Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài thu hoạch môn lý luận dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.34 KB, 10 trang )

BÀI THU HOẠCH

MÔN: LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Ứng dụng phương pháp “Nghiên cứu khoa học” vào
thực tiễn giảng dạy

Họ và tên : Lương Mỹ Vân
Lớp

: NVSP GV K5

Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2020

2


BÀI THU HOẠCH MÔN
LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Mục lục
I.

Phương pháp Nghiên cứu khoa học (NCKH)
1. Khái niệm…………………………………………4
2. Các loại hình NCKH……………………………...5
3. Qui cách của đề tài NCKH, luận án tốt nghiệp, đồ
án tốt nghiệp……………………………………....5

II. Ứng dụng NCKH vào giảng dạy môn Lãnh đạo và
Quản Lý Giáo Dục…………………………………...7
III. Kết luận……………………………………………..11


3


I.

Phương pháp NCKH

1. Khái niệm
Bản chất của quá trình dạy học bậc đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên
cứu của sinh viên (SV) dưới sự tổ chức của giảng viên (GV). Vì vậy, họat động nghiên
cứu khoa học của SV là tất yếu, bắt buộc.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều
mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất của sự vật, phát triển nhận thức khoa
học về thế giới hoặc là sáng tạo ra phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để
cải tạo thế giới. Nghiên cứu khoa học đối với sinh viên chủ yếu là nghiên cứu ứng
dụng. Để SV tiếp cận và làm quen với NCKH, đối với sinh viên những năm đầu,
nghiên cứu khoa học có thể là viết các bài tiểu luận, tham gia tham luận các cuộc hội
thảo ở cấp khoa và cấp trường.
Trước tiên phải thừa nhận rằng nghiên cứu khoa học là công việc khó khăn, đòi hỏi sự
đam mê và lòng quyết tâm. Sinh viên nghiên cứu khoa học là thực hiện phương châm
học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Thông qua nghiên cứu khoa học
sinh viên tự tin hơn, có bản lĩnh khi hội nhập với thực tế. Nghiên cứu khoa học còn
giúp sinh viên hiểu rõ hơn lý thuyết, kiểm chứng những vấn đề học được từ nhà
trường.
Các họat động NCKH cho SV hiện nay bao gồm:
1- Tham gia các buổi Xê mi na.
2- Tham gia viết các bài tập lớn, khóa luận, tiểu luận, đề tài NCKH.
3- Tham gia các hội thảo, hội nghị trong và ngoài trường, trong nước và quốc
tế.
4- Viết bài đăng tạp chí chuyên ngành.

5- Tham gia một phần vào các đề tài NCKH của các GV

2. Các loại hình NCKH
4


• Bài tập lớn (home assignments)
• Tiểu luận (Essay)
• Viết báo cáo khoa học
• Đề tài NCKH, luận án tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp
3. Qui cách của đề tài NCKH, luận án tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp
Ở Việt Nam theo quy chế 43 (đào tạo theo hệ thống tín chỉ), SV phải thực hiện đồ án
tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp để xét công nhận tốt nghiệp. Nếu không thì phải
học hai học phần thay thế.
Đồ án tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh
viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường. Đồ án tốt
nghiệp thiên về giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều hơn,
còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ
cho công việc nào đó.
Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp, thì sinh viên có thể sẽ được
phát bằng đại học; và có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ tốt nghiệp đại học.
Luận án tốt nghiệp rất quan trọng vì sẽ định hướng cho SV, tạo ra các phong cách và ý
thức NCKH cho SV tiếp tục nghiên cứu khoa về sau.
Cách chọn đề tài
- Trước khi chọn đề tài, nên xem xét thế mạnh của mình. Chọn đề tài phù hợp
với sở trường, chuyên môn của mình sẽ có khả năng thành công cao.
- Xem xét đề tài đó có ai làm chưa, nếu có thì làm đến đâu? Có thể phát triển
theo hướng khác được không? Có thể tra cứu danh mục đề tài trong thư viện.
- Vào thư viện tham khảo các đề tài của các thầy cô, các bạn sinh viên thực

hiện để hình dung cách đặt vấn đề, triển khai vấn đề nghiên cứu như thế nào?
- Trước khi chọn đề tài cần xác định rõ đề tài nghiên cứu cho ai? Để làm gì? Có
hữu ích không?
Chọn đề tài ở đâu?

5


- Từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
- Từ sự yêu thích bản thân.
- Từ sự giới thiệu của thầy cô.
- Từ việc thu nhận thông tin từ một nguồn khác.
- Từ các đơn đặt hàng của cơ quan thực tế.
Tên đề tài
Tên đề tài phải phù hợp với nội dung đề tài. Sau khi hoàn thành đề tài có thể chỉnh sửa
tên đề tài cho phù hợp với nội dung đã hoàn thành. Nói chung tên đề tài nếu chịu khó
suy nghĩ, chăm chút sẽ hấp dẫn, thu hút người đọc. Việc đặt tên không sát với nội
dung đề tài thường sẽ bị bắt bẻ khi bảo vệ đề tài. Lỗi hay gặp thường là tên đề tài có
phạm vi rộng hơn nội dung đề tài.
Kết cấu đề tài
Kết cấu một đề tài khoa học thông thường bao gồm 3 phần cơ bản:
- Phần I:

Trình bày cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

- Phần II:

Trình bày thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

- Phần III:


Trình bày các giải pháp, phương hướng, các đề xuất, kiến nghị… Tuy

nhiên tùy theo từng đề tài cụ thể, kết cấu có thể linh hoạt thay đổi.
Quy trình nghiên cứu
Nếu đề tài liên quan đến việc thu thập dữ liệu sơ cấp, thì phải tiến hành thiết kế bảng
câu hỏi. Khi thiết kế bảng câu hỏi cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trước khi thiết kế bảng câu hỏi nên liệt kê những thông tin cần thu thập.
- Không nên hỏi thừa vì tốn thời gian, kinh phí.
- Cách đặt câu hỏi phải khéo léo. Thời gian và địa điểm hỏi phải thuận tiện cho người
trả lời.
- Nên điều tra với mẫu nhỏ để rút kinh nghiệm.
Trình bày kết quả nghiên cứu
- Chú ý lỗi chính tả.
- Câu văn dễ hiểu, trình bày mạch lạc.
- Lập luận chặt chẽ, logic.
- Tuân thủ những qui định về trình bày.

6


Đạo đức nghiên cứu
Phải luyện tập cho SV :
- Tôn trọng kết quả dữ liệu thu thập được. Không bịa đặt số liệu. Các phiếu điều tra
thu thập dữ liệu nhiều khi khuyết danh, do đó đòi hỏi tính trung thực của người làm
nghiên cứu.
- Tôn trọng sự thật khách quan của kết quả nghiên cứu. Trong các đề tài nghiên cứu
khoa học thường có sử dụng kết quả nghiên cứu hoặc các tài liệu của các tác giả khác.
Việc trích dẫn, liệt kê tài liệu tham khảo phải rõ ràng. Không “uốn nắn” kết quả theo ý
muốn chủ quan của mình.


II.

Ứng dụng NCKH vào giảng dạy môn Quản Lý Giáo Dục

Cách thực hiện: Dưới đây là đề bài giáo viên yêu cầu sinh viên thực hiện, đề bài này
bao gồm cụ thể các bước của NCKH ở trên đã nêu.
Yêu cầu cho SV: Các em hãy làm và nộp một bài nghiên cứu với mục đích để làm
luận án tốt nghiệp bao gồm các yếu tố dưới đây:
• Mục đích và lý do chọn đề tài
• Một bản đánh giá tài liệu liên quan sơ bộ
• Nguồn dữ liệu
• Đề xuất phương pháp nghiên cứu
• Dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra
• Lịch trình nghiên cứu dự kiến (Lập Gantt Chart để thể hiện bắt đầu và kết
thúc của luận án)
• Danh mục tài liệu tham khảo (Sử dụng hệ thống dẫn nguồn của Harvard)
Lưu ý: Đề tài nghiên cứu của các em có thể xuất phát từ bất kì chủ đề hoặc lĩnh
vực nào dưới đây:
• Chủ đề 1: Quản lý giáo dục

7


• Chủ đề 2: Lãnh đạo giáo dục
• Chủ đề 3: I Lãnh đạo hướng dẫn
• Chủ đề 4: Quản lý thay đổi
• Chủ đề 5: Văn hóa trường học
• Chủ đề 6: Công nghệ giảng dạy
• Chủ đề 7: Cải thiện trường học

• Chủ đề 8: Giám sát
Quy định trình bày:
• Mẫu chữ: Times New Roman, Cỡ chữ: cỡ 12 cho phần nội dung bài làm, cỡ
14 cho các tiêu đề phụ, và cỡ 16 cho tiêu đề chính.
• Dãn dòng: 1.5
• Khổ giấy: Portrait (trang giấy đứng)
• Canh cả lề trái và phải ở mức 25mm (2.5 cm) cho mọi trang giấy. Dùng chế
độ canh đều hai bên (justified).
• Sử dụng hệ thống số đếm (vd: 1, 1.1, 1.1.1) cho các mục, tiêu đề và tiêu đề
phụ.
• Tổng số lượng từ của bài cần được ghi rõ trên trang bìa của bài làm.
• Sử dụng phong cách trích dẫn Harvard (Harvard Referencing Style). Yêu cầu
có ít nhất 15 trích dẫn trong bài và trong danh mục tham khảo cho mỗi phần bài
làm.
• Đảm bảo rằng anh/chị sử dụng ngôn ngữ của bản thân, không cóp dán câu từ
từ các tài liệu học tập. Bạn sẽ bị trừ điểm nếu vi phạm điều này.
Tổng số lượng từ quy định:
• Số lượng từ này không tính phần Danh mục tài liệu tham khảo.
• Vượt số lượng từ yêu cầu ở mực hơn 10% sẽ bị trừ 10% tổng số điểm của bài
làm.
• Nếu bài làm ngắn hơn tổng số từ yêu cầu quá nhiều, anh/chị có thể sẽ bị đánh
rớt môn vì không cung cấp đủ lượng thông tin được yêu cầu cho bài tập.

8


QUI ĐỊNH VỀ ĐẠO VĂN
Thế nào là Đạo văn?
Bất cứ bài tập dạng viết nào (vd: bài luận, bài báo cáo dự án, bài thi làm tại nhà…) khi
được nộp bởi sinh viên KHÔNG ĐƯỢC PHÉP thể hiện gian lận về khả năng, kiến

thức, hoặc khối lượng công việc mà sinh viên đóng góp. Có nhiều hình thức vi phạm
quy định đạo văn này, một số trong đó là:
• Lỗi “Paraphrase”: sinh viên diễn giải lại một lập luận của một tác giả mà
không ghi nhận cống hiến của người đó (vd: không trích dẫn đầy đủ tác giả/tác phẩm
khi viết lại một lập luận của người khác). Mặc dù tất cả các kiến thức của chúng ta đều
được lấy từ đâu đó, thì những lập luận chi tiết từ những nguồn tài liệu có thể được
nhận diện rõ ràng cần phải được tôn trọng và ghi nhận khi sử dụng trong bài làm.
• Lỗi “Outright Plagiarism”: một phần lớn của bài làm là sao chép từ các nguồn
khác, và các nguồn này không được ghi nhận (không có các trích dẫn phù hợp).
• Lỗi “Other sources”: thường chứa các bài luận được viết bởi các sinh viên
khác, hoặc được mua từ các tổ chức vô đạo đức/thiếu đạo đức về học thuật. Việc lấy
các nội dung từ những bài viết này được xem là chính thống/ hợp pháp nếu sử dụng
các dấu trích dẫn (quotation mark) phù hợp và nguồn trích dẫn được ghi nhận đầy đủ.
• Lỗi “Work by others”: Chiếm đoạt thành tích một cách vô tình hay cố ý đối
với các công trình của người khác mà không ghi nhận công sức của người đó một
cách phù hợp. Công trình bao gồm Hình chụp, Biểu đồ, Đồ thị, Bản vẽ, Thống kê, Các
clip quay chụp, Các clip ghi âm, Các đoạn trao đổi miệng như Các đoạn phỏng vấn
hoặc Bài giảng, Các chương trình biểu diễn trên truyền hình, và các Văn bản được đưa
lên các trang web.
• Sinh viên nộp cùng một bài luận lên hai (2) hay nhiều khoá học / môn học.
Làm sao để tránh lỗi Đạo văn?
• Sử dụng dấu trích dẫn trực tiếp (dấu nháy đôi “_”) khi ‘cóp dán’ các mệnh đề,
cụm từ, câu văn, đoạn văn, và có ghi nguồn tham khảo gốc của nó.
• Diễn giải lại các mệnh đề, cụm từ, câu văn, đoạn văn bằng ngôn từ của
anh/chị và có ghi nguồn tham khảo đầy đủ.
• Làm theo hướng dẫn định dạng phong cách Harvard (Harvard Referencing
Style) khi trích dẫn một nguồn tham khảo vào bài viết, và khi lập Danh mục tài liệu
tham khảo / Danh mục tài liệu trích dẫn.
• Cố gắng viết bài một cách độc lập, và không phụ thuộc quá mức vào các
thông tin từ các tác phẩm gốc của người khác.

• Tự học hỏi để nhận biết đâu là Kiến thức phổ biến (common knowledge,
không nhất thiết có bản quyền), đâu là Tài sản công cộng (bản quyền đã hết hạn, hoặc
là không được bảo vệ theo Luật Bản quyền), và đâu là Tác phẩm có bản quyền (được
bảo vệ bởi luật pháp).

9


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH DẠNG ĐỂ TRÍCH DẪN CÁC NGUỒN THAM
KHẢO TRONG CÂU TRẢ LỜI
Bất cứ khi nào anh/chị trích dẫn trực tiếp, diễn giải lại, tóm tắt, hoặc liên hệ/tham
chiếu tới các tác phẩm cuả người khác, anh/chị BẮT BUỘC phải ghi rõ nguồn tài liệu
gốc. Dưới đây là một số hình thức trích dẫn phổ biến:
1) TRÍCH DẪN TRONG BÀI
Trích dẫn trực tiếp
Ví dụ:
Chỉ đơn giản là có kĩ năng tư duy không đảm bảo rằng trẻ em sẽ sử dụng kĩ năng ấy.
Nhằm giúp cho các kĩ năng ấy trở thành một phần của các hành vi hàng ngày, chúng
cần được đào luyện trong một môi trường xem trọng và duy trì chúng. “Giống như các
kĩ năng âm nhạc sẽ mai một trong một môi trường không khuyến khích âm nhạc, các
kĩ năng tư duy của người học có xu hướng mai một trong một nền văn hoá không
khuyến khích tư duy” (Tishman, Perkins và Jay, 1995, trang 5)
Trích dẫn gián tiếp
Ví dụ:
Theo Wurman (1988), căn bệnh mới của thế kỉ 21 sẽ là Sự lo âu về thông tin – hiện
tượng được định nghĩa như là khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì một người
hiểu và những gì mà người đó nghĩ rằng họ nên hiểu.
2) DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN / DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO
Tất cả những nguồn tham khảo mà anh/chị trích dẫn trong bài viết PHẢI được liệt kê

trong Danh mục tài liệu trích dẫn ở cuối bài viết của anh/chị. Cách làm Danh mục này
như sau.
Nếu trích dẫn từ Tạp chí
DuFour, R. (2002). The learning-centred principal: Educational Leadership, 59(8). 1215. From an Online Journal
Nếu trích dẫn từ Tạp chí trực tuyến
Evnine, S. J. (2001). The universality of logic: On the connection between rationality
and logical ability [Electronic version]. Mind, 110, 335-367.
Nếu trích dẫn từ trang web
National Park Service. (2003, February 11). Abraham Lincoln Birthplace National
Historic
Site. Retrieved February 13, 2003, from />
10


Nếu trích dẫn từ Sách
Naisbitt, J. and Aburdence, M. (1989). Megatrends 2000. London: Pan Books
Nếu trích dẫn từ một Chương của một cuốn sách
Nickerson, R. (1987). Why teach thinking? In J. B. Baron & R.J. Sternberg (Eds),
Teaching thinking skills: Theory and practice. New York: W.H. Freeman and
Company. 27-37.
Nếu trích dẫn từ một Tờ báo in
Holden, S. (1998, May 16). Frank Sinatra dies at 82: Matchless stylist of pop. The
New York Times, pp. A1, A22-A23.
SỰ TRUNG THỰC VỀ MẶT HỌC THUẬT
Vui lòng ghi nhận toàn bộ các nguồn tài liệu trích dẫn và các nguồn tham khảo mà
anh/chị đã sử dụng cho bài viết. Đây không chỉ là vấn đề về đạo đức, mà còn là về
Tính trung thực trong học thuật.

III.


Kết luận

Phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nó
không chỉ giúp học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng đã học mà còn bồi dưỡng cho các
em những thao tác, kĩ năng, kĩ xảo nhận thức khoa học, hình thành những nét tâm lí
của một người lao động sáng tạo, từ đó góp phần rèn luyện kĩ năng tự học của SV.

11



×