Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ PHƯƠNG THÙY

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ PHƯƠNG THÙY

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 9340201
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Hoàng Ngân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Mai Thị Phương Thùy;

MSHV:

Sinh ngày: 15/09/1983

tại: Thanh Hóa

Quê quán: xã Nga Thiện huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hóa
Hiện đang công tác tại: trường Đại học Văn Lang
Là nghiên cứu sinh khóa 20 của trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Mã số: 934.02.01

Đề tài nghiên cứu: Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh
toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Dưới đây, tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy PGS TS Trần Hoàng Ngân

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
TP. HCM ngày

tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

Th.S Mai Thị Phương Thùy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ
PGS.TS Trần Hoàng Ngân. Thầy đã hướng dẫn, gợi mở hướng giải quyết các vấn
đề khó khăn mà tôi gặp phải cũng như khích lệ, động viên tôi luôn luôn cố gắng để
hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất
đến Thầy Trần Hoàng Ngân!
Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô trong hội đồng các cấp đã giúp tôi nhận ra
sai sót của mình và sửa chữa để hoàn thiện bài luận án. Tôi xin cảm ơn tập thể giảng
viên Khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngân hàng TPHCM – nơi tôi sinh
hoạt chuyên môn trong quá trình học nghiên cứu sinh và Ban Giám hiệu, tập thể
giảng viên Khoa Tài chính – Kế toán trường đại học Văn Lang, nơi tôi đang công
tác đã động viên, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh

Th.s Mai Thị Phương Thùy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ................................................................................ix
TÓM TẮT ..................................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ..........................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................. 8
1.8. Kết cấu nghiên cứu............................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...........................................12
2.1. Lý luận về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ...................................12
2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ ...........................................................................12
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ .......................................................................13
2.1.2.1 Mục tiêu cuối cùng ........................................................................................13

2.1.2.2 Mục tiêu trung gian .......................................................................................15
2.1.2.3 Mục tiêu hoạt động........................................................................................16
2.1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ .................................................................17
2.1.4. Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ........................................................... 18
2.1.5. Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ ............................................................... 22


iv

2.2. Lý thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM ...................................26
2.2.1. Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM ....................................26
2.2.2. Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM .....................................28
2.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng thương mại .........31
2.3. Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
...................................................................................................................................32
2.3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM .......................................................................................................................32
2.3.2 Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM .......................................................................................................................33
2.4 Thể chế và ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM .......................................................35
2.4.1 Thể chế và chất lượng thể chế ..........................................................................35
2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên tác động
của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM ....................39
2.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan .................................................................41
2.6. Thảo luận các nghiên cứu trước và khe hở nghiên cứu: ....................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................. 61
3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................61
3.1.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................61



Chính sách tiền tệ (MP) ..................................................................................61



Chính sách tiền tệ bổ sung ..............................................................................62

3.1.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................67
3.1.3. Phương pháp ước lượng ..................................................................................75
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................79
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................80
4.1. Thực trạng tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2008-2017..................80


v

4.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ..............................................................................80
4.1.2. Tình hình lạm phát ..........................................................................................83
4.1.3. Chất lượng thể chế Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 ......................................85
4.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 20082017 ........................................................................................................................... 87
4.2.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2008-2017 ..87
4.2.2 Thực trạng điều hành các công cụ chính sách của NHNN Việt Nam giai đoạn
2008- 2017 ................................................................................................................89
4.3 Thực trạng rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam...............96
4.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất
khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam ......................................................101
4.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến ....................101
4.4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái chiết

khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam......................105
4.4.3. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái cấp
vốn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .......................108
4.4.4. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng tín
dụng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .....................111
4.4.5. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng dự
trữ ngoại hối đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .........114
4.4.6. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng
cung tiền M2 đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam ........117
4.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng
thanh toán của các NHTM VN................................................................................120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................122
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................123
5.1 Kết luận .............................................................................................................123
5.2 Hàm ý chính sách điều hành chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu rủi romất khả
năng thanh toán của ngân hàng thương mại Việt Nam. ..........................................124


vi

5.2.1 Nâng cao chất lượng thể chế của Việt Nam ...................................................124
5.2.2 Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với NHNN Việt Nam...128
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................129
KẾT LUẬN .............................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................132
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH



vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu
viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

1

ABB

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

BACAB

Ngân hàng TMCP Bắc Á

4


BAOVB

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

5

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6

BP

Cán cân thanh toán

7

CSTT

Chính sách tiền tệ

8

CTG

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

9


EAB

Ngân hàng TMCP Đông Á

10

EIB

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

11

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

12

GSO

Tổng cục Thống kê

HDB

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh

13
14


KIENLB

15

LPB

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

16

MB

Ngân hàng TMCP Quân đội

17

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải

18

NAMAB

19

NCB

20


NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

21

NHTM

Ngân hàng thương mại

22

NHTW

Ngân hàng trung ương

23

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

24

PGB

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

25
26


Ngân hàng TMCP Kiên Long

Ngân hàng TMCP Nam Á
Ngân hàng Quốc Dân

PVCOMB Ngân hàng TMCP Đại chúng
SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn


viii

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

27

SEAB

28

SGB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

29

SGMM


Phương pháp Mô men tổng quát hệ thống

30

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

31

STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

32

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

33

TCTD

34

TIENPB

35


VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

36

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

37

VIETAB

38

VIETB

39

VPB

Tổ chức tín dụng
Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Việt Á
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng



ix

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH


Danh mục bảng

Bảng 2.1: Tổng hợp nội dung lược khảo các nghiên cứu trước ................................ 50
Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình ............................................................ 69
Bảng 4.1: Mục tiêu và thực hiện chỉ tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
(% năm) .....................................................................................................................87
Bảng 4.2: Chỉ số Z bình quân của 30 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 ........96
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả ...........................................................................101
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................104
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái
chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ............105
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái
cấp vốn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ................108
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng
tín dụng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ...............111
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng
dự trữ ngoại hối đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ..114
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng
cung tiền M2 đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: .......117
Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, trong chương 5, luận án đưa ra một số
kết luận và hàm ý chính sách giúp NHTM giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh
toán. .........................................................................................................................122
 Danh mục hình, biểu đồ
Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................8
Hình 2.1: Các chỉ tiêu được sử dụng làm mục tiêu trung gian .................................16

Nguồn: Tô Kim Ngọc (2012) .....................................................................................16
Hình 2.2: Sự dịch chuyển của đường LM khi cung tiền tăng ...................................23
Hình 2.3: Sự dịch chuyển của đường LM khi cầu tiền tăng .....................................24


x

Hình 2.4: Tác động của chính sách tiền tệ trong trường hợp tỷ giá cố định hoàn
toàn ............................................................................................................................ 25
Hình 2.5: tác động của chính sách tiền tệ trong trường hợp tỷ giá thả nổi hoàn toàn
...................................................................................................................................26
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 20082017 ........................................................................................................................... 80
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 ...........83
Biểu đồ 4.3: Chất lượng thể chế của Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 .....................86
Biểu đồ 4.4: Biến động lãi suất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017 ............................ 89
Biểu đồ 4.5: Biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 - 2017 ............................ 92
Biểu đồ 4.6: Biến động chỉ số Z bình quân của NHTM trong giai đoạn 2008 – 2017
...................................................................................................................................98
Biểu đồ 4.7: Chỉ số Zscore bình quân 10 năm 2008-2017 của từng NHTM Việt
Nam ........................................................................................................................... 99
Biểu đồ 4.8: Chỉ số Zscore bình quân của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017
phân theo nhóm .......................................................................................................100


xi

TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời
gian qua đã tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các
NHTM Việt Nam, làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng,

trong khi cơ chế quản lý và điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam chưa hoàn
thiện. Thông qua các công cụ chính sách như điều tiết cung tiền, chính sách tỷ giá,
lãi suất, đặt ra hạn mức tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại, các công cụ
gián tiếp như quy định dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở…ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động kinh doanh, đặc biệt làm tăng rủi ro trong kinh doanh tiền tệ trong
đó có rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Mối liên kết giữa chính sách tiền
tệ và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng đã thu hút sự quan tâm ngày
càng tăng của các nhà nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách trong những
năm gần đây.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối cho 30 NH TMCP tại Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2017 nhằm đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro
mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua kết
quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đưa ra các giải pháp để xây dựng chính
sách tiền tệ nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Kết quả ước lượng mô hình (1) và (2) bằng phương pháp GMM cho thấy hệ
số hồi quy của 4 biến: độ trễ của biến ZSCORE (L1), lãi suất tái chiết khấu
(MP_I1), lãi suất tái cấp vốn (MP_I2), mức độ cạnh tranh của NHTM (LERNER);
chất lượng thể chế (INS) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng
thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 1%; Biến dự
trữ ngoại hối (FXI), tăng trưởng tín dụng (CR) tốc độ tăng trưởng cung tiền M2
(SM) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các
ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của các biến
này khi ước lượng bằng phương pháp GMM cũng phù hợp với kỳ vọng về dấu.


xii

Ngoài ra, hệ số hồi quy biến tác động của chính sách tiền tệ dưới ảnh hưởng
của chất lượng thể chế ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng
thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 1% cho thấy

khi chất lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ thông qua các công
cụ chính sách đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam giảm
xuống. Nói cách khác, khi hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh bạch thông
tin của các thay đổi trên thị trường đối với các ngân hàng, quy tắc luật pháp, tăng
cường các quy định, chế tài chặt chẽ hơn, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng
được tăng cường, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng làm rủi ro mất khả
năng thanh toán của NHTM được giảm xuống nhiều hơn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối quan hệ
tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM.
Ngoài ra, cho thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động này trong điều kiện ảnh
hưởng của các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, đặc điểm của nền kinh tế. Về mặt
thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt
được tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
tại Việt Nam. Từ kết quả này, họ có thêm cơ sở để đưa ra những điều chỉnh về mức
độ điều tiết của các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời cải thiện thể chế nhằm
giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM trong tương lai cũng như tăng
cường hiệu quả các công cụ chính sách.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang
là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính
thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO, tham gia ký kết 12 hiệp định thương
mại tự do (FTA), tiến tới ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu
mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là xu hướng tất yếu và cũng là cơ
hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc

hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã tạo ra sức ép
ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, làm tăng
các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và điều
hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Thông qua các công cụ chính
sách như điều tiết cung tiền, chính sách tỷ giá, lãi suất, đặt ra hạn mức tín dụng cho
hệ thống ngân hàng thương mại, các công cụ gián tiếp như quy định dự trữ bắt
buộc, tái cấp vốn, thị trường mở…ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của
NHTM, đặc biệt làm tăng rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra, cơ chế thanh tra,
giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan làm khả
năng kiểm soát tiền tệ hạn chế, rất dễ gây ra rủi ro hệ thống trong đó có rủi ro mất
khả năng thanh toán cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam.
Khi tình hình kinh tế có nhiều biến động với các cuộc khủng hoảng thường
xuyên xảy ra, vấn đề rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu của Laetitia, Strobel và Frank
(2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy tình trạng mất khả năng
thanh toán không chỉ có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sự tồn tại của một ngân
hàng mà nó còn ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ quốc gia.
Do đó, vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của các ngân hàng. Khả năng thanh toán dưới góc độ ngân hàng được hiểu là


2

khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền của khách hàng tại mọi thời điểm phát
sinh. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vào ảm
đạm. Tình trạng mất khả năng thanh toán của các ngân hàng như Lehman Brothers,
Merrill Lynch... và rất nhiều công ty lớn khác vào năm 2008 khiến cả nền kinh tế
Mỹ suy thoái và nền kinh tế thế giới rơi vào khủng khoảng đã chứng minh điều đó.
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro

mất khả năng thanh toán ngân hàng cho thấy nhiều kết quả khác nhau như: Sự thay
đổi lãi suất tham chiếu giảm khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ
mở rộng ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng tiền gửi, các ngân hàng gặp khó
khăn trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh và khả năng chịu rủi ro giảm.
Nghiên cứu của Laeven, L., Levine, R., (2009) cho thấy lãi suất thấp làm cho mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng trở nên khó thực thi hơn, điều này dẫn
đến các hoạt động đầu tư trở nên mạo hiểm hơn. Theo Rajan (2006) và Borio và
Zhu (2012), điều tiết của chính sách tiền tệ làm cho các ngân hàng điều chỉnh đòn
bẩy tài chính của họ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc định giá rủi ro và mức độ rủi
ro thực tế của các ngân hàng. Ngoài ra, theo Adrian và Shin (2010), Dell'Ariccia và
Marquez (2009), Dell'Ariccia (2014) lãi suât giảm khi thực thi chính sách tiền tệ mở
rộng có thể làm giảm lựa chọn bất lợi trên thị trường tài chính, và do đó làm suy yếu
nỗ lực của các ngân hàng trong việc giám sát và theo dõi các khoản vay vốn. Delis
và Kouretas (2011) cho thấy đối với các nước trong khu vực đồng euro, chính sách
tiền tệ mở rộng làm tăng đáng kể rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, đặc
biệt đối với các ngân hàng có vốn hóa thấp hơn và các khoản ngoại bảng cao.
Jiménez (2014) nhận thấy rằng, sau khi mở rộng tiền tệ, các ngân hàng ở Tây Ban
Nha tăng tín dụng cho những người đi vay ít có khả năng thanh toán tín dụng. Vì
vậy, rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng trước các cú sốc chính sách tiền
tệ thay đổi như thế nào vẫn là một câu hỏi quan trọng cần được lấp đầy.
Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kinh nghiệm về tăng cường
kinh tế, tự do hoá tài chính và xử lý khủng hoảng còn nhiều bị động. Chính sách
tiền tệ thường được sử dụng với nhiều mục tiêu như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ


3

giá hối đoái và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng tiềm ẩn sự cân bằng giữa ổn
định giá và ổn định tài chính đã bị bỏ qua.
Mặt khác, tại các quốc gia này, ngân hàng vẫn chiếm phần lớn trong hệ

thống tài chính và đóng vai trò là nguồn tài chính chủ yếu trong nền kinh tế. Do đó,
rủi ro mất khả năng thanh toán tăng cao có thể có những tác động bất lợi hơn so với
những rủi ro tại các nước mà ngân hàng chiếm phần nhỏ hơn trong hệ thống tài
chính (Kroszner và cộng sự, 2007). Tại Việt Nam, đảm bảo khả năng thanh toán của
hệ thống NHTM là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành ngân hàng.
Trong những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các ngân
hàng đã diễn ra vô cùng sôi động, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; triển
khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ
và xử lý nợ xấu của các TCTD, từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành.
Điều này giúp gia tăng khả năng thanh toán cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy
nhiên, việc làm này chỉ nhằm giải quyết hậu quả chứ chưa thực sự giải quyết được
nguyên nhân gây ra rủi ro mất khả năng thanh toán. Việc điều hành các công cụ của
chính sách tiền tệ trước các tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản của hệ
thống NHTM sẽ góp phần làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán. Vì vậy, tác
động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán có ý nghĩa quan
trọng không chỉ đối với việc điều chỉnh chính sách tối ưu mà còn cho sự ổn định tài
chính dài hạn và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Xuất phát từ những lý do đó, tác
giả lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng
thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của chính sách tiền
tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ
đó nêu các kiến nghị cho NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và
cho các NHTM Việt Nam hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Các nghiên cứu
trước đây chưa xem xét tác động này dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế. Nhằm


4

lấp một phần khoảng trống nghiên cứu này, luận án tiến hành xem xét tác động của

chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam
dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế.
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của NHTM Việt Nam

-

Kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của các NHTM Việt Nam dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế.

-

Đưa ra các kiến nghị cho NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ hiệu
quả giúp cho các NHTM Việt Nam hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào?

-

Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM Việt Nam như thế nào?


-

Khi chất lượng thể chế thay đổi, tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro
mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam thay đổi như thế nào?

-

Nhằm điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và hạn chế rủi ro mất khả năng
thanh toán, NHNN cần điều chỉnh chính sách tiền tệ như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả
năng thanh toán của NHTM Việt Nam và ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác
động này.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối cho 30 NH
TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. Theo thống kê của
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2017, số NHTM là 44 ngân hàng bao gồm
các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân
hàng liên doanh. Tuy nhiên một số ngân hàng không có đủ dữ liệu trong giai đoạn


5

nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, tác giả lựa chọn 30 NHTM
có đầy đủ dữ liệu đã trình bày ở trên. Ngoài ra, theo số liệu của Ngân hàng Nhà
nước tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của 44 NHTM là 8.719.726 tỷ đồng.
Trong khi, tổng tài sản của 30 NHTM được tác giả sử dụng tại thời 31/12/2017 là
6.131.649 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 30 NHTM
được tác giả lựa chọn đảm bảo đại diện cho các NHTM tại Việt Nam.
1.5. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 30 NH TMCP tại Việt Nam: Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng
TMCP Á Châu; Ngân hàng TMCP Hàng Hải; Ngân hàng TMCP Bảo Việt; Ngân
hàng TMCP Bắc Á; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Đông Nam Á;
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương; Ngân hàng TMCP Kiên Long; Ngân hàng TMCP
Nam Á; Ngân hàng TMCP Quân Đội; Ngân hàng TMCP Phương Đông; Ngân hàng
TMCP Quốc Tế; Ngân hàng TMCP Sài Gòn; Ngân hàng TMCP Quốc dân; Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng TMCP Tiên Phong; Ngân hàng
TMCP Xăng dầu Petrolimex; Ngân hàng TMCP Việt Á; Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín;; Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu; Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương; Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
trong giai đoạn 2008-2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, cụ thể là phương pháp thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp
và phương pháp ước lượng mô men tổng quát hệ thống SGMM.
Phương pháp thống kê, mô tả: Được sử dụng sau khi thu thập và xử lý số
liệu thứ cấp đáng tin cậy từ tổng cục Thống kê, ngân hàng Nhà nước, thông tin, dữ
liệu của các tổ chức quốc tế: IMF, Ngân hàng thế giới (WB).… nhằm mô tả thực


6

trạng cũng như hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2017.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để so sánh số liệu thống kê
qua các năm nhằm đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả quản lý chính sách tiền tệ

của ngân hàng nhà nước.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ quá trình
thực hiện. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu
chỉnh, mã hoá và phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để
minh hoạ cho những nội dung phân tích. Lược khảo nội dung các nghiên cứu trước
giúp cho tác giả kế thừa, khai thác và phát triển những nghiên cứu trước. Ngoài ra,
luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp
quy nạp, so sánh, điều tra khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, với sự trợ giúp
của các phần mềm tính toán. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của
các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu. Sau
khi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả quản lý chính sách
tiền tệ của NHNN Việt Nam, đưa ra kết luận nhằm tìm ra các giải pháp.
Phương pháp ước lượng: nghiên cứu này thực hiện hồi quy các mô hình
bằng phương pháp System GMM– SGMM của Arellano & Bond (1991). Phương
pháp này được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng động tuyến tính
hoặc các dữ liệu bảng có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.
Phương pháp SGMM là phương pháp thích hợp với nghiên cứu này vì dữ liệu bảng
có T nhỏ, N lớn (30 ngân hàng), nghĩa là có ít mốc thời gian nhưng nhiều quan sát.
Bên cạnh đó, tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến giải
thích. Mô hình động với một hoặc hai vế của phương trình có chứa biến trễ. (Lúc
này các ước lượng bảng tĩnh không cho phép tạo ra các biến đại diện từ chính các
biến trong mô hình). Các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly
extrogenous), nghĩa là có tương quan với phần dư; hoặc tồn tại biến nội sinh


7

(endogenous variable) trong mô hình. Tồn tại các tác động cố định riêng rẽ và
phương sai thay đổi hoặc tự tương quan của sai số.
Trong cách ước lượng SGMM, hệ phương trình được ước lượng ở đạng gốc

và sai phân bậc 1. Phương pháp SGMM có thể giải quyết được hai vấn đề kinh tế
lượng quan trọng: (i) vì giá trị quá khứ có thể xác định giá trị hiện tại của biến phụ
thuộc, SGMM cho phép chúng ta sử dụng biến phụ thuộc có độ trể trong phương
trình để khám phá tính động của dữ liệu; (ii) các biến giải thích có thể không phải là
hoàn toàn ngoại sinh, bằng cách sử dụng SGMM chúng ta có thể khắc phục vấn đề
nội sinh khi sử dụng các biến có độ trễ hoặc sai phân như là các biến công cụ. Kiểm
định các tính xác định của các ràng buộc, Hansen (1982) được sử dụng để kiểm
định tính hợp lý cho các biến công cụ. Để kiểm định tự tương quan bậc 2, chúng ta
sử dụng kiểm định Arellano-Bond.
Nghiên cứu được tác giả thực hiện theo quy trình sau:


8

Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Nguồn: tác giả tổng hợp
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành đo lường và đánh giá tác động của
chính sách tiền tệ đến mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt
Nam trong giai đoạn 2008-2017. Thêm vào đó, điều tra các yếu tố điều chỉnh tác
động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng như: các


9

yếu tố đặc trưng của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế và tính
minh bạch của chính sách... Nghiên cứu có các đóng góp cụ thể:
Về mặt lý thuyết: kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý
thuyết về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM, các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh

toán của NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp một cái nhìn hệ thống và tổng
quan các bằng chứng thực nghiệm từ trước đến nay trên thế giới về tác động này
trong điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, đặc điểm của
nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn:
Một là, các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của chính sách
tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM theo các khía cạnh khác nhau,
do đó cho thấy kết quả nhiều chiều theo nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, một sự
thay đổi trong điều tiết chính sách tiền tệ có thể cho ra kết quả tác động tích cực
hoặc tiêu cực khác nhau đến rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM tùy vào từng
quốc gia và từng khoảng thời gian. Nghiên cứu này đóng góp một căn cứ quan trọng
cho thấy khi NHTW thực thi chính sách tiền tệ mở rộng góp phần làm giảm rủi ro
mất khả năng thanh toán của khu vực NHTM.
Hai là, nghiên cứu về tác động này tại các NHTM Việt Nam chỉ nhận được
sự quan tâm hạn chế, chưa có công bố nào trong nước được tác giả tìm ra. Tại các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kinh nghiệm về tăng cường kinh tế và tự do
hoá tài chính, và xử lý khủng hoảng còn nhiều bị động. Các nghiên cứu về truyền
dẫn chính sách tiền tệ tới kênh: lãi suất, giá tài sản, tỷ giá và hoạt động tín dụng
ngân hàng thường được quan tâm nhiều nhưng tác động của chính sách tiền tệ tới
khả năng thanh toán của các NHTM đã bị bỏ qua. Thông qua kết quả nghiên cứu
thực nghiệm, luận án cho thấy sự tồn tại tác động trong điều hành chính sách tiền tệ
của NHNN đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM. Vì vậy, tác động
của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả năng thanh toán có ý nghĩa quan trọng


10

để đưa ra những điều chỉnh về mức độ điều tiết của các công cụ chính sách tiền tệ
nhằm giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM trong tương lai cũng
như tăng cường hiệu quả các công cụ chính sách.

Ba là, các tài liệu trước đây chủ yếu nghiên cứu một số đặc điểm riêng của
các ngân hàng, như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa đối với ảnh hưởng
của chính sách tiền tệ đối với rủi ro ngân hàng, còn điều kiện kinh tế vĩ mô, chất
lượng thể chế và tính minh bạch của chính sách ảnh hưởng đến kênh này vẫn còn
hạn chế. Các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, các cú
sốc kinh tế, cơ cấu thị trường, chất lượng thể chế hay sự minh bạch của chính sách
đối với tác động này. Chẳng hạn, thị trường độc quyền trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng cao làm giảm rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ-ngân hàng, hàm ý
chính sách cho các nhà hoạch định thận trọng để xác định đúng mức cấu trúc loại
thị trường trong ngành ngân hàng và tránh những ảnh hưởng bất lợi từ thị trường
cạnh tranh ngân hàng quá mức. Hoặc, một động thái hướng tới sự minh bạch của
chính sách cao hơn cũng được khuyến khích áp dụng như một công cụ bổ sung
nhằm làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng khi chính sách tiền tệ
được nới lỏng (Brissimis và cộng sự, 2014. Jiménez và cộng sự, 2014). Hệ số hồi
quy của biến chất lượng thể chế mang dấu âm ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến
rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý
nghĩa 5% cho thấy khi chất lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ
thông qua lãi suất tái chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM
Việt Nam tăng lên. Nói cách khác, khi hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh
bạch thông tin của các thay đổi trên thị trường đối với các ngân hàng, quy tắc luật
pháp, tăng cường các quy định, chế tài chặt chẽ hơn, ổn định chính trị, kiểm soát
tham nhũng được tăng cường, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng làm rủi ro
mất khả năng thanh toán của NHTM được giảm xuống nhiều hơn. Việc xác định
các điều kiện này đối với chính sách tiền tệ và mối quan hệ với rủi ro mất khả năng
thanh toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các gợi ý chính sách
cho các nhà quản lý và điều hành chính sách tiền tệ.


11


1.8. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương cụ thể như
sau:
Chương 1: Giới thiệu chung
Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về tác động của
chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng
thương mại
Trình bày lý thuyết về chính sách tiền tệ; rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM; lý thuyết về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất thanh khả năng
thanh toán của NHTM và lược khảo các nghiên cứu liên quan.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Tác giả trình bày dữ liệu nghiên cứu, phát triển các giả thuyết, xây dựng mô
hình và phương pháp ước lượng mô hình đánh giá tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả phân tích thực trạng và ước lượng mô hình đánh giá tác
động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất thanh khả năng thanh toán của NHTM.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Đưa ra kết luận những đóng góp chính của nghiên cứu, hàm ý chính sách và
hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


×