Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CHỦ ĐỀ VĂN HỌC SỬ TÁC GIẢ VĂN HỌC (LỚP 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.85 KB, 11 trang )

1

CHỦ ĐỀ

VĂN HỌC SỬ
TÁC GIẢ VĂN HỌC
(03 TIẾT)
Người soạn: Trần Thị Yến Trinh
Đơn vị: THPT Thủ Khoa Huân
(Chợ Gạo, Tiền Giang)
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Tác giả Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sinh ra
trong gia đình có hai truyền thống lớn là yêu nướcc và văn hóa, văn học.
Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi sớm hứng chịu nhiều mất mát: mất mẹ năm 5
tuổi, ông ngoại qua đời khi ông mới 10 tuổi, không được sống cùng cha. Năm
1400, Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh, cùng cha (Nguyễn Phi Khanh) ra làm quan
cho triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, cha ông bị bắt giải
sang Trung Quốc. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn, dâng “Bình
Ngô sách”, xin theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa để trả thù nhà nợ nước.
Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn
Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”. Ông hăm hở tham gia vào công
cuộc xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, do bị ghen ghét hãm hại, Nguyễn Trãi
không còn được tin dùng như trước. Có thời gian, ông lui về Côn Sơn ở ẩn
nhưng sau đó lại được mời ra giúp việc nước. Năm 1442, lúc đang giữ trọng
trách với triều đình thì oan án Lệ Chi Viên xảy ra khiến ông bị khép vào tội tru
di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm
lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.


2



Có thể nói Nguyễn Trãi là nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử Việt
Nam. Ông ngoài là một bậc anh hùng dân tộc còn là một nhà văn hóa lớn, một
tác gia văn học có nhiều cống hiến lớn lao. Phải nói, Nguyễn Trãi là một tác giả
xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm,
cả văn chính luận và thơ trữ tình.
Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với một khối lượng lớn
tác phẩm như “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, chiếu biểu viết
dưới thời Lê…. Trong đó, “Quân trung từ mệnh tập”’ là tập hợp những thư từ
gửi cho tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh. Tác
phẩm được Phan Huy Chú đánh giá là tập văn chiến đấu “có sức mạnh của
mười vạn quân”. Bên cạnh đó, “Bình Ngô đại cáo” được xem là một áng “thiên
cổ hùng văn”, vừa là một bản tuyên ngôn độc lập, một bản cáo trạng tội ác kẻ
thù, vừa là một bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gian khổ nhưng hào
hùng của nhân dân Đại Việt. Tư tưởng xuyên suốt trong văn chính luận của
Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân. Những tác phẩm
của ông thường đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối
tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận
sắc bén.
Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Hai tập thơ lớn của ông là
“Ức trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã ghi lại hình ảnh
nhà thơ vừa là người anh hùng vĩ đại với lí tưởng lớn lao vừa là con người trần
thế với xúc cảm mãnh liệt, chân thành. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện lí tưởng yêu
nước thương dân, ý chí đấu tranh chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
Ngoài ra nhà thơ còn bộc lộ nỗi đau khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã
hội, niềm khao khát sự hoàn thiện của con người và mơ ước xã hội thái bình
thịnh trị. Ngoài ra, thơ trữ tình Nguyễn Trãi còn có một số lượng lớn bài nói về
tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống, về nghĩa vua tôi, tình cha
con, tình bạn…. Chính những điều này đã mang đến cho Nguyễn Trãi vẻ đẹp
nhân bản, góp phần nâng người anh hùng dân tộc lên tầm nhân loại.



3

Nhìn chung, Nguyễn Trãi là tác gia có đóng góp rất quan trọng cho văn học
trung đại Việt Nam. Về nội dung, văn thơ Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm
hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Về nghệ thuật, ông có
đóng góp lớn trên cả hai bình diện thể loại và ngôn ngữ. Về thể loại, ông vừa là
nhà văn chính luận kiệt xuất vừa là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Về ngôn ngữ, ông là
nhà thơ khai sáng cho văn học tiếng Việt với một lượng lớn thơ Nôm Đường
luật, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
2. Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà
Tĩnh, được đánh giá là đại diện xuất sắc nhất của trào lưu nhân văn chủ nghĩa
cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.
Cuộc đời của Nguyễn Du có thể được chia làm ba chặng. Tuổi thơ ông
chịu nhiều bất hạnh, mất cha năm 10 tuổi, 13 tuổi mẹ qua đời, ông sống với
người anh cùng cha khác mẹ. Năm 18 tuổi, ông thi Hương đỗ Tam trường và
được tập ấm làm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên được một năm nhưng do
nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du phải rơi vào cuộc sống đầy khó
khăn gian khổ hơn chục năm, lăn lộn chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau.
Từ năm 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn, liên tiếp được giữ nhiều chức
vụ quan trọng, từng được cử đi sứ Trung Quốc hai lần nhưng lần thứ hai chưa
kịp lên đường thì đã mất.
Từ đó có thể thấy Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến
quyền quý, sớm hấp thu những ảnh hưởng của văn hóa quý tộc lại trải qua lưu
lạc mười năm trong cuộc sống phong trần nên ông đã tích lũy cho mình một vốn
sống thực tế phong phú, tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều tác phẩm có giá
trị.
Sáng tác của Nguyễn Du bao gồm hai bộ phận lớn. Về chữ Hán, ông có các

tập thơ “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm” và “Bắc hành tạp lục”. Thơ
chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm và nhân cách đẹp đẽ
của ông. Đó là tâm trạng buồn đau, day dứt xen lẫn những suy ngẫm về cuộc


4

đời, về xã hội. Nhà thơ lên tiếng ca ngợi, đồng cảm với những nhân cách cao
thượng, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người, cảm thông
với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội…. Về chữ Nôm, Nguyễn Du có hai
tác phẩm lớn là “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) và “Văn chiêu hồn”.
Tuy lấy cốt truyện từ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều
truyện” nhưng với nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu
luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và
chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân lẫn ngôn ngữ bác
học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung
đại Việt Nam. Bên cạnh đó, “Văn chiêu hồn” cũng biểu hiện được một phương
diện quan trọng trong sáng tác của ông là chủ nghĩa nhân đạo, tấm lòng nhân ái
hướng về những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội.
Nội dung quan trọng hàng đầu trong sáng tác của Nguyễn Du chính là tình
cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con
người, đặc biệt là người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Nhà thơ còn có những
khái quát về cuộc đời, về thân phận con người mang tính triết lí cao và thấm
đẫm cảm xúc. Nguyễn Du cũng là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu
lên một cách tập trung vấn đề về thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài văn
chương. Đặc biệt, ông cũng là người đầu tiên đề cập đến một vấn đề rất mới
nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: đề cao những
giá trị tinh thần và chủ thể sáng tạo ra chúng.
Về nghệ thuật, Nguyễn Du thành công ở nhiều thể loại: ngũ ngôn cổ thi,
ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành…. Thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm của ông

đều có những bài xuất sắc, đặc biệt là về chữ Nôm. Với “Truyện Kiều”, Nguyễn
Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua
việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập, phát huy khả năng chuyển tải
nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể thơ lục bát dân tộc trong thể loại truyện
thơ.


5

Chính nhờ những đóng góp to lớn đó mà năm 1965, Nguyễn Du được Hội
đồng Hòa Bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, trở thành niềm
tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức
- Nhận biết những nét chính về thời đại, thân thế, sự nghiệp, quan điểm
sáng tác, phong cách nghệ thuật, đóng góp của các tác giả.
- Biết minh họa những giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật qua những tác
phẩm đã học, đã đọc.
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc hiểu một văn bản khoa học nghiên cứu tiểu sử tác giả;
- Biết cách tóm tắt một văn bản khoa học.
3. Thái độ
- Biết trân trọng nhân cách, tài năng và đóng góp của các tác giả cho lịch
sử và văn học dân tộc;
- Có khát vọng sống tốt, sống đẹp và giàu tinh thần nhân ái.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản;
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản;

- Năng lực đọc – hiểu văn bản khoa học;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và ngh ệ thu ật
của văn bản;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du;
- Tranh ảnh minh họa.
2. Chuẩn bị của học sinh


6

- Sưu tầm các tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du;
- Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi
a. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Cuộc đời của Nguyễn Trãi có những sự kiện gì đáng chú ý?
(2) Những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi?
(3) Kể tên các tác phẩm chính, cho biết tư tưởng chủ đạo và đặc sắc nghệ
thuật văn chính luận Nguyễn Trãi.
(4) Kể tên các tập thơ và cho biết nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình
Nguyễn Trãi.
(5) Nhận xét về đóng góp lớn của Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc.
b. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
c. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Cuộc đời: Nguyễn Trãi (1380-1442)
- Hiệu: Ức Trai
- Quê : Chí Linh – Hải Dương

- Gia đình có hai truyền thống lớn : yêu nước và văn hóa, văn học
- Thiếu thời : chịu nhiều đau thương mất mát
- Theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp công lớn vào thắng lợi của khởi
nghĩa Lam Sơn.
- Cuối đời : chịu thảm án tru di tam tộc
 Là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, được công nhận là danh nhân văn
hóa thế giới.
(2) Các tác phẩm chính
- Chữ Hán : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập…
- Chữ Nôm : Quốc âm thi tập
(3) Nguyễn Trãi – nhà thơ chính luận kiệt xuất


7

- Tác phẩm : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
- Tư tưởng : nhân nghĩa, yêu nước thương dân
- Nghệ thuật :
+ xác định đối tượng, mục đích phù hợp
+ bút pháp thích hợp
+ kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén
(4) Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
- Tác phẩm : Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập
- Nội dung :
+ Lí tưởng anh hùng : nhân nghĩa, yêu nước thương dân
+ Nỗi đau khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội
+ Khát khao sự hoàn thiện của con người và ước mơ xã hội thái bình thịnh
trị
+ Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống
+ Nghĩa vua tôi, tình cha con, tình bạn…

(5) Đóng góp lớn của Nguyễn Trãi
- Về nội dung : 2 cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo ;
- Về nghệ thuật :
+ thể loại : văn chính luận, thơ trữ tình
+ ngôn ngữ : thơ Nôm Đường luật  nhà thơ khai sáng cho văn học tiếng
Việt.
2. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du
a. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Cuộc đời của Nguyễn Du có những sự kiện gì đáng chú ý?
(2) Những tác phẩm chính của Nguyễn Du?
(3) Cho biết những đặc điềm lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Du.
b. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
c. Giáo viên nhận xét và chốt ý


8

(1) Cuộc đời: Nguyễn Du (1765 – 1820)
- Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên
- Quê: Hà Tĩnh
- Thuở nhỏ: chịu nhiều đau thương mất mát
- Lớn lên: thi đỗ Tam trường, ra làm quan một năm rồi lưu lạc phong trần
hơn 10 năm
- Từ năm 1802, ra làm quan cho nhà Nguyễn
- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần thứ 2 chưa kịp lên đường thì mất.
(2) Sáng tác chính
- Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục;
- Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn
(3) Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của thơ Nguyễn Du

a. Về nội dung
- Tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con
người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ;
- Khái quát, triết lí về cuộc đời, về thân phận con người;
- Nêu lên một cách tập trung vấn đề về thân phận của người phụ nữ có sắc
đẹp, có tài văn chương nghệ thuật;
- Trân trọng những giá trị tinh thần và chủ thể sáng tạo ra chúng;
- Đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên trần thế; ca ngợi vẻ đẹp kì diệu
của tình yêu lứa đôi.
 Giá trị nhân đạo
b. Về nghệ thuật
- Thành công ở nhiều thể thơ: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn
luật, ca, hành…;
- Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập, làm giàu cho tiếng Việt;
- Phát huy khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể thơ
lục bát dân tộc trong thể loại truyện thơ.
3. Giao bài tập dự án


9

a. Giáo viên giao bài tập
Bài tập 1: Tình yêu nước thương dân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Bài tập 2: Triết lí của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người qua
“Truyện Kiều”.
b. Học sinh nhận đề tài, chọn nhóm và phân công nhiệm vụ
c. Học sinh thực hiện và nộp đề tài
(Giáo viên ấn định thời gian 1 tuần)
C. BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Cấp thấp

Cấp cao

1. Tác giả
Nêu thông
Nguyễn Trãi tin về cuộc
đời và các
sáng
tác
chính của tác
giả.

Hiểu được các
biểu hiện của giá
trị nội dung và
nghệ thuật trong
thơ văn Nguyễn
Trãi.

Tìm ra biểu
hiện của tư
tưởng
nhân

nghĩa,
yêu
nước thương
dân
của
Nguyễn
Trãi
qua “Bình Ngô
đại cáo”.

Giải quyết
được một
vấn đề về
tác giả: tình
yêu
nước
thương dân
trong
thơ
Nôm
Nguyễn
Trãi.

2. Tác giả Nêu thông tin
Nguyễn Du về cuộc đời
và các sáng
tác chính của
tác giả.

Hiểu được các

biểu hiện của giá
trị nội dung và
nghệ thuật trong
thơ Nguyễn Du.

Tìm ra biểu
hiện của tư
tưởng nhân đạo
Nguyễn
Du
qua các đoạn
trích
trong
“Truyện Kiều”.

Giải quyết
được một
vấn đề về
tác giả: triết
lí về cuộc
đời và thân
phận
con
người qua
“Truyện
Kiều” của


10


Nguyễn Du.

Câu hỏi định tính, định lượng:

Bài tập thực hành:

Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm
xét, đánh giá…)
thực hành).
Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, Bài tập dự án (nghiên cứu,
kiến giải riêng của cá nhân…)
phân tích các biểu hiện về
cảm hứng, tư tưởng của các
tác giả qua một số sáng tác
tiêu biểu).
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết
(1) Nêu một số nét chính về cuộc đời của tác giả Nguyễn Trãi.
(2) Những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi?
(3) Cuộc đời của Nguyễn Du có những sự kiện gì đáng chú ý?
(4) Những tác phẩm chính của Nguyễn Du?
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu
(1) Kể tên các tác phẩm chính, cho biết tư tưởng chủ đạo và đặc sắc nghệ
thuật văn chính luận Nguyễn Trãi.
(2) Kể tên các tập thơ và cho biết nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình
Nguyễn Trãi.
(3) Nhận xét về đóng góp lớn của Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc.
(4) Cho biết những đặc điềm lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Du.
2.3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp

(1) Tìm ra biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân của
Nguyễn Trãi qua “Bình Ngô đại cáo”.


11

(2) Tìm ra biểu hiện của tư tưởng nhân đạo Nguyễn Du qua các đoạn trích
trong “Truyện Kiều”.
2.4. Bài tập mức độ vận dụng cao (bài tập dự án)
Bài tập 1: Tình yêu nước thương dân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Bài tập 2: Triết lí của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người qua
“Truyện Kiều”.
HẾT



×