Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Những vấn đề pháp lý và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.36 KB, 7 trang )

A. MỞ BÀI
Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc và đẫm máu, vấn đề bảo vệ và
giữ gìn hoà bình an ninh thế giới đã trở thành vấn đề quan trọng của tất cả các quốc
gia. Vì vậy, để tránh lặp lại một cuộc chiến thế giới mới, đồng thời hạn chế được
những mâu thuẫn quốc gia, ngăn chặn được chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ
nghĩa cực đoan hồi giáo đang xảy ra hàng ngày, cần phải có sự hợp tác của các quốc
gia không chỉ trong khu vực mà trên phạm vi toàn cầu để củng cố hòa bình, an ninh
quốc tế, đặc biệt là việc tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp
Quốc (LHQ).
Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương LHQ ngày
24/10/1945. LHQ trở thành một tổ chức trung tâm, có vai trò quan trọng nhất trong
hoạt động duy trì hoà bình, an ninh quốc tế. Từ 51 thành viên ban đầu, đến nay, LHQ
đã có 192 thành viên. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến
chương, LHQ là một bộ máy gồm sáu cơ quan chính chịu trách nhiệm về các lĩnh
vực khác nhau, trong đó, Hội đồng Bảo an (HĐBA) là cơ quan quan trọng nhất, là
cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của LHQ được trao trách nhiệm hàng đầu
trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay cơ chế mà HĐBA LHQ đang hoạt động đã được thiết lập từ
khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, giờ không còn phù hợp nữa. Hơn 65 năm đã
trôi qua với sự vận động mạnh mẽ của cục diện quốc tế theo hướng đa cực hóa, đa
trung tâm quyền lực với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò, vị thế
của các nước đang phát triển cùng với đó là tốc độ chóng mặt của quá trình toàn cầu
hóa và mở rộng số lượng thành viên của Liên hợp quốc đã đặt ra nhiều thách thức
đối với cơ quan này.
Rất nhiều các ý kiến, quan điểm, tư tưởng đã đặt ra nhằm mục đích cải tổ cơ
chế làm việc của HĐBA cho phù hợp hơn với tình hình thế giới, song dường như
đều đang trên thế bế tắc. Để có thể giải quyết tình trạng bế tắc này, hiển nhiên trước
hết phải hiểu rõ được nguyên nhân phát sinh cuả nó. Do vậy, với mục đích tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến những khó khăn cho HĐBA trong việc cải tổ, nhóm chúng tôi
xin chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Hội
Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu


cho bài tập nhóm của mình.
1
B. THÂN BÀI
I- Một số đề xuất, kế hoạch cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc:
Vấn đề cải tổ được đặt ra từ đầu những thập kỉ 90 cho đến nay và vẫn chưa có
hồi kết. Đã có rất nhiều những ý kiến, đề xuất được đưa ra trong các vòng đàm phán
và cũng gây không ít những phản hồi từ nhiều phía.
1. Quan điểm của Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan:
Trong báo cáo về cải cách LHQ tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ tháng
9/2005, cựu Tổng thư ký LHQ Cofi Annan đã nêu ra 2 phương án cải cách HĐBA
như sau:
- Phương án A: Tăng thêm 6 ghế thường trực và 3 ghế không thường trực với nhiệm
kỳ 2 năm. Trong số 6 thành viên thường trực mới được tăng thêm thì châu Phi: 2,
châu Á: 2, châu Âu: 1, châu Mỹ: 1.
- Phương án B: Duy trì 5 thành viên thường trực, tăng thêm 8 thành viên “bán
thường trực” với nhiệm kỳ 4 năm (có thể liên nhiệm và phân bổ đều cho 4 khu vực
là châu Phi, châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương) và 1 ủy viên không thường trực
với nhiệm kỳ 2 năm (không liên nhiệm).
2. Quan điểm của các nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an:
- Mỹ: không nên áp dụng thời hạn cho việc cải tổ; phải giữ quyền phủ quyết cho 5
thành viên thường trực hiện tại; HĐBA chỉ nên ở mức 20 nước, thêm 2 ủy viên
thường trực và từ 2 đến 3 ủy viên không thường trực; việc lựa chọn xét trên tiêu chí
về dân số, kinh tế, quân sự, khả năng đóng góp tài chính…
- Trung Quốc: Trung Quốc ủng hộ phương án B của ngài Kofi Annan.
- Nga: giữ nguyên quyền phủ quyết của nhóm 5 nước thường trực và phản đối việc
tăng số lượng thành viên HĐBA lên 25. Đồng thời muốn duy trì tính gọn nhẹ của
HĐBA.
- Anh, Pháp: 2 nước này ủng hộ việc các nước phát triển trở thành thành viên thường
trực của HĐBA.
3. Quan điểm của Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Braxin (G4):

Với tư cách là 4 ứng cử viên sáng giá cho ghế ủy viên thường trực của HĐBA
do đó các nước này đưa ra quan điểm chung, ủng hộ lẫn nhau trở thành thành viên
thường trực của HĐBA. Trong dự thảo nghị quyết, G-4 đề nghị tăng thêm số thành
viên trong HĐBA, từ 15 hiện nay lên 25 ghế, trong đó có 6 vị trí thường trực mới, tất
nhiên có bốn ghế cho nhóm G4 và hai ghế còn lại cho châu Phi.
4. Quan điểm của các nước thuộc nhóm “ đoàn kết vì đồng thuận”.
2
Bao gồm các quốc gia “láng giềng” của nhóm G4 kể trên: Italia, Tây Ban Nha,
Pakistan, Hàn Quốc, Achentina và Mehico hình thành nên nhóm “đoàn kết vì đồng
thuận”. Nhóm này đề xuất phương án tăng số thành viên HĐBA từ 15 lên 25 thành
viên (tăng 10 thành viên không thường trực với nhiệm kỳ có thể gia hạn thêm 2
năm).
5. Quan điểm của các nước Châu Phi, một số nước khác và nhóm các nước đang
phát triển.
Các nước châu Phi: Các nước châu Phi ủng hộ phương án tăng thêm số thành
viên thường trực của HĐBA: HĐBA tăng thêm 6 thành viên thường trực nhưng
không có quyền phủ quyết với nhiệm kỳ 4 năm và phải có đại diện của Liên minh
châu Phi.
Trên đây là các đề xuất, kế hoạch và quan điểm cải tổ tiêu biểu nhằm đưa ra một
cái nhìn bao quát về tình hình thực tế. Có thể nhận định rằng, đây là một vấn đề
mang nặng yếu tố chính trị, đưa ra một biện pháp hợp lý nhất là vô cùng khó khăn và
đầy thách thức. Mới đây ủy ban đã đưa ra văn bản bao gồm 30 đề nghị và quan điểm
của các nước thành viên, phản ánh các quan điểm rộng rãi nhất làm nền tảng vững
chắc cho vòng đàm phán thứ 5 sắp tới về các vấn đề then chốt như các loại thành
viên, quyền phủ quyết, đại diện khu vực, quy mô HĐBA mở rộng, phương thức hoạt
động và quan hệ của HĐBA với Đại Hội đồng LHQ. Qua đó có thể thấy quyết tâm
cải tổ của ủy ban cũng như các nước thành viên của LHQ.
II. Những yếu tố pháp lý và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ HĐBA Liên hợp
quốc
1. Yếu tố pháp lý

- Cơ chế phủ quyết (veto)
Quyền phủ quyết (veto) là việc một thành viên thường trực HĐBA có khả năng
ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu
chống của mình, kể cả khi tất cả các thành viên khác bỏ phiếu tán thành. Việc một
thường trực bỏ phiếu trắng, hoặc không tham gia bỏ phiếu, không bị coi là phủ
quyết.
Cơ chế này được quy định tại Điều 27, Hiến chương Liên hợp quốc như sau:
“Mỗi thành viên của Hội đồng bảo an có một lá phiếu;
Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi
9 ủy viên Hội đồng bỏ phiếu thuận.
3
Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về những vấn đề khác được thông qua sau
khi 9 ủy viên của Hội đồng bảo an, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ
phiếu thuận, dĩ nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị
quyết chiếu theo chương VI và điều 52, khoản 3.”
Theo quy định này, khi biểu quyết thông qua các quyết định, trừ các quyết định
không quan trọng, mang tính chất tổ chức, thủ tục thì các quyết định khác đòi hỏi
phải có đa số phiếu tán thành (hiện nay là 9/15 nước ủy viên), trong đó không có
phiếu chống của bất kì ủy viên thường trực nào.
Cơ chế này hiện nay đang gây ra khá nhiều bất lợi cho quá trình cải tổ HĐBA
bởi lẽ, trên cơ sở lý luận, với cơ chế phủ quyết này, quyền lực tối cao trong các
quyết định liên quan đến vận mệnh của cả nhân loại lại nằm trong tay vài nước lớn,
thậm chí chỉ một lá phiếu phủ quyết cũng có thể làm cho mọi phản ánh, ý nguyện
của đông đảo các nước và nhân dân thế giới bị vô hiệu hóa. Do vậy, đối với bất kì
một đề xuất cải tổ nào dường như cũng khó có thể được thông qua bởi là phiếu
chống của một trong năm nước thường trực.
Xét về thực tiễn, mặc dù thành viên thường trực của HĐBA chỉ có 5 nước là
Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc, song các nước này đã bày tỏ thái độ rất khác
nhau đối với các đề xuất cải tổ.
Chẳng hạn đối với vấn đề cải tổ HĐBA theo hướng giảm quyền phủ quyết và

tiến tới xóa bỏ toàn bộ đặc quyền này, các cường quốc nắm trong tay quyền phủ
quyết không dễ gì từ bỏ bởi nó gắn bó mật thiết với quyền và lợi ích của họ. Những
kế hoạch không mang lại lợi ích gì, thậm chí còn gây hại cho họ, họ hoàn toàn có
quyền bỏ phiếu chống và kế hoạch đó dường như khó có thể được thực hiện.
Hay đối với đề xuất mở rộng HĐBA, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Nhật
Bản trở thành thành viên thường trực của HĐBA trong khi Mỹ lại quyết tâm ủng hộ
Nhật Bản vì đây là đồng minh chiến lược của Mỹ. Mặt khác dù Mỹ cam kết không
phản đối Đức trở thành ủy viên thường trực HĐBA, nhưng Mỹ công khai tuyên bố
châu Âu có 3 thành viên là không thể chấp nhận được, trong đó có Đức do một số
bất đồng ý kiến giữa hai Chính phủ. Thái độ của Anh, Pháp thì tỏ ra không tích cực,
bàng quan trước tiến trình cải tổ này. Thực ra, Anh, Pháp cũng hết sức lo ngại về ý
đồ, vai trò, thực lực của Đức trong EU và sự rạn nứt trong EU có thể diễn ra nếu
Đức trở thành thành viên của thường trực của HĐBA. Quan hệ Nga – Nhật thì cũng
không mấy tích cực do những bất đồng trong lịch sử để lại liên quan đến vấn đề
4
tranh chấp lãnh thổ…Do vậy, Nga cũng chưa có thái độ gì rõ ràng gì về kế hoạch
mở rộng HĐBA.
Như vậy, chỉ riêng 5 nước thường trực HĐBA nắm trong tay quyền phủ quyết
đã có thái độ rất khác nhau về phương án cải cách HĐBA. Điều này đã chứng minh
cho tính phức tạp và sự đan xen về lợi ích chiến lược, chỉ cần một trong năm nước
thường trực HĐBA phủ quyết là kế hoạch cải tổ sẽ không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ.
2. Những yếu tố thực tiễn:
Hầu hết các nước thuộc LHQ đều mong muốn trở thành thành viên của HĐBA,
để có thể thể hiện ý chí của mình đối với những vấn đề của thế giới và có được
những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, số ghế của HĐBA là có hạn. Mỗi quốc gia đều
có điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để trở thành thành viên của HĐBA và
trên thực tế, không có phương án cải tổ nào được coi là hoàn hảo. Song, điều quan
trọng là phương án đó phải được sự nhất trí của 2/3 nước thành viên LHQ, tức là 128
nước, trong đó phải có 5 thành viên thường trực. Việc giành được sự ủng hộ rộng rãi
như vậy là cả một quá trình khó khăn, phức tạp. Khó khăn đó chính là do những yếu

tố dưới đây:
2.1 Vị thế của các ứng cử viên vào HĐBA:
Cải tổ HĐBA cần sự nhất trí của nhiều thành viên chủ chốt cũng như phải có
những thành viên có đủ vị thế so sánh với 5 thành viên thường trực vốn có. Vị thế
của một quốc gia bao gồm sức mạnh kinh tế, quân sự, ngoại giao. Ví dụ như Liên
hiệp Anh, vị thế chủ yếu của họ là ngoại giao. Có một vị chính khách đã nói : “Khi
quốc gia hùng mạnh thì lực lượng chính là ngoại giao còn khi quốc gia suy yếu thì
ngoại giao chính là lực lượng”.
Để tìm được một quốc gia có vị thế có thể so sánh được với 5 thành viên thường
trực hiện nay, để các quốc gia khác nhất trí việc bổ sung thành viên vào nhóm thành
viên thường trực HĐBA là khó. Các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Brazil, Ấn độ
được đề cử làm thành viên thường trực mới của HĐBA nhưng các nước này đều có
những điểm yếu so với các 5 quốc gia đã là thành viên thường trực. Đức và Nhật
Bản chỉ có tiềm lực kinh tế lớn, Brazil và Ấn độ thì có tiềm lực về mọi mặt nhưng
các nước này đều có ít ảnh hưởng trên chính trường quốc tế hơn so với 5 thành viên
5

×