Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.04 KB, 6 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC
II HAI BÀ TRƯNG
I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG
Hiện đại hoá công nghệ thanh toán là một trong những tiêu chuẩn để hệ
thống Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng hội nhập được với cộng đồng tài
chính trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm tới, chương trình ứng dụng
thanh toán cần được ưu tiên :
- Cải tiến, hoàn thiện hệ thống mạng thanh toán chuyển tiền điện tử áp dụng
công cụ thanh toán hiện đại.
- Góp phần xây dựng mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng của ngân hàng
Nhà nước.
- Tiếp tục nhu cầu và triển khai hệ thống thanh toán bằng máy tính.
- Xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát các rủi ro ngân hàng.
- Nghiên cứu và triển khai dự án nâng cấp chương trình kế toán giao dịch.
- Đưa hệ thống thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế hoà chung hệ thống
kỹ thuật với nghiệp vụ thanh toán VNĐ mở rộng các dịch vụ thanh toán mới bằng
thẻ, máy ATM/POS.
Nếu như các chương trình trên được nghiên cứu, thực hiện Ngân hàng Công
thương Hai Bà Trưng sẽ đảm nhận được chức năng thanh toán trong nước và quốc
tế. Chất lượng thanh toán sẽ được nâng cao, bảo đảm an toàn, nhanh chóng và
chính xác.
Ngân hàng sẽ kiểm soát được nhanh nhạy nguồn vốn tạo điều kiện cho việc
điều hành vốn và đầu tư tốt hơn. Đồng thời các yêu cầu như :
+ Giảm chi phí thanh toán
+ Tạo ra những điều kiện để phát triển thêm hệ thống hạch toán tài khoản
khách hàng.
+ Tốc độ chu chuyển tiền tệ nhanh hơn.
+ Quá trình vi tính hoá được mở rộng ra tất cả các nghiệp vụ.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG NGHỆ THANH TOÁN


ĐIỆN TỬ
Từ những yêu cầu thực tế nói trên, ta có thể xây dựng một chương trình để
hiện đại hoá công nghệ thanh toán, kế toán và thông tin.
1. Từng bước ứng dụng kỹ thuật thanh toán không chứng từ, do đó cần đầu
tư trang bị máy tính có công suất lớn, đọc và xử lý chứng từ, dạng không chứng từ
bằng kỹ thuật tự động. Ứng dụng máy tính thu nạp dữ liệu thông tin vào băng từ
tính, đĩa mềm... để thay thế lập chứng từ.
2. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng:
+ Trước tiên phải cải tiến hệ thống tài khoản ngân hàng, thích ứng với yêu
cầu đổi mới kỹ thuật, áp dụng máy tính và linh kiện điện tử. Kết cấu số liệu, tài
khoản mã hoá phân vùng thông tin cơ bản ứng dụng kỹ thuật tin học trong thanh
toán.
+ Cải tiến chứng từ thích hợp với yêu cầu sử dụng máy tự đọc phân chia
đường truyền và hạch toán tự động.
+ Quy trình chuyển tiền và hạch toán thanh toán bằng kỹ thuật hiện đại.
+ Quy trình kiểm tra bảo đảm an toàn
+ Quy trình cung ứng lưu trữ số liệu thanh toán bằng kỹ thuật tự động.
3. Thiết lập mạng chuyển thông tin thanh toán giữa các tỉnh thành mạng
thông tin bằng điện tử và đường vận chuyển trực tiếp tới các huyện xa. Đối với linh
kiện điện tử hay chứng từ và khối lượng thanh toán bằng chứng từ phải được tổ
chức chuyển giao nhanh chóng, an toàn qua một mạng chuyển riêng.
4. Nâng cấp kỹ thuật cho các trung tâm tin học ngân hàng, trung tâm thanh
toán bù trừ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác. Xây
dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị chuyên dùng để tự động hoá qui trình thu nạp, xử lý
và truyền thông, hạch toán số liệu thanh toán, chuẩn bị xây dựng trung tâm thanh
toán bù trừ quốc gia.
5. Phát triển văn minh ngân hàng, ứng dụng các hình thức thanh toán tiên
tiến như "Ngân hàng tại nhà"...
6. Đào tạo chuyên gia, thanh toán viên có chuyên môn giỏi về thanh toán, kế
toán và có trình độ tin học cao.

7. Các giải pháp trên muốn mang lại tính khả thi cao phải có những điều kiện
nhất định làm cơ sở để thực hiện. Những điều kiện đó là : môi trường pháp lý, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, tập quán dân cư và trình độ dân trí...
Đây là đòi hỏi không chỉ riêng ngành ngân hàng mà còn là trách nhiệm của
toàn xã hội trong đó ngân hàng đóng vai trò chủ đạo.
Để nhanh chóng đưa nền công nghệ ngân hàng của nước ta lên ngang tầm
quốc tế, trước mắt là đỡ tụt hậu so với các trong khu vực thì các giải pháp trên vẫn
còn chưa đủ, song cũng là điều kiện cần phải có mà hệ thống Ngân hàng Công
thương nói riêng mà ngân hàng Nhà nước nói chung cần phải "suy nghĩ" tới.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN HÌNH THỨC THANH TOÁN
CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG.
Thật vậy trong những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang
giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy
hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một nhu cầu cần thiết đối với nền kinh tế.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt
động ngân hàng và đặc biệt là trên lĩnh vực thanh toán. Vì vậy để xây dựng được
một hệ thống thanh toán hiện đại đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề về vốn,
kỹ thuật, trình độ quản lý. Mà muốn giải quyết những vấn đề này phải được xem
xét, nhìn nhận và nghiên cứu kỹ để có bước đi thích hợp.
Sau quá trình thực tập thực tế và nghiên cứu quy trình thanh toán điện tử
phân tích tình hình thực tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng em mạnh dạn
đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện hình thức thanh toán
chuyển tiền điện tử của ngân hàng.
Kiến nghị 1 : Nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, trình độ lập trình cho
cán bộ kỹ thuật trung tâm thanh toán và trình độ vận hành bảo dưỡng của cán bộ
chi nhánh.
Kiến nghị 2 : Từng bước nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ,
các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác thanh toán theo hướng hiện đại hoá phù
hợp với các thông lệ quốc tế.
Kiến nghị 3 : Về giờ giấc theo qui định tất cả các nghiệp vụ phát sinh sau

15h hàng ngày đều phải để đến ngày hôm sau mới được chuyển đi. Vì vậy đã làm
hạn chế lượng khách hàng về thanh toán chuyển tiền điện tử. Để khắc phục hạn chế
trên, theo em nên để tất cả các chứng từ thanh toán chuyển tiền điện tử phát sinh
sau 16h hàng ngày thì mới nên để đến ngày hôm sau.
Kiến nghị 4 : Việc nộp chứng từ của khách hàng
Theo quyết định là phải lập 4 liên nhưng qua thực tế cán bộ kế toán chỉ sử
dụng 2 liên (1 liên làm chứng từ ghi sổ, 1 liên giao cho khách hàng) còn 1 liên thì
huỷ, do đó ngân hàng phải phổ biến cho khách hàng rõ trường hợp nào là chuyển
tiền điện tử trường hợp nào là thanh toán bù trừ để tránh lãng phí khi lập nhiều
liên.
Kiến nghị 5 : trên thực tế hiện nay khi mà ngân hàng nộp thuế cho Kho bạc
Nhà nước vẫn chưa có chứng từ mà phải viết tay. Theo em Ngân hàng Nhà nước
hoặc Thống đốc Ngân hàng cũng như các Giám đốc Ngân hàng thành viên nên đưa
ra quyết định cho in mẫu chứng từ để các ngân hàng đỡ mất thời gian trong việc
lập chứng từ.
Kiến nghị 6 : Trước khi hiện đại hoá ngân hàng thì ngân hàng vẫn thực
hiện lệnh tra soát trên máy nhưng từ khi hiện đại hoá ngân hàng thực thi và đưa
vào sử dụng thì chưa cài đặt lệnh tra soát. Khi mà sai sót hoặc thất lạc chứng từ thì
các thanh toán viên vẫn phải biết tra soát bằng tay sau đó phách đi để kiểm tra đối
chiếu từng giao dịch. Để khỏi mất thời gian cho việc tra soát ngân hàng nên đưa
vào hệ thống chương trình tra soát.
Kiến nghị 7 : Trong thời gian thực tập tại ngân hàng em quan sát thấy đôi
khi các máy dùng để phục vụ các nghiệp vụ chuyển tiền điện tử chưa kết nối được
với máy chủ. Chính điều đó đã làm cho các chứng từ bị ứ đọng, nhẽ ra từ khi hiện
đại hoá ngân hàng thì chỉ cần 5 - 10 phút thì một quy trình chuyển tiền có thể được
thực hiện xong, nhưng vì hệ thống máy tính chưa liên kết nên chứng từ có thể lâu
hơn. Vì vậy theo em ngân hàng cần phải nâng cấp hệ thống máy tính để thực hiện
tốt hơn các quy trình chu chuyển các chứng từ.

×