THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG PHÚC YÊNTỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2002
1. Giới thiệu khái quát hoạt động của NHCT Phúc Yên:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Phúc Yên:
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Phúc Yên được thành lập từ năm 1994.
Ngân hàng Công thương Phúc Yên là chi nhánh ngân hàng cấp huyện nhưng lại
được thành lập trước ngân hàng cấp tỉnh do trước 1997, Chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng Công thương Phú Thọ, sau khi tách tỉnh năm 1997, chi nhánh được chuyển
xuống trực thuộc và chịu trách nhiệm trước Ngân hàng công thương Vĩnh Phúc
(được thành lập từ năm 1997).
Mê Linh là địa bàn hoạt động chính của Ngân hàng Công thương Phúc Yên,
một huyện phía nam của tỉnh Vĩnh Phúc, là cửa ngõ phía bắc của thủ đô, tiếp giáp
với sân bay quốc tế Nội Bài, có trục đường cao tốc nối trực tiếp Hà Nội với Mê
Linh, giao thông cả thuỷ và bộ đều rất thuận lợi, có tiềm năng du lịch và tài nguyên
phong phú. Với dân số khoảng 25 vạn người, đây là một địa bàn có khối lượng vốn
nhàn rỗi tương đối dồi dào, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ cả nội tệ
và ngoại tệ cao, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng khá phong phú.
Đến nay, địa bàn Mê Linh đã có 14 doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động, có 9
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, có tới hơn 200 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và hơn 5000 hộ tư nhân cá thể có đăng ký sản xuất kinh doanh dịch vụ và
hàng ngàn hộ kinh doanh dịch vụ không đăng ký kinh doanh tại các thị trấn thị tứ,
khu dân cư tập chung tại các xã trong huyện. Đặc biệt có hai khu công nghiệp lớn
là Quang Minh và Việt Phong có tổng cộng 24 dự án, trong đó đã có 5 dự án được
triển khai, sự phát triển của hai khu công nghiệp này sẽ kéo theo hàng loạt sự đổi
mới và phát triển kinh tế và xã hội cho các khu lân cận.
Địa bàn Mê Linh - Vĩnh Phúc được xác định: có tiềm năng, thế mạnh và
điều kiện cho sự phát triển kinh tế Vĩnh Phúc, do đó nhu cầu về đầu tư vốn để tăng
trưởng kinh tế là rất lớn tạo thời cơ để Ngân hàng Công thương Phúc Yên mở rộng
hoạt động kinh doanh đáp ứng vốn cho sự phát triển kinh tế.
Sự chuyển động về kinh tế xã hội ở Mê Linh vẫn liên tục và ngày càng mạnh
mẽ. Mê Linh được xác định là một trung tâm kinh tế văn hoá, là vùng kinh tế mở
của tỉnh. Do vậy mà hoạt động Ngân hàng không chỉ có chi nhánh của Ngân hàng
Công thương mà còn có chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, chi nhánh
của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với hoạt động của một
số tổ chức tín dụng khác.
1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Phúc Yên là chi nhánh phụ thuộc Ngân
hàng Công thương tỉnh Vĩnh Phúc có 48 cán bộ. Chi nhánh có 4 phòng, 3 tổ nghiệp
vụ trực thuộc các phòng và hội sở (Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng ngân
quĩ, phòng tổ chức hành chính, tổ kiểm tra thuộc hội sở, tổ nguồn vốn, tổ kinh
doanh ngoại tệ) và có một phòng giao dịch tại thị trấn Xuân Hoà. Các phòng ban
hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của
ban giám đốc:
GIÁM ĐỐC
Phòng
h nhà
chính
Phòng
ngân
quĩ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
GD
Xuân
Hoà
Phòng
kế toán
Tổ điện
toán
Quĩ tiết
kiệm
Tổ
nguồn
vốn
Tổ
kiểm tra
Quĩ tiết
kiệm
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác về quản lý điều động
nhân sự, đảm bảo cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của toàn cơ quan.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng là
tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện quản lý tồn quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về
tiền mặt VNĐ và ngoại tệ , bảo quản và phân phối chứng từ có giá .
- Phòng kế toán: Thực hiện các chức năng chính là làm các dịch vụ thanh
toán như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương cho các công ty liên doanh, hạch
toán kế toán các nghiệp vụ cho vay, ...
- Tổ kinh doanh đối ngoại: Tổ này trực thuộc phòng kế toán thực hiện hạch
toán các nghiệp vụ ngoại tệ, làm đầu mối thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng quốc
tế.
- Tổ kiểm soát: Thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm của tổ.
Ngoài ra còn giao dịch với các cơ quan ngoại ngành như toà án, viện kiểm sát
trong các vụ án có liên quan, các thao tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các rủi ro xảy
ra từ chính các cán bộ tín dụng.
- Tổ nguồn vốn: Tổ nguồn vốn trực thuộc phòng kinh doanh, thực hiện
nhiệm vụ khai thác khách hàng, quản lý các quỹ tiết kiệm trực thuộc,...
- Phòng giao dịch Xuân Hoà: Như một tiểu ban của NHCT Phúc Yên, phòng
giao dịch Xuân Hoà cũng có đầy đủ các phòng cơ bản như: kế toán, kinh doanh,
tiết kiệm, ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ.
Các phòng ban của NHCT Phúc Yên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng
phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức
của các phòng ban ngày càng được cải tiến để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của
một ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng ngày càng cao trong cơ chế thị trường.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Phúc Yên
(2000-2002)
Chi nhánh NHCT Phúc Yên thành lập tháng 9 năm 1994 nên mọi hoạt động
cũng đã có lợi thế riêng tuy nhiên cho đến nay thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi
phải cạnh tranh với các ngân hàng cùng địa bàn mà chủ yếu là cạnh tranh về lãi
suất và phí cho vay. Trong khi lãi suất cho vay trên thị trường liên tục giảm mà chi
phí cho các khoản huy động có kỳ chưa kịp giảm. Để vượt lên những khó khăn đó,
chi nhánh bám sát sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, NHCT Vĩnh Phúc, cấp uỷ
chính quyền địa phương, sự hợp tác giúp đỡ của các bạn hàng, nỗ lực phấn đấu
vươn lên phát triển kinh doanh, mạnh dạn đầu tư các dự án trung dài hạn đạt kết
quả cao đáng khích lệ.
2.1. Tình hình huy động vốn.
NHCT Phúc Yên mới được thành lập 9 năm nhưng nó đã không ngừng nâng
cao các hình thức huy động tiền gửi của mình như huy động từ dân cư, tiền gửi của
các tổ chức doanh nghiệp, huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Trong vài năm gần đây, công tác nguồn vốn gặp không ít khó khăn do lãi
suất của các Ngân hàng trên địa bàn huy động hấp dẫn, có nhiều chính sách khuyến
khích khách hàng gửi tiền. Song do làm tốt công tác tiếp thị phục vụ khách hàng,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ cũng được nâng lên cùng với cơ sở khang
trang sạch đẹp, thuận tiện đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền. Đặc biệt nguồn
tiền gửi dân cư tăng khá cao và luôn giữ ở mức ổn định, điều đó thể hiện uy tín của
NHCT Phúc Yên trên địa bàn.
Sự nỗ lực đó của ngân hàng đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong những
năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2002, cụ thể:
Biểu 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Phúc Yên (2000 - 2002)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số tiền Số tiền %Số tiền %
Tổng n.vốn huy động 115.738 100 147.941 100 193.795 100
1.Tiền gửi tcktế 40.868 35% 60.607 41% 78.326 40%
VNĐ 35.001 85% 50.200 83% 61.170 78%
Ngoại tệ quy đổi VNĐ 5.867 15% 10.407 17% 17.156 22%
2.Tiền gửi tiết kiệm 72.215 62% 83133 56% 106.456
59,8
VNĐ 22.205 31% 29.212 35% 44.983 42%
Ngoại tệ quy đổi VN 50.010 69% 53.621 65% 61.473 58%
3. Tiền gửi kỳ phiếu 2.655 3% 4.101 3% 9.013 0.2
Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHCT Phúc yên (2000 - 2002)
Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ quy đổi VNĐ) đến
hết tháng 12/2002 là 193.795 triệu đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2001 và tăng
gấp 1,68 lần so với năm 2000. Riêng năm 2000, tuy tổng nguồn vốn huy động tăng
13.614 triệu đồng (tương đương 13,3%) so với năm 1999 nhưng tiền gửi tiết kiệm
giảm hơn 700 triệu (giảm 1,3%) và tiền gửi kỳ phiếu cũng giảm 527 triệu (giảm
52,1%) so với năm 1999.
Hai năm tiếp theo 2001và 2002 , tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng và
các hình thức huy động cũng tăng khá mạnh mẽ. Năm 2001, tiền gửi tiết kiệm đạt
83.133 triệu đồng tăng 22.720 triệu đồng (tăng 42%) so với năm 2000; tiền thu
được từ kỳ phiếu tăng vọt lên 4.101 triệu đồng là những thành công rất đáng kể của
đơn vị. Nhờ có nhiều đổi mới trong cơ chế, chính sách khuyến khích khách hàng
gửi tiền và bằng uy tín của mình, đến 31/12/2002, tổng nguồn vốn huy động đạt
193.795 triệu đồng tăng 45.854 triệu đồng so cùng kỳ năm 2001, tỷ lệ tăng đạt
31% là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Theo đánh giá năm 2002 và
công tác nguồn vốn cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm là 28% so với
cùng kỳ năm 2001, đây là nguồn tiền gửi có mức tăng trưởng cao và ổn định trong
năm. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 40%, tăng trưởng 29.2% so với cùng
kỳ song tăng trưởng chưa ổn định
Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ nhiều là do trên địa bàn có khá nhiều cá nhân đã
và đang tham gia công tác ở nước ngoài, đồng USD và EUR vẫn tiếp tục tăng nên
khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm ngoại tệ nhiều hơn, do vậy tỷ trọng tiền gửi
tiết kiệm ngoại tệ quy đổi VNĐ lớn hơn tiền gửi tiết kiệm VNĐ.
Có được những kết quả trên, chi nhánh đã thực hiện đầy đủ những quy định
của NHCT Việt Nam về huy động tiền gửi, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ
nghiệp vụ, tuyên truyền quảng cáo rộng rãi các chính sách lãi suất một cách kịp
thời, sâu rộng trong nhân dân, tích cực tham gia hoạt động xã hội để quảng bá
NHCT.
2.2 Tình hình sử dụng vốn:
Các năm 2000, 2001và 2002 cùng với những đổi mới trong các quy định và
quy chế tín dụng, NHCT Phúc Yên đã tập trung đầu tư cho vay, mở rộng khách
hàng có chọn lọc. Tổng dư nợ cuối kỳ năm 2000 là 94.720 triệu đồng, năm 2001 là
139.688 triệu đồng, năm 2002 là 163.854 triệu đồng. Những con số tuyệt đối tuy
nhỏ nhưng đó cũng là những thay đổi lớn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh
NHCT Phúc Yên.
Tình hình sử dụng vốn vay của NHCT Phúc Yên được phản ánh trong biểu 2
dưới đây:
Biểu 2: Tình hình sử dụng vốn của NHCT Phúc Yên (2000-2002)
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số tiền %/99 Số tiền %/00 Số tiền %/01
A. Doanh số cho
vay
99.404 +24,25 136.701 +37,52 181.239 +32,5
B. Doanh số thu
nợ
54.436 +44,43 112.535 +106,7 166.577 +48,0
C. Dư nợ cuối kỳ 94.720 +26,82 139.688 +47,47 163.854 +17,3
1. Phân loại cho
vay:
- Nợ ngắn hạn 74.637 +22,60 88.031 +30,15 103.056 +17,1
- Nợ trung và dài
hạn
27.083 +38,76 51.657 +90,70 60.798 +17,7
2. Phân theo TPK
-DN Quốc doanh 72.952 +32,22 107.781 +47,7 133.177 +23,5
- DN NQD 2.243 +4,13 9.459 +321,7 4.121 -56,4
- Tư nhân cá thể 19.523 +16,55 22.448 +15,0 26.166 +16,5
Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCT Phúc Yên (2000-2002)
Chi nhánh NHCT Phúc yên là chi nhánh ngân hàng cấp hai, hoạt động của
chi nhánh chịu sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ của NHCT tỉnh. Mọi hoạt động đều
được thực hiện theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của NHCT Việt Nam và NHCT tỉnh
Vĩnh phúc. Do đó nguồn cho vay của chi nhánh cũng được điều chuyển từ trên
xuống.
Qua 3 năm 2000, 2001 và 2002 công tác tín dụng của chi nhánh có những
thay đổi tích cực, đặc biệt trong năm 2001. Cụ thể:
Năm 2000, tính đến 31/12, tổng doanh số cho vay đạt 99 tỷ đồng tăng 19 tỷ
đồng so với cùng kỳ năm 1999 (tăng 24,25%); doanh số thu nợ đạt 54 tỷ đồng tăng
17 tỷ so cùng kỳ năm 1999 (tăng 44,43%).
Năm 2001, tổng doanh số cho vay đạt 136,7 tỷ đồng tăng 37,7 tỷ đồng so
với cung kỳ năm 2000 (tăng 37,52%); doanh số thu nợ đạt 112 tỷ đồng tăng 58 tỷ
so cùng kỳ năm 2000 (tăng 106%).
Năm 2002, doanh số cho vay đạt 181 tỷ đồng, so với năm 2001 doanh số
cho vay tăng 32,58% (tăng 45 tỷ), doanh số thu nợ đạt 166,57 tỷ đồng tăng so với
năm trước là 48,52% (tăng 54 tỷ).
Công tác cho vay qua 3 năm gần đây cũng có những tăng trưởng khá. Tổng
dư nợ tăng nhanh và khá đều đặn qua các năm, đặc biệt nổi trội là năm 2001, tăng
gần 45 tỷ với tỷ lệ tăng cao nhất từ trước đến nay là 47,7%. Điều này được lý giải
bởi 2001, các khu công nghiệp bắt đầu được đầu tư và các hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp cũng được mở rộng. Các điều kiện vay vốn cũng khá dễ
dàng nên dư nợ tăng mạnh. Tuy vậy, dư nợ vẫn tập chung chủ yếu vào khu vực
kinh tế quốc doanh, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 75% tổng dư nợ.
Các khách hàng ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể cũng tăng trưởng nhưng
với tốc độ chậm hơn và chiếm tỷ lệ quá bé. Chi nhánh đã thực hiện mở rộng hơn
với khách hàng là kinh tế ngoài quốc doanh nhưng vẫn trong thời gian thâm nhập
thị trường mới nên còn nhiều e ngại, tuy vậy kết quả đạt được rất khả quan và
tương lai mở rộng thị trường này không còn xa nữa.
Một điều đáng chú ý là tỷ lệ nợ ngắn hạn đang giảm dần so với tổng dư nợ,
tuy vậy cả ngắn hạn và trung dài hạn, tỷ lệ tăng trưởng là cao.
Có được kết quả trên, NHCT Phúc Yên đã bám sát sự chỉ đạo của NHCT
Việt nam, NHCT Vĩnh Phúc trong công tác tín dụng với phương châm phát triển,
an toàn, hiệu quả, từng bước khẳng định bước đi vững chắc. Ngân hàng ngày càng
tạo lập được những mối quan hệ khách hàng rất tốt, ngày càng mở rộng thị phần.
Bên cạnh mục tiêu phát triển thì mục tiêu chất lượng tín dụng cũng được quan tâm
một cách chặt chẽ và sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Một mặt tăng cường
công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, mặt khác thường xuyên đánh giá
hiệu quả việc đầu tư vào ngành hàng nào có hiệu quả, lĩnh vực nào có hiệu quả để
điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Lấy phương châm vững chắc, an toàn lên hàng đầu để
đầu tư. Ngân hàng cũng luôn đôn đốc khách hàng trả nợ và xử lý nợ tồn đọng.
2.3. Các hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động huy động và cho vay, chi nhánh còn thực hiện các
nghiệp vụ khác như: Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán bao gồm cả thanh toán
quốc tế...
Mặc dù đội ngũ cán bộ của chi nhánh còn rất trẻ và ít kinh nghiệm nhưng
với thái độ nhiệt tình chu đáo, tác phong giao dịch văn minh lịch sự đồng thời được
cung cấp và trang bị nhiều thiết bị hiện đại nhất trên địa bàn nên chi nhánh đã thu
hút được rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Khách hàng đến mở tài khoản giao
dịch ngày càng đông với lượng khách giao dịch hiện tại là 7.825 khách hàng (trong
đó riêng tài khoản cá nhân là công nhân các công ty liên doanh là khoảng trên
4.800 tài khoản).
Doanh số thanh toán năm 2002 đạt 16.052.270 triệu đồng với tổng số
115.172 món. Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 13.296.229 triệu đồng
với tổng số 97.712 món, chiếm tỷ trọng 83% tổng doanh số thanh toán- thanh toán
được đảm bảo nhanh, chính xác, đúng chế độ, kịp thời cho khách hàng.
Ngân hàng công thương Phúc Yên là chi nhánh trực thuộc NHCT Vĩnh Phúc
chưa được trực tiếp làm thanh toán quốc tế nhưng NHCT Phúc Yên trong những
năm qua đã là nơi nhận chứng từ để chuyển tiếp các thanh toán như: chuyển tiền,
mở và thanh toán L/C cho các công ty xuất nhập khẩu như công ty HONDA, công
ty TOYOTA, công ty TAKANICHI, công ty Xuân Hoà, ...Chi nhánh còn mở rộng
các dịch vụ thanh toán quốc tế khác như: thanh toán thẻ VISA, thẻ
MASTERCARD, séc du lịch, nhận và chi trả kiều hối....
Mặc dù thời gian gần đây ngoại tệ khan hiếm song tại chi nhánh vẫn đảm
bảo cân đối đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Kinh
doanh ngoại tệ có lãi, chủ động khai thác ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu, kinh
doanh đa dạng các loại ngoại tệ : USD, DEM, EUR, AUD, JPY, HKD, CHF,...
3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn của
NHCT Phúc Yên:
Trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, Nhà nước ta
khuyến khích và ngày càng nới rộng các điều kiện cho các hoạt động thành lập và
tổ chức kinh doanh. Địa bàn Mê Linh được coi là địa bàn được khuyến khích đầu
tư khá lớn đối với cả trong và ngoài nước. Do đó có thể thấy xu hướng đầu tư trung
và dài hạn ngày càng phát triển.
Điều đó có thể cho thấy đây là thị trường giàu tiềm năng cho hoạt động kinh
doanh ngân hàng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng. Tuy nhiên, địa bàn
Mê Linh là địa bàn còn mới phát triển, đi lên từ thuần nông nên còn rất nặng nề về
phong tục tập quán, phong cách làm việc và trình độ người dân ở đây còn thấp là
những khó khăn chính cho công cuộc đổi mới và phát triển địa phương. Thêm nữa,
địa bàn tuy còn nhỏ nhưng đã có tới ba chi nhánh ngân hàng thương mại và một số
tổ chức tín dụng hoạt động nên tính cạnh tranh rất cao.
Để đảm bảo cạnh tranh và đứng vững trên địa bàn, chi nhánh NHCT Phúc
yên đã nỗ lực thoả mãn nhu cầu hợp lý của khách hàng trên các mặt:
* Thủ tục cho vay đơn giản phù hợp quy chế cho vay:
Chi nhánh vẫn từng bước giảm bớt mọi thủ tục đối với các nghiệp vụ nhưng
vẫn đảm bảo độ an toàn tối đa.
Trước năm 1997, hoạt động tín dụng của chi nhánh yếu kém trên nhiều
phương diện. Có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, do chi nhánh là ngân hàng phụ
thuộc, tổ chức còn nhỏ bé nên hoạt động phụ thuộc rất lớn vào hoạt động kinh tế
của địa bàn. Hoạt động kinh tế địa bàn mang tính thuần nông, hoạt động kinh tế rất
thấp, trình độ người dân thấp kém, lạc hậu. Thứ hai, đội ngũ cán bộ tín dụng thời
kỳ này chủ yếu là trình độ sơ cấp và trung cấp hoặc được đào tạo nghiệp vụ thành,
do đó trong công tác thẩm định và quyết định cho vay có nhiều hạn chế. Thứ ba,
người chỉ đạo trực tiếp cho hoạt động tín dụng trong mặt bằng chung cũng thấp do
đó có sự buông lỏng trong quản lý.
Khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ chỉ cần có phương án và giấy đề nghị
vay vốn. Quá trình thẩm định chỉ do một cán bộ tín dụng tiến hành và quyết định
cho vay chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp. Thủ tục cho vay chỉ bao gồm đơn xin
vay vốn kiêm giấy nhận nợ là có thể được giải ngân, hoạt động giám sát sử dụng
món vay không được tích cực. Như vậy quyết định cho vay mang tính chủ quan
của cán bộ tín dụng đồng thời tạo điều kiện cho những cán bộ tham nhũng, cấu kết
với khách hàng rút ruột ngân hàng hay có những quyết định cho vay những món
vay mang tính rủi ro cao. Kết quả là tỷ lệ các món vay chuyển nợ quá hạn và nợ
khó đòi rất cao.
Đến nay, sự ra đời Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
ban hành kèm Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN và quyết định số 049/QĐ-
NHCT-HDQT đã tạo cho chi nhánh một bước đột phá mới. Thủ tục cho vay không
hề gây phiền hà cho khách hàng. Khách hàng được hướng dẫn làm thủ tục rất chu
đáo, tận tình, ngoài ra còn được cán bộ tín dụng tư vấn cho hoạt động kinh doanh
của khách hàng. Quá trình thẩm định một món vay diễn ra chặt chẽ hơn. Ví dụ, với
mỗi món vay đều có từ hai cán bộ tín dụng trở lên thẩm định. Với những khoản
vay lớn có tài sản thế chấp thì có cả lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) cùng tham
gia thẩm định, do đó công tác thẩm định mang tính khách quan hơn.
Việc thẩm định món vay không còn chỉ dựa trên tài sản thế chấp nữa mà còn
dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu: tính khả thi của dự án, tính chất pháp lý và năng lực
pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, uy tín của khách hàng,
tình hình thị trường và dự báo tương lai của sản phẩm dự án...Mọi món vay dù lớn
hay nhỏ, ngắn hay dài hạn đều có hợp đồng tín dụng ký kết theo sự thoả thuận giữa
ngân hàng và khách hàng.
Sau khi cho vay, các cán bộ tín dụng rất có trách nhiệm trong công tác giám
sát sử dụng vốn vay đúng mục đích và thường xuyên đôn đốc thực hiện tốt nghĩa
vụ trả nợ. Từng bước như vậy, đến nay chi nhánh đã thu nợ được hầu hết những
khoản nợ tồn đọng giai đoạn trước chuyển sang. Kết quả đó đã chứng minh tính
thiết thực và hiệu quả trong công tác thực hiện quy chế cho vay mới của đội ngũ
cán bộ tín dụng chi nhánh NHCT Phúc yên.