Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo đánh giá thực hiện chuẩn KTKN và đổi mới PP dạy học Tiểu học cấp huyện - cực tuyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.49 KB, 6 trang )

UBND HUYỆN HÒA BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : ……./PGDĐT-GDTH Hòa Bình, ngày 16 tháng 11 năm 2010
( V/v B/C đánh giá thực hiện chuẩn KT,KN
Các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học )
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC
VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Thực hiện công văn số 7011/BGDĐT-GDTH ngày 21/10/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo V/v đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới
PPDH ở Tiểu học ;
Thực hiện công văn số 1335/SGDĐT-MN-TH ngày 09/11/2010 của Sở Giáo
dục và Đào tạo V/v đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới
PPDH ở Tiểu học ;
Căn cứ kết quả đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới
PPDH ở Tiểu học của các trường TH trực thuộc.
Phòng GD&ĐT Hòa Bình báo cáo kết quả đánh giá thực hiện chuẩn KT-
KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học như sau :
I- Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học :
1.1 Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo Công
văn số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn
kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học :
- Công tác chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng CBQL, GV :
Trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được sự quan tâm
chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hòa Bình chỉ đạo các trường làm tốt công tác nghiên
cứu chương trình - SGK mới trước khi tập huấn và ngay trong thời gian giáo viên
được tập huấn, việc quản lý, chỉ đạo thực hiện từ nhóm, tổ chuyên môn đều hết sức
chặt chẽ nghiêm túc để đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy không những nắm
được nội dung chương trình SGK mới mà còn được quán triệt sâu sắc phương pháp
giảng dạy mới- thực sự lấy học sinh làm trung tâm. Phát động hội thảo, thao giảng,
hội giảng để cùng nhau bàn bạc rút kinh nghiệm trong từng bài dạy.


- Những thuận lợi dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học :
Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học cụ thể hóa mục tiêu dạy
học ở tiểu học, “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của của môn
học mà người học cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thực kĩ năng được cụ
thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng
lớp và cho cả cấp học. Là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa , quản lí dạy học, đánh
giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục”. (Trích Chương trình
Giáo dục Phổ thông cấpTtiểu học ban hành kèm theo Quyết định số
16/QĐBGD&ĐT)
1
Từ những quan điểm trên, cho thấy thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng các môn học ở tiểu học có những mặt thuận lợi lớn :
+ Thể hiện tính thống nhất chương trình giáo dục tiểu học trên toàn quốc. Là
cơ sở để cho giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung và phương pháp và hình thức
dạy học phù hợp với tình hình thự tế tại lớp, tại địa phương.
+ Là cơ sở để cho các trường học chủ động ra đề kiểm tra đảm bảo mục tiêu
giáo dục của bậc học . Là cơ sở để cán bộ quản lí đánh giá tính hiệu quả quá trình
giáo dục của giáo viên hay đơn vị trường học.
+ Khắc phục được tình trạng quá tải trong dạy học ở tiểu học, ổn định chất
lượng dạy học ở tiểu học. Khắc phục được sự chênh lệnh về trình độ giáo dục giữa
các vùng miền.
+ Học sinh chủ động học tập và có thể tự kiểm tra năng lực học tập của mình
thông qua chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Những khó khăn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học :
+ Người dạy và người học đã quen với bộ sách giáo khoa (SGK) nay tất cả
giáo viên phải nghiên cứu cả hai bộ sách nên rất vất vả.
- Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học
đối với khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh :
Nhìn chung chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học là phù hợp với
đối tượng học sinh tiểu học. Vì là chuẩn ở mức độ “tối thiểu” cho nên phù hợp ở

mức độ trung bình.
- Sự chưa phù hợp:
Vì chuẩn kiến thức kĩ năng ở tiểu học “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu” nên
chương trình và sách giáo khoa hiện nay bám sát mức độ này không có định hướng
cho công tác phát triển nâng cao cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
- Đánh giá hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo viên
(phù hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn…):
Hiện giáo viên đã thực hiện phù hợp với chuẩn. Còn lúng túng trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi (nâng cao ở mức độ nào?)
1.2. Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học
theo Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy
học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học :
- Điều chỉnh nội dung dạy học : là phù hợp với từng lớp.
1.3.Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số
32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2010 :
- Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Hòa Bình, các trường TH trực
thuộc đã triển khai đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư số
32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 12/11/2010 từ năm học 2009-2010. Sau 1 năm học,
chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm như sau :
2
+ Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu học. Không nặng nề
về điểm số, đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét ( môn Toán + Tiếng Việt +
Khoa học + LS&ĐL lớp 4,5), lấy kết quả cuối năm học để quyết định kết quả cả
năm học tạo điều kiện để học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập.
1.4. Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo
Công văn số 7312/BGD-ĐTH ngày 21/8/2009 và Công văn số 4919/BGDĐT-
GDTH ngày 17/8/2010 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 –
2010, năm học 2010 – 2011 :
- Việc thực hiện cam kết chất lượng giáo dục vào đầu năm và các thời điểm
trong năm học được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục. Mỗi giáo viên căn cứ vào kết quả “đầu vào” tự định hướng đề ra mục tiêu
thực hiện dài hạn (1 năm học), ngắn hạn (học kì, tháng) cùng biện pháp thực hiện.
Việc thực hiện cam kết đã đem lại hiệu quả thiết thực.
- Công tác thực hiện bàn giao chất lượng lớp dưới cho lớp trên: Công tác
này đã thực hiện thường xuyên đã góp phần giảm thiểu tiêu cực trong thi cử vì các
trường đã thực hiện cho GV khối trên kết hợp cùng coi thi và chấm với lớp dưới.
II- Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học
2007 – 2008 đến nay :
1. Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về đổi
mới phương pháp dạy học ở tiểu học :
- Phòng GD&ĐT Hòa Bình đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học đã định hướng cụ thể cho BGH các trường và
giáo viên có những định hướng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Trên cơ sở tập huấn và thực tiễn, nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
về đổi mới phương pháp dạy học trên hai cấp độ : thường xuyên và định kì
- Bồi dưỡng thường xuyên : thông qua sinh hoạt chuyên môn trường, sinh
hoạt tổ khối, …dự giờ, kiểm tra giáo án, ….
- Bồi dưỡng định kì : bồi dưỡng nghiệp vụ hè và thứ 7- chủ nhật trong một
số tuần.
2. Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH :
Ngoài các tài liệu và thiết bị dạy học được cấp, các trường mua bổ sung
thêm để phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy học. Kĩ năng sử dụng đồ
dùng dạy học của giáo viên khá nhuần nhuyễn, hiệu quả
3. Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học :
- Kế thừa thành tựu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì III và
thành tựu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học trong những năm qua đã đem
lại những hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Về giáo viên : hiểu rõ bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, hình
thành được những kĩ năng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động
3

điều chỉnh trong dạy học sát với thực tiễn của lớp dạy. Kĩ năng sử dụng đồ dùng
dạy học nhuần nhuyễn, hiệu quả.
- Về học sinh : chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh
Giỏi tăng cao.
III- Kiến nghị, đề xuất :
Cần có những định hướng cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo
các khối lớp vì hiện nay rất khó phân biệt giữa dạy nâng cao và quá tải. Trên thực
tế nếu chỉ dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mức “ tối thiểu” học sinh rất khó
tham gia các kì thi học sinh giỏi.
TRƯỞNG PHÒNG
4
* Ph lc : ( ớnh kốm )
1. Cỏc ch s kt qu giỏo dc, tổ leọ lờn lp, lửu ban, boỷ hoùc :
Nm hc T l lờn lp T l LB T l tr 14t TNTH T l b hc
2008-2009 95.2% 4.8% 89.7% 2.6%
2009-2010 96.9% 3.1% 93.7% 1.85 %
2. Tp hun k nng dy hc cỏc mụn hc.
(dy hc theo chun mụn TV, mụn Toỏn v tng cng ting Vit)

s khúa
tp hun
Tp hun tớnh n 30/09/2007 S ngy tp
hun thc
t
Tng
s hc
viờn
Chi phớ thc
t (tr.ng)
E Tp hun Cỏn b ct cỏn

(lp 1, nm 2005)
5 49 31.222
F Tp hun cho GV ng lp
(lp 1, nm 2005)
5 134 42.555
N Tp hun Cỏn b ct cỏn
(lp 2, nm 2006)
5 49 31.222
O Tp hun cho GV ng lp 2 5 181 55.858
T Tp hun cho GV - PP ún tt
c tr em n trng- xõy dng
mụi trng hc tp HN-TH-
AT-LM
1 422 14.848
T Tp hun cho Ban i din
CMHS v Qu h tr trng/
im trng
1 530 14.457
P Tp hun xõy dng k hoch
trng TH t MCLTT. 5 40 28.000
P Tõp huõn chng trinh 11 cõp
huyờn cõp trng. 6 71 88.542
H Tp hun GV Dy hc ly hc
sinh lm trung tõm
5 180 14.567
5

×