol mỗi chất trong Z là 1 mol.
Đáp án
A

Số mol mỗi ion
Fe2+: 2 mol

+ dung dịch HCl dư
2/3 mol NO

+ dung dịch HNO3 dư
2/3 mol NO

B

NO3-: 2 mol
Fe2+: 1 mol

1 mol CO2

1/3 mol NO + 1 mol

C

HCO3-: 1 mol
Fe2+: 1 mol

CO2
1/3 mol NO + 1 mol 1/3 mol NO + 1 mol


NO3-: 2 mol

CO2

CO2

HCO3-: 1 mol
V1< V2 = > Đáp án đúng là B.

Câu 15: (của trung tâm Thanh Tường –Nghệ An)
Một loại phân bón tổng hợp trên bao bì ghi
tỷ lệ NPK là 20-20-15. Các con số này
chính là độ dinh dưỡng của đạm, lân, kali
tương ứng. Biết rằng nhà máy sản xuất loại
phân bón này bằng cách trộn 3 loại hoá
chất Ca(NO3)2; KH2PO4 và KNO3; các tạp
chất khác không chứa các nguyên tố N, P,
K. Tỷ lệ mol giữa 2 muối KH 2PO4 và
KNO3 trong loại phân trên có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,8.

B. 7,5.

C. 0,9.

D. 1,3.

Giá trị dinh dưỡng của phân được tính bằng %N, %P2O5 và %K2O.


17


Trong 100 g phân bón có x mol Ca(NO3)2, y mol KH2PO4 và z mol
KNO3. Với hàm lượng dinh dưỡng là:

%N =

(2 x + z ).14
100

%P2O5 =

%K2O =

=>

y
z

= 20%  2x + z =

142.0,5 y
100

= 20%  y =

94.0,5.( y + z )
100


20
14

20
71

y+z=

15
47

=> z =

125
3337

= 7,52. Đáp án đúng là B.

2.3.3. Lồng ghép bài tập thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế vào
nội dung các bài học cụ thể
Ở chương trình Hóa học 12 có thể lồng ghép các câu sau: câu 1 và 2 có
thể lồng ghép vào dạy ở bài Este;câu 3 và 4 lồng ghép vào dạy ở bài Lipit; câu
5 và 6 lồng ghép vào chủ đề Glucozơ;câu 7 lồng ghép vào bài Saccarozơ; câu
8, 9, 10, 11 lồng ghép vào chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm.
Ở chương trình hóa học 11 có thể lồng ghép các câu sau: câu 12 lồng
ghép vào chương Sự điện li; câu 13 và 14 lồng ghép vào chủ đề axit nitric;
câu 15 lồng ghép vào bài Phân bón hóa học.
2.3.4. Giáo án minh họa (lồng ghép kiến thức thực hành, thí nghiệm
và liên hệ thực tế vào bài dạy)
Bài 1. ESTE (Hóa học 12 – chương trình chuẩn)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh (HS) biết: Khái niệm, tính chất của este.
HS hiểu: Nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp
hơn axit đồng phân.
2. Kỹ năng
18


Vận dụng kiến thức về liên kết hiđro để giải thích nguyên nhân este
không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân.
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu
thích hơn môn Hóa học.
- Học sinh hứng thú với môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo viên (GV) chuẩn bị: một vài mẫu dầu ăn, mỡ động
vật dung dịch H2SO4,dung dịch NaOH, ống nghiệm, đèn cồn…
2.Học sinh: GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS chuẩn bị trước ở nhà.
Phiếu giao việc
Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm, danh pháp
1 Khái niệm este?
2 Nhóm chức este?
3 Công thức của este đơn chức?
4 Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở?
5 Viết đồng phân este có công thức phân tử C3H6O2.
6 Danh pháp (gốc chức). Gọi tên các este là đồng phân của C3H6O2.

Nhóm 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí và ứng dụng của este
Vì sao este rất ít tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân

axit?
Nêu một số este có mùi đặc trưng.
Trình bày các ứng dụng của este.
Nhóm 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của este
Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân etyl axetat trong môi
trường axit và trong môi trường kiềm. Gọi tên các phản ứng và nêu đặc điểm
của mỗi phản ứng.
Nhóm 4: Tìm hiểu điều chế este
Nêu vài trò của H2SO4 đặc trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và
axit axetic?
19


Sau khi tiến hành phản ứng este hóa, muốn tách este ra thì phải thực hiện
như thế nào?
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp trực quan: sử dụng tranh ảnh, mẫu vật thật, xem thí
nghiệm.
- Phương pháp thuyết trình.
- Có sử dụng phương pháp dạy dự án.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số
2. Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm, I. Khái niệm, danh pháp
danh pháp

Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở


GV: Yêu cầu HS nhóm 1 lên trình bày.

nhóm cacboxyl của axit cacboxylic

HS: Nhóm 1 lên bảng trình bày phần bằng nhóm OR thì được este.Công
thức của Este đơn chức: RCOOR’

chuẩn bị của nhóm.

GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ (Trong đó R là gốc hiđrocacbon hay
H; R’ l gốc hiđrocacbon).

sung và kết luận.

GV: Lưu ý tên gọi của một số este đặc Este no đơn chức, mạch hở: CnH2nO2
biệt.

(với n ≥ 2).

CH2=CH-COOC2H5: etyl acrylat.

Đồng phân C3H6O2: CH3COOCH3 và

CH2=C(CH3)COOCH3:

H-COOC2H5.

metyl metacrylat.


Danh pháp: RCOOR’Tên gốc R’ +

CH3COOC6H5: phenyl axetat.

tên gốc axit RCOO- (đuôi at)

C6H5COOCH3: metyl benzoat.

Đồng phân C3H6O2
CH3COOCH3: metylaxetat

H-COOC2H5: etyl fomat
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tính chất II. Tính chất vật lý - Ứng dụng
vật lí và ứng dụng của este

Các este là chất lỏng hoặc chất rắn

GV: Yêu cầu HS nhóm 2 lên trình bày.

trong điều kiện thường, hầu như

20


HS: Nhóm 2 lên bảng trình bày phần không tan trong nước.
chuẩn bị của nhóm.

Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với

GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ các axit đồng phân hoặc các ancol có

sung.

cùng khối lượng mol phân tử hoặc có

GV: Kết luận.

cùng số nguyên tử cacbon.
Nguyên nhân: Do giữa các phân tử
este không tạo được liên kết hiđro với
nhau và liên kết hiđro giữa các phân
tử este với nước rất kém.
Các este thường có mùi đặc trưng:
isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl
butirat và etyl propionat có mùi dứa;
geranyl axetat có mùi hoa hồng…
- Dùng làm dung môi để tách, chiết
chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn
(butyl axetat),...
- Một số polime của este được dùng
để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl
axetat), poli (metyl metacrylat),..
hoặc dùng làm keo dán.
- Một số este có mùi thơm, không
độc, được dùng làm chất tạo hương
trong công nghiệp thực phẩm (benzyl
fomat, etyl fomat), mĩ phẩm (linalyl

axetat, geranyl axetat,…).
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hóa III. Tính chất hóa học
học của este


1. Thuỷ phân trong môi trường axit

GV : Yêu cầu học sinh nhóm 3 trình
bày kết quả thảo luận nhóm đã chuẩn bị
trước.

o

CH3COOC2H5

+

H2O

t


¬


H 2 SO4

CH3COOH + C2H5OH
Đặc điểm của phản ứng: Thuận

21


HS : Hs nhóm 3 trình bày kết quả thảo nghịch và xảy ra chậm.

luận.

2. Thuỷ phân trong môi trường

GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ sung.

bazơ (Phản ứng xà phòng hoá)

GV: Kết luận, đánh giá.

CH3COOC2H5

+



NaOH

CH3COONa + C2H5OH
Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng
chỉ xảy ra 1 chiều.
3. Tính chất đặc biệt
GV: bổ sung về tính chất của một số - Este của axit fomic có phản ứng
este đặc biệt.

tráng gương.
- Este của axit acrylic và axit
metacrylic có phản ứng trùng hợp,
cộng brom, cộng hiđro, phản ứng oxi


hóa không hoàn toàn.
Hoạt động 4. Tìm hiểu điều chế IV. Điều chế
este

Bằng phản ứng este hoá giữa axit
GV : Yêu cầu học sinh nhóm 4 cacboxylic và ancol.

trình bày kết quả thảo luận nhóm đã
chuẩn bị trước.
HS : Hs nhóm 4 trình bày kết quả
thảo luận
GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ
sung.

o

VD: CH3COOH + C2H5OH

t


¬


H 2 SO4

CH3COOC2H5 + H2O
Vai trò của H2SO4 đặc vừa là chất xúc
tác, cũng vừa có vai trò hút nước sinh
ra, làm cho cân bằng chuyển dịch

theo chiều thuận, tạo thành este.

GV: Kết luận, đánh giá.

Để tách este ra khỏi dung dịch ta
thêm dung dịch NaCl bão hòa vào
dung dịch.

V. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Tổng kết: GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học và các kiến thức
thực hành, thí nghiệm.
22


2. Hướng dẫn tự học: HS học bài và xem trước nội dung bài mới. Làm
các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.
2.4. Kết quả đạt được
2.4.1. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng 1 tiết nghiên cứu tài liệu mới.
- Tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định hiệu quả khả thi
của phương án thực nghiệm.
(Kiểm tra 5 phút: Được thực hiện ngay sau giờ thực nghiệm với mục
đích xác định tình trạng nắm vững bài học và sự vận dụng kiến thức của học
sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng).
- Bài thực nghiệm:Bài 1. ESTE (Hóa học 12 – chương trình chuẩn)
Chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng: 2 lớp 12A2 và 12A4 (cả hai lớp
này các em đa số có học lực trung bình, xấp xỉ nhau về trình độ).
Lớp thực nghiệm
12A2


Sĩ số
33

Lớp đối chứng
12A4

Sĩ số
33

Đề kiểm tra 5 phút
Câu 1:Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch
H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng)
khoảng 5 - 6 phút ở 65 – 700C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống
nghiệm.
Cho các phát biểu sau về các bước thí nghiệm trên:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo
sản phẩm.
b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để nhận ra
sản phẩm este bị tách lớp.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
23


Số phát biểu đúng là
A. 4.


B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 2: Cho vào bình cầu 200 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 100 ml
dung dịch H2SO4 20%, quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời
đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng trong bình cầu (2). Kết
quả hai lần quan sát (1) và (2) lần lượt là
A. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp.
B. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất.
C. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp.
D. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.
Câu 3: X, Y, Z, T là một trong các hợp chất hữu cơ sau: axit fomic;
ancol etylic; axetilen và metyl fomat. Tính chất vật lý và tính chất hóa học
được ghi theo bảng sau:
Chất
Nhiệt độ sôi (ts; 0C)
Dung dịch AgNO3/NH3, t0

X
105
kết tủa

Y
-75
kết tủa

Z

78
(-)

T
32
kết tủa

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Axit fomic; axetilen; ancol etylic; metyl fomat.
B. Axetilen; metyl fomat; ancol etylic; axit fomic.
C. Axit fomic; metyl fomat; axetilen; ancol etylic.
D. Axetilen; axit fomic; metyl fomat; ancol etylic.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Bảng 1. % Học sinh đạt điểm khá – giỏi, trung bình, yếu, kém sau
khi dạy và kiểm tra thực nghiệm
Lớp
12A2 (Thực nghiệm)
12A4 (Đối chứng)

%
Kém
0,00
0,00

% Yếu

% Trung bình

% Khá, Giỏi


12,12
48,48

66,67
45,45

21,21
6,07

Từ bảng kết quả cho thấy % học sinh trung bình, khá – giỏi của lớp thực
nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Có thể nhận xét lớp thực nghiệm
24


(được lồng ghép kiến thức thực hành, thí nghiệm và liên hệ thực tế vào bài
học) có khả năng vận dụng tốt hơn lớp đối chứng (không được lồng ghépkiến
thức thực hành, thí nghiệm và liên hệ thực tế vào bài học). Thực tế cho thấy,
đa số các em học sinh lớp đối chứng hầu như không thể giải quyết được các
bài toán nói trên. Điều này cho thấy tính cần thiết và khả thi khi áp dụng đề
tài vào giảng dạy và ôn thi THPT quốc gia.
Có thể nói, biên soạn được một chuyên đề tâm đắc của bản thân, gồm
những câu bài tập rất mới, chỉ lần đầu xuất hiện trong các đề thi thử THPT
quốc gia là một thành công đối với bản thân tôi. Các câu bài tập này thuộc
dạng thí nghiệm, thực hành và liên hệ thực tế, là một trong những kiến thức
mà học sinh THPT Trần Phú còn khá yếu. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận với
chuyên đề này và phương pháp giải các câu trong chuyên đề, các em đã có
thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để trang bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới.
Việc lồng ghép các câu trắc nghiệm thí nghiệm, thực hành và liên hệ
thực tế vào các bài dạy cụ thể cũng mang lại nhiều tín hiệu tích cực từ phía
học sinh; kích thích được sự yêu thích tìm tòi, học hỏi kiến thức mới của học

sinh. Ngoài ra, nội dung lồng ghép lại nằm trong chương trình đổi mới nội
dung dạy học sắp tới của bộ giáo dục và đào tạo, đó là tăng cường liên hệ thực
tế và thực hành trong bài học. Qua đó thấy được ý nghĩa của đề tài và khả
năng phát triển, mở rộng của đề tài trong tương lai.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đề tài đã giới thiệu cho học sinh một dạng toán rất hay, thú vị và cũng
không kém phần khó khăn, hóc búa – chính là chuyên đề thí nghiệm, thực
hành và liên hệ thực tế. Tạo ra cho học sinh một tài liệu học tập, ôn thi THPT
quốc gia hiệu quả và bổ ích. Giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng và tự tin
khi gặp các dạng toán mới.
Đề tài cũng góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh, kích thích
sự yêu thích học bộ môn Hóa học của học sinh qua tìm hiểu những thí nghiệm
hay, giải thích những sự việc, hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
25


×