Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới cơ cấu tổ chức của chính phủ ở việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn ths luật 6 01 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.26 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


NGUYỄN THUÝ HÀ

MỘT
SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN

眷 VÀ
參THựC TIÊN
VỂ ĐỔI MỚI Cơ CÂU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 6^01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LUẬT HỌC PHẠM TUÂN KH ẢI


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

6


Lý do lựa chọn đề tài

6

2.

Ỷ nghía, mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

7

21

Ý nghĩa cùa đề tài

7

Mục đích nghiên cứu

9

2.3.

Phạm vi nghiên cứu

9

2.4.

Phương pháp nghiên cứu


9

Chương

CÁC Cơ s ở LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ THỤC TIÊN CỦA

..
2.2.

VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỔI M Ớ I c ơ CÂU T ổ CHỨC CHÍNH

10

PHỦ ở VIỆT NAM

Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới cơ cấu tổ chức
Chính phủ.

Ỉ0

1:1;

Khái niệm về Chính phủ

12

Tính tất yếu của việc đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

..


...

12 1

....

12 11

0

từ góc độ hệ thống tổ chức quyển lực nhà nước
Các hình thức tổ chức quyên lực nhà nước dựa trên thuyết
Tam quyền phân lập

2

Hệ thống tổ chức nhà nước theo hình thức phân lập quyền
lực một cách tuyệt đối

1. 2. 1. 2.

...

2

Hệ thống tổ chức nhà nước theo hình thức cân bằng
quyền lực

4


122

rổ chức hệ thống quyền lực nhà nước ở Việt Nam

1.2.3.

Chính phủ trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa ờ Việt Nam

2.

2

t4

16

Quyển hành fáiáp trcttig mối tương quan vói các quyền 1每)Ị^iáp,

1


frfiàp trcHig điều kiện xây dạng nhà nước prfiàp quyền ở Việt Nam
2.1.

Những nét cơ bản của một nhà nước pháp quyền

2.2.

Xác định quyền hành pháp ở V iệ t Nam trong điều kiên


18
18

chuyển đổi từ nền kin h tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế th ị trường
2.2.1.

21

K hái quát về quyền hành pháp trong Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa V iệ t Nam

21

2.2.1.1.

Phương thức hoạt động của Chính phủ

24

2 .2 .1 .2

N g u y ê n tắ c tổ c h ứ c c ủ a C h ín h

26

2.2.1.3

Thẩm quyền của Chính phủ


27

2.2.1.3.1.

Thẩm quyển của Thủ tướng Chính phủ

28

2.2.1.3.2.

Thẩm q u y ề n của Bộ tr ư ở n g

30

2.2.2.

Các chức năng của Chính phủ với tư cách là cơ quan duy

phủ

nhất thực hiện quyền hành pháp ở V iệ t Nam

31

2.3.

Cơ cấu tổ chức Chính phủ ở m ột số quốc gia

32


2.3.1.

Chính phủ theo chế độ Tổng thống

33

2.3.2.

TỔ chức Chính phủ theo chế độ N ội các

34

2.3.3.

Chính phủ theo chế độ U ỷ viên hay Quốc hội chế

35

2.3.4.

Tổ chức Chính phủ theo hình thức Hội đồng Bộ trưởng

35

2.3.5.

Tổ chức Chính phủ theo hình thức Quốc vụ viện
(Trung Quốc)


Chương 2

36

s ự PHÁT TRIỂN c ơ CÂU T ổ CHỨC CHÍNH PHỦ VIỆ T
NAM QUA CÁC TH Ờ I KỲ TỪ 1945 ĐẾN NAY

1.

Đ ịa v ị pháp lý của Chính phủ

1.1.

Chính phủ trong m ối q u a n hệ với Quốc hội, Toà án nhân
dân và V iện K iểm sát nhân dân

1.1.1.

Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội ở V iệ t Nam
2

38

38

38


1.1.2.


Mơì quan hệ giũa Chính ỊỶìủ vói Tồ án và Viện Kiểm sát nhân dân

42

1.2.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

43

1.2.1.

K hái quát về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

43

1.2.2.

Thành phần của Chính phủ

44

1.2.3.

Thủ tướng Chính phủ

45

1.2.4.


Các thành viên của Chính phủ

47

1.2.4.1.

Các Phó Thủ tướng

47

1.2.4.2.

Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

47

1.2.5.

Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ

49

2.

Sự phát triển của cơ cấu tổ chức Chính phủ Việt Nam qua
các thời kỳ từ năm 1945

53

2.1.1.


Cơ cấu tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp 1946

53

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp 1959

53

2.1.3.

Cơ cấu

tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp 1980

54

2.1.4.

Cơ cấu tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp 1992

56

2.2.

Cơ cấu tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp1992 (sửa đổi)
và và Luật Tổ chức Chính phủ 2001


2.3.

Phân loại các cấu thành thuộc cơ cấu Chính phủ

2.3.1.

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý

nhà nước

59

60
60

2.3.2.

Các cơ quan thuộc Chính phủ

60

2.4.

Các căn cứ để xây dựng cơ cấu Chính phủ hiện nay

61

2.5.

Đánh giá vể cơ cấu tổ chức Chính phủ


66

2.5.1.

Chế định Chính phủ của nước ta từ 1945 đến nay

65

2.5.2.

Đánh giá vể cơ cấu tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp

70

1992
2.5.2.1.

Chế định Thủ tướng Chính phủ
3

70


2.5.2.2.

Chế định Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ

73


2.5.2.3.

Cơ cấu cụ thể các cơ quan của Chính phủ

75

2.5.2.3.1.

Cơ cấu các Bộ và Cơ quan ngang bộ

75

2.5.2.3.2.

Cơ cấu tổ chức các cơ quan thuộc Chính phủ

76

2.5.2.3.3.

Các tổ chức tư vấn, phốihợp liên ngành thuộc Thủ tướng
Chính phủ

Chương 3

..

11

81


MỘT SỐ G IẢ I PHÁP NHẰM Đ ổ i M ỚI c ơ CÂU T ổ CHỨC

CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

85

Quan điểm về đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

85

Rìải dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, kế thừa tính ưu việt của trí tuệ nhân loại phù hợp với thực

..

12

tiễn Việt Nam.

g5

Đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ phải gắn liền với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân

1.3.

g7


Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân cơng và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp

1.4.

2

.

..

21

..

22

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình đổi
mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

89

Các nguyên tắc đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

90

Bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

90


Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình
đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

2.3.

88

91

Thực hiện nguyên tắc phân biệt hoạt động quản lý nhà
nước với hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình

3.

đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

94

Các giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ

95

4


3.1.

Xác định lại chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ trong
điểu kiện mới


3.2.

9

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các Bộ theo hướng tinh giản,
phát triển chiều sâu việc thành lập, sắp xếp các Bộ theo
hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực

3.3.

9;

Sắp xếp và tinh giải biên chế các cơ quan thuộc Chính
phủ, tiến tới các cơ quan thuộc Chính phủ chỉ thực hiện
những nhiệm vụ mang tính chất sự nghiệp đơn thuần

3.4.

10(

Kiện tồn Văn phịng Chính phủ theo hướng tái lập Phủ
Thủ tướng cùng với Kiện toàn các cơ quan tư vấn của

3.5.

Thủ tướng Chính phủ

10:


Giải pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực

ỈOi

KẾT LUẬN

ỈOi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ỉl:

5


PHẦN MỞ ĐẦU

1 - Lý do lựa chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lán thứ V I của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề
ra đường lối đổi mới, tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong quá trình xây dựng
Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới toàn diện về nền
kinh tế - xã hội, cần phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước. Để tiếp tục đổi mới và kiện toàn bộ máy nhà nước, một trong những
yêu cầu cấp bách hiện nay là nghiên cứu cải cách bộ máy hành chính, cụ thể
hơn 丨
à cơ cấu tổ chức chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương khoá V II,Nghị quyết Đại hội lần thứ V III của Đảng, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá V III và Nghị
quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với trọng tâm là

cải cách một bước nền hành chính nhà nước.
Hơn 15 năm đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã thực hiên nhiều biện pháp
đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có bộ máy hành
chính. Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khoá V II) và Nghị quyết Đại hội lần
thứ V III của Đảng đều nêu ra những vấin đề cần được giải quyết đối với bộ
máy hành chính. Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chúng ta đã xoá dần
sự chia lẻ, cắt khúc của các ngành kinh tế, kỹ thuật; phân định rõ hơn chức
năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh,dần tiến tới xoá bỏ
"bộ chủ quản"; từng bước làm rõ hơn các chức năng của hệ thống hành chính,
đặc biệt là của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác;
từng bước cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, củng cố tổ chức bộ máy, đổi mới
phương thức làm việc...
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, bộ máy hành chính tỏ ra cịn nhiều bất
cập, không theo kịp với đổi mới kinh tế, cần được tiếp tục đổi mới một cách
sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Cùng với cải cách kinh tế, việc "đổi mới tổ chức
bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách


hành chính" (43, tr220), nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá là nhiệm vụ hết sức quan
trọng và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm
tiếp ứieo.
Yêu cầu của cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, trong đó Chính phủ - cơ quan hành
chính nhà nước được đặt ra như một sự cải cách mở đầu, có tính “ đột phá” của
q trình cải cách hành chính ở Việt Nam.
Đé tài ngiên cứu “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mái cơ cấu tổ
chức của Chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” mang tính thời sự
và rất phức tạp. Đã có nhiều tác giả đề cập đến chế định Chính phủ ở nhiểu
cách tiếp cận khác nhau. Xét trong tổng thể cải cách hành chính hiện nay và

những yêu cầu làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn thì đây là đề tài nghiên
cứu một cách cơ bản, tồn diện q trình đổi mới cơ cấu tỏ chức Chính phủ
trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vì những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài này làm để tài luận văn Cao học.
2 - Ý nghĩa, mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa của đề tài.
Cơ cấu tổ chức Chính phủ nói riêng và chế định về Chính phủ nói chung
ln là đề tài mang tính thời sự sâu sắc trong mọi thời điểm phát triển ở bất kỳ
một quốc gia nào trên thế giới. Đối với nước ta đang trong điểu kiện chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nén kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì việc nghiên cứu để
định ra một mơ hình Chính phủ với những chế định mới tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, Đại
hội Đảng lần thứ IX đã xác định: "Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Điều chỉnh chức năng và
cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng thống nhất quản lý


v ĩ mơ việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc
phịng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách
hồn chỉnh, đồng bộ" (43, tr220).
Cũng như nhiều vấn đề trong hệ thông lý luận về nhà nước, cơ cấu tổ
chức Chính phủ được các nhà quản lý, các luật gia của nhiều nước trên thế giới
đã và đang tập trung nghiên cứu dưới nhiểu góc độ khác nhau, như vai trò của
người đứng đầu bộ máy hành pháp, Bộ trưởng, các Bộ, các cơ quan của Chính
phủ... nhằm tìm ra m ột mơ hình thích hợp với điều kiện và hồn cảnh của quốc
gia mình. Ờ nước ta, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học đã để
cập đến chế định Chính phủ trong m ối quan hệ với các cơ quan trong bộ máy
nhà nước (tập trung ở các cơ quan: Trung tâm Khoa học xã hội, Bộ N ội vụ, Bộ

Tư pháp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí M inh, Học viện hành chính quốc
gia... Tuy nhiên, các tác giả tham gia nghiên cứu ở các cơ quan trên m ới chỉ
tiếp cận ở góc độ chế định Chính phủ nói chung, mang tính thơng tin lý luận
và nằm rải rác ở các báo, tạp chí, giáo trình và chưa giải quyết m ột cách triệt
để những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính hệ thống, đồng bộ và tính khả
thi về một cơ cấu tổ chức chính phủ phù hợp với yêu cầu của quá trình đổi mới
ở nước ta. Do đó, việc nghiên cứu căn bản, tồn diện về cơ cấu tổ chức Chính
phủ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tìm ra các biện pháp hồn thiện
bộ máy quản lý hành chính nhà nước để hoạt động ngày một hiệu quả hơn là
việc làm có ý nghĩa khoa học.
Về mặt nhu cầu xã hội, việc nâng cao chất lượng hoạt động của Chính
phủ trên cơ sở tổ chức cơ cấu Chính phủ thật sự khoa học, phù hợp với chức
năng và nhiệm vụ của Chính phủ là góp phần vào mục tiêu cải cách hành chính
nói chung và cải cách bộ máy của Chính phủ nói riêng; nâng cao nhận thức về
vị trí, vai trị của Chính phủ với tư cách là trung tâm chấp hành, điều hành cao
nhất trong hệ thống hành chính; tạo lịng tin của nhân dân đối với một Chính
phủ gần dân và vì dân.


v ề hiệu quả kinh tế: góp phần tinh giản bộ máy tổ chức Chính phủ; nâng
cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ; tăng cường hiệu quả phối hợp của các
cơ quan của Chính phủ trong việc giải quyết nhiệm vụ chung của Chính phủ;
phát huy được tính độc lập, sáng tạo của các cơ quan của Chính phủ.

2.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quát những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ cấu tổ chức
Chính phủ V iệt Nam;
- Phân tích thực trạng pháp luật V iệt Nam và hoạt động của các cơ quan
của Chính phủ;
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơ cấu tổ chức Chính phủ trong

điều kiện đổi mới.

2.3. Phạm vi nghiên cúru.
Đây là đề tài khó và rộng, khả năng cịn hạn chế, do đó chúng tơi chỉ
phạm vi lại đề tài theo hướng trình bày những vấn để lý luận cơ bản; khái quát
thực trạng tổ chức Chính phủ ở V iệ t Nam qua các giai đoạn lịch sử; phân tích
pháp luật V iệ t Nam về tổ chức của Chính phủ; từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm đổi m ới cơ cấu Chính phủ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật;
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp; phân tích quy phạm pháp
luật; điều tra xã hội học pháp luật; thống kê so sánh, quy nạp diễn dịch và
phương pháp xã hội học cụ thể.


CHƯƠNG 1
CÁC C ơ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ THỰC TIÊN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI
C ơ CẤU TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
1.

T ÍN H T Ấ T YẾU K H Á C H Q UAN CỦA V IỆ C Đ ổ i M Ớ I c ơ CÂU

TỔ CHỨC C H ÍN H PHỦ

1.1. Khái niệm về Chính phủ
Chính phủ được quan niệm là "cơ quan hành pháp, cơ quan quyền lực
cao nhất quản lý công việc ở trung ương" (31 ,tr.21). Chính phủ ln là

chủ thể chính, chủ yếu thực hiện quyền hành pháp, thậm chí cịn có thể
"chi phối" cả lập pháp và tư pháp (8, tr.123). K hái niệm tổng thể về Chính
phủ luôn thể hiện chức năng chấp hành và điều hành và với tư cách là một
cơ quan, Chính phủ có quyền lực và vị trí tương đối độc lập so với Quốc
hội và các cơ quan tư pháp khác. N ội dung hàm chứa trong khái niệm
Chính phủ bao gồm chức năng chấp hành và điều hành. Chính phủ có m ối
quan hệ chặt chẽ trước nhất với Quốc hội, với tư cách là cơ quan chấp hành
của Quốc hội, đóng vai trị là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ có m ối quan hệ chặt chẽ vớ i các cơ
quan khác như Toà án, V iện Kiểm sát.
Yếu tố đặc trưng thể hiện hoạt động của Chính phủ trong bộ máy nhà
nước là nó gắn liền với quyền lực nhà nước, quyền lực này song song với
việc được đảm bảo bằng bộ máy cưỡng chế thực hiện mang tính cơng cộng
như nhà tù, quân đội, cảnh sát, và được thực hiện thơng qua các cơng cụ
đặc biệt, trong đó có pháp luật. Quyền lực nhà nước thể hiện ý chí và
quyền lực của một giai cấp, khác với sự hình thành quyển lực xã hội,
quyền lực xã hội hình thành từ một nhóm người trong xã hội đại diện cho ý
chí của m ột nhóm người chứ khơng phải cho cả cộng đồng.

10


Do vậy, quyển lực nhà nước được hiểu là tập hợp ý chí, nguyện vọng
của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật. Có nhiều cách tổ chức
quyền lực nhà nước khác nhau, nhưng tựu trung thì quyền lực nhà nước
được cấu thành từ ba thành tố chính : quyền lập pháp; quyền hành pháp; và
quyền tư pháp.
Xây dựng, hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức của Chính phủ là
một hoạt động gắn liền với hình thức tổ chức hệ thống quyền lực, đồng
thời chịu tác động của mơi trường kinh tế xã hội.

Ở các nước có kiểu nhà nước khác nhau thì việc tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong cùng một kiểu nhà
nước nhưng ở các nước khác nhau cũng có thể việc tổ chức quyền lực cũng
khác nhau (các nhà nước tư sản hiện đại).
Từ khi xuất hiện nhà nước tư sản, quyền hành pháp ln gắn với
Chính phủ, là chủ thể thực hiện quyền này. Quyền hành pháp và Chính phủ
ln gắn liền vói nhau và có các đặc điểm:
Nếu quyền lập pháp là quyền phái sinh từ cử tri thì quyền hành pháp
là quyền phái sinh từ quyền lập pháp.
Quyền hành pháp luôn đụng chạm tới quyển lợi của công dân. Đây là
quyền lực nhạy cảm nhất với những phản ứng của xã hội cũng như với
những biến động về mọi mặt của đời sống xã hội, địi hỏi phải mang tính
sáng tạo trong việc áp dụng luật, vừa đòi hỏi phải chấp hành nghiêm minh
pháp luật. Tương tự, Chính phủ cũng là cơ thể ln trong trạng thái phát
triển và hồn thiện khơng ngừng.
Quyền hành pháp liên quan đến các hoạt động đối nội, đối ngoại, an
ninh, quốc phịng... nên có một vị trí đặc biệt quan trọng, đồng thời nó là
một nhánh quyền lực mềm dẻo nhất trong hoạt động chấp hành pháp luật.
Vì vậy, chúng ta vẫn thường nói hành pháp nghĩa là hành động theo pháp
11


luật. Như vậy, Chính phủ phải ln năng động và có v ị trí độc lập tương
đối cả về chức năng và thẩm quyển. (2 2 ,tr 8-9)

1.2.

Tính tất yếu của việc đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ từ góc

độ hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước.

1.2.1. Các hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên thuyết
T a m quyền p h â n lậ p .

Học thuyết phân chia quyền lực xuất hiện kh i nhà tư tưởng Pháp S.L.
M ontesquier xây dựng nên thuyết “ Tam quyền phân lập,
,trên cơ sở tư
tưởng của nhà tư tưởng cổ đại A ris to t. Thuyết phân chia quyền lực này
được hoàn chỉnh trong cuộc đấu tranh của g ia i cấp tư sản đang lên chống
lại Chế độ quân chủ phong kiến, m ột chế độ mà m ọi quyền lực nằm trong
tay m ột người là Hoàng đế, Nhà vua. V ớ i lập luận là nếu để quyền lực tập
trung trong tay m ột người tất yếu sẽ xảy ra việc sử dụng quyền lực theo
hướng lạm quyền, chuyên chế, độc tài, do vậy quyền lực được phân chia
thành ba thành tố độc lập và chế ước ỉẫn nhau. Theo học thuyết này quyền
lập pháp thuộc về quốc hội tức là thuộc về cơ quan đại diện của nhân dân,
được lập ra qua phổ thơng đầu phiếu, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ
và quyền tư pháp thuộc vé toà án.
Tổ chức hệ thống quyền lực theo hình thức tập trung quyền lực vào
m ột người, kh i hình thành có ưu điểm là bảo đảm sự tập trung quyền lực,
quyết định nhanh, nhưng cùng với tiến trìn h phát triể n của xã hội đã trở
nên lỗ i thời vì mất dân chủ, dễ quyết định nhưng độc đốn, do vậy khơng
tránh k h ỏ i những sai lầm . Chính những hạn chế của hình thức tổ chức này
đã là cơ sở để hình thành thuyết Tam quyển phân lập (9 ,t r . l 1).

1.2.1.1. Hệ thống tổ chức nhà nước theo hình thức phân lập quyền
lự c một c á c h tuyệt đối.

Hệ thống tổ chức nhà nước này tuân theo thuyết Tam quyền phân lập
vớ i nguyên lý quyền lực hạn chế quyền lực. Theo đó, ba quyền Lập pháp,
12



Hành pháp và Tư pháp là hoàn toàn độc lập, tách biệt nhau, có sự chế ước
lẫn nhau và khơng một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực. Theo hệ
thống này thì :
Quyền lập pháp thuộc vé Quốc hội do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử.
Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống (người đứng đầu cơ quan nhà
nước) cũng do nhân dân bầu ra, có chức năng thi hành pháp luật, điều hành
toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Quyền tư pháp thuộc về Tồ án. Tồ án có chức năng xét xử và hoạt
động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
Có thể nói, đặc điểm của hình thức tổ chức nhà nước theo nguyên tắc
này là ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tồn tại hoàn toàn tách biệt
nhau; thể hiện ở chỗ người đứng đầu cơ quan hành pháp, lập pháp và tư
pháp là hoàn toàn độc lập. Nhưng hoạt động lập pháp và tư pháp lại cùng
chịu sự chi phối, ràng buộc mạnh mẽ người đứng đầu nhà nước. Người
đứng đầu nhà nước trở thành tâm điểm của hệ thống quyền lực. Hệ thống
tổ chức nhà nước theo hình thức tam quyền phân lập tuyệt đối có ưu điểm
là đã tạo ra một nền hành chính khá thống nhất, mạnh mẽ, có khả năng ứng
phó linh hoạt, nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm là dễ dẫn đến
sự chuyên quyền, độc đoán, tùy tiện, làm cho bộ máy xơ cứng, tê liệt hoạt
động. Nếu các cơ quan thực hiện chế độ quyền lực không thương lượng
được với nhau sẽ dẫn đến tranh chấp, làm cho quyền lực nhà nước bị suy
yếu, kém hiệu quả. Cách phân chia quyền lực này về mặt hình thức tất yếu
dẫn đến sự xung đột quyền lực nhằm mục đích lấn át nhau và hình thành
xu thế hỗn hợp quyền lực tức là hình thành chế độ chun chế thâu tóm
tồn bộ quyền lực, nhà nước. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn một số ít quốc
gia được tổ chức theo hình thức tam quyền phân lập tuyệt đối.

13



1.2.1.2. Hệ thống tổ chức nhà nước theo hình thức cân bằng quyền
lực.
Cũng theo học thuyết về phân quyền trong các bản hiến pháp hiện đại,
người ta gọi hệ thống tổ chức nhà nước theo hình thức "cân bằng quyền
lực" là hình thức chính thể đại nghị (trong đó bao gồm quân chủ đại nghị
và cộng hoà đại nghị). Tổ chức hệ thống nhà nước theo hình thức này chủ
yếu dựa trên nguyên tắc: sự phân lập các quyên chỉ là tương đối, sự hợp tác
giữa lập pháp và hành pháp đi đến cân bằng và đặc biệt là đề cao trách
nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội. Trong hệ thống này vẫn ln có ba
quyền: hành pháp, lập pháp, tư pháp, nhưng người ta quan tâm nhiều đến
lập pháp và hành pháp. Quyền lập pháp được thực thi tại Quốc hội, biểu
quyết các đạo luật. Quyền hành pháp (Chính phủ) thực thi các đạo luật và
chấp hành các đạo luật. Trong đó quyền lập pháp kiểm sốt các hoạt động
của quyền hành pháp; có quyên nhận xét các hoạt động của Chính phủ và
có thể bác bỏ những hoạt động khơng đúng của Chính phủ bằng cách bỏ
phiếu kiến nghị thay đổi. Ngược lại quyền hành pháp cũng có thể gây áp
lực đối với quyên lập pháp. Khi có sự tranh chấp giữa hai quyền này, Tổng
thống có thể giải tán Quốc hội và giải quyết sự tranh chấp đó bằng cách
giao lại cho nhân dân bầu ra một Quốc hội mới. Trong trường hợp này, nếu
đa số phiếu vẫn dành cho Quốc hội cũ thì có nghĩa là Quốc hội đã thắng
trong cuộc tranh chấp hoặc lúc này Chính phủ phải giải tán.
1.2.2. Tổ chức hệ thống quyền lực nhà nước ở Việt nam.
Quan điểm tổ chức hệ thống quyền lực Nhà nước thuộc vể nhân dân là
quan điểm xây dựng và phát triển hộ thống tổ chức quyền lực của nước ta.
Nhân dân là chủ thể duy nhất của quyển lực Nhà nước đồng thời quyền lực
. ấy là không thể phân chia. Quyền lực thuộc về nhân dân trên thực tế phải
có một cơ chế thực hiện. Trong các hình thức nhân dân thực hiện quyển
lực, thì hình thức đại diện vẫn chiếm ưu thế hơn cả, nghĩa là quyền lực Nhà
nước vẫn cơ bản nằm trong tay một số ít người được nhân dân bầu ra. Do

14


đó, lẽ đương nhiên cần phải có một cơ chế để thực hiện quyển lực đó. Cơ
chế đó trước hết là sự phân công nhiệm vụ một các hợp lý cho từng cơ
quan trong bộ máy nhà nước.
Với việc nhận thức trên cơ sở phát triển hệ thống lý luận về chủ nghĩa
xã hội, để thể hiện rõ đường lối đổi mới từng bước vững chắc của Đảng và
Nhà nước, việc tổ chức quyền lực nhà nước vẫn tuân theo ngun tắc tập
trung quyền lực, nhưng có sự phân cơng, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ
quan. Đây là sự tiếp thu hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia quyền
lực. Chúng ta có thể thấy sự thể hiện của quan điểm này trong nhiều quy
phạm của Hiến pháp 1992. V í dụ, việc tách chức năng nguyên thủ quốc gia
ra khỏi cơ quan thường trực hoạt động thường xun của Quốc hội, hình
thành nên hai chế định mói là Chủ tịch nước và u ỷ ban Thường vụ Quốc
hội, xố bỏ một thiết chế có tính đặc thù là Hội đồng nhà nước.
Bên cạnh những biện pháp nhằm tăng cường quyền lập pháp của Quốc
hội, Hiến pháp 1992 rất chú ý đến việc thực hiện chức năng hành pháp của
Chính phủ. So với các cơ quan nhà nước ở trung ương, Chính phủ là cơ
quan có nhiều đổi mới nhất: từ tên gọi, hình thức hoạt động, nội dung thẩm
quyển, cơ cấu bên trong. Cơ quan thực hiện chức năng hành pháp được gọi
là Chính phủ, chứ khơng phải là Hội đổng Bộ trưởng. Người đứng đầu
Chính phủ theo Hiến pháp 1992 được tăng cường quyền hạn và kèm theo
đó là trách nhiệm trước Quốc hội. Chính vì lẽ đó, Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam hiện nay, về nguyên tắc phải là người trong Ban lãnh đạo của
Đảng cầm quyền; và sau khi được Quốc hội bỏ phiếu bầu cử theo sự giới
thiệu của Chủ tịch nước, Thủ tướng có quyển đề nghị danh sách các Bộ
trưởng để Quốc hội phê chuẩn (Điều 84 Hiến pháp 1992)
Để tăng cường hoạt động độc lập của Toà án, Hiến pháp 1992 đã thay
quy phạm bầu các chức danh thẩm phán bằng việc bổ nhiệm, theo những

tiêu chuẩn nghiệp vụ xét xử rõ ràng, đồng thời hoạt động xét xử được đảm
bảo thực hiện bằng các hoạt động xét xử khác như tồ án hành chính, tồ
kinh tế, tồ lao động (7 ,tr.249).


15


V iệc phân công,

phân nhiệm trên là phù hợp với mục tiêu xây dựng

nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. V ì trong những tiêu chí
của nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa phải có sự phân công, phân

nhiệm quyền lực m ột cách hợp lý giữa

ba loại quyển lập pháp, hành pháp

và tư pháp. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

1.2.3.

Chính phủ trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam.
Qua thực tế nhiều năm áp dụng việc đổi m ới cơ chế kin h tế, có thể

thấy nền kin h tế th ị trường có khả năng tập hợp được hành động, trí tuệ và
tiềm lực của hàng triệu con người và hướng đến lợ i ích chung của tồn xã
hội, đó là sự thúc đẩy tăng trưởng k in h tế, tăng năng suất lao động và tăng
hiệu quả sản xuất. T uy nhiên, quá trình vận dụng k in h tế th ị trường nảy
sinh nhiều yếu tố phức tạp và để khắc phục những hạn chế đó cần phải có
sự điều chỉnh của bộ m áy nhà nước mà cụ thể là sự tác động của Chính phủ
vào nền kin h tế.
Theo bản chất của m ình, nền k in h tế th ị trường có sự quản lý của nhà
nước khơng chỉ vận động theo cơ chế th ị trường, cũng không chỉ vận động
theo cơ chế chỉ huy mà vận động b ở i sự tác động đồng th ờ i của hai cơ chế
đó. Trong lý luận, người ta gọi đây là cơ chế hỗn hợp. N hư vậy, nền k in h tế
hỗn hợp là nền kin h tế vận động theo cơ chế th ị trường có sự quản lý của
nhà nước (32, tr 32).
Nền kin h tế th ị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đang được thực hiện ở V iệ t Nam. X ét từ góc độ k in h tế, có
thể nói đây là mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa là định hướng chính trị
- xã hội của nền k in h tế ở nước ta. Cơ chế th ị trường ở V iệ t Nam hiện nay
là sự phát huy vai trò điều tiế t của th ị trường, hình thành th ị trường cạnh
tranh, làm cho hàng hố lưu thơng, cung cầu được cân đ ố i, tạo được sự ổn
định về giá cả, ngăn chặn được lạm phát.

16


N goài những kết quả quan trọng hàng đầu đã đạt được về g iữ vững và
ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, m ở rộng quan hệ đối
ngoại, Đ ại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I I I đã nhận định thành tựu có ý
nghĩa to lớn là "nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kin h tế - xã hội nhưng m ột
số mặt còn chưa được củng cố vững chắc" (41, tr 18).
Tuy nhiên, thực trạng quản lý nền k in h tế hiện nay còn nhiều vấn đề

cần được khắc phục. H iệu lực quản lý nhà nước còn thấp, vừa chưa đủ sức
phát huy sức mạnh của cơ chế th ị trư ờng,vừa chưa hạn chế được mặt tiêu
cực của nhà nước; trong quản lý v ĩ mô, nền k in h tế đã được đổi m ới nhưng
còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu; cải cách hành chính nhà nước chưa
theo k ịp yêu cầu đổi m ới nền k in h tế, bộ máy cồng kềnh, năng lực quản lý
còn yếu kém, thủ tục phiền hà, pháp luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ.
M ộ t vấn đề cần khẳng định là Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục đóng
vai trị rất quan trọng trong m ột nền k in h tế. M ộ t Chính phủ hiệu quả, phù
hợp sẽ là thúc đẩy phát triển k in h tế và ngược lạ i. Đ ồng thời về phía m ình,
nền k in h tế cũng là m ột tác nhân vô cùng quan trọng tác động làm thay
đổi, thức đẩy sự phát triể n của Chính phủ.Chính phủ cần phải có sự đổi
m ới sao cho cơ cấu tổ chức phù hợp vớ i cơ chế quản lý m ới tạo được m ôi
trường thuận lợ i nhất cho sự phát triển của cơ cấu k in h tế và cơ chế th ị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp vớ i chức năng m ới của
nhà nước nói chung và của Chính phủ nói riêng.
Bộ m áy nhà nước nói chung và cơ cấu tổ chức Chính phủ nói riêng đã
được cải cách và đổi m ới m ột bước qua H iến pháp 1992, nhưng cũng còn
đặt ra m ột số vấn đề cần phải được tiếp tục cải cách, hồn thiện, cùng vớ i
điều đó, như Văn kiện H ộ i nghị lần thứ tám Ban chấp hành T rung ương
(khoá V I I I ) chỉ rõ: "T ổ chức và hoạt động của Nhà nước ta còn bộc lộ
nhiểu khuyết điểm và yếu kém: hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo
đủ khuôn khổ pháp lý cần th iế t, việc th i hành pháp luật chưa nghiêm , k ỷ
cương, k ỷ luật lỏng lẻo. M ộ t bộ phận của những người có trách nhiệm giữ
gìn pháp luật lại chính là những người làm sai pháp luật... Tổ chức bộ máy
I
i', 、
:. ::u
'ió i ị
I ;,



nhà nước cổng kềnh, nhiều tầng nấc, công việc chồng chéo và nhiều khi
cản trở lẫn nhau, hiệu lực và hiệu quả thấp..." Hội nghị lần thứ tám Ban
chấp hành trung ương khố V III cịn nhấn mạnh "bộ máy Nhà nước ta chưa
thật trong sạch vững mạnh" (43,tr 38-39). Vãn kiện Đại hội Đảng lần thứ
IX một
"Cải cách hành chính tiến hành chậm,
• lần nữa nhấn mạnh:

• 7 thiếu
kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ ináy nhà nưóc công kểnh, trùng lắp
chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành chính phiền
hà...” (44 ,tr7 7 )
Nền hành chính nhà nước là hình thức thể hiện bên ngoài của quyền
hành pháp trong cơ cấu 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiện nay
có tình trạng là, do nhận thức của cán bộ, cơng chức về cải cách hành
chính "chưa rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiểu vấn đề lý luận và thực
tiễn chưa được làm sáng tỏ... việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành
chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của
hệ thống chính trị, cải cách hành chính chưa gắn bó chặt chẽ với đổi mới
hoạt động lập pháp và cải cách tư pháp" (3,tr 2). Trong cải cách có nhiều
nội dung, hình thức phải ỉàm; có vấn để chủ yếu trọng tâm, có những vấn
đề là cơ sở, tiền đề, là khâu đột phá của cả quá trình cải cách (43 ,tr7).
Quyết định 136/QĐ-TTg/2001 ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ
vẻ Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn thể 2001 - 2010 đã
nêu rõ giai đoạn 2001 - 2002 cần thực hiện các giải pháp chính là: "Tiếp
tục hồn thiện tổ chức bộ máy nhà nước thơng qua việc sửa đổi Hiến pháp
1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước; chuẩn bị xong đề án cải
cách cơ bản tiền lương; Chính phủ trình Quốc hội khố X I phê chuẩn cơ
cấu tổ chức Chính phủ mới...". Tiếp đó, "từ 2002 - 2005, nhiệm vụ trọng

tâm là: xác định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyển, trách nhiệm
của các cơ quan hành chính từ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ tới u ỷ ban nhân dân các cấp; thực hiện xong việc
phân cấp giữa trung ương và các cấp chính quyền địa phương; đổi mới cơ
chế tài chính cổng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp..."
18


Những bước đổi mới tiếp theo, sau kết quả hơn 10 năm đổi mới, lại
càng có ý nghĩa quan trọng, bởi nó phải hướng giải quyết nhiêu vấn để
phức tạp với mục tiêu "xây dựng nước ta thành một nước cổng nghiệp, có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ..." (41,tr 18). Việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế không thể
xảy ra một cách tự phát mà phải phát huy vai trò và hiệu lực của bộ máy
nhà nước, đủ sức quản lý và hướng dẫn thị trường, phát huy đầy đủ tác
dụng tích cực và hạn chế ngăn ngừa các mặt trái của nó. Thực tế đổi mới
cho thấy không thể đẩy tới công cuộc cải cách kinh tế nếu không tiến hành
cải cách bộ máy nhà nưóc nói chung và đổi mới, cải cách tổ chức cơ cấu
Chính phủ nói riêng.
Báo cáo chính trị tại Đại hội V III của Đảng nhận định: "Sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ đất nước tiếp tục phát triển trong tình hình thế
giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó
lường" (42,tr 75-76). Trong điều kiện đó tiếp tục cải cách bộ máy nhà
nước, trong đó đổi mới cơ cấu tổ chức Chính phủ là thành tố cực kỳ quan
trọng chẳng những là đòi hỏi khách quan đối với nước ta mà trở thành xu
hướng chung của nhiều nước để một mặt, sử dụng thành quả của thời đại
vào quản lý nhà nước và mặt khác, làm cho bộ máy nhà nước phù hợp với
thời đại mới (11, tr 161-164).
2.


QUYỂN HÀNH PHÁP TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC

QUYỂN LẬP PHÁP, TƯ PHÁP TRONG ĐIỂU KIỆN XÂY DựNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYÊN Ở VIỆT NAM.
2.1. Những nét cơ bản của m ột Nhà nước pháp quyền.
Trong quá trình phát triển các học thuyết về Nhà nước và pháp luật,
dần dần xuất hiện tư tưởng về hình thức tổ chức quyền lực xã hội mà trong
đó pháp luật trở thành quy phạm bắt buộc đối với mọi người. Pháp luật trở
thành sức mạnh mang tính nhà nước, còn quyền lực xã hội được pháp luật
thừa nhận thì trở thành quyền lực nhà nước.
19


V ớ i sự phát triển về mặt lý luận và các biến đổi tác động của thực tế,
ngày càng khẳng định được m ột điểu: để có được Nhà nước pháp quyền
khơng chỉ địi hỏi phải có sự thống trị của pháp luật mà cịn phải có m ột hệ
thống tổ chức quyền lực nhà nước. Hai vấn đề trên có m ối liên hệ mật thiết
vói nhau tạo thành sức mạnh chính trị của Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền có những đặc điểm cơ bản :

Trước hết đó là m ột nhà nước có m ột hệ thống pháp luật hồn chỉnh,
trong đó các đạo luật có vai trị tố i thượng, m ọ i cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội, người có chức vụ và cơng dân đểu phải tn thủ nghiêm chỉnh và
bình đẳng trước pháp luật.

H ai là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó khơng chỉ cơng
dân có trách nhiệm đối vớ i nhà nước mà nhà nước cũng phải có trách
nhiệm đối với cơng dân, khái niệm trách nhiệm ờ đây được dùng theo cả
nghĩa rộng và hẹp, nghĩa là quan hệ giữa công dân và nhà nước là quan hệ
bình đẳng về quyển lực và nghĩa vụ.


Ba là, Nhà nước pháp quyền là m ột nhà nước trong đó các quyền tự do
dân chủ và lợ i ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và
bảo vệ toàn vẹn. M ọ i hành vi v i phạm pháp lu ậ t xâm phạm quyền tự do, lợ i
ích chính đáng của cơng dân đều b ị nghiêm trị. Thừa nhận và khẳng định
các quyền tự do cơ bản của cá nhân là điều kiện quan trọng cho việc hình
thành Nhà nước pháp quyền.

Bốn là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó ba quyền lâp
pháp, hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng và hợp lý cho ba hệ
thống cơ quan tương ứng trong m ối quan hệ cân bằng, đối trọng, chế ước
lẫn nhau, tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực
nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.
Là nhà nước có hệ thống hoàn chỉnh các toà án và các cơ quan tư pháp
khác, bảo đảm g iả i quyết m ột cách cơng bằng nhanh chóng và hiệu quả
20


mọi vi phạm pháp luật và tranh chấp trong xã hội. Trong nhà nước này, tư
pháp độc lập là nhân tố sống còn để đảm bảo rằng các cơ quan lập pháp và
hành pháp phải cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải g iả i thích và
cưỡng chế thực hiện các điều khoản của H iến pháp. X é t từ góc độ lý luận
và thực tiễn, yếu tố tối quan trọng là phải làm cho những điểu luật được
cưỡng chế thực th i, có như vậy người dân m ói được hưởng những lợ i ích
của m ột chế độ pháp quyền đáng tin cậy (3 2 ,tr 20).
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là xây dựng m ột nhà nước

mà lờ i

tuyên ngôn "m ọ i quyền lực đều thuộc về nhân dân" trở thành hiện thực

sinh động của đời sống chính trị, là nơi nhà nước, pháp luật thực sự bắt
nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ cho dân, là chế độ nhà nưóc
mà ở đó, quyền cơng dân được để cao và được bảo vệ trong khuôn khổ của
pháp luật. M ặt khác, đó cũng là chế độ nhà nước được tổ chức văn m inh,
trật tự, có cơ chế an tồn và hiệu quả ngăn chặn m ọi sự lạm quyền, vi
phạm quyền cơng dân. Đ ó là nơi mà m ọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà
nước đều phải tuân thủ pháp luật.

2.2.

X ác định quyền hành pháp ở V iệt Nam trong điều kiện

chuyển đổi từ nền kỉnh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường.
2.2.1.

Khái quát về quyền hành pháp trong Nhà nước Cộng hoà

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
V iệc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất
quyền lực đã và đang được thực hiện tại V iệ t nam. Nguyên tắc thống nhất
quyền lực khẳng định quyền lực nhà nước gắn liề n với m ột chủ thể không
thể phân chia là nhân dân. Theo nguyên tắc này, quyển lực nhà nước không
bị phân chia thành những quyển lực khác nhau hay đối lập vớ i nhau.
Quyển lực của nhân dân được thể hiện và thực hiện tập trung thống nhất
vào Quốc h ộ i, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và
chịu trách nhiệm trước nhân dân. Các cơ quan cao nhất của quyền hành


pháp và tư pháp đều do Quốc hội thành lập, giao nhiệm vụ và chịu sự giám

sát của Quốc hội.
Đ ạ i hội lần thứ V I I của Đảng đã khẳng định “ Quyén lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (39,tr 39). Sự
thống nhất quyển lực Nhà nước của nước V iệ t Nam thể hiện ở chỗ:
Ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp không hạn chế nhau, không đối
trọng nhau. Sự thống nhất và phân công này khác vớ i thuyết “ Tam quyền
phân lập” ở các quốc gia tư bản.
Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân cơng, phân nhiệm
một cách hợp lý trong thực hiện các quyển lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Quyển lực lập pháp thống nhất vào Quốc hội thể hiện ở chỗ: Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyên lập hiến, lập pháp; thực hiện quyền giám sát tố i
cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Thống nhất quyển hành pháp
vào Chính phủ thể hiện ở chỗ: Chính phủ vừa là cơ quan chấp hành của
quốc h ộ i vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có chức năng quản
lý thống nhất m ọi lĩn h vực của đời sống xã h ộ i. X ét m ối tương quan giữa
Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác thì Chính phủ là chủ thể cơ bản
thực hiện quyền hành pháp. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện
quyền hành pháp song không phải là chủ yếu. Đồng th ờ i, cơng tác quản lý
hành chính của các cơ quan này đều phải tuân thủ các quy định pháp lý
mang tính quy phạm và cá biệt do Chính phủ ban hành.
Thống nhất quyền tư pháp vào Tồ án nhân dân tố i cao và V iệ n kiểm
sát nhân dân tối cao thể hiện b chỗ: trong thành phần của tịa án nhân dân,
ngồi Tồ hình sự và Toà dân sự đã được thành lập từ trước theo Luật Tổ
chức Tồ án, trong th ị i gian qua Quốc hội đã quyết định thành lập thêm
một số toà án để thực hiện các chức năng xét xử trong lĩn h vực k in h tế, lao
động, hành chính.

22



Bên cạnh đó Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện quyền công tố
và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm kiểm tra, giám sát các hoạt động
trong bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
các tổ chức và công dân.
Sự phân công thực hiện các quyền trong cơ chế quyền lực nhà nước
thể hiện ở chỗ, mặc dù Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
song không phải Quốc hội thực hiện cả ba quyền. Hiến pháp quy định
Quốc hội nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyển hành pháp, Toà án
nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nắm quyền tư pháp.
Việc phân công thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước khơng phải là
phân cơng một cách biệt lập hồn tồn mà có sự phối hợp cộng tác giữa
các quyền.
Như vậy vói việc tổ chức quyên lực nhà nước theo nguyên tắc thống
nhất thì quyển lực tuyệt đối của nhân dân được bảo đảm. Nguyên tắc này
cũng thể hiện những sự tiếp thu các hạt nhân hợp lý của nguyên tắc phân
quyền, sự phân công hợp lý và kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan nhà
nước trong tổ chức thực hiện bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong quá trình
hoạt động của các cơ quan. Vai trò của cơ quan thực hiện chức năng hành
pháp được thừa nhận là sự tồn tại khách quan trong tổng thể ba loại cơ
quan, mà theo đó, mỗi cơ quan thể hiện một loại quyền lực.
Theo Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hồ Xã hội
chủ nghía Việt Nam năm 1992 (sau đây gọi là Hiến pháp 1992 (sửa đổi))
có những cơ quan nhà nước sau đây thực hiện quyền hành pháp:
Chế định Chủ tịch nước là một biểu tượng thống nhất của quyền lực
nhà nước, là người đứng đẩu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối
ngoại. Do vậy, địa vị của Chủ tịch nước được quy định bởi chức năng hỗn
hợp: vừa thực hiện hoạt động mang tính lập pháp, vừa thực hiện hoạt động
mang tính hành pháp và tư pháp.

23


- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Quốc hội đại diện
cho nhân dân biểu th ị quyền lực về các mặt chính trị, nhà nước và quyền
lực nhân dân. Chính phủ thực hiện và th i hành quyền lực chính trị, đảm
bảo thực hiện quyền lực nhà nước. M ặt khác, Chính phủ là cơ quan quản lý
nhà nước trên các lĩn h vực đời sống xã h ộ i, trên cơ sở pháp luật và để th i
hành pháp luật. Như vậy, ngoài nhiệm vụ th i hành và thực hiện pháp luật,
Chính phủ cịn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của
công tác quản lý đất nước.
Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động mang
tính chấp hành và điều hành theo quy định của pháp luật, song không phải
là nhiệm vụ chủ yếu.
Quyền hành pháp cơ bản được tập trung vào Chính phủ. H iến pháp
quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là chủ thể
cơ bản thực hiện quyển hành pháp. Chính phủ quản lý thống nhất các cơ
quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Theo hệ thống pháp
luật hiện hành ở V iệ t Nam, Chính phủ và nền hành chính quốc gia được
xem như m ột thể thống nhất.

2.2.1.1 Phương thức hoạt động của C hính phủ
Theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992, Chính phủ làm việc theo chế
đơ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách
nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của m ỗi thành viên trong Chính phủ.
Chính phủ có ba phương thức hoạt động cơ bản :
- H ội nghị tập thể Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ chủ tọa.
- Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các Phó
Thủ tướng.
- Hoạt động của các thành viên Chính phủ.


24


×