Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sáng Kiến Khoa Học .(Hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.93 KB, 2 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, môn chính tả nói riêng là nhiệm
vụ quan trọng và đầy trách nhiệm đối với người giáo viên. Đặc biệt là môn chính
tả lớp 1 ở các trường vùng đồng bào dân tộc. Vì đa số các em lần đầu tiên đến
trường bắt đầu học chữ. Mọi cái ở trường đều mới mẻ đối với các em. Việc tìm ra
một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế học sinh mà vẫn đảm bảo
được yêu cầu chung của phương pháp dạy học mới là một việc hết sức quan trọng.
Đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi và kết hợp linh hoạt các phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Do đó tôi đã chọn đề tài: “Dạy chính tả cho học sinh lớp một dân tộc thiểu số”
2.TÌNH HÌNH THỰC TẾ
Học sinh lớp một vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ khi sinh ra đến khi đi học
ngôn ngữ các em được tiếp xúc chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, một số đã học qua mẫu
giáo, một số chưa học qua mẫu giáo.Nên khi bước vào lớp một các em còn rất bỡ
ngỡ. Đa số các em chưa thành thạo tiếng phổ thông, chưa biết cách cầm bút, để vở,
tư thế ngồi viết chưa đúng. Vì thế người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác giảng dạy.
Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần còn thấp. Đồ dùng học tập như: sách giáo khoa,
bút, vở ... ngoài được cấp phát, gia đình tự đầu tư, mua sắm rất ít. Một phần do
nhận thức của nhân dân chưa cao, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn. Trong
việc học tập của con các không ít gia đình phó thác công việc học tập của con
mình cho nhà trường và thầy cô giáo.
Việc học tập ở nhà của học sinh hầu như không có, vì không có ai kèm cặp, chỉ
bảo. Ban đêm thì không đủ ánh sáng để học.
Hầu như các em không được đọc các loại sách báo. Thời gian tiếp xúc với tiếng
phổ thông rất ít (chủ yếu ở trên lớp). Do đó khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông các

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×