Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 149 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THU TÂM

NGHIÊN CỨU BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ BOTULIN
CỦA VI KHUẨN Clostridium botulinum TRÊN VỊT
TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI

NĂM 2020


MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG .................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iii
ABSTRACT ...................................................................................................... v
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ.................................................................... vii
MỤC LỤC ..................................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... xiv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. xvi
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
1.3 Những đóng góp mới về khoa học............................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3


2.1 Giới thiệu về bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium
botulinum ........................................................................................................... 3
2.2 Tác nhân gây bệnh nhiễm độc tố botulin ..................................................... 4
2.3 Đặc tính sinh học của vi khuẩn C. botulinum .............................................. 4
2.3.1 Phân loại, đặc điểm hình thái .................................................................... 4
2.3.2 Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................... 6
2.3.3 Đặc tính sinh hóa ...................................................................................... 6
2.3.4 Khả năng hình thành bào tử của Clostridium ........................................... 7
2.3.5 Sức đề kháng ............................................................................................. 8
2.3.6 Sự phân bố và ảnh hưởng của vi khuẩn C. botulinum trong tự nhiên ...... 8
2.3.7 Độc tố của vi khuẩn ................................................................................ 10
2.3.7.1 Độc tố botulin ...................................................................................... 10
2.3.7.2 Cơ chế gây bệnh của độc tố botulin ..................................................... 13
2.4 Bệnh do nhiễm độc tố của Clostridum botulinum ..................................... 15
2.4.1 Bệnh ở người .......................................................................................... 15
viii


2.4.2 Bệnh ở động vật hữu nhũ ........................................................................ 17
2.4.3 Bệnh do độc tố của Clostridium botulinum ở loài gia cầm .................... 18
2.4.4 Ảnh hưởng của độc tố botulin trên cá..................................................... 24
2.4.5 Ảnh hưởng của độc tố botulin trên chuột ............................................... 24
2.5 Phương pháp xác định độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum25
2.5.1 Phương pháp tiêm truyền cho chuột bạch (Mouse bioassay) ................. 26
2.5.2 Xác định độc tố botulin bằng sinh học phân tử ...................................... 29
2.5.3 Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum ........ 29
2.5.3.1 Phương pháp lấy mẫu .......................................................................... 29
2.5.3.2 Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn C. botulinum ..................... 31
2.6 Những ứng dụng của độc tố botulin của vi khuẩn C. botulinum ............... 31
2.6.1 Trong y học ............................................................................................. 31

2.6.2 Trong thẩm mỹ........................................................................................ 33
2.7 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn C. botulinum trong và ngoài nước ...... 33
2.7.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn C. botulinum trên thế giới ................ 33
2.7.2 Tình hình ngộ độc do độc tố của vi khuẩn C. botulinum trên thế giới .. 41
2.7.3 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn C. botulinum ở Việt Nam ................ 43
2.8 Một số đặc điểm sinh học của vịt đẻ.......................................................... 44
2.8.1 Nguồn gốc, đặc điểm của vịt .................................................................. 44
2.8.2 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt............................................. 45
2.8.3 Nuôi vịt đẻ .............................................................................................. 47
2.8.4 Những điều lưu ý khi nuôi vịt đẻ ............................................................ 47
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 49
3.1 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 49
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 49
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 49
3.1.2.1 Địa điểm thu thập mẫu ......................................................................... 49
3.1.2.2 Phân tích mẫu và nuôi chuột thí nghiệm ............................................. 49
3.1.2.3 Thí nghiệm trên thực địa ...................................................................... 49
3.2 Trang thiết bị dụng cụ và hóa chất............................................................. 49
3.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 50

ix


3.3.1 Nội dung 1 .............................................................................................. 50
3.3.1.1 Mục tiêu ............................................................................................... 50
3.3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 50
3.3.1.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 51
3.3.1.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 52
3.3.2 Nội dung 2 .............................................................................................. 52
3.3.2.1 Mục tiêu ............................................................................................... 52

3.3.2.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 52
3.3.2.3 Phương pháp tiến hành ........................................................................ 53
3.3.2.4 Chỉ tiêu theo dỏi................................................................................... 60
3.3.3 Nội dung 3 .............................................................................................. 60
3.3.3.1 Mục tiêu ............................................................................................... 60
3.3.3.2 Đối tượng nghiên cứu: môi trường chăn nuôi: đất, nước, cua, ốc ....... 60
3.3.3.3 Phương pháp thực hiện ........................................................................ 60
3.3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 61
3.3.4 Nội dung 4 .............................................................................................. 62
3.3.4.1 Mục tiêu ............................................................................................... 62
3.3.4.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 62
3.3.4.3 Phương pháp tiến hành ........................................................................ 62
3.3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 66
3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................... 66
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 67
4.1 Tình hình bệnh botulism trên vịt chạy đồng (VCĐ) Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) ................................................................................................ 67
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và
thành phố Cần Thơ........................................................................................... 67
4.1.2 Tình hình chăn nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL ........................................ 70
4.1.3. Tình hình bệnh botulism trên vịt chạy đồng ở (ĐBSCL) ...................... 72
4.1.4 Tình hình vịt bệnh botulism theo mục đích nuôi .................................... 74
4.1.5 Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh botulism trên vịt chạy đồng . 75
4.1.6 Bệnh tích đại thể trên vịt bệnh botulism ................................................. 76

x


4.2 Phân lập vi khuẩn C. botulinum và xác định độc tố botulin trên vịt chạy
đồng mắc bệnh botulism .................................................................................. 77

4.2.1 Phân lập vi khuẩn C. botulinum trên bệnh phẩm của vịt bệnh botulism 77
4.2.2 Xác định độc tố trong huyết thanh của vịt bệnh botulism bằng thử
nghiệm trên chuột bạch .................................................................................... 79
4.2.2.1 Kết quả gây độc trên chuột .................................................................. 79
4.2.2.2 Kết quả xác định type độc tố botulin ................................................... 82
4.3 Xác định các các yếu tố nguy cơ gây bệnh botulism trên vịt chạy đồng ở
ĐBSCL có bệnh botulism ................................................................................ 84
4.3.1 Tình hình nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ các mẫu đất và nước trên
ruộng ................................................................................................................ 84
4.3.2 Tình hình nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ mẫu cua và ốc trên ruộng ... 87
4.4 Tính gây bệnh của vi khuẩn C. botulinum phân lập được trên vịt bệnh và
môi trường........................................................................................................ 88
4.4.1 Kiểm tra độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn C. botulinum ................ 88
4.1.2 Sự đa kháng của vi khuẩn C. botulinum phân lập được với một số loại
kháng sinh ........................................................................................................ 91
4.4.3 Thử nghiệm độc tố botulin trên vịt ......................................................... 93
4.4.4 Những triệu chứng lâm sàng trên vịt thử nghiệm độc tố ........................ 94
4.4.5 Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt thử nghiệm độc tố botulin................ 96
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 99
5.1 Kết Luận .................................................................................................... 99
5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100
PHỤ LỤC MẪU ĐIỀU TRA DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN VỊT ................. 119
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ CÁC SỐ LIỆU ...................................... 120

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Đặc trưng tổng quát hệ gen một số loài Clostridium ......................... 5

Bảng 2.2 Một số phản ứng sinh hóa của các Clostridium ................................. 6
Bảng 2.3 Sự hiện diện của vi khuẩn Clostridium trong một số loại mẫu .......... 9
Bảng 2.4 Quan hệ giữa các nhóm của độc tố botulin và một số ký chủ .......... 13
Bảng 2.5 Phương pháp xác định độc tố botulin bằng sinh học phân tử theo loại
mẫu................................................................................................................... 29
Bảng 2.6 Bảng hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm để xác định bệnh botulism.... 30
Bảng 3.1 Phân bố mẫu khảo sát tại 4 địa điểm lấy mẫu .................................. 51
Bảng 3.2 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. botulinum trong bộ API 20A..... 55
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................... 56
Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm Định type độc tố botulin ...................................... 57
Bảng 3.5 Phân bố mẫu trên môi trường nuôi ................................................... 60
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn của một số loại kháng sinh 62
Bảng 3.7 Bố trí thí nghiệm để xác định liều LD50 của độc tố botulin ............ 64
Bảng 4.1 Số lượng VCĐ nuôi tại tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và
thành phố Cần Thơ........................................................................................... 71
Bảng 4.2 Tỷ lệ vịt bệnh botulism tại Đồng bằng sông Cửu Long ................... 72
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh botulism trên vịt đẻ và vịt thịt ........................................ 74
Bảng 4.4 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng trên vịt bệnh botulism ..... 76
Bảng 4.5 Tần suất xuất hiện bệnh tích đại thể trên vịt bệnh botulism............. 77
Bảng 4.6 Tỷ lệ vi khuẩn C. botulinum hiện diện trên bệnh phẩm của vịt bệnh
botulism ........................................................................................................... 77
Bảng 4.7 Tỷ lệ chuột bị nhiễm độc botulin trong huyết thanh của vịt bệnh
botulism ........................................................................................................... 79
Bảng 4.8 Tần suất xuất hiện các biểu hiện bất thường trên chuột thí nghiệm. 80
Bảng 4.9 Các bệnh tích đại thể trên chuột thí nghiệm ..................................... 81
Bảng 4.10 Xác định type độc tố botulin .......................................................... 83
Bảng 4.11 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ các mẫu đất và nước trên
ruộng ................................................................................................................ 85
Bảng 4.12 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ các mẫu cua và ốc ruộng ... 87
xii



Bảng 4.13 Tỷ lệ độ nhậy của vi khuẩn C. botulinum phân lập được với một số
loại kháng sinh ................................................................................................. 89
Bảng 4.14 Kết quả khảo sát tính đa kháng của vi khuẩn C. botulinum với một
số loại kháng sinh ............................................................................................ 91
Bảng 4.15 Tỷ lệ vịt chết sau 7 ngày thử độc tố botulin ................................... 93
Bảng 4.16 Triệu chứng lâm sàng trên vịt thử nghiệm độc tố botulin .............. 94
Bảng 4.17 Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt thử nghiệm độc tố
botulin .............................................................................................................. 96

xiii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng vi khuẩn C. botulinum và nha bào .................................... 5
Hình 2.2 Cấu trúc bào tử của vi khuẩn Clostridium spp. .................................. 8
Hình 2.3 Cơ chế tác động của độc tố botulin................................................... 14
Hình 2.4 Triệu chứng ngộ độc ở cáo ............................................................... 18
Hình 2.5. Triệu chứng ngộ độc ở bò ................................................................ 18
Hình 2.6 Chu trình lan truyền botulism ở gia cầm .......................................... 20
Hình 2.7 Liệt mí mắt ở vịt ............................................................................. 22
Hình 2.8 Cổ vịt liệt .......................................................................................... 22
Hình 2.9 Vịt nhiễm độc tố botulin không nâng đầu được khỏi mặt nước ....... 22
Hình 2.10 Vai trò của C. botulinum trong một hệ sinh thái nước ngọt .......... 41
Hình 3.1 Vịt bị liệt mềm cổ ............................................................................. 52
Hình 3.2 Sơ đồ qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum có
cải tiến .............................................................................................................. 53
Hình 3.3 Khuẩn lạc của vi khuẩn C. botulinum trên thạch máu ...................... 54
Hình 3.4 Khuẩn lạc của vi khuẩn C. botulinum trên môi trường SFP ............. 54

Hình 3.5 Hình ảnh nha bào của vi khuẩn C. botulinum dưới KHV ................ 54
Hình 3.6 Đặc tính sinh hóa theo API 20A của vi khuẩn C. botulinum............ 55
Hình 3.7: Kháng độc tố chuẩn ......................................................................... 58
Hình 3.8 Sơ đồ xác định type độc tố botulin trong huyết thanh vịt ................. 59
Hình 3.9 Sơ đồ qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum
trên môi trường nuôi có cải tiến ....................................................................... 61
Hình 3.10 Sơ đồ quy trình chuẩn bị canh khuẩn chứa độc tố botulin ............. 63
Hình 4.1 Bản đồ các tỉnh ĐBSCL ................................................................... 68
Hình 4.2 Vịt chạy đồng .................................................................................... 72
Hình 4.3 Vịt chạy đồng bị liệt mềm cổ ............................................................ 74
Hình 4.4 Phổi chuột xuất huyết ....................................................................... 82
Hình 4.5 Gan chuột xuất huyết ........................................................................ 82
Hình 4.6 Mí mắt chuột sung có ghèn ............................................................... 82
Hình 4.7 Dạ dày, ruột chuột trồng thức ăn ...................................................... 82
Hình 4.8 Lông xù, rụng lông ........................................................................... 95
xiv


Hình 4.9 Liệt mi mắt ........................................................................................ 95
Hình 4.10 Phân chảy trắng- xanh .................................................................... 95
Hình 4.11 Liệt mềm cổ .................................................................................... 95
Hình 4.12 Phổi vịt tụ huyết .............................................................................. 98
Hình 4.13 Gan vịt xuát huyết ........................................................................... 98
Hình 4.14 Ruột vịt trống thức ăn ..................................................................... 98
Hình 4.15 Ruột vịt sinh hơi ............................................................................. 98

xv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tăt

Từ viết nguyên văn

Ý nghĩa

VCĐ

Vịt chạy đồng

ARN

Acid ribonucleotid

API

Analytical Profile Index

BoNTs

Botulinum neurotoxins

Độc tố thần kinh

CDC

Control of Disease Center

Trung tâm kiểm soat bệnh tật


C. bifermentans

Clostridium bifermentans

C. botulinum

Clostridium botulinum

C. butyticum

Clostridium butyticum

C. carnis

Clostridium carnis

C. chauvoei

Clostridium chauvoei

C. colinum

Clostridium colinum

C. difficile

Clostridium difficile

C. fallax


Clostridium fallax

C. histolyticum

Clostridium histolyticum

C. novji

Clostridium novji

C. perfringens

Clostridium perfringens

C. septicum

Clostridium septicum

C. sordellii

Clostridium sordellii

C. spiroforme

Clostridium spiroforme

C. sporogenes

Clostridium sporogenes


C. tetani

Clostridium tetani

DPA-Ca

Acid dipicolinic- calcium

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ELISA

Enzyme-linked
Immunosorbent assay

FDA

LD

Food and Drug

Cục Quản lý Thực phẩm và

Administration

Dược phẩm

Lethal dose


Liều gây chết

xvi


MLD

Minimum Lethal Dose

Liều gây chết tối thiểu

PCR

Polemerase Chain Reaction

phản ứng chuỗi polymerase

SNAREs

Soluble N-ethyl maleimide

Protein SNARE

(NEM)-sensitive factor
attachment protein receptor
protein family
SNAP

Synaptosomal-associated

protein

xvii


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với hệ thống sông ngòi chằng chịt
và khí hậu nóng ẩm, diện tích trồng lúa lớn, và nguồn động thực vật thủy sinh
phong phú; đây là những điều kiện thuận lợi để có thể chăn nuôi vịt quanh
năm, đặc biệt là nuôi vịt chạy đồng. Số lượng vịt nuôi theo phương thức chạy
đồng ở ĐBSCL khoảng 31,5 triệu con, chiếm hơn 70% đàn vịt trong vùng và
chiếm 40% trong tổng đàn vịt cả nước (Niên giám thống kê, 2019). Phương
thức chăn nuôi này có ưu điểm là tận dụng được thức ăn tự nhiên có sẵn của
vùng sông nước, lúa rơi vãi sau thu hoạch của nông dân nhằm giảm đáng kể
chi phí trong chăn nuôi. Nhưng điều này cũng là một mối đe dọa lớn cho
ngành thú y vì không thể kiểm soát được môi trường chăn thả dẫn đến nguy cơ
xảy ra dịch bệnh rất cao. Một trong những bệnh phổ biến trên đàn vịt chạy
đồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay là bệnh “limberneck” hay bệnh
“cúm cần” theo cách đặt tên của địa phương. Bệnh cúm cần là bệnh trên thủy
cầm do ngoại độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra; thế
nên, bệnh còn được gọi là bệnh botulism.
Vi khuẩn Clostridium botulinum là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử
hình oval và có nha bào, thường tồn tại trong đất, nhất là các vùng bùn lắng
trầm tích, trong xác các loài nhuyễn thể, trong ruột các loài động vật trên cạn và
dưới nước, sinh độc tố thần kinh botulinum neurotoxin rất mạnh, phá huỷ hoàn
toàn thần kinh trung ương (Todar, 2009). Vịt ăn phải độc tố này sẽ xuất hiện các
triệu chứng là liệt mềm cổ, liệt mí mắt, liệt cánh, liệt chân và tử số cao, gây thiệt
hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi (Rocke and Friend, 1998).
Hiện nay, những trong nhân y và thú y trên thế giới đã và đang nghiên

cứu bệnh botulism trên con người và trên các loại gia cầm. Tuy nhiên, những
nghiên cứu và thông tin về tình hình về bệnh botulism, yếu tố nguy cơ cũng
như đặc điểm sinh học của vi khuẩn Clostridium botulinum tại Việt Nam nói
chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng còn khá hạn chế. Với mong muốn
thông qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin khá toàn diện về vi khuẩn
Clostridium botulinum và bệnh do vi khuẩn gây ra trên vịt chạy đồng ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Từ đó, đề tài “Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin
1


của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tình hình bệnh botulism trên vịt chạy đồng (VCĐ) ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Xác định sự hiện diện vi khuẩn C. botulinum và xác định type độc lực
của botulin trên vịt mắc bệnh botulsim.
- Đánh giá sự lưu hành của vi khuẩn C. botulinum trên môi trường chăn
nuôi VCĐ ở ĐBSCL.
- Xác định khả năng gây bệnh của các chủng C. botulinum phân lập được.
1.3 Những đóng góp mới về khoa học
- Đã đưa ra những bằng chứng khoa học xác thực đầu tiên về bệnh liệt
mềm cổ trên vịt ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khẳng định sự hiện diện của bệnh nhiễm độc tố botulin trên vịt chạy
đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xác định được các type độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum gây
bệnh liệt cổ trên vịt.
- Kỹ thuật mouse bioassay lần đầu tiên được áp dụng để xác định bệnh
nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt ở Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa khoa học của luận án

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản có hệ
thống về bệnh botulism trên vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ
đó xây dựng được quy trình khoa học trong chẩn đoán xác định bệnh, đồng
thời là cơ sở khoa học trong việc xây dựng qui trình phòng trị bệnh botulism
trên vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung.

2


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium
botulinum
Botulism được báo cáo lần đầu ở gà năm 1917 (Dickson, 1917) còn ở vịt
được phát hiện lần đầu ở Hoa Kỳ vào những năm 1900 và sau đó vào năm
1923, bệnh được phát hiện ở gà khi ăn giòi (ấu trùng ruồi xanh) và đây là lần
đầu tiên C. botulinum type C được phân lập từ loài thân mềm này (Bengtson,
1922). Đến năm 1930, nhiều tác giả như Giltner and Couch, Gunderson and
Hobmairer đã phân lập được C. botulinum type C từ thủy cầm hoang dã bị
bệnh tại Hoa Kỳ (Shaw and Simpson, 1936).
Ở gia cầm, bệnh còn được gọi là bệnh liệt cổ (limberneck) và bệnh vịt
phương Tây (Western duck sickness). Hầu hết gia cầm bị nhiễm C.
botulinum type C và trong ổ dịch thì vịt là loài cảm nhiễm nhất (Rosen,
1971). Bệnh xảy ra nhiều vào những tháng thời tiết nóng hơn là những tháng
lạnh (Rocke and Bollinger, 2007). Người không bị ảnh hưởng bởi type C, tuy
nhiên thí nghiệm cho thấy khỉ chết sau khi cho ăn gà nhiễm độc tố type C
(Giltner and Couch, 1930).
Đối với gia cầm, C. botulinum type E và C được xem là tác nhân chính
gây ra bệnh mặc dù một số type khác cũng có khả năng gây bệnh cho gia cầm
(Dohms, 1987). Bình thường vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột gia
cầm và không gây bệnh nhưng khi con vật chết thì vi khuẩn sẽ phát triển và

sản sinh độc tố. Khi xác động vật phân hủy, ruồi đẻ trứng vào nở ra những ấu
trùng (giòi) mang độc tố. Trên mô xác gia cầm chết đã xác định được lượng
độc tố type C lớn hơn 2000 liều gây chết tối thiểu (MLD) và trong con giòi
chứa lượng độc tố lên đến 104 – 105 liều MLD. Do đó khi gà, chim, vịt ăn giòi
hoặc xác động vật chết sẽ dễ dàng bộc phát bệnh.
Trong môi trường nước, các động vật giáp xác nhỏ và ấu trùng côn trùng
có thể chứa Clostridium botulinum trong ruột. Khi các loài động vật này chết
xác động vật phân hủy sẽ cung cấp một nguồn protein thúc đẩy việc sản xuất
các loại độc tố botulin type C trong thịt, trầm tích hoặc vùng đất ngập nước
(Bell et al., 1955 ; Soos & Wobeser, 2006). Botulism gây ra bởi type A và E ở

3


gia cầm hiếm xảy ra và nó thường liên quan với việc sử dụng thức ăn hư hỏng
của người để nuôi gà nhà.
Do đặc điểm trên, bệnh thường xảy ra ở những vùng ngập nước vừa rút
cạn, nơi có điều kiện ấm áp, môi trường có nhiều xác động vật chết và phân
hủy. Các nghiên cứu cho thấy bệnh là nguyên nhân gây chết chủ yếu đối với
các loài chim di cư trên toàn thế giới (Wobeser, 1997).
2.2 Tác nhân gây bệnh nhiễm độc tố botulin
Năm 1895, Emile Van Ermengem là người đầu tiên phát hiện người ngộ
độc và chết do ăn dăm bông, gọi là bệnh ngộ độc thịt và năm 1896 tác giả đã
xác định được nguyên nhân là Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ
khí, có nha bào, rất khó bị tiêu diệt. Sau này, các nhà khoa học khác còn thấy
chúng trong đất, ruột cá, đồ hộp thịt cá, phân người. Năm 1928, Tessmer
Snipe & Hermann Sommer chiết tách được độc tố từ C.botulinum. Năm 1949,
Arnold Burgen phát hiện độc tố của C. botulinum làm tổn thương hệ thần kinh
trung ương (đặc biệt là đến các tín hiệu từ não đến cơ bắp), gây liệt cơ rõ nhất
là liệt cơ mắt (không có phản ứng với ánh sáng, song thị), liệt cơ vòm miệng,

lưỡi hầu, gây nên biến dạng mặt, nguy hiểm nhất là gây liệt trung tâm hô hấp,
tim dẫn đến tử vong cao. Năm 1960, Alan Scott & Edward Schantz sử dụng
độc tố botulin cho các mục đích điều trị (Dressler, 2006)
2.3 Đặc tính sinh học của vi khuẩn C. botulinum
2.3.1 Phân loại, đặc điểm hình thái
Vi khuẩn Clostridium botulinum thuộc chi Clostridium, họ Clostridiaceae,
bộ Clostridiales, lớp Clostridia, ngành Firmicutes.
Clostridium botulinum cũng được gọi với nhiều tên là Botulobacillus
botulinus, Ermengemillus botulinus, Bacillus botulinus, Bacillus putrificus,
Pacinia putrifica, Clostridium putrificum, Bacillus putrificus, Pacinia putrifica,
Clostridium putrificum, Botulobacillus botulinus, Ermengemillus botulinus.
Clostridium botulinum có thể phân biệt với các Clostridium khác dựa vào
các đặc trưng cấu trúc phân tử theo bảng 2.1.

4


Bảng 2.1 Đặc trưng tổng quát hệ gen một số loài Clostridium
Các loài Clostridium

Đặc điểm
botulinum
Kích thước(bp)

difficile acetobutylicum

perfringens

tetani


3.886.916

4.290.252

3.940.880

3.031.430

2.799.250

G+C (%)

28,24

29,06

30,93

28,60

28,75

Chuỗi mã hoá

3650

3774

3740


2660

2368

Mật độ mã hoá

0,93

0,87

0,93

0,87

0,85

875

943

920

946

1011

r ARN

9


11

11

10

6

t ARN

80

87

73

96

54

Kích thước gen
trung bình (bp)

(Mohammed Sebaihial et al., 2007)

Vi khuẩn C. botulinum là một trực khuẩn thẳng hai đầu tròn, dài từ 4–6
µm, rộng từ 0,9–1.2 µm, có thể đứng riêng lẻ hay tập trung thành song trực
khuẩn, có khi thành chuỗi ngắn. Trong canh khuẩn có đường glucose vi khuẩn
có dạng sợi dài, vi khuẩn có nha bào.
Nha bào có tính đề kháng cao nhưng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 1200C trong

15 phút trong khi độc tố bị phá hủy ở nhiệt độ 1000C trong 20 phút. Nha bào
có hình trứng nằm ở một đầu vi khuẩn. Vi khuẩn có 4 – 8 lông quanh thân,
nhưng di động không mạnh (Quinn et al, 1994).

Hình 2.1 Hình dạng vi khuẩn C. botulinum và nha bào (mũi tên)
(Nguồn: Yeh et al., 2014)

5


2.3.2 Đặc tính nuôi cấy
C. botulinum là loại vi khuẩn yếm khí tuyệt đối. Nhiệt độ nuôi cấy thích
hợp 28–30oC, độ pH 8,2–8,5. Trong nước thịt yếm khí có đường glucose: canh
khuẩn mọc đều, sản sinh nhiều hơi, có cặn lắng dưới đáy, sau đó canh khuẩn
trở nên trong và có mùi butyric. Thạch Vaillon hình thành những khuẩn lạc
trong suốt, dần dần trở nên đục, màu nâu nhạt, vi khuẩn sản sinh nhiều hơi làm
nứt thạch hoặc vỡ thạch, môi trường có mùi butyric. Môi trường Gelatin có
glucose: cấy chích sâu vi khuẩn mọc tốt theo đường cấy, sản sinh nhiều hơi và
làm tan chảy chậm. Nước thịt yếm khí có óc: làm đen óc. Thạch máu: dung
huyết sau khi nuôi cấy 3–4 ngày.
2.3.3 Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn lên men có sinh hơi glucose, mantose, levulose, dextrin. Lên
men không đều galactose, saccarose, lactose, raffinose, xylose, dunxit,
maltose, arabinose, salixin. Trực khuẩn hóa lỏng nhanh gelatin. Không sinh
indole nhưng sinh H2S (Nguyễn Như Thanh et al., 2001)
Bảng 2.2 Một số phản ứng sinh hóa của các Clostridium (Quinn et al., 1994)

Lipase

Lecithinase


Tiêu hóa Casein

Sản sinh Indol

Glucose

Lactose

Sucrose

Maltose

Thạch lòng

C. tetani

-

-

+

-

v

-

-


-

-

C. botulinum I

-

+

+

+

-

+

-

-

+

II

-

+


+

-

-

+

-

-

+

III

V

+

+

-

v

+

-


-

v

IV

-

-

+

+

-

-

.

-

.

đỏ trứng gà

Loài
Clostridium


Sinh axit

Chú thích:

(+): Phản ứng dương tính

(v): Phản ứng thay đổi

(-): Phản ứng âm tính

(.): Không có dữ kiện

6


2.3.4 Khả năng hình thành bào tử của Clostridium
Vào cuối thời kỳ sinh trưởng, khi chất dinh dưỡng trong môi trường cạn
kiệt, các Clostridia sẽ thay đổi điều kiện sinh trưởng bằng cách hình thành một
thể nghỉ ở bên trong tế bào có dạng hình cầu hay hình bầu dục là nội bào tử
(endospore), nha bào hay gọi chung là bào tử (spore). Bào tử có tính kháng
nhiệt, kháng bức xạ, kháng hóa chất, kháng áp suất thẩm thấu. Bào tử được
hình thành từ trong tế bào vi khuẩn qua nhiều giai đoạn và mỗi tế bào chỉ sinh
ra một bào tử. Các tế bào có khả năng tạo bào tử gọi là tế bào sinh dưỡng.
Trong tế bào này, bào tử dần được hình thành đồng thời tế bào sinh dưỡng tự
tiêu hủy dần đến cuối cùng chỉ còn lại nha bào tự do. Cấu tạo từ ngoài vào
trong gồm:
Màng ngoài: Là phần còn sót lại của tế bào sinh dưỡng, khi có khi
không, khi dày khi xốp và gồm 2 lớp, thành phần chủ yếu là lipoprotein, một
lượng nhỏ acid amin, tính thẩm thấu kém.
Lớp áo bào tử: Nằm dưới màng ngoài, cấu tạo chủ yếu là các protein

sừng và một ít phospholipoprotein. Có sức đề kháng rất cao với lysozyme,
proteinase, các chất hoạt động bề mặt.
Lớp vỏ bào tử: Nằm dưới lớp áo, chứa một lượng lớn peptidoglycan,
không có acid teichoic. Ngoài ra còn chứa nhiều calcium, dưới dạng muối
calcium dipicolinate. Acid dipicolinic là chất đặc hiệu của nha bào và chính
nhờ calcium dipicolinate (DPA-Ca) quyết định khả năng chịu đựng của nha
bào đối với sức nóng. Áp suất thẩm thấu của lớp vỏ này cao tới 20 atm.

7


Hình 2.2 Cấu trúc bào tử của vi khuẩn Clostridium spp.
(Thomas Mark Corrol II, 2008)

Lõi bào tử: Dưới lớp vỏ, được cấu tạo bởi 4 thành phần như một tế bào
bình thường của vi khuẩn: thành bào tử màng bào tử, bào tử chất và vùng nhân.
Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng không có sự hiện diện của acid teichoic mà
lại có DPA-Ca trong bào tử chất. Tuổi thọ của bào tử gần như vô hạn. Các nhà
khoa học đã phân lập được bào tử sống từ mật ong hóa thạch có tuổi 25 triệu
năm và thậm chí từ một tinh thể muối 250 triệu năm tuổi (Talaro, 2002).
2.3.5 Sức đề kháng
Nha bào có sức đề kháng rất cao, ở nhiệt độ bình thường nó sống được
nhiều năm, ở nhiệt độ 110oC trong 10 phút chưa đủ để diệt nó. Nếu sấy ướt
1150C thì mới diệt được 80% nha bào, 8 phút mới diệt được 95%, phải ở nhiệt
độ 1200C trong 10 phút mới diệt được hoàn toàn nha bào, trong môi trường có
10% NaCl thì khả năng ngăn cản hình thành nha bào (Lê Huy Chính, 2003).
2.3.6 Sự phân bố và ảnh hưởng của vi khuẩn C. botulinum trong tự nhiên
Theo Nguyễn Như Thanh (2004), C. botulinum phát triển thích hợp trong
những đất có độ ẩm tuyệt đối. Chúng phát triển nhiều trong lớp đất canh tác vì


8


ở đó có nhiều chất hữu cơ. Phospho và kali cũng là hai yếu tố cần thiết cho
quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn Clostridium spp. không quá
mẫn cảm với nồng độ calci trong đất, tuy nhiên calci rất cần cho việc tạo thành
bào tử Clostridium.
Haagsma (1991) nói về sự hiện diện của vi khuẩn Clostridium spp. trong
một số loại mẫu như phân, đất (nước), trầm tích biển, thức ăn, cho thấy rằng vi
khuẩn Clostridium spp. xuất hiện nhiều nhất trong phân, tiếp đến là trong đất
(nước), thấp nhất là trong các mẫu trầm tích biển và thức ăn.
Bảng 2.3 Sự hiện diện của vi khuẩn Clostridium trong một số loại mẫu (Haagsma 1991)
Loại mẫu
Loài Clostridium
Phân

Đất (nước)

Trầm tích biển

C. bifermentans

+

+

+

C. botulinum


+

+

+

C. butyticum

+

+

C. carnis

+

+

C. chauvoei

+

C. colinum

+

C. difficile

+


C. fallax

+

C. histolyticum

+

+
+

C. novji

+

+

+

C. perfringens

+

+

+

C. septicum

+


+

C. sordellii

Thức ăn

+

+

C. spiroforme

+

C. sporogenes

+

+

C. tetani

+

+

+

Theo kết quả nghiên cứu của Johnson et al.,2007, có thể thấy rằng vi

khuẩn Clostridium spp. tập trung chủ yếu ở đất, nước thải và trầm tích biển,
9


đôi khi có ở ruột của cả động vật và con người. Ở một số loài khác của
Clostridium có thể hiện diện trong các vật liệu mục nát, xác các loài gặm
nhấm nhỏ, xác chết chim hoặc trong phân bón. Vì thế, việc phân lập vi khuẩn
Clostridium spp. từ nhiều nguồn khác nhau là rất cần thiết trong chăn nuôi thú
y, nó hạn chế giảm bớt một phần ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của vật nuôi.
Sự khuếch tán oxy trong đất là điều kiện quan trong ảnh hưởng đến sự
phát triển của vi khuẩn yếm khí. Đặc biệt, đối với vi khuẩn Clostridium spp.
thì lại không phát triển khi có sự hiện diện của oxy, tùy thuộc vào từng chủng
mà nồng độ oxy thay đổi khác nhau thì chúng mới có thể tăng trưởng và phát
triển. Một số chủng có thể chịu được nồng độ oxy cao đến 3%.Trong các loại
đất thì sự khuếch tán oxy trong đất tốt là đất ruộng, đất phù sa.
2.3.7 Độc tố của vi khuẩn
2.3.7.1 Độc tố botulin
Botulin là tên gọi chung của một loại ngoại độc tố do vi khuẩn
Clostridium botulinum sản sinh (viết tắt là BoNTs), gồm có 8 type độc tố là A,
B, C, D, E, F, G và H. Các loại độc tố được phân biệt bằng đặc tính kháng
nguyên. Trong đó 3 type gây độc đáng chú ý là A, B, E (độc nhất là A, kế là
B). Botulin có độc tính mạnh nhất trong các chất độc sinh học đã biết. Nó độc
gấp 7 lần so với độc tố uốn ván, 1mg có thể giết chết 100 triệu chuột nhắt
(Hall et al., 1985; McCroskey et al., 1991). Trong 8 type độc tố thì đã có 6
loại độc tố có đến 05 phân nhóm. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng C.
botulinum đều sản sinh độc tố. Độc tố được hấp thụ ở ruột vào máu đi đến các
khớp nối thần kinh cơ ngoại vi tấn công các protein dung hợp (SNAP-25,
syntaxin hoặc synaptobrevin) tại điểm tiếp hợp thần kinh cơ gây ức chế sản
sinh acetylcholine từ đó gây cản trở quá trình dẫn truyền xung thần kinh gây
liệt cơ bắp, trái ngược với tình trạng co cơ trong các bệnh uốn ván (độc tố của

C. botulinum tác động trên thần kinh ngoại vi gây hiện tượng “liệt mềm”,
trong khi đó độc tố C. tetani tác động lên hệ thần kinh trung ương gây “liệt
cứng”) (MacKenzie and Debora, 2013).
Biểu hiện của ngộ độc ở người bắt đầu 18–36 giờ sau khi nhiễm độc là
chóng mặt, khô miệng, nôn ói có thể xảy ra. Các thần kinh chức năng bị ức
chế gây mờ mắt, mất khả năng nuốt, liệt vận động và liệt hô hấp. Độc tố
10


botulin có thể tác động vào thần kinh trung ương, tuy nhiên triệu chứng thần
kinh trung ương rất hiếm (MacKenzie and Debora, 2013).
Miễn dịch đối với ngộ độc botulin không phát triển vì lượng độc tố cần

thiết để tạo ra một đáp ứng miễn dịch sẽ gây tử vong. Dù chất độc không bền
với nhiệt nhưng các bào tử của C. botulinum có thể sống sót nhiệt độ sôi
(100oC) trong 1 giờ cho nên để phòng chống ngộ độc thực phẩm cần có biện
pháp xử lý thích hợp.
Các loại độc tố có cấu trúc và đặc tính riêng: Botulin type A thì phân giải
protein, gây ngộ độc thịt cho người (gồm ngộ độc vết thương và ngộ độc trẻ sơ
sinh), thường tìm thấy trong thịt cá, rau củ, thịt đóng hộp, các sản phẩm lên
men. Trong khi đó botulin type B cũng phân giải protein, thường tìm thấy
trong thịt, đặc biệt là thịt heo. Loại độc tố này ngoài việc gây ngộ độc thịt cho
người nó còn gây bệnh cho ngựa và bò. Botulin type C không phân giải
protein, gây độc cho các loài chim và gia cầm, tìm thấy trong thực vật đầm
lầy, sinh vật thủy sinh. Botulin type D không phân giải protein, gây ngộ độc
cho các loài động vật như: bò, lừa, ngựa… có thể tìm thấy trong gia súc nhiễm
độc. Botulin type E không phân giải protein, gây ngộ độc cho người, cá, chim
biển, thường tìm thấy trong thủy sản và các sản phẩm thủy sản. Botulin type F
gây độc cho người đặc biệt là trẻ em, tìm thấy trong các sản phẩm thịt. Riêng
botulin type G phân giải protein, hiện chưa có thông tin đầy đủ về tính gây

bệnh của type này, tìm được trong đất (MacKenzie and Debora, 2013).
Năm 2013, các nhà nghiên cứu tại Khoa Y tế cộng đồng California đã
phát hiện một độc tố thứ tám, đó là type H. Botulin type H được coi là độc tố
mạnh nhất, chỉ cần một mũi tiêm với liều 2 nanogram hoặc hít phải 13
nanogram có độc tố botulin này cũng có thể giết chết một người trưởng thành
(MacKenzie and Debora, 2013).
Tất cả các độc tố trên đều bị trung hoà bởi kháng độc tố tương tứng
(riêng type H hiện nay chưa có kháng độc tố). Mặc dù các botulin này có tính
độc cao nhưng chúng có sức đề kháng kém với nhiệt độ, chỉ cần đun 60–80oC
trong 10 phút thì độc tố sẽ bị phá huỷ, chúng cũng không bền khi ở ngoài môi
trường quá lâu. Nhưng chúng lại có sức đề kháng mạnh với men tiêu hoá,
chúng hầu như không bị phân huỷ bởi dịch vị và men tiêu hoá trong dạ dày.

11


Độc tố botulin là một protein và là chất độc thần kinh, botulin có thể gây ngộ
độc nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của con người và động vật (Miia
Lindstrom and Hannu Korkeala, 2006).
Vi khuẩn được chia thành 4 nhóm (I – IV) dựa trên các đặc điểm nuôi
cấy và 8 nhóm độc tố khác nhau (A, B, Cα, Cβ, D, E, F, và G). Bệnh ở người
chủ yếu do các type A, B, E, F. Bệnh ở loài chim thì chủ yếu do các type A, C,
E (Miia Lindstrom and Hannu Korkeala, 2006).
Nhóm I
Bao gồm các chủng độc tố type A, những biến dạng thủy phân protein
của độc tố type B và F và những kiểu độc tố kép AB, AF, BF. Đặc điểm chính
của nhóm này là những trực khuẩn hơi cong với lông roi có lông rung rải rác,
nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 35 – 40oC, sản xuất bào tử chịu nhiệt cao, độ pH
tối thiểu có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn trong nước là 0,94–4,6.
Nhóm II

Bao gồm chủng độc tố type E và những biến dạng không thủy phân
protein nhưng phân giải đường của độc tố type B và F. Đặc điểm chính của
nhóm này là những trực khuẩn với lông roi rải rác, là nhóm ưa lạnh nhiệt độ
sinh trưởng tối ưu là 18 – 25oC, sản xuất bào tử chịu nhiệt thấp, độ pH tối
thiểu có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn là 0,97–5.
Nhóm III
Bao gồm chủng độc tố type C và D và những sự biến dạng nói chung là
không có thủy phân protein. Đặc điểm chính của nhóm này là những trực
khuẩn với lông roi có lông rung rải rác, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 35 –
40oC, sản xuất những bào tử với khả năng chịu nhiệt trung gian, độ pH tối
thiểu có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn trong nước vẫn chưa biết.
Nhóm IV
Bao gồm những chủng thủy phân protein của chủng độc tố type G. Đặc
điểm chính của nhóm này bao gồm: những trực khuẩn với lông roi có lông
rung rải rác, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 35 – 40oC, sản sinh những bào tử
với khả năng chịu nhiệt trung gian, độ pH tối thiểu có thể ức chế hoạt động
của vi khuẩn trong nước vẫn chưa biết.
12


Bảng 2.4 Quan hệ giữa các nhóm của độc tố botulin và một số ký chủ (Haagsma 1991)
Nhóm

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

Nhóm IV


Các type độc tố

A B, F

B, E, F

C, D

G

Phân giải protein

+

-

yếu

-

Phân giải đường

-

+

-

-


Bệnh chủ

con người

con người

động vật

-

Gen độc tố

nhiễm sắc thể

nhiễm sắc thể

bacteriophage

plasmid

C. porogenes, C. butyricum,

C.haemolyticum

C. subterminale,

C. putrificum C. beijerinicki

C. novyi type A


C. aemolyticum

Quan hệ gần

2.3.7.2 Cơ chế gây bệnh của độc tố botulin
Độc tố của C. botulinum (botulin) được tổng hợp từ một chuỗi
polypeptid có trọng lượng phân tử khoảng 150.000 dalton. Ở cấu trúc này,
độc tố có hoạt lực tương đối thấp, nhưng dưới tác động của một số enzym
của vi khuẩn và trypsin thì chuỗi này tách ra thành hai chuỗi, chuỗi nặng
(100.000 dalton) và chuỗi nhẹ (50.000 dalton) nối với nhau bằng cầu nối
disulfur (Todar, 2009). Với cấu tạo này, botulin có tác dụng ức chế sự dẫn
truyền thần kinh cơ. Diễn tiến tác động của botulin gồm 3 giai đoạn: kết nối,
thâm nhập và ức chế sự phóng thích chất dẫn truyền thần kinh. Botulin
không có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hay dự trữ acetylcholine nhưng ảnh
hưởng đến sự phóng thích chất này ở nơi tiếp giáp giữa thần kinh và cơ.
Chuỗi nặng có khả năng kết nối, còn chuỗi nhẹ là cấu trúc gây độc nội bào
(Pirazzini et al., 2013).
Khi hoạt động thần kinh vận động tạo nên sự khử cực ở đầu cuối của sợi
trục (axon), acetylcholine sẽ đươc phóng thích từ tế bào chất vào khe synapse.
Acetylcholine được chuỗi protein vận chuyển phóng thích. Khi botulin xâm
nhập vào mô thì chuỗi nặng của botulin gắn chuyên biệt với cấu trúc
glycoprotein ở đầu thần kinh dẫn truyền acetylcholine và chuỗi nhẹ của
botulin sẽ gắn lên protein đích. Tuỳ vào loại botulin khác nhau sẽ có các
protein đích khác nhau. Sự gắn kết chuỗi nhẹ với protein đích sẽ ngăn cản quá
trình chuyển acetylcholine ở các lỗ trên bề mặt trong của màng tế bào dẫn đến

13



sự khoá chặt các lỗ vận chuyển này. Khi đích là cơ thì sẽ xảy ra sự liệt cơ (liệt
nặng hay nhẹ tuỳ vào lượng độc tố) do bị ức chế dẫn truyền thần kinh. Khi
đích là các tuyến ngoại tiết thì sự tiết ở các tuyến này bị khoá chặt (Dickenson
and Janda, 2006). Nếu các liên kết disulfur nối hai chuỗi bị hỏng trước khi các
độc tố xâm nhập vào trong các tế bào, các chuỗi polypeptid không thể tiếp
nhận các thiết bị đầu cuối sợi trục màng, và khi đó độc tố sẽ mất hoàn toàn độc
tính (Peck et al., 2010).
tiếp hợp thần kinh cơ
điểm tiếp nối
Dẫn truyền giải phóng
bình thường

Hoạt động của
độc tố botulin

Chuỗi nhẹ

Chuỗi nặng

tế bào cơ
Túi Synapp
Botulinum
cắt phức hợp
protein
SNARE
Thụ thể độc
tố
botulin

Khe khớp

thần kinh

tế bào cơ

Phóng giải
acetycholine

độc tố
botulin

thụ thể
acetycholine

Hình 2.3 Cơ chế tác động của độc tố botulin
(Dickenson and Janda, 2006)

Khi botulin được sử dụng để điều trị tăng tiết mồ hôi (Bushara and Park,
1994), sự tăng tiết nước bọt, sự tiết nước mắt, hay khi những tác động đối lập
của độc tố loại B như là khô mắt hay sự khô niêm mạc xuất hiện, mô tuyến
ngoại tiết cũng bị ảnh hưởng bởi botulin. Do đó, botulin cũng ảnh hưởng đến
các sợi thần kinh ly tâm của hệ thần kinh tự chủ.

14


×