Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.02 KB, 16 trang )

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân Hàng thương mại :
NHTM là một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín
dụng. Tổng tài sản có của NHTM luôn chiếm khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn
đến những người vay tiền để họ có cơ hội đầu tư sinh lợi và họ cũng giữ vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế.
Tuy có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM nhưng nhìn chung các
ngân hàng đều thống nhất ở chỗ : Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh
trên lĩnh vực tiền tệ, được phép nhận tiền uỷ thác với trách nhiệm hoàn trả được sử
dụng tiền ký thác của công chúng để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ tài chính
khác.
1.1.2. Ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Như chúng ta đã biết hoạt động thương mại quốc tế rất cần đến sự hỗ trợ
của các ngân hàng. Ngày nay, ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực quốc tế và hối
đoái đem lại một sự trợ giúp cho khách hàng đồng thời hạn chế rủi ro cho họ.
Trên thương trường quốc tế, sự vận động của hàng hoá và vốn luôn diễn ra
nhịp nhàng, xuất phát từ việc quốc tế hoá nền kinh tế và sự liên kết với nhau bằng
đồng tiền mạnh, trong lĩnh vực này ngân hàng giữ vai trò quan trọng đối với các
doanh nghiệp bằng cách tạo ra cho chúng một sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính.
Hoạt động ngoại thương cần có sự can thiệp của ngân hàng, đòi hỏi kỹ
thuật đặc thù về thương mại quốc tế, ví dụ như chuyển tiền, tín dụng kèm thư
chứng từ…. Bằng cách bảo vệ quyền lợi của người bán đối với người mua.
Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và
ngoài nước, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM đóng vai trò hết
sức quan trọng, nó quyết định sự phát triển cũng như vị thế của NHTM trên thị
trường.
1.1.3. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế


1.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động TTQT :
Thanh toán quốc tế ra đời và phát triển trên nhu cầu của thương mại quốc
tế đã xuất hiện từ lâu nhưng nó thực sự phát triển kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời
và từ đó đến nay đã trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế
giới. Sự chuyên môn hoá giữa các quốc gia và các khu vực dựa trên cơ sở lợi thế
so sánh đã làm cho hàng hoá được sản xuất nhiều hơn, chi phí sản xuất ít hơn, chất
lượng hàng hoá được nâng cao. Các quốc gia ngày càng có nhu cầu trao đổi hàng
hoá, dịch vụ làm cho quan hệ kinh tế, quốc tế được mở rộng. Hàng năm, một khối
lượng lớn hàng hoá, dịch vụ được giao lưu trao đổi trên thế giới, tồn tại đồng thời
có quan hệ mật thiết. Với quá trình trao đổi, giao lưu hàng hoá là sự lưu chuyển
tiền tệ nhằm thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự di
chuyển các nguồn vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác phục vụ cho mục đích
cấp tín dụng quốc tế,viện trợ, chuyển tiền kiều hối, và các mục đích phí mậu dịch
khác…cũng kéo theo sự lưu chuyển tiền tệ nhằm thanh toán giữa các quốc gia khác
nhau gọi là thanh toán quốc tế. Do đó phát triển thanh toán quốc tế là một đòi hỏi
khách quan cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với
thanh toán quốc tế là phải có những phương thức thanh toán mới, hiện đại, phù hợp
với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Ngày nay, với sự tác động mạnh mẽ của các thành tựu khoa học kỹ thuật,
phương tiện thanh toán đã phát triển với nhiều loại tiền như: tiền chuyển khoản,
tiền thanh toán điện tử, phương thức thanh toán được cải tiến với sự hỗ trợ của
máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Thanh toán quốc tế trong thời đại công
nghệ thông tin đã xoá bỏ khoảng cách về địa lý có thể thanh toán được ở mọi nơi,
thực hiện theo thời gian thực, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.
1.1.3.2. Khái niệm thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế (International setlement) là việc thực hiện các nghĩa
vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa
các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức cá nhân của nước khác, hoặc
giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng
của các nước có liên quan.

Thanh toán quốc tế thường gắn liền với việc trao đổi giữa đồng tiền của
quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Khi ký kết hợp đồng thương mại
quốc tế các bên tham gia phải đàm phán và thống nhất về tiền tệ sử dụng trong giao
dịch. Đồng tiền được lựa chọn có thể là đồng tiền của một nước thứ ba, các bên
phải lựa chọn phương tiện thanh toán cho phù hợp có thể là: séc, hối phiếu, lệnh
phiếu, hay thẻ thanh toán…
Lựa chọn phương thức thanh toán cũng là vấn đề các bên tham gia phải bàn
bạc. Các phương thức thanh toán phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay là:
chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
1.1.3.3. Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế
a. Đối với kinh tế đối ngoại.
Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc một giao dịch cuối cùng của quá trình
trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ
thông qua việc chi trả lẫn nhau trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, duy trì sản
xuất được liên tục và đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá. Giúp cho các hoạt
động ngoại thương thực hiện tốt chức năng của mình, gián tiếp mở rộng lưu thông
hàng hoá nước ngoài, cải thiện cán cân thanh toán. Như thanh toán được thực hiện
nhanh chóng chính xác, đúng luật sẽ giảm được thời gian chu chuyển vốn, thúc đẩy
nhanh chóng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, giảm thiểu được rủi ro do sự biến động
của tỷ giá, tăng khả năng thanh toán… Đồng thời qua việc theo dõi hoạt động
thanh toán quốc tế, nhà nước có thể biết được cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và
tình hình ngoại thương đang nhập siêu hay xuất siêu, trên cơ sở đó có những chính
sách ngoại thương phù hợp với từng thời kỳ và chỉnh sửa những điểm bất hợp lý
trong hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan đến thanh toán quốc tế cho phù
hợp.
b. Đối với hoạt động kinh doanh.
Thanh toán quốc tế giúp cho quy mô hoạt động các ngân hàng thu hút thêm
nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán vượt ra khỏi biên giới của một nước, nâng
cao uy tín cạnh tranh trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho ngân

hàng phát triển quan hệ đại lý, hoàn thiện và đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh
như kinh doanh ngoại toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh và
các dịch vụ khác nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nền kinh tế, tạo niềm tin
cho khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của ngân hàng.
Do đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế mà các ngân hàng thương mại
đã đẩy mạnh được hoạt động tín dụng quốc tế, tài trợ xuất khẩu cũng như tăng
cường được nguồn vốn huy động của khách hàng ký quỹ khi tham gia thanh toán
quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế khai thác được nguồn vốn tài trợ của ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế đáp ứng được nhu
cầu tín dụng trong nước. Thu được các khoản phí dịch vụ thanh toán như phí thanh
toán L/C, nhờ thu, phí chuyển tiền kiều hối, phí bảo lãnh góp phần không nhỏ vào
doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.
c. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là khâu
cuối cùng của hợp đồng ngoại thương khép lại một chu trình mua bán hàng hoá
dịch vụ. Đây là một nghiệp vụ phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro có thể xẩy ra do
những nguyên nhân khách quan hoặc những yếu tố bất khả kháng. Do đó yêu cầu
đặt ra cho thanh toán quốc tế là phải đảm bảo an toàn cho các hợp đồng xuất nhập
khẩu, thu tiền hoặc nhận hàng đầy đủ, đúng hợp đồng tạo lợi nhuận trong kinh
doanh.
Qua hoạt động thanh toán quốc tế với các bạn hàng nước ngoài, các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có điều kiện nắm bắt các thông tin về thị
trường, hiểu biết các thông tin về đối tác. Trên cơ sở đó cân đối về tiềm lực đề ra
các chiến lược kinh doanh thích hợp ngăn ngừa được rủi ro.
1.2. Điều kiện áp dụng trong thanh toán quốc tế.
Do có sự cách biệt về địa lý giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, sự
biến động về tỷ giá tiền tệ, lãi suất năng lực tài chính của các chủ thể tham gia các
quan hệ thương mại quốc tế buộc họ phải đối phó với các rủi ro ảnh hưởng tới lợi
ích của các bên. Từ đó các chủ thể phải quan tâm đến các điều kiện thanh toán để

bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán quốc tế các điều kiện đó được
xác định trong hợp đồng kinh doanh ngoại thương bao gồm :
1.2.1. Điều kiện về tiền tệ
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng trong khi mục tiêu tiền tệ
của người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng khác nhau. Do vậy, trong hợp đồng
ngoại thương điều khoản về tiền tệ luôn được các bên quan tâm. Điều kiện ngoại tệ
là những điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền
tính toán và đồng tiền thanh toán cũng như quy định cách xử lý khi có sự biến
động sức mua của các đồng tiền đó.
− Đồng tiền tính toán là đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả hàng hoá, dịch
vụ và tính toán tổng giá trị hợp đồng mua bán ngoại thương.
− Đồng tiền thanh toán là đồng tiền được sử dụng để chi trả trong hợp đồng đó.
Đồng tiền thanh toán cũng có thể là đồng tiền tính toán, nếu trong hợp đồng quy
định tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán cùng là một đồng tiền.
Nguyên tắc lựa chọn đồng tiền :
Có thể chọn đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hay
của một nước thứ ba, nhưng trên thực tế chủ yếu người ta sử dụng các đồng tiền có
giá trị tương đối ổn định có khả năng tự do chuyển đổi, có giá trị trên thế giới như :
USD, JPY, EURO…
Tuy vậy cũng có trường hợp trong thanh toán mỗi bên đều muốn dùng đồng
tiền nước mình để có thể nâng cao uy tín của nước mình trên thị trường thế giới,
nhằm tránh được rủi ro ngoại tệ bất ngờ. Do vậy, việc lựa chọn đồng tiền là một
nội dung quan trọng trong quá trình đàm phán.
1.2.2. Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện thời gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan chặt
chẽ tới tốc độ luân chuyển vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Vì vậy, việc quy định thời
hạn trả tiền phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các bên, đối tượng hàng hoá , mức ổn
định của đồng tiền thanh toán, v...v…
Có 3 cách thức thanh toán thường được áp dụng :
− Trả tiền trước khi giao hàng

− Trả tiền ngay khi giao hàng
− Trả tiền sau khi giao hàng
1.2.3. Điều kiện về địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán là nơi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, có thể là nước
xuất khẩu, nhập khẩu hay là nước thứ ba. Hầu hết các bên đều muốn địa điểm
thanh toán là nước mình. Thông thường, địa điểm thanh toán ở đâu thì đồng tiền
nước đó sẽ được chọn làm đồng tiền thanh toán.
1.2.4. Phương tiện thanh toán

×