Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.72 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. VÀI NÉT VỀ CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM
Trước thời kỳ đổi mới, mô hình tổ chức ngân hàng Việt Nam được mô phỏng
theo mô hình tổ chức ngân hàng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Theo mô hình này, Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung
ương, vừa đóng vai trò là ngân hàng trung gian tài chính. Mô hình này gọi là mô
hình một cấp.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước và thực hiện chính sách mở cửa, các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội
cũng từng bước được đổi mới cho phù hợp, trong đó đổi mới hệ thống ngân hàng là
một trong những bước đột phá khẩu. Mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ hệ thống
ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp là Pháp lệnh Ngân hàng được
công bố ngày 24/05/1990. Pháp lệnh đã đặt nền móng cho việc tổ chức, vận hành
hệ thống quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương
mại theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Theo đó đã có sự tách bạch chức
năng tổ chức: Ngân hàng Trung ương (NHNN) là cơ quan quản lý Nhà nước trên
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, được độc quyền phát hành tiền và đóng vai trò là ngân
hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức trung
gian tài chính khác thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi,
trong đó trước hết phải kể đến là sự đa dạng hóa về các loại hình hoạt động trong
lĩnh vực trên ở 6 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN): Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng
sông Cửu Long, 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 31 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, 6 công ty tài chính.
Vai trò của các ngân hàng thương mại được thể hiện qua các hoạt động cơ bản
của nó, ở đây tác giả xin đánh giá theo các mảng hoạt động cụ thể. Riêng đối với


các NHTMNN, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, hệ
thống các ngân hàng này còn đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thực
hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
2.1.1. Huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:
a) Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp
thuận.
c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam
d) Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn
e) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Nhà nước
Các NHTM đáp ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của
đa phần dân cư với mạng lưới các chi nhánh cấp 1, cấp 2 đến tận thôn, làng, xã.
Người gửi tiền tiết kiệm được hưởng một khoản tiền gọi là lãi suất với mức độ an
toàn và khả năng thanh khoản cao.
Huy động động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng
đầu của các NHTM Việt Nam. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, các NHTM còn nhiều bỡ ngỡ, hiệu quả kinh doanh
còn nhiều mặt hạn chế, kể cả mảng huy động vốn. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực
của bản thân các ngân hàng thương mại và sự ủng hộ từ nhiều phía tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi hơn, các NHTM đã quen dần với cơ chế mới và đạt được
những thành quả nhất định trong kinh doanh. Trong giai đoạn 2000-2005, chỉ xét
riêng mảng huy động vốn của hầu hết các NHTM đều có sự tăng lên cả về quy mô
và chất lượng. Theo báo cáo của NHNN, tổng khối lượng vốn huy động của các tổ
chức tín dụng trong nước cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng liên doanh liên tục tăng. Năm 2005, các ngân hàng thương mại quốc doanh
huy động được 367,5 ngàn tỉ VND (kể cả ngoại tệ quy đổi) (khoảng 70% GDP)
vượt mục tiêu đã đề ra tại Đại hội Đảng IX.

2.1.2. Mở rộng tín dụng và đầu tư
Tín dụng của các NHTM có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ nền kinh tế, nó
cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp và dịch vụ của đất nước. Tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng
thực hiện toàn bộ quá trình từ khi sản phẩm được sản xuất cho đến khi sản phẩm
đến tay người tiêu dùng.
Bảng 2.1- Tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTM
Đơn vị: tỉ đồng - %
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Ngân hàng thương mại nhà nước 302.840 389.950 457.535
Ngân hàng thương mại cổ phần 45.920 58.950 69.745
Ngân hàng nước ngoài và liên doanh 38.240 46.100 53.720
Tổng cộng 387.000 495.000 581.000
Tỉ trọng dư nợ/GDP 54,73% 62,38% 68,42%
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2006)
Đối với các NHTM Việt Nam do dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng và phát
triển ở mức độ chưa cao, lợi nhuận thu được từ việc thu phí dịch vụ còn thấp nên
hoạt động cho vay giữ vai trò số một trong việc tìm kiếm lợi nhuận của các ngân
hàng. Do tính đơn điệu của sản phẩm nên hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông
qua lãi suất cho vay. Và trong “cuộc chiến” lãi suất, lợi thế thuộc về nhóm các
NHTMNN do có quy mô vốn lớn, mạng lưới chi nhánh rộng. Các NHTMCP, ngân
hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do chi phí cho việc huy động
cao hơn nên thường phải đặt mức lãi suất cao hơn so với các NHTMNN. Tuy nhiên
điều đó không có nghĩa là khối lượng khách hàng đến xin vay tại các NHTMNN
không lớn. Bởi vì có mức “giá” hấp dẫn hơn, nhưng các nguồn vốn vay từ các
NHTMNN là rất khó tiếp cận. Các NHTMNN thường cho vay đối với các Tổng
công ty 90, 91, các doanh nghiệp nhà nước; cho vay theo chỉ định của chính phủ
đối với các công trình trọng điểm của quốc gia…Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thường không có quan hệ tín dụng tốt
đối với các NHTMNN do luôn bị coi là những khách hàng nhỏ, hoạt động theo

kiểu manh mún, chụp giật, vốn tự có thấp, uy tín chưa cao. Các doanh nghiệp này
là đối tượng của các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
Từ sau khi các NHTMNN tách chức năng tín dụng chính sách đồng thời
chuyển đổi từ các ngân hàng chuyên doanh sang kinh doanh đa năng, đa dạng hoá
khách hàng, khu vực kinh tế tư nhân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn của các
ngân hàng này. Năm 2004, các NHTMNN cho vay khu vực kinh tế tư nhân là
265.792 tỉ đồng, đến năm 2005 đã tăng lên 372.869 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm
2004.
2.1.3. Hoạt động thanh toán
Việc đưa ra hoạt động thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động của đồng
vốn là một trong những chức năng quan trọng. Trong những năm gần đây, hệ thống
các ngân hàng đã có những biến chuyển nhất định, các ngân hàng đã và đang trang
bị máy vi tính, hệ thống mạng kết nối thanh toán thẻ quốc tế, các phương tiện kỹ
thuật để đưa vào sử dụng những hình thức chuyển tiền mới như chuyển tiền điện
tử, mạng SWIFT và mạng hoá hệ thống máy tính trong ngân hàng. Hệ thống mạng
kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng được thiết lập, tạo nên những biến
chuyển sâu sắc trong hoạt động thanh toán nội địa và quốc tế của các NHTM Việt
Nam.
2.1.4. Tài trợ thương mại
Đây có thể nói là một trong những hoạt động quan trọng nhất do các NHTM
thực hiện trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Mặc dù ngoại thương được
hình thành và bắt nguồn từ những hoạt động nội thương, nhưng có những sự khác
nhau đáng kể và chính từ sự khác nhau đó mà các ngân hàng thương mại cần cung
ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế hay bao thanh toán xuất nhập khẩu để cho quá
trình này diễn ra suôn sẻ. Sở dĩ như vậy là do mỗi nước có một hệ thống tiền tệ
riêng, không đồng nhất, và với năng lực tài chính của người mua và người bán ở
các quốc gia cũng không giống nhau, ngoài ra còn có những hạn chế về ngôn ngữ,
môi trường văn hoá, phong tục tập quán khác nhau, môi trường pháp lý và luật
pháp của các quốc gia khác nhau, các chế độ chính trị khác nhau, người mua,

người bán cách xa nhau về địa lý…. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại đóng
vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, điều này thể hiện ở những mặt sau:
 Cung cấp các khoản bảo lãnh hoặc tín dụng: bao gồm bảo lãnh tín dụng, bảo
lãnh phát hành L/C, cho vay…đối với nhà nhập khẩu và chiết khấu chứng từ xuất
khẩu, mua lại chứng từ nhờ thu…đối với nhà xuất khẩu.
 Trung gian thanh toán: hệ thống ngân hàng cho phép việc thực hiện thanh toán
giữa các bên liên quan, đảm bảo an toàn nhanh chóng và chính xác.
 Tư vấn: Trong bất kỳ trường hợp nào nếu gặp phải những vấn đề liên quan
đến thanh toán trong giao dịch ngoại thương, khách hàng liên quan có thể nhận
được những tư vấn tốt từ cán bộ chuyên môn trong các ngân hàng thương mại.
 Quản lý rủi ro tín dụng: Trong thương mại quốc tế, người mua có thể giao
dịch với một người bán mà họ không hề biết, thậm chí ngay cả khi họ đã thực hiện
một số giao dịch mua bán với nhau, người mua cũng không biết về người bán một
cách triệt để. Như vậy người mua và người bán không thể nắm bắt được chắc chắn
về khả năng tài chính, uy tín và khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác, do đó khó
lường được những rủi ro có thể xảy ra. Với sự giúp đỡ của ngân hàng, người mua và
người bán sẽ có thể tin tưởng nhau hơn vì sẽ loại trừ hoặc giảm thiểu một số rủi ro
trong hoạt động kinh doanh.
 Quản lý rủi ro về ngoại hối: Trong thương mại quốc tế, nguời mua và người
bán ở hai nước khác nhau nhưng chỉ giao dịch với nhau cùng một loại tiền tệ, họ sẽ
phải đương đầu với những loại rủi ro dao động về tỷ giá, những rủi ro này sẽ dễ
dàng được hạn chế khi có sự giúp đỡ của ngân hàng thông qua các hợp đồng mua
bán hoặc chuyển đổi ngoại tệ tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng.
 Cung cấp khả năng lựa chọn các phương thức thanh toán: thanh toán trước,
thanh toán sau, tài khoản mở, nhờ thu, L/C và bao thanh toán. Hiện nay, ở Việt
Nam, phương thức tín dụng chứng từ vẫn được khách hàng ưa chuộng.
2.1.5. Các hoạt động khác
Các hoạt động khác như giao dịch hối đoái, kinh doanh vàng, kim loại đá quý,
dịch vụ uỷ thác…cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, ngoài những nhiệm vụ chính đóng vai trò huyết mạch, là bà đỡ cho

các hoạt động kinh tế, hệ thống các NHTM Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ
ngân hàng, là một ngành kinh tế dịch vụ. Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương
mại Việt Nam đang đứng trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế, do đó
các sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp luôn phải đáp ứng với yêu cầu của
thời đại. Trên thế giới, khi mà bao thanh toán đã trở thành một trong những nghiệp
vụ quen thuộc của hầu hết hệ thống các tổ chức tín dụng, ở Việt Nam, rất nhiều
doanh nghiệp chưa biết tới loại hình này. Tác giả xin dành một phần trong luận văn
của mình để đề cập đến trực trạng áp dụng bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam
hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
2.2.1. So sánh ưu nhược điểm của bao thanh toán với phương thức tài trợ
khác ở các NHTM Việt Nam
Các NHTM Việt Nam đứng trước một môi trường cạnh tranh đang trở nên khốc
liệt, phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hơn lúc nào hết trở thành một vấn đề
cấp thiết nằm trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng nói riêng và của toàn
ngành ngân hàng nói chung. Cho đến nay, phương thức tài trợ thương mại chủ yếu
vẫn là cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ…, những
phương thức rất phổ biến và truyền thống ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Vậy
bao thanh toán có gì vượt trội hơn so với các phương thức phổ biến ở các ngân hàng
Việt Nam hiện tại. Qua một số bảng so sánh với các dịch vụ hiện tại của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMABNK), một ngân hàng điển
hình về phát triển và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và sản phẩm, tác giả hi vọng
có thể minh chứng phần nào một thực tế là các sản phẩm dịch vụ NHTM Việt Nam
thiếu đi tính sáng tạo, đổi mới và hiện đại.
[15]
2.1.2.1. So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ
Bao thanh toán như đã phân tích, có những đặc điểm giống và khác nhau nhất
định so với các sản phẩm ngân hàng truyền thống của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là
sản phẩm cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu (quyền đòi nợ).
Bảng 2.2. So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ

Điểm khác biệt
Cho vay bảo đảm
bằng quyền đòi
nợ
Bao thanh toán
Sở hữu khoản phải
thu
Thuộc người bán Thuộc Ngân hàng
Tài trợ vốn cho
người bán trên cơ sở
phải thu
Giống nhau giữa hai hình thức: người bán đều có thể nhận
được tài trợ vốn lưu động dựa vào các khoản phải thu
Rủi ro từ việc mua
không trả được nợ
Người bán phải
gánh chịu hoàn
toàn
Ngân hàng (trong trường hợp bao
thanh toán không truy đòi)
Dịch vụ thu hộ Không có Có dịch vụ thu hộ
Đối tượng thẩm định
của ngân hàng
Người bán (chủ
yếu là nguồn trả
cuối cùng) và
người mua
Người mua (năng lực tín dụng) và
người bán (năng lực cung cấp hàng)
(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)

Như vậy, có một sự khác nhau căn bản giữa phương thức cho vay đảm bảo
bằng quyền đòi nợ và phương thức bao thanh toán, đó là những dịch vụ sau liên
quan đến các khoản phải thu, đó là quyền sở hữu các khoản phải thu và trách
nhiệm thu hộ của ngân hàng.
2.1.2.2. So sánh bao thanh toán và các phương thức thanh toán quốc tế
Bao thanh toán xuất nhập khẩu có thể được coi là một phương thức thanh toán
độc lập. So với các phương thức thanh toán truyền thống khác, bao thanh toán có
những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Cụ thể:
Bao thanh toán chỉ áp dụng trong thanh toán trả chậm, nên sẽ khác với các
phương thức trả ngay, bao gồm: Chuyển tiền ứng trước (TTR In advance); thanh
toán tiền mặt dựa trên chứng từ (CAD: Cash against Documents); Nhờ thu bộ
chứng từ trả ngay (D/P: Documents against Payment) và phương thức thư tín dụng
trả ngay (At sight Letter of Credit)
Các phương thức thanh toán trả chậm bao gồm: Chuyển tiền sau khi giao
hàng (TTR after shipment hay còn gọi là Open Account); nhờ thu bộ chứng từ trả
chậm (D/A: Document against Acceptance) và tín dụng thư trả chậm (Usance
Letter of Credit). Ở ngân hàng Techcombank, sản phẩm bao thanh toán được kết
hợp với phương thức trả chậm. Trong một số ít trường hợp, bao thanh toán có thể
kết hợp với D/A. Đối với L/C trả chậm, bao thanh toán lại là một phương thức thay
thế hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với hình thức L/C trả ngay, thông thường vẫn có độ trễ nhất
định trong thanh toán (do các vấn đề về yêu cầu chứng từ phức tạp, thủ tục chặt
chẽ và khả năng có sai biệt của bộ chứng từ so với L/C dẫn đến trì hoãn trong
thanh toán) nên có thể so sánh chung như sau:
 Đối với nhà xuất khẩu:
Bảng 2.3. So sánh chấp nhận thanh toán bằng L/C và chấp nhận thanh toán
bằng bao thanh toán
So sánh
Chấp nhận thanh
toán bằng L/C

Chấp nhận thanh toán
bằng bao thanh toán
Phương thức áp dụng
Thanh toán trả ngay
hoặc trả chậm
Chỉ áp dụng với thanh
toán trả chậm
Khả năng tài trợ vốn cho
người bán khi xuất hàng
Được ngân hàng chiết
khấu sau khi có bộ
chứng từ xuất khẩu
Được ngân hàng ứng
trước trên cơ sở bộ
chứng từ xuất khẩu
Rủi ro từ việc không thanh
toán tiền
Thấp (do ngân hàng
phát hành L/C bảo lãnh
thanh toán theo L/C
Ngân hàng gánh chịu
(trường hợp bao thanh
toán không truy đòi)
Theo dõi và thu hộ các khoản
phải thu
Không có Có dịch vụ thu hộ
(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)
Cũng tương tự như phương thức trên, đặc điểm nổi bật của bao thanh toán là
có dịch vụ theo dõi và thu hộ các khoản phải thu, thông thường chấp nhận thanh
toán bằng bao thanh toán chỉ áp dụng đối với phương thức thanh toán trả chậm.

Đặc biệt, trong bao thanh toán không truy đòi, rủi ro do chính ngân hàng gánh chịu.
Như vậy, đối với nhà xuất khẩu, sử dụng bao thanh toán ngoài lợi thế về nguồn vốn
còn có thể giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình, chuyển giao rủi ro
đó sang một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ.
 Đối với nhà nhập khẩu
Bảng 2.4. So sánh mở L/C và chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
So sánh Mở L/C
Chấp nhận thanh toán
bằng bao thanh toán
Phương thức áp
dụng
Thanh toán trả ngay hoặc
trả chậm
Chỉ áp dụng với thanh toán
trả chậm
Chi phí từ việc nhà
xuất khẩu không giao
hàng
Nhà nhập khẩu vẫn phải
thanh toán phí phát hành
L/C ngay khi nhà xuất
khẩu không giao hàng
Nhà nhập khẩu không phải
chịu họ chỉ phải chịu sau khi
đã nhận được hàng
Ký quỹ khi mở L/C
Thông thường phải ký quỹ,
có thể phải ký quỹ lên tới
100%
Không có

Phí giao dịch
Người mua chịu nhiều
khoản phí liên quan đến
việc mở L/C và chấp nhận
hối phiếu trả chậm
Phí chủ yếu do người bán trả
(được trừ vào tiền thu được
từ khoản phải thu), người
mua có trách nhiệm thanh
toán tiền
(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)
Như vậy, trong quá trình thực hiện giao dịch bao thanh toán đối với nhà
nhập khẩu việc cam kết thanh toán trả chậm cũng đã là một lợi thế, nhưng còn có
một lợi thế nữa là giảm thiểu những chi phí phát sinh và không bị đọng vốn do
phải ký quỹ mở L/C.
 Bao thanh toán và chiết khấu chứng từ xuất khẩu
Bảng 2.5. So sánh chiết khấu chứng từ xuất khẩu và bao thanh toán
Điểm khác biệt Chiết khấu chứng từ
xuất khẩu
Bao thanh toán
Sở hữu khoản phải thu Thuộc nhà xuất khẩu Thuộc ngân hàng
Phương thức áp dụng
Thanh toán trả ngay
hoặc trả chậm (kèm
theo L/C)
Chỉ áp dụng với thanh
toán trả chậm
Dịch vụ thu hộ Không có Có dịch vụ thu hộ
(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)
Tóm lại, từ việc so sánh sự khác nhau giữa phương thức cho vay bảo đảm bằng

quyền đòi nợ và phương thức bao thanh toán, rõ ràng bao thanh toán đã khẳng định
những ưu thế vượt trội so với phương thức tài trợ khác. Đối với bao thanh toán, nhà
xuất khẩu được thanh toán khoản tiền ứng trước với tỷ lệ cao ngay khi nộp chứng từ
các khoản phải thu còn trong phương thức L/C, họ lại phải chờ khi đến hạn thanh
toán. Khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán, nhà nhập khẩu không phải mở L/C
có nghĩa là giảm thiểu các chi phí vật chất, khoản tiền ký quỹ, thời gian phát sinh từ
việc mở L/C nhưng nó lại làm tăng khả năng thương mại hàng hoá dịch vụ thông
qua tài khoản mở. Hơn nữa, số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động
thanh toán thư tín dụng rất nhiều; riêng đối với phương thức bao thanh toán, theo
đánh giá của Trung tâm thương mại quốc tế (ICC), cho đến nay có 01 vụ tranh chấp
liên quan đến bao thanh toán. Ngay cả đối với phương thức cho vay bảo đảm bằng
quyền đòi nợ, rủi ro từ việc người mua không trả được nợ được chuyển từ người bán
sang đơn vị bao thanh toán. Ngoài ra, trong bất cứ phương thức nào, bao thanh toán
cũng cung cấp dịch vụ thu hộ và quản lý sổ sách kế toán các khoản phải thu mà hầu
như không có phương thức tài trợ thương mại của Việt Nam áp dụng.
Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, chủ yếu áp dụng các phương thức
tài trợ trên, tuy nhiên hoạt động bao thanh toán và doanh số bao thanh toán còn quá
nhỏ bé so với hoạt động bao thanh toán trên thế giới. Xu thế của thế giới ngày nay
đang đi theo hướng phát triển bao thanh toán và bảo hiểm tín dụng, phương thức
tín dụng chứng từ không còn chiếm vị trí quan trọng nhất như trước đây nữa. Mỗi
phương thức thanh toán quốc tế truyền thống (từ chuyển tiền trả trước đến phương
thức L/C trả chậm) đều có những ưu, nhược điểm nhất định cho người xuất khẩu
và người nhập khẩu và việc sử dụng phương thức nào là do thoả thuận, đàm phán
và mối quan hệ giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương
mại quốc tế hiện nay, người bán (nhà xuất khẩu) Việt Nam đang phải đối mặt với
sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên, và thế đàm phán trong thương mại đang có
xu thế đang nghiêng về phía người mua rõ rệt.
Trước tình hình đó, người mua sẽ có những yêu cầu hoặc lựa chọn phương
thức thanh toán có lợi hơn cho mình, nhất là phương thức mua hàng trả chậm
(người mua tránh được rủi ro liên quan đến việc giao hàng, chất lượng hàng hoá và

đặc biệt chiếm dụng vốn của người bán. Người bán để tăng cường khả năng cạnh
tranh cần phải có những giải pháp đáp ứng yêu cầu của người mua, vừa bảo vệ
mình trước những rủi ro tiềm ẩn (rủi ro người mua không thanh toán). Do vậy, đối
với người xuất khẩu, người bán hàng Việt Nam, phương thức này mang lại nhiều lợi
ích cụ thể:
 Bổ sung thêm một kênh huy động vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp bán hàng,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng không dễ tiếp cận với
nguồn vốn vay ngân hàng.
 Thu hồi được vốn ngay khi bán các khoản phải thu cho ngân hàng hay đơn
vị bao thanh toán; nhờ đó đồng vốn được quay vòng nhanh hơn.
 Tránh được những rủi ro mất vốn khi đối tác không trả được nợ (tránh được
các khoản nợ khó đòi)

×