Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam sử dụng mô hình svar và TVP VAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ LỆ THỦY

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
LẠM PHÁT VIỆT NAM SỬ DỤNG MÔ HÌNH
SVAR VÀ TVP-VAR

Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................... 3
1.1

Lý do nghiên cứu........................................................................................................... 3



1.2

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 4

1.3

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 4

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4

1.5

Ý nghĩa của bài nghiên cứu......................................................................................... 4

1.6

Bố cục bài nghiên cứu.................................................................................................. 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6
2.1 Giá dầu thô thế giới....................................................................................................... 6
2.2 Lỗ hổng sản lượng....................................................................................................... 10
2.3 Thâm hụt ngân sách..................................................................................................... 16
2.4 Chính sách tiền tệ......................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 31
3.1

Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................................... 31


3.2

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 31

3.2.1 Những ràng buộc cấu trúc cho mô hình SVAR................................................... 32
3.2.2 Mô hình tham số thay đổi theo thời gian với những biến động ngẫu nhiên
(TVP-VAR)............................................................................................................................. 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 39
4.1

Tổng quan biến động lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015................. 39

4.2

Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu........................................................................ 44


4.3

Kết quả thực nghiệm trong mô hình SVAR........................................................... 44

4.3.1 Kiểm định tính dừng các biến.................................................................................. 44
4.3.2 Xác định độ trễ tối ưu................................................................................................ 45
4.3.3 Phân tích các cú sốc đến lạm phát tại Việt Nam................................................. 49
4.3.4 Phân rã phương sai..................................................................................................... 51
4.4

Kết quả thực nghiệm từ mô hình TVP- VAR........................................................ 53


4.4.1 Biến động ngẫu nhiên của các biến........................................................................ 53
4.4.2 Phân tích các cú sốc đến lạm phát tại Việt Nam................................................. 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
Bài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam sử
dụng mô hình SVAR và TVP-VAR” được tác giả thực hiện dựa trên số liệu thu thập
theo quý từ Q1/2000 đến Q2/2015 vì trong khoảng thời gian này lạm phát của Việt
Nam lên xuống hết sức thất thường không ổn định khi ở mức hai con số, khi ở mức
một con số và thậm chí xuống dưới cả 0%.
Để đạt được mục tiêu chính của bài nghiên cứu là kiểm định các nhân tố tác
động đến lạm phát, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy véctơ (SVAR) và mô
hình tham số thay đổi theo thời gian với các biến động ngẫu nhiên (TVP – VAR). Dựa
vào tìm hiểu và tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra các nhóm
nhân tố chính tác động đến lạm phát như sau: Giá dầu được xem là yếu tố bên ngoài
đại diện cho những biến động của tình hình kinh tế thế giới, các yếu tố bên trong như
triển vọng nền kinh tế đại diện bởi lỗ hổng sản lượng, chính sách tài khóa đại diện
bởi thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ đại diện bởi lãi suất tái cấp vốn. Kết quả
phân tích hàm phản ứng đẩy trong mô hình SVAR cho thấy.

-

-

Lạm phát trong nước chịu tác động mạnh nhất bởi giá dầu thô thế giới.


-

Gia tăng lỗ hổng sản lượng làm tăng tỷ lệ lạm phát.

-

Mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất lên lạm phát là khá nhỏ.

Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ chi tiêu chính phủ khá phức tạp, không

theo một chiều hướng cụ thể.
Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy trong mô hình (TVP-VAR) cho thấy lạm
phát phản ứng cùng chiều với một cú sốc trong giá cả hàng hóa thế giới (giá dầu), lỗ
hổng sản lượng và chính sách tài khóa. Phản ứng này là ngược chiều đối với một cú
sốc trong chính sách tiền tệ. Như vậy hình dạng của hàm phản ứng đẩy trong mô hình
SVAR cố định thì phù hợp với đường trung bình của hàm phản ứng
đẩy TVP-VAR ở một mức độ nào đó. Điều này cho thấy mô hình tác giả sử dụng là
vững.


2

Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách về tài chính tiền tệ, ngân
sách nhà nước và điều hành cung cầu thị trường giúp Chính phủ can thiệp vào kiểm
soát lạm phát.
Từ khóa: lạm phát, SVAR, TVP - VAR


3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Lý do nghiên cứu
Lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế luôn được quan tâm hàng đầu ở

nhiều quốc gia trên thế giới vì nó ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tất cả các ngành
nghề sản xuất kinh doanh cũng như mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội.
Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển chính được
đánh dấu bằng mốc khởi đầu đổi mới năm 1986: nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cả hai giai
đoạn này (1976-1986; 1986-đến nay), lạm phát luôn được quan tâm hàng đầu trong
chính sách và chiến lược phát triển, nhất là trong thời kỳ lạm phát dâng cao ở cuối
thập niên 1970 – nửa đầu thập niên 1980. Từ năm 1995-2007, nước ta đã 12 năm liền
kiềm chế được lạm phát ở một con số. Nhưng từ đầu năm 2008 lạm phát cao quay trở
lại do tác động của tình hình kinh tế thế giới. Dựa trên số liệu tổng cục thống kê công
bố, lạm phát của Việt Nam bất ngờ lên hai chữ số và đạt đỉnh điểm 19,89% trong năm
2008, và 18,13% trong năm 2011. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như
thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức cao. Cụ thể, cán cân vãng lai
thâm hụt 10% GDP, cán cân thanh toán thâm hụt khoảng 4 tỷ USD, nhập siêu kéo dài
trong nhiều năm từ 2007 đã làm dự trữ ngoại hối giảm, tăng nợ công quốc gia. Hơn
thế nữa, do lạm phát cao đã khiến cho lãi suất tăng cao vì thế số doanh nghiệp phá sản
tăng từ 43.000 doanh nghiệp vào năm 2010 lên 79.000 doanh nghiệp năm 2012, đẩy
tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Do vậy, việc kiềm chế lạm phạt là ưu tiên số một, ưu tiên
nhất quán của Chính phủ.
Từ năm 2012 đến nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp rất thành công để
kiềm chế lạm phát, nhưng hậu quả là tốc độ tăng trưởng giảm xuống. Điều này cho
thấy, việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra lạm phát để có những chính sách chủ
động kiềm chế cũng như kiểm soát lạm phát là một vấn đề tất yếu. Đặc biệt trong tình

hình Việt Nam đã mở rộng giao thương với nhiều nước thì các yếu tố ảnh hưởng đến
lạm phát ngày càng phức tạp hơn. Chính vì lý do đó, tác giả thực hiện


4

bài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam sử dụng
mô hình SVAR và TVP-VAR”.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu chính sau: Kiểm định các nhân tố vĩ mô tác

động đến tình hình lạm phát ở Việt Nam.
1.3

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính nhằm tổng hợp lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác

động đến lạm phát ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng, tác giả sử dụng mô
hình cấu trúc tự hồi quy véctơ (SVAR) để phân tích, kiểm định sự tác động của các
nhân tố vĩ mô đến lạm phát Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm củng cố cho kết quả thu
được tại mô hình SVAR, tác giả sử dụng thêm mô hình tham số thay đổi theo thời
gian với những biến động ngẫu nhiên (TVP-VAR).
1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố vĩ mô tác động đến lạm phát ở Việt
Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: lạm phát ở Việt Nam giai đoạn quý 1- 2000 đến

quý 2 - 2015.
1.5

Ý nghĩa của bài nghiên cứu
Với dữ liệu được cập nhật và thu thập trong khoảng thời gian dài, nghiên cứu

sẽ góp phần hệ thống về mặt lý thuyết cũng như bổ sung bằng chứng thực nghiệm các
nhân tố tác động đến lạm phát, từ đó tìm ra tính quy luật phổ biến của lạm phát
ở Việt Nam.
Kết quả của bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố
vĩ mô tác động đến lạm phát, đây sẽ là những thông tin hữu ích để chính phủ, các tổ
chức và cá nhân chủ động có kế hoạch ứng phó với sự thay đổi của lạm phát. Đặc
biệt là đối với các nhà hoạch định chính sách, bài nghiên cứu sẽ là một công cụ đắc
lực để dự đoán lạm phát cũng như đo lường được tác động của lạm phát đến tình


5

hình kinh tế vĩ mô, từ đó các nhà hoạch định chủ động đề ra các biện pháp để kiềm
chế lạm phát, cũng như đưa ra những chính sách kịp thời để chính phủ có thể đạt
được những mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể, giúp đất nước tăng trưởng
Bên cạnh đó, thông qua việc xác định trong số các nhân tố ảnh hưởng đến lạm
phát, nhân tố nào tác động mạnh nhất, nghiên cứu đã giúp giải quyết bài toán làm thế
nào kiểm soát lạm phát với chi phí thấp nhất thông qua việc tập trung vào nhân tố gây
ảnh hưởng lớn nhất.
1.6


Bố cục bài nghiên cứu
Luận văn được trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau:

-

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu trình bày: Tổng quan về đề tài nghiên

cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa bài nghiên cứu.
-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây trình bày: Tổng quan

biến động lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015, những lý thuyết cũng như
bằng chứng thực nghiệm trong và ngoài nước về mối quan hệ của từng biến kinh tế vĩ
mô tác động lên lạm phát.
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả các

biến và dữ liệu nghiên cứu.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu trong

mô hình SVAR và TVP VAR.
-

Chương 5: Kết luận.



6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Có nhiều lý thuyết giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát tuy nhiên hai lý
thuyết chính thường được nhắc tới là: Lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí
đẩy. Những nghiên cứu gần đây về lạm phát ở Việt Nam xoay quanh các nhân tố CPI,
cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng, giá dầu, giá gạo thế giới và hầu hết sử dụng mô
hình VAR hoặc VECM. Trong bài nghiên cứu này tác giả đưa ra các nhóm nhân tố
chính tác động đến lạm phát như sau: Giá dầu được xem là yếu tố bên ngoài đại diện
cho những biến động của tình hình kinh tế thế giới, các yếu tố bên trong như triển
vọng nền kinh tế đại diện bởi lỗ hổng sản lượng, chính sách tài khóa đại diện bởi
thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ đại diện bởi lãi suất tái cấp vốn. Để giải
thích tác động của các yếu tố này lên lạm phát, phần tiếp theo tác giả xin trình bày
những lý thuyết cũng như bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước
như sau:
2.1 Giá dầu thô thế giới
Dựa vào lý thuyết tiếp cận lạm phát hiện đại theo quan điểm lý thuyết đo
lường giá cả hàng hóa (Theory of Price Determination) cho thấy trong một nền kinh
tế cạnh trạnh, giá cả hàng hóa được quyết định bởi cung và cầu, biến động trong giá
cả hàng hóa cũng do sự biến đổi trong cung cầu. Sự biến động của các nhân tố cầu
dẫn đến lạm phát được gọi là lạm phát do cầu kéo. Trong khi, sự biến động của các
yếu tố cung dẫn đến lạm phát được gọi là lạm phát chi phí đẩy.
Giá cả hàng hóa thế giới (giá dầu) là một nhân tố bên cung nên khi có một cú
sốc từ giá cả hàng hóa thế giới sẽ tạo ra lạm phát chi phí đẩy vì đây vừa là mặt hàng
tiêu dùng cuối cùng, vừa là mặt hàng trung gian cho quá trình sản xuất nên khi giá
xăng dầu biến động sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam.
Tác động của biến động giá dầu tới lạm phát được thể hiện trong hình 2.1.
Với AD: Tổng cầu; AS: Tổng cung, Y: sản lượng thực tế; Y* sản lượng tiềm năng,

P: mức giá chung


7

Hình 2.1: Lạm phát do chi phí đẩy
(Nguồn: Phan Nữ Thanh Thủy và Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, 2013. Kinh
tế vĩ mô. In tái bản lần 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê)
Giả sử sản lượng thực đạt sản lượng tiềm năng Y*, khi chi phí sản xuất tăng
(giá dầu tăng) làm hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, đường cung bị
đẩy sang trái. Việc giảm cung từ AS 0 đến AS1, làm giá tăng từ P 0 lên P1 và sản lượng
giảm từ Y* xuống Y1.
Theo các lý thuyết kinh tế học hiện đại, để đảm bảo cung cầu của bất kỳ một
loại hàng hóa nào đó kể cả năng lượng, hầu hết các quốc gia đều thông qua hoạt động
của thị trường. Tuy nhiên, thị trường năng lượng dầu khí trên thế giới thường có
những vấn đề chính trị, độc quyền, luôn có sự can thiệp của chính phủ của các nước
trên thế giới. Ngoài ra dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng, là đầu vào không thể
thiếu của các hoạt động kinh tế, nên vấn đề định giá bán, trợ cấp và thuế đánh vào
xăng dầu luôn là mối quan tâm của hầu hết chính phủ các quốc gia. Do đó khi giá dầu
thế giới biến động sẽ ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô khác. Giá dầu thế giới tăng
cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung
và sẽ tạo ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, làm cho thị trường
bị gián đoạn. Những nghiên cứu thấy rằng những cú sốc giá dầu đã


8

ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát (Hamilton, 2004; Hooker, 2002). Ngoài ra, giá
dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất đầu vào đưa đến giá hàng hóa và dịch vụ hàng hóa
tăng.

Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát.
Mohanty và Klau (2001), nghiên cứu các yếu tố đo lường lạm phát ở các nền
kinh tế thị trường mới nổi (EME), sử dụng dữ liệu của 14 thị trường mới nổi từ năm
1980 đến 1990 cho thấy: sự ảnh hưởng của giá dầu lên đo lường lạm phát dường như
khác nhau giữa các nước. Sự khác nhau này có thể liên quan đến phản ứng khác nhau
với các cú sốc giá dầu, đặc biệt liên quan đến chính sách tiền tệ hoặc sự cứng nhắc
trong việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước so với thế giới. Và cuối cùng, bài
nghiên cứu cho thấy lỗ hổng sản lượng là nhân tố đo lường lạm phát có ý nghĩa thống
kê ở hầu hết tất cả các quốc gia trọng mẫu. Bên cạnh đó, yếu tố cung, bao gồm cả
những thay đổi lớn trong các yếu tố bên ngoài đất nước và những cú sốc nông nghiệp
là những yếu tố chính gây ra lạm phát, trong khi các yếu tố nhu cầu truyền thống mặc
dù có nghĩa thống kê, nhưng sự tác động của nó lên lạm phát là tương đối yếu.

Camen (2006) sử dụng một mô hình VAR với số liệu tháng trong giai đoạn từ
2-1996 đến 4-2005 phát hiện rằng: (i) tín dụng chiếm 25% nguyên nhân gây CPI biến
động và là nhân tố chính gây ảnh hưởng đến lạm phát sau 24 tháng; (ii) tổng phương
tiện thanh toán và lãi suất chỉ giải thích một phần rất nhỏ trong biến động của CPI
(dưới 5%); (iii) giá dầu và giá gạo quốc tế đóng vai trò quan trọng và gợi ý rằng giá
quốc tế, tỷ giá cũng có vai trò giải thích biến động của lạm phát (19%); (iv) cung tiền
của Mỹ (M3) với tư cách là một thước đo tính thanh khoản quốc tế cũng đóng vai trò
quan trọng trong hầu hết các giai đoạn nghiên cứu.
Blanchard, Gali (2007): Để giải thích sự khác biệt biến động giá dầu trong nền
kinh tế giữa năm 1970 và năm 2000, tác giả sử dụng mô hình Var cấu trúc với dữ liệu
ở các nước công nghiệp (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý và Nhật Bản) với 6 biến đo lường
gồm giá dầu, chỉ số lạm phát CPI, chỉ số lạm phát GDP, tiền lương, log sự


9

thay đổi trong GDP và việc làm. Tập trung vào những tác động khác nhau của biến

động giá dầu vào lạm phát và hoạt động kinh tế theo thời gian. Tác giả đưa ra 4 giả
thiết tác động đến biến động giá dầu: sự thay đổi tự nhiên của giá dầu, thành phần dầu
chiếm tỷ lệ nhỏ trong sản xuất, thị trường lao động biến động linh hoạt, đổi mới của
chính sách tiền tệ và cả bốn giả thiết đều đóng một vai trò quan trọng. Kết quả của bài
nghiên cứu chỉ ra có biến động ngược vào những năm 1970, giá dầu chỉ giải thích
một phần trong lạm phát đình đốn. Tác động của biến động giá dầu thì sụt giảm theo
thời gian.
Theo bài nghiên cứu “Lạm phát ở các nước đang phát triển ở Châu Á: Cầu kéo
hay chi phí đẩy ?” của Juthathip Jongwanich và Donghyun Park, 9/2008 thuộc bộ
phận nghiên cứu Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tìm hiểu về nguồn gốc của lạm phát
của khu vực cũng như mức độ dẫn truyền của cú sốc giá dầu, giá lương thực năm
2008 vào lạm phát tiêu dùng ở chín nước Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thailand, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đã tìm thấy những
kết quả chính sau:
-

Lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển chủ yếu có nguyên nhân từ yếu

tố cầu kéo, cụ thể là sự dư thừa của tổng cầu và kỳ vọng lạm phát. Các cú sốc ngoại
sinh như giá dầu và giá lương thực chỉ giải thích khoảng 30% lạm phát giá tiêu dùng
của khu vực này. Qua đó cho thấy rằng, lạm phát của khu vực này không hoàn toàn là
do các nhân tố ngoại sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan tiền tệ và vì vậy
chính sách tiền tệ vẫn là một công cụ mạnh trong cuộc chiến chống lạm phát ở các
nước này.
-

Sự truyền dẫn của các cú sốc giá dầu và giá lương thực đối với lạm phát giá

sản xuất lớn hơn đáng kể lạm phát giá tiêu dùng. Sự giá tăng giá dầu và giá lương
thực giải thích khoảng hơn 50% lạm phát giá sản xuất trong khi đối với giá tiêu dùng

con số này chỉ dùng lại ở mức khiêm tốn là 30%.
Cũng đi sâu vào nghiên cứu đề tài về tầm ảnh hưởng của việc tăng lên đột biến
trong giá dầu và giá lương thực trong năm 2008 đến lạm phát, Nobuledo


10

Duma, trong bài nghiên cứu “Sự dẫn truyền của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở Sri
Lanka” tháng 3/2008, tác giả tìm thấy rằng có một sự dẫn truyền không hoàn toàn từ
các cú sốc ngoại sinh, cụ thể cú sốc giá dầu và giá lương thực vào lạm phát
ở Sri Lanka. Hàm phản ứng đẩy và phân tích phương sai từ mô hình VAR đệ quy cho
thấy rằng, mức độ dẫn truyền vào giá tiêu dùng tăng từ 10% trong kỳ thứ nhất của cú
sốc đến 40% trong tháng kỳ thứ 6. Đồng thời kết quả nghiên cứu của ông cũng tìm
thấy có một sự truyền dẫn cao hơn vào lạm phát chỉ số giá bán buôn hơn là
sự dẫn truyền vào lạm phát giá tiêu dùng ở Sri Lanka..
Một nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) về mức chuyển tỷ giá vào lạm phát
trong giai đoạn (1-2001 đến 2-2007). Các số liệu được sử dụng bao gồm: tỷ giá hữu
hiệu danh nghĩa, khoảng cách sản lượng, giá dầu, CPI, chỉ số giá nhập khẩu và
cung tiền mở rộng M2. Kết quả cho thấy rằng mức chuyển tỷ giá ở Việt Nam là
không hoàn thiện và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của IMF (2003). Tác giả
giải thích sự khác biệt này bằng sự khác nhau trong môi trường lạm phát, sự giảm
bớt của tình trạng đô la hóa và việc tự do hóa lãi suất giữa 2 giai đoạn. Nghiên cứu
cũng kêu gọi dỡ bỏ những can thiệp đến tỷ giá.
2.2 Lỗ hổng sản lượng
Theo quan điểm truyền thống của Keynesianas cho rằng sự thay đổi của giá cả
và tiền lương là chậm và thị trường không cân bằng (non clearing market). Trong lý
thuyết tổng quát (General Theory) của Keynesianas (1935) giả định tiền lương là
tương đối cứng nhắc và chính điều này làm ngăn cản thị trường đạt được trạng thái
cân bằng giữa cung và cầu, trong khi giá cả thì biến động linh hoạt, phương trình này
được xem là phương trình tĩnh. Tuy nhiên, Phillips (1958) đã đưa ra khái niệm đường

cong Phillips với định đề: mối quan hệ giữa tiền lương thực và tỷ lệ thất nghiệm. Với
khái niệm này, mối quan hệ giữa giá cả và tiền lương mà Keynesianas đưa ra trở
thành một phương trình động. Cùng thời điểm đó, sự phát triển của mô hình IS- LM
cho thấy: khi có sự gia tăng về cung tiền, đường LM dịch chuyển sang phải từ LM1>LM2 trong khi đường IS không thay đổi do tiền lương được xem là


11

tương đối cứng nhắc trong ngắn hạn. Vì thế, sẽ có sự gia tăng sản lượng thực từ Q1
lên Q2 đồng thời sẽ gia tăng lạm phát từ dP1 lên dP2

i
LM1

IS

LM2

Q1

Q2

P1
P2

Phillips curve

P
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa sản lượng và đường cong Phillips
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 15, page

401, Prentice Hall)


những năm gần đây, lý thuyết truyền thống của Keynesianas được phát triển

trở thành New Keynesian Phillips Curve (NKPC). Mô hình mới này của
trường phái Keynesianas vẫn giữ nguyên những giả định về sự thay đổi của giá cả và
tiền lương là chậm và thị trường không cân bằng. Tuy nhiên, có sự kết hợp với đường
cong Phillps trong dài hạn (mô hình được Okun, Perry và Shultze (1986) đề xuất) bên
cạnh đó còn kết hợp những giả định của trường phải New Classical trường phái này là
sự phát triển của trường phái cổ điển được cải tiến chính bởi Lucas (1942, 1973) sự
kỳ vọng có lý trí. Phương trình dùng để biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và lỗ
hổng sản lượng như sau:
=

{

}+

+


12

Trong đó :
: lạm phát

:

lỗ hổng sản lượng


: cú sốc của chi phí đẩy
{} : kỳ vọng lạm phát

Cơ chế ảnh hưởng của lỗ hổng sản lượng lên lạm phát được Keynesianas lập
luận: GDP thực tế cao hơn mức GDP tiềm năng, sẽ làm gia tăng tốc độ lạm phát vì
những nhà cung cấp sẽ gia tăng giá cả hàng hóa đầu vào cần thiết cho sản suất. Và
ngược lại, khi GDP thực tế giảm dưới GDP tiềm năng, lạm phát sẽ giảm tốc vì những
nhà cung ứng cố gắng hạ giá thành để có thể tối đa hóa sản xuất.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
lạm phát.
De Gregorio (1992), nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát lên tăng trưởng kinh
tế bài học từ châu Mỹ Latinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát dai dẳng có thể
làm giảm tăng trưởng triển vọng của Đông Âu cũng như châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên,
các thảo luận trong bài cho thấy không có mối quan hệ giữa lạm phát và các vấn đề
về thiếu hụt và thặng dư tiền tệ. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy việc thiết lập
một hệ thống thuế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phụ thuộc mạnh mẽ của thuế lên lạm
phát và do đó tránh được những hậu quả tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Ông
cũng đã nhấn mạnh rằng việc loại bỏ lạm phát là cần thiết nhưng điều này sẽ không
tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng.
Barro (1995) nghiên cứu lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Từ những phân tích
thực nghiệm, tác giả phát hiện ra rằng các tác động ước tính của lạm phát đối với tăng
trưởng là tương quan âm một cách đáng kể. Trong mọi trường hợp, ảnh hưởng ước
tính nhỏ của lạm phát dường như ảnh hưởng đến tăng trưởng là sai lệch. Trong thời
gian dài, những thay đổi trong tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng đáng kể đến mức
sống.


13


Bruno & Easterly (1998) trong nghiên cứu “ Inflation crises and long-run
growth” kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tương quan âm, một phát
hiện thường được cho là phản ánh một mối quan hệ dài hạn. Nhưng sự tương quan
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ xuất hiện với dữ liệu tần số cao và với các
quan sát lạm phát cực lớn, không có sự tương quan chéo giữa mức trung bình dài hạn
của tăng trưởng và lạm phát. Bằng cách nghiên cứu các cuộc khủng hoảng lạm phát
cao để làm sáng tỏ những nghịch lý thực nghiệm, nhóm tác giả phát hiện ra rằng sự
tăng trưởng kinh tế giảm mạnh trong thời gian các cuộc khủng hoảng lạm phát cao,
sau đó phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ sau khi lạm phát giảm.
Võ Trí Thành và cộng sự (2000) sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) và
ECM cùng dữ liệu giai đoạn 1992-1999 để nghiên cứu các mối quan hệ giữa tiền tệ,
CPI, tỷ giá và giá trị sản lượng công nghiệp thực tế. Nghiên cứu cho thấy tiền tệ chịu
tác động của lạm phát và sản lượng công nghiệp. Bên cạnh đó, tỷ giá cũng có ảnh
hưởng đến lạm phát trong khi cung tiền không có tác động đến các biến động trong
tương lai của giá cả.
Faria and Carneiro (2001) sử dụng kiểm định đơn vị được đề xuất bởi DickeyFuller (DF) và Augmented Dickey-Fuller (ADF) (1979) và phương pháp phân tích
phương sai (Variance Decomposition) dựa trên mô hình VAR cho thấy lạm phát
không ảnh hưởng đến sản lượng thực tế (GDP) trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn
hạn thì sự ảnh hưởng của lạm phát đến sản lượng thực tế (GDP) lại mang dấu âm.

Ericsson, Irons & Tryon (2001) bằng cách thực hiện hồi quy ở nhiều quốc gia
đã đưa đến kết luận lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng sản lượng nhưng
không mạnh mẽ và không có một mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng sản lượng và
lạm phát.
Vikesh Gokal and Subrina Hanif (2004), nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng GDP. Với mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì mức
tăng trưởng GDP cao đồng thời kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, mục tiêu


14


này khó có thể đạt được vì có một sự đối nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng GDP.
Trong bài nghiên cứu tác giả xem xét lại các lý thuyết kinh tế khác nhau trong mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP. Các lý thuyết về cung trong kinh tế cổ
điển nhấn mạnh nhu cầu người tiêu dùng để tiết kiệm và đầu tư nếu nền kinh tế quốc
gia phát triển. Học thuyết của Keynes cung cấp mối quan hệ cung cầu, một mô hình
toàn diện hơn liên kết lạm phát với sự tăng trưởng. Các trường phái tiền tệ cũng nhấn
mạnh về vai trò của tăng trưởng tiền tệ để xác định lạm phát. Bài nghiên cứu cũng tìm
hiểu các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng mối tương quan nghịch yếu tồn tại giữa
lạm phát và tăng trưởng GDP, trong khi luôn có sự thay đổi khoảng cách về đầu cơ
của các nhà đầu tư. Tác động giữa 2 biến lạm phát và tăng trưởng GDP đi theo một
chiều hướng từ tăng trưởng GDP đến lạm phát. Lạm phát có thể dẫn đến sự không
chắc chắn về lợi nhuận tương lai của các dự án đầu tư. Lạm phát cũng có thể cắt giảm
lợi thế cạnh tranh quốc tế của các quốc gia bằng cách làm cho hàng hóa xuất khẩu trở
nên đắt hơn do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Hơn nữa lạm phát có thể tương
tác với hệ thống thuế để ảnh hưởng đến các quyết định vay và mượn. Các công ty có
thể phải đánh đổi nhiều nguồn lực để tác động đến lạm phát.

Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) sử dụng phương pháp ước
lượng Granger với số liệu tháng từ 7-1994 đến 12-2004, kết quả nghiên cứu chứng
minh rằng các nhân tố quyết định lạm phát trong giai đoạn này là lạm phát trong
quá khứ và khoảng cách sản lượng. Cung tiền không có ý nghĩa đối với lạm phát và
tác động của giá dầu, giá gạo quốc tế cũng như mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là
rất thấp.
Guerrero (2006) trong bài nghiên cứu của mình đã kết luận rằng hướng của
quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng không thể được xác định bằng cách
kiểm tra sự tương quan giữa chúng. Kết quả từ bài nghiên cứu cũng cho thấy các
nước đã trải qua siêu lạm phát có xu hướng thể hiện tỷ lệ lạm phát thấp hơn đáng kể
so với các nước mà chưa trải qua. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này không tương
quan hợp lý với các yếu tố khác của tăng trưởng dài hạn. Hơn nữa, lạm phát có ảnh



15

hưởng xấu đến sự phát triển đó là kết luận quan trọng về kinh tế và khá mạnh mẽ về
mặt thống kê.
Nguyễn Thị Thùy Vinh và Fujita (2007) sử dụng cách tiếp cận VAR để
nghiên cứu tác động của tỷ giá thực đối với sản lượng và lạm phát ở Việt Nam
trong giai đoạn từ 1992 đến 2005. Các tác giả cho thấy rằng nguyên nhân chủ yếu
khiến sản lượng và mức giá thay đổi là biến động của các biến này trong quá khứ
và tỷ giá có ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại và sản lượng hơn đến lạm
phát. Mô hình VAR của họ bao gồm sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ giá, cung tiền,
thâm hụt thương mại và lãi suất của Mỹ (với tư cách là một biến ngoại sinh). Mô
hình này tập trung chủ yếu vào mức chuyển của tỷ giá và do vậy bỏ qua các nhân tố
quyết định lạm phát khác.
Sofat (2008) nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 12001 đến quý 1-2008. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự gia tăng trong giá cả thực
phẩm toàn cầu là áp lực chính khiến lạm phát ở Việt Nam gia tăng chứ không phải
sự gia tăng của giá năng lượng thế giới ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy lỗ hổng sản lượng tác động mạnh mẽ lên lạm
phát: với sự gia tăng 1 điểm cơ bản trong lỗ hổng sản lượng sẽ tạo nên gần 1 điểm
cơ bản trong lạm phát. Hơn thế nữa, sự gia tăng trong tỷ giá cũng tác động đến lạm
phát khi có sự gia tăng 1 điểm cơ bản trong tỷ giá sẽ gây ra hiệu ứng truyền dẫn
(pass through) gây ra sự gia tăng trong lạm phát là 0,4 điểm cơ bản.

Paul (2009), nghiên cứu thấy rằng các cú sốc cung, cụ thể là hạn hán và khủng
hoảng dầu lửa, và những cú sốc tự do hóa chính sách của những năm đầu thập niên
1990 là những lý do chính cho sự vắng mặt của đường cong Phillips ở Ấn Độ. Tuy
nhiên khi tác giả xây dựng lại các dữ liệu của lạm phát và chênh lệch sản lượng theo
năm mùa vụ thay vì năm tài chính và chú ý hồi quy với lĩnh vực công nghiệp, thì
đường cong Phillips lại xuất hiện. Như vậy, sự cân bằng ngắn hạn giữa



16

lạm phát và sản lượng công nghiệp vẫn có thể ở Ấn Độ, cũng như ở các nền kinh tế
phát triển khác
Coe and McDermott (2013), nghiên cứu đo lường lạm phát bằng mô hình Gap
Model, sử dụng dữ liệu của 12 quốc gia phát triển, các nước công nghiệp mới và các
nước công nghiệp ở Châu Á. Kết quả cho thấy mô hình Gap dự đoán tốt lạm phát ở
hầu hết các nước nghiên cứu trong mẫu. Và cho thấy lỗ hổng sản lượng là một nhân
tố chính để đo lường lạm phát ở các nước. Trừ trường hợp của Trung Quốc và Thái
Lan là nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của biến lỗ hổng sản lượng ảnh hưởng
đến lạm phát. Trong khi đó, ở Ấn Độ lỗ hổng sản lượng có vai trò quan trọng trong
đo lường lạm phát chỉ khi đo lường cùng với biến cung tiền mở rộng. Vì thế, việc đo
lường lạm phát bằng cách sử dụng lỗ hổng sản lượng là có thể áp dụng cho các nước
ở Châu Á cũng như đã được áp dụng với các nước phát triển
ở Bắc Mỹ, Tây Âu.
2.3 Thâm hụt ngân sách
Tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát được truyền dẫn bằng nhiều
kênh như:
Kênh truyền dẫn thứ nhất: Thâm hụt ngân sách càng cao dẫn đến gia tăng lãi
suất và dẫn đến giảm đầu tư trong nước. Hiệu ứng lấn át (crowding-out) của thâm hụt
cuối cùng sẽ dẫn đến đầu tư thấp, một tổng cung thấp hơn và kết quả là giá cao hơn.
Tuy nhiên, tác động của thâm hụt về lãi suất vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ví dụ,
Bradley (1986) liệt kê 21 nghiên cứu về mối liên hệ giữa thâm hụt-lãi suất và thấy
rằng chỉ có bốn nghiên cứu cung cấp bằng chứng thâm hụt ngân sách và lãi suất có
tương quan dương và có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu còn lại tìm thấy hoặc là tác
động này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê hoặc mối liên hệ này là tương
quan âm, hoặc là không có bất kỳ mối liên hệ nào. Các nghiên cứu lý thuyết về mối
quan hệ giữa thâm hụt và lãi suất được nghiên cứu ở các quốc gia nhỏ có nền kinh tế

mở với điều kiện dòng vốn được kiểm soát. Trong khi các nghiên cứu thực nghiệm thì
liên quan đến các nền kinh tế lớn hoặc các nền kinh tế đóng.


17

Kênh truyền dẫn thứ hai: Hiệu ứng của sự thịnh vượng (wealth effect) của
thâm hụt ngân sách. Khi thâm hụt được tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu và trái
chủ không coi trái phiếu như thuế trong tương lai (một quan điểm phi Ricardo), sự
thịnh vượng của các quốc gia được coi như là đi lên. Một khi hiệu ứng thịnh vượng
càng cao dẫn đến tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Vì thế đẩy giá cả hàng
hóa đi lên. Tuy nhiên, theo Tekin-Koru và Özmen (2003) tìm thấy không có mối liên
hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát thông qua các hiệu ứng thịnh vượng ở Thổ
Nhĩ Kỳ. Thay vào đó, họ phát hiện ra rằng tài trợ thâm hụt dẫn đến lãi suất của trái
phiếu chính phủ sẽ tăng cao.
Kênh truyền dẫn thứ ba: Thâm hụt ngân sách của chính phủ ảnh hưởng đến tỷ
lệ lạm phát thông qua việc tiền tệ hóa thâm hụt (monetisation of the deficit). Và kết
quả là cơ sở tiền trong hệ thống sẽ tăng lên, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang
bên phải, dẫn đến mức giá tăng trong nền kinh tế. Nói chung, thâm hụt ngân sách tự
nó không gây áp lực lạm phát, mà là ảnh hưởng đến mức giá thông qua các tác động
về mức cầu tiền và kỳ vọng lạm phát của công chúng, kết quả là sự tăng giá. Theo
một câu nói nổi tiếng của Milton Friedman “lạm phát là luôn luôn và ở bất kỳ nơi nào
là một hiện tượng tiền tệ”. Câu nói này có nghĩa sự gia tăng về giá và kéo dài là
nguyên nhân do sự gia tăng trong cung tiền.
∆ ầ

∆ Thâm hụt ngân sách

∆ỳọ






ℎá

Lạm phát

Hình 2.3: Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 8, page 200,
Prentice Hall)
Bên cạnh đó, kỳ vọng của người dân cũng là một yếu tố dẫn đến lạm phát. Cơ
chế của điều này xảy ra như sau: ngân sách chi tiêu của chính phủ được hoạch


18

định trong một khoản thời gian là nhất định. Chính vì thế, khi có sự thâm hụt thì
chính phủ sẽ tìm mọi cách để bù đắp sự thiếu hụt này bằng nhiều cách khác nhau. Và
việc tài trợ bằng việc vay nợ (phát hành trái phiếu) là điều dễ dàng xảy ra. Vì thế,
người dân tin rằng cung tiền sẽ mở rộng trong tương lai, từ đó dẫn đến lạm phát.

Ngoài ra vấn đề thâm hụt và lạm phát còn được phân tích rõ ràng hơn qua
quan điểm của trường phái tiền tệ và của Keynesian.
Tác động của thâm hụt ngân sách lên tỷ lệ lạm phát được thể hiện trong hình
2.4. Với AD: Tổng cầu; AS: Tổng cung, Y: sản lượng thực tế; Y* sản lượng tiềm
năng, P: mức giá chung.
Theo quan điểm của trường phái tiền tệ, trong dài hạn nền kinh tế luôn đạt
mức cân bằng tại sản lượng tiềm năng Y*, mức toàn dụng nguồn lực sản xuất. Giả sử
ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại điểm (1) với mức giá P1 và sản lượng

tiềm năng Y*. Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (gia
tăng cung tiền) để tài trợ cho thâm hụt ngân sách khiến tổng cầu AD1 dịch chuyển
sang AD2, điềm cân bằng chuyển sang (1’) tại mức sản lượng Y’ lớn hơn mức sản
lượng tiềm năng Y*. Nhưng trong dài hạn, khi sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng
(Y*) thì do các nguồn lực sản xuất đã được sử dụng vượt mức nền kinh tế thực có,
ngay lập tức tiền lương và chi phí sản xuất tăng lên làm đường tổng cung (AS1) dịch
chuyển sang trái (AS2), điểm cân bằng chuyển sang (2) và sản lượng quay về vị trí cũ
(Y*). Nếu chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng, đường tổng cầu tiếp tục dịch chuyển
sang (AD3) và đường tổng cung lại tiếp tục dịch chuyển sang (AS3). Như vậy có thể
thấy trong dài hạn, tác động của chính sách tiền tệ mở rộng thì sản lượng không tăng
và vẫn giữ ở mức sản lượng tiềm năng Y* nhưng giá cả tăng từ mức P1 lên P3.


19

Hình 2.4: Tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát
(Nguồn: Gartner Manfred, 2009, Macroeconomics, 3th Edition, chapter 8,
page 201, Prentice Hall)
Trường phải Keynesian dự đoán sự dịch chuyển của tổng cung và tổng cầu
giống như quan điểm của trường phái tiền tệ. Tuy nhiên, có sự khác biệt về thời gian:
trường phái tiền tệ nhấn mạnh sự phản ứng của đường AS sẽ nhanh hơn, vì thế sản
lượng không thể nào vượt mức sản lượng tiềm năng trong một khoảng thời gian dài,
trong khi trường phái Keynesian tin rằng sự điều chỉnh này sẽ kéo dài hơn.
Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát.
Levy (1981) nghiên cứu sự ảnh hưởng của thâm hụt tài chính lên sự phát triển
của cung tiền ở US. Tác giả sử dụng mô hình dựa trên IS-LM với dữ liệu 1952-1978.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chính sách
tiền tệ, thâm hụt ngân sách chính phủ và lạm phát. Đặc biệt là mối quan hệ giữa lạm
phát và thâm hụt ngân sách có tương quan dương.



20

Choudhary và Parai (1991) sử dụng mô hình kỳ vọng lạm phát kết hợp với các
biến vĩ mô để kiểm định sự ảnh hưởng bởi thâm hụt ngân sách cho trước lên lạm
phát. Sử dụng dữ liệu theo quý ở Peru giai đoạn quý 1 năm 1973 đến quý 1 năm
1988. Tác giả tìm thấy có mối ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của thâm hụt ngân sách
cũng như tỷ lệ tăng trưởng cung tiền lên lạm phát.
Piontkivsky và đồng sự (2001) nghiên cứu sự ảnh hưởng của thâm hụt ngân
sách lên lạm phát ở Ukraine. Tác giả phân tích mối quan hệ này bằng việc sử dụng
mô hình Class non-structural VAR. Dựa trên số liệu theo tháng từ 1995 đến tháng 62000, nhóm tác giả tìm thấy sự mất cân bằng trong chi tiêu ngân sách và chính sách
tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đo lường lạm phát ở Ukraine.
Fischer, Sahay, and Vegh (2002) nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến lạm phát
cao, dựa trên dữ liệu của trên 130 quốc gia. Nghiên cứu đã cho các kết luận sau: a) Về
dài mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát là có ý nghĩa thống kê và tương
quan dương. Trong ngắn hạn, mối quan hệ này mạnh mẽ đối với các nước có lạm phát
cao nhưng không đáng kể đối với các nước lạm phát thấp b) trong dài hạn (hoặc
nghiên cứu dữ liệu chéo) mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát là rất
mạnh mẽ. Khi mẫu được phân chia, các nước lạm phát thấp và cao, các mối quan hệ
được tìm thấy là mạnh mẽ hơn đối với các nước có lạm phát cao hơn so với các nước
lạm phát thấp. Mặt khác khi dùng dữ liệu bảng, cho thấy liên kết tiền tệ - lạm phát
vẫn còn mạnh mẽ khi xem mẫu như một toàn thể. Tuy nhiên, khi mẫu được phân chia,
mối quan hệ này ở các nước lạm phát cao về cơ bản không thay đổi so với dài hạn,
trong khi đó đối với các nước lạm phát thấp, mối quan hệ này sẽ trở nên yếu hơn
nhiều.
Canova, Gambetti, and Pappa (2007) nghiên cứu mối quan hệ và nguyên nhân
dẫn đến sự thay đổi trong mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở các
thị trường Mỹ (1959-2004), Liên Minh Châu Âu (1970-2002) và Anh (1963-2004).
Bằng cách kết hợp mô hình Time –varying VAR và mô hình DSGE. Bài nghiên cứu

cho thấy: ở Mỹ, những thay đổi trong cú sốc cầu được cho là nhân


21

tố có ảnh hưởng mạnh và có ý nghĩa nhất lên lạm phát, trong khu vực đồng Euro,
những thay đổi trong các cú sốc chính sách (chính sách tiền tệ và tài khóa) và các cú
sốc cung tiền tệ là nhân tố quyết định và ở Anh, cú sốc cầu, các cú sốc cung và các
chính sách tiền tệ là quan trọng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn phát hiện cấu trúc
lạm phát giữa các quốc gia trên khá tương đồng trong suốt mẫu nghiên cứu. Trong khi
cấu trúc tăng trưởng kinh tế giữa các nước này chỉ bắt đầu thể hiện sự giống nhau từ
năm 1990.
Parviz Saeidi và Younes Valizadeh (2012) bằng việc sử dụng phương pháp
Phương pháp OLS, LS nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên lạm phát và
thất nghiệp của nền kinh tế Iran với dữ liệu hàng năm giai đoạn 1979-2006. Bài
nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng đến lạm phát và thất nghiệp
Lin and Chu (2013) áp dụng mô hình hồi qui (DPQR) sử dụng phân phối tự
hồi quy ARDL, để nghiên cứu mối quan hệ thâm hụt và lạm phát tại 91 quốc gia từ
năm 1960 đến năm 2006. Các mô hình DPQR ước tính tác động của thâm hụt lên lạm
phát ở các cấp độ khác nhau và cho phép điều chỉnh năng động với các đặc điểm kỹ
thuật ARDL. Các kết quả thực nghiệm cho thấy thâm hụt tài chính có tác động mạnh
tới lạm phát trong giai đoạn lạm phát cao, và có tác động yếu trong tập giai đoạn lạm
phát thấp. Kết quả ngụ ý rằng củng cố tài chính sẽ có hiệu quả hơn trong việc bình ổn
giá và kiềm chế lạm phát.
2.4 Chính sách tiền tệ
Theo trường phái tiền tệ, nổi bật là nhà kinh tế học Milton Friedman với học
thuyết số lượng tiền tệ (Quantity theory of money). Ông cho rằng: lạm phát là một
hiện tượng xã hội của tất cả các nước có sử dụng tiền tệ hiện đại. Ông đưa ra một câu
nói nổi tiếng “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”, nghĩa là khi
tăng cung tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ (thông qua việc ngân hàng

trung ương mua trái phiếu do chính phủ phát hành) thì lạm phát là không thể tránh
khỏi.


22

Theo ông sự tăng trưởng kinh tế ổn định và có hiệu quả chỉ có thể dựa trên sự
kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền tệ phát hành trong lưu thông, nghĩa là kiểm soát sự
cung ứng tiền tệ kết hợp với chính sách kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng
dài hạn. Lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức
lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi
cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng, nếu cung tiền tăng nhanh hơn
tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra, nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền
ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
Mức cung tiền tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biến số của kinh tế
vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm. Ông xuất phát từ công thức M s*V = P*Q của
Fisher.
Trong đó : Ms là mức cung tiền tệ,
V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ,
P*Q là sản lượng quốc gia.
Friedman cho rằng mức cung tiền tệ không ổn định vì nó phụ thuộc vào các
quyết định chủ quan của các cơ quan tiền tệ. Cụ thể, mức cung tiền tệ có tác động đến
sản lượng thường xảy ra ở 2 trường hợp:
-

Sản lượng thực tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng: Tăng mức cung tiền

tệ sẽ làm sản lượng tăng nhanh, giá cả tăng chậm, không có nguy cơ dẫn đến
lạm phát.
-


Sản lượng thực tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng: Tăng mức cung tiền

tệ sẽ ít có tác động đến tăng sản lượng, mà giá cả lại tăng nhanh, có nguy cơ
lạm phát.
Mức cầu về tiền tệ theo Friedman có tính ổn định cao. Vì cầu tiền tệ có liên
quan chặt chẽ đến sự vận động của các khoản chi tiêu mà trước tiên là thu nhập, trong
khi thu nhập tương đối ổn định. MD là cầu danh nghĩa về tiền tệ, yn là thu


×