Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

*****

NGUYỄN THỊ HỒNG VINH

NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

*****
NGUYỄN THỊ HỒNG VINH

NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO


PGS.,TS. HẠ THỊ THIỀU DAO

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62 34 02 01

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (i) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu
của các NHTM Việt Nam; (ii) Nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí,
hiệu quả lợi nhuận, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng ước lượng dữ liệu bảng động GMM để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng cũng như tác động của nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2015.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả chi phí trung bình của các NHTM Việt Nam
được đo lường bằng bao dữ liệu DEA trong giai đoạn nghiên cứu đạt 69,3%, tức là còn
lãng phí các nguồn lực đầu vào. Nghiên cứu lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ
xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều này cho
thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu phát hiện bằng chứng nhóm các
yếu tố tác động ngược chiều đến nợ xấu là hiệu quả ngân hàng, tăng trưởng tín dụng,
vốn chủ sở hữu, dư nợ trên vốn huy động, mức độ tập trung thị trường, tăng trưởng kinh
tế. Ngược lại, các yếu tố tác động cùng chiều đến nợ xấu là dự phòng rủi ro tín dụng,
quy mô ngân hàng, mức độ kiểm soát của chủ sở hữu, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất
và giá nhà đất. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về tác động của nợ xấu đến hiệu
quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, vốn và tăng trưởng tín dụng theo hướng tiêu cực.
Với các kết quả nghiên cứu trên, luận án đã đóng góp về mặt lý thuyết về mối quan hệ
giữa nợ xấu với các yếu tố đặc thù ngân hàng, ngành cũng như yếu tố vĩ mô của quốc

gia mới nổi như Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về
sự tồn tại của các yếu tố tác động đến nợ xấu cũng như hậu quả của nợ xấu đối với hệ
thống ngân hàng Việt Nam.
Ngoài ra, luận án đã có đóng góp quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của
Việt Nam trong việc ổn định hệ thống ngân hàng cũng như các nhà quản trị ngân hàng
trong việc kiểm soát tốt hơn các yếu tố tác động đến nợ xấu.
Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại Việt Nam, yếu tố đặc thù, yếu tố vĩ mô.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại
bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận án.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
TP.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Vinh


iii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo và

PGS.,TS. Hạ Thị Thiều Dao vì sự hướng dẫn tận tình, hỗ trợ hết lòng của hai Cô cũng
như sự động viên quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM và và
Khoa Sau Đại Học vì đã giúp đỡ tôi trong việc học tập và nghiên cứu để hoàn thiện kiến
thức cũng như khả năng tư duy. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê
Hồ An Châu vì những góp ý quan trọng của Cô về cơ sở lý thuyết cũng như mô hình
nghiên cứu cho luận án này. Tôi cũng cảm ơn TS. Nguyễn Minh Sáng trong việc hỗ trợ
tôi thực hiện các kỹ thuật ước lượng cũng như cung cấp một số dữ liệu nghiên cứu. Xin
cảm ơn các đồng nghiệp khoa Kinh tế Quốc tế đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác
giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình tôi, những người thân yêu luôn
là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập của mình. Trên hết, xin cảm
ơn Chúa là Đấng tôi tin đã thêm sức mạnh để tôi có thể hoàn thành luận án.
TP.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Vinh


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

---------∆--------Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AMC


Asset Management Company

BĐS
CSTT
ctg
DEA
DEAP 2.1

Bất động sản
Chính sách tiền tệ
Các tác giả
Data Envelopment Analysis
Phân tích bao dữ liệu
Data
Envelopment
Analysis Phần mềm phân tích bao dữ liệu
Program Version 2.1
phiên bản 2.1
Financial Soundness Indicators
Chỉ số lành mạnh tài chính
Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
Generalized method of moments
Phương pháp ước lượng Tổng
quát hóa dựa trên Moment
International Accounting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế
International
Finalcial
Reporting Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc

Standards
tế
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần

FSIS
GDP
GMM
IAS
IFRS
IMF
NHNN
NHTM
NHTMCP

Công ty Quản lý tài sản

Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTMNN

VAS

Ủy ban Giám sát Tài chính
Tổ chức tín dụng
Vietnam
Asset

Management Công ty TNHH một thành viên
Company
Quản lý Tài sản của các TCTD
Việt Nam
Vietnam Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam

WB
WTO

World Bank
World Trade Organization

UBGSTC
TCTD
VAMC

Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


v

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC BIẾN

---------∆--------Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt


CE

Cost Efficiency

Hiệu quả chi phí

CR4

Concentration Ratio

Hệ số tập trung 4 NHTM

ESI

Real estate Price Index

Chỉ số giá bất động sản

ETA

Equity to total assets ratio

EXI

Exchange rate index

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản
Tỷ giá hối đoái trung bình


GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

HHI

Herfindahl-Hirschman Index

Chỉ số tập trung thị trường

INF

Inflation, average consumer price

Tỷ lệ lạm phát

IR

Lending interest rate

Lãi suất cho vay

LDR

Total loans to customer deposit Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi
ratio
khách hàng


LGR

Bank’s Loan growth ratio

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

LLR

Loan loss reserves ratio

NPL

Non performing loan

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên
tổng dư nợ
Nợ xấu

ROA

Return on total assets

Suất sinh lời trên tổng tài sản

TA

Total assets

Tổng tài sản



vi

DANH MỤC BẢNG
---------∆--------Bảng 2.1. So sánh định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thế giới .................................... 21
Bảng 2.2. Phân loại nợ của các nước trên thế giới ......................................................... 23
Bảng 2.3 Lược khảo nghiên cứu tác động của nhóm yếu tố đặc thù đến nợ xấu .......... 50
Bảng 2.4. Lược khảo nghiên cứu tác động của nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ xấu. 53
Bảng 2.5. Lược khảo nghiên cứu tác động của yếu tố đặc thù ngành đến nợ xấu ......... 55
Bảng 2.6. Lược khảo nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hiệu quả ............................. 57
Bảng 2.7. Lược khảo nghiên cứu tác động của nợ xấu đến vốn ..................................... 58
Bảng 2.8. Lược khảo nghiên cứu tác động nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng ................ 59
Bảng 3.1. Mô tả các biến dùng trong mô hình yếu tố tác động đến nợ xấu ................... 73
Bảng 3.2. Mô tả các biến dùng trong mô hình tác động của nợ xấu .............................. 79
Bảng 4.1. Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 ................................. 88
Bảng 4.2. Quy mô hệ thống NHTM Việt Nam............................................................... 90
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu .................................................. 105
Bảng 4.4. Ma trận tương quan giữa các biến trong nghiên cứu .................................... 106
Bảng 4.5. Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ=1 ..................................................... 114
Bảng 4.6. Kiểm định đồng liên kết bảng Westerlund ................................................... 115
Bảng 4.7. Kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ(AE) và hiệu quả
chi phí (CE) của các NHTM bằng phương pháp DEA ................................................. 117
Bảng 4.8. Chi phí trả lãi, chi phí nhân công, chi phí TSCĐ, hiệu quả chi phí trung bình
của các NHTM Việt Nam, 2005-1015 .......................................................................... 118
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng GMM về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các
NHTM Việt Nam .......................................................................................................... 120
Bảng 4.10. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả
chi phí............................................................................................................................ 133
Bảng 4.11. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến an toàn vốn ............................ 135

Bảng 4.12. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng .............. 137


vii

DANH MỤC HÌNH

---------∆--------Hình 1.1. Sơ đồ nghiên cứu .............................................................................................. 8
Hình 2.1. Minh họa lý thuyết gia tốc tài chính ............................................................... 27
Hình 2.2. Dịch chuyển đường cung ................................................................................ 32
Hình 2.3. Dịch chuyển đường cầu .................................................................................. 33
Hình 2.4. Dịch chuyển năng suất .................................................................................... 34
Hình 2.5. Mô hình chu kỳ tín dụng ................................................................................. 44
Hình 2.6. Khung nghiên cứu ........................................................................................... 60
Hình 3.1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí ............................... 81
Hình 4.1. Lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, 2005- 2015 ................................................. 92
Hình 4.2. Lợi nhuận ròng và ROA của các NHTM Việt Nam, 2005-2015.................... 94
Hình 4.3. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam năm 2015 so với 2005 ................ 95
Hình 4.4. Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam .................................................. 95
Hình 4.5. Tỷ lệ CAR của một số quốc gia ..................................................................... 96
Hình 4.6. Tổng tài sản và dư nợ tín dụng của NHTMNN và CP, 2005-2015 ................ 97
Hình 4.7. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam..................... 98
Hình 4.8. Dư nợ ngoại tệ và tỷ lệ dư nợ ngoại tệ/tổng dư nợ, 2005-2015...................... 99
Hình 4.9. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống các TCTD, giai đoạn 2005 – 2015 .................... 100
Hình 4.10. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của từng NHTM Việt Nam .......................... 101
Hình 4.11. Cơ cấu nợ xấu theo ngành của các NHTM Việt Nam ................................ 102
Hình 4.12. NHTM có tỷ trọng cho vay BĐS trên 20% tổng dư nợ cuối 2007 ............. 103
Hình 4.13. Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế của các NHTM Việt Nam ............ 104
Hình 4.14. Diễn biến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận và nợ xấu ......................... 108
Hình 4.15. Diễn biến tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu ................... 109



viii

Hình 4.16. Diễn biến vốn chủ sở hữu, cho vay/huy động, dự phòng rủi ro và nợ xấu . 110
Hình 4.17. Diễn biến chỉ số cạnh tranh và nợ xấu ........................................................ 111
Hình 4.18. Diễn biến tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá nhà và nợ xấu ............................ 112
Hình 4.19. Diễn biến lạm phát, lãi suất với nợ xấu ...................................................... 113
Hình 4.20. Diễn biến tỷ giá hối đoái với nợ xấu........................................................... 113
Hình 4.21. Thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam, 2005-2015 119


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

---------∆--------Phụ lục 1. Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ......................................................... 170
Phụ lục 2. Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu của các biến ............................................ 173
Phụ lục 3. Hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................ 174
Phụ lục 4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ........... 188
Phụ lục 5. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ..... 190
Phụ lục 6. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ....... 192
Phụ lục 7. Tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu .............................. 194
Phụ lục 8. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ... 196
Phụ lục 9. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ... 197
Phụ lục 10. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ trong mẫu nghiên cứu ..... 199
Phụ lục 11. Dữ liệu đầu vào đầu ra tính hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam .. 201


x


MỤC LỤC

------∆-----Tóm tắt .............................................................................................................................. i
Lời cam đoan ................................................................................................................... ii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ iv
Danh mục ký hiệu các biến .............................................................................................. v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục hình ............................................................................................................... vii
Danh mục phụ lục ........................................................................................................... ix
Mục lục ............................................................................................................................ x
Chương 1 Giới thiệu ...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của luận án ..................................................................................... 1
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu .................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 9
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10
1.6. Kết quả và đóng góp mới của nghiên cứu .......................................................... 13
1.7. Quy trình nghiên cứu và kết cấu của luận án ..................................................... 14
Chương 2 Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước về nợ xấu của ngân
hàng thương mại .......................................................................................................... 16
Giới thiệu ................................................................................................................... 16
2.1. Khung lý thuyết .................................................................................................. 17
2.1.1. Nợ xấu của ngân hàng thương mại ............................................................... 17
2.1.2. Phân loại nợ và phương pháp đánh giá nợ xấu ............................................ 22
2.1.3. Lý thuyết các yếu tố tác động đến nợ xấu ..................................................... 25
2.1.4. Lý thuyết tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng ...................... 41


xi


2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước .................................................................... 45
2.2.1. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến nợ xấu ............................. 45
2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm tác động nợ xấu đến hoạt động ngân hàng ........... 56
Kết luận Chương 2 ......................................................................................................... 61
Chương 3 Mô hình, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .................... 62
Giới thiệu ................................................................................................................... 62
3.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 62
3.1.1. Mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại ... 62
3.1.2. Mô hình nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hiệu quả, an toàn vốn và tăng
trưởng tín dụng ........................................................................................................ 75
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 79
3.2.1. Đo lường hiệu quả chi phí của ngân hàng bằng phương pháp bao dữ liệu ... 80
3.2.2. Phương pháp ước lượng dữ liệu bảng tổng quát hóa dựa trên moment ........ 81
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 85
3.4. Nguồn thu thập dữ liệu ....................................................................................... 85
Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 86
Chương 4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 87
Giới thiệu ................................................................................................................... 87
4.1. Khái quát hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ......................... 87
4.1.1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ....................... 87
4.1.2. Tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam ................................... 89
4.2. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................ 99
4.3. Kiểm định tác động của các yếu tố đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Việt Nam................................................................................................................... 105
4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................. 105
4.3.2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến các biến trong mô hình ................ 106
4.3.3. Khảo sát đồ thị mối tương quan giữa các biến ............................................ 107
4.3.4. Kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến ................................................ 114



xii

4.3.5. Kết quả đo lường hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam
bằng phương pháp bao dữ liệu .............................................................................. 116
4.3.6. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại
Việt Nam ............................................................................................................... 119
4.4. Kết quả ước lượng tác động nợ xấu đến hoạt động ngân hàng ........................ 132
4.4.1. Tác động của nợ xấu đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của các ngân
hàng thương mại .................................................................................................... 132
4.4.2. Tác động của nợ xấu đến an toàn vốn của ngân hàng thương mại ............. 134
4.4.3. Tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng ........................................... 136
Kết luận Chương 4 ....................................................................................................... 138
Chương 5 Kết luận và giải pháp ............................................................................... 140
Giới thiệu ................................................................................................................. 140
5.1. Các phát hiện chính của nghiên cứu ................................................................. 140
5.2. Giải pháp liên quan đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng .............................. 142
5.2.1. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của ngân hàng ............................ 142
5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hợp lý của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................... 144
5.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao an toàn hoạt động hay thanh khoản................... 145
5.2.4. Nhóm giải pháp tăng trưởng tín dụng hợp lý .............................................. 146
5.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố cạnh tranh ngành ............................. 147
5.3. Khuyến nghị chính sách liên quan đến yếu tố vĩ mô........................................ 148
5.3.1. Cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô ........................................................ 148
5.3.2. Cải cách hệ thống giám sát tài chính ........................................................... 149
5.3.3. Cải cách khuôn khổ pháp lý giám sát hoạt động ngân hàng ....................... 150
5.3.4. Xây dựng hệ thống xử lý nợ hiệu quả ......................................................... 152
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 154
Kết luận Chương 5 ....................................................................................................... 156



xiii

Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu ................................................ 157
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 158
Danh mục phụ lục ........................................................................................................ 170


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Tính cấp thiết của luận án
Nợ xấu đang là một trong những vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu hiện
nay, đặc biệt các nhà nghiên cứu chú trọng tìm hiểu nguyên nhân và ảnh
hưởng của nợ xấu đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Theo Reinhart và
Rogoff (2010); Nkusu (2011) và Louzis và ctg (2012), nợ xấu được xem là
dấu hiệu cảnh báo cho cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai nếu không
theo dõi và xử lý kịp thời. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như phân tích tác
động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam là vô cùng quan trọng và cấp thiết nhằm có kế hoạch ngăn
ngừa khủng hoảng tài chính ngân hàng trong tương lai. Trong giai đoạn 20052015, nợ xấu gia tăng không chỉ làm tăng tính dễ tổn thương của các ngân
hàng khi gặp những cú sốc mà có thể là nguyên nhân làm hạn chế hoạt động
cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Số liệu về nợ xấu của các NHTM
Việt Nam có sự chênh lệch giữa các nguồn thông tin khác nhau. Nguồn thứ
nhất là tỷ lệ nợ xấu được các NHTM công bố trên BCTC đã kiểm toán dựa
trên Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là hơn 117.000 tỷ đồng vào 31/5/2012, tiếp tục

tăng lên 4,8% vào 30/09/2012. Nguồn thông tin thứ hai về nợ xấu là từ số liệu
thanh tra, giám sát của NHNN. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu theo Cơ quan Thanh tra
Giám sát (CQTTGS) cuối tháng 3 năm 2012 lên tới 8,6%. Mức gia tăng tỷ lệ
nợ xấu sau thanh tra, giám sát là do việc xác định lại các khoản nợ tái cơ cấu
mà trước đây không được coi là nợ xấu. Nguồn thông tin thứ ba là từ các tổ
chức quốc tế. Trong Báo cáo đánh giá tình hình khu vực tài chính của Việt
Nam, World Bank (2014) đã ước tính tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng
Việt Nam vào cuối năm 2012 là 12%. Trong khi đó, tổ chức đánh giá tín


2
nhiệm vay nợ quốc tế Moody’s, trong báo cáo Triển vọng hệ thống Ngân hàng
Việt Nam vào tháng 02/2014, Fang và Long (2014) đã ước tính tỷ lệ nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 15% trên tổng tài sản. Số liệu tính toán
căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu chính thức 4,7%, tỷ lệ nợ tái cơ cấu 9,5% và ước tính
10-15% các hạng mục chứng khoán, cho vay liên ngân hàng và khoản phải thu
có vấn đề. Với giá trị tổng tài sản của hệ thống ngân hàng vào cuối tháng
11/2014 là 5,51 triệu tỷ đồng, thì giá trị nợ xấu bằng 827 nghìn tỷ đồng, hay
39 tỷ USD. Như vậy, nếu nợ xấu thực sự ở mức độ như các ước tính ở trên thì
có nghĩa là một số các ngân hàng đã mất khả năng chi trả về mặt kỹ thuật.
Sau đó, trong giai đoạn 2013-2015, nợ xấu của các NHTM Việt Nam có xu
hướng giảm, nhưng tác động của nợ xấu đến hoạt động của hệ thống NHTM
Việt Nam vẫn còn kéo dài và chưa được giải quyết triệt để. Hiện nay, các nhà
hoạch định chính sách có thể sử dụng những công cụ chuẩn đoán để đánh giá
về nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu trong ngắn hạn. Nhưng việc tìm hiểu
sâu hơn về các nguyên nhân gây ra nợ xấu còn hạn chế và việc xác định yếu tố
quan trọng dẫn đến nợ xấu thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vấn đề trọng
tâm được xác định là cần xử lý nợ xấu nhanh để gỡ bỏ rào cản này nhằm giúp
ngành Ngân hàng phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để xử
lý nợ xấu hiệu quả, cần phải xác định nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu, từ

đó mới đưa ra các biện pháp phù hợp.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh nợ xấu bị gây ra bởi nhiều yếu tố, nhưng
đa phần các học giả đều cho rằng hiệu quả, tăng trưởng tín dụng, quy mô, an
toàn vốn, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá,
giá nhà là các yếu tố chủ yếu tác động đến nợ xấu. Một trong những khoảng
trống của các nghiên cứu hiện hành là chưa kiểm định nguyên nhân nợ xấu
một cách đầy đủ với mẫu nghiên cứu là các NHTM Việt Nam, cũng như chưa
đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Do đó,
luận án ra đời nhằm tìm kiếm bằng chứng để thêm vào khoảng trống của các
nghiên cứu trước đây. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, luận án gợi ý các
nhóm giải pháp liên quan đến nhóm các yếu tố tác động cùng các khuyến nghị


3
với NHNN nhằm giúp các NHTM Việt Nam hạn chế nợ xấu, từ đó giúp ngành
Ngân hàng phát triển bền vững hơn trong tương lai.

1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu
Gần đây, các nghiên cứu về những yếu tố tác động đến nợ xấu rất đa dạng và
phong phú. Các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu các nguyên nhân
gây ra nợ xấu và từ đó tìm ra các giải pháp hạn chế nợ xấu. Các nghiên cứu
nhấn mạnh vai trò của các yếu tố đặc thù như hiệu quả ngân hàng, an toàn hoạt
động, năng lực tài chính và tăng trưởng tín dụng trong việc hạn chế nợ xấu
(Louzis và ctg 2012; Klein 2013). Các nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô như các
điều kiện kinh tế vĩ mô nói chung thường giải thích mối quan hệ giữa yếu tố vĩ
mô với nợ xấu dựa trên các lý thuyết về khả năng của khách hàng khi trả các
khoản vay của họ. Trong khi đó, các nghiên cứu về các yếu tố đặc thù của
ngân hàng với nợ xấu chú trọng sự thay đổi trong nợ xấu do sự thay đổi của
các yếu tố đặc thù của ngân hàng (Salas và Saurina 2002; Le 2016).
Berger và DeYoung (1997) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu, hiệu quả

chi phí và mức vốn hóa của các NHTM Mỹ trong giai đoạn 1985-1994 và kết
luận rằng có sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu.
Trong khi, tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí được giải thích theo giả
thuyết “kém may mắn” (bad luck hypothesis), chủ yếu do sự suy giảm trong
điều kiện kinh tế vĩ mô, thì tác động của hiệu quả chi phí đến nợ xấu được giải
thích thông qua giả thuyết “quản lý kém” (bad management hypothesis). Cụ
thể, giả thuyết này cho rằng, hiệu quả chi phí thấp là tín hiệu của quản lý yếu
kém. Điều này hàm ý rằng, kết quả của việc giám sát và kiểm soát, bảo lãnh
vay vốn nghèo nàn sẽ khiến nợ xấu sẽ tăng lên. Các nghiên cứu về hiệu quả
ngân hàng gần đây thường đo lường nợ xấu trong mối quan hệ với chi phí với
mục đích kiểm soát chi phí liên quan đến nợ xấu (Hughes và Mester, 1993).
Theo Berger và De Young (1997), một số vấn đề về chính sách quan trọng và
các nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân của nợ xấu, xác định trọng tâm
thúc đẩy ngân hàng phát triển an toàn, hợp lý và ước tính hiệu quả chi phí của
các định chế tài chính đều dựa trên mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi


4
phí. Một giả thuyết khác, giả thuyết “tiết kiệm" (skimping hypothesis), cũng
được Berger và DeYoung (1997) đề xuất cho thấy một quan hệ nhân quả cùng
chiều giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu. Đặc biệt, các tác giả này cho thấy hiệu
quả chi phí cao có thể phản ánh nguồn lực ít phân bổ để giám sát rủi ro cho
vay và do đó có thể dẫn đến nợ xấu cao hơn trong tương lai. Giả thuyết này
nhất quán với kết quả nghiên cứu của Rossi và ctg (2009), với mẫu của 278
ngân hàng từ 9 quốc gia chuyển tiếp giai đoạn 1995-2002.
Podpiera và Weill (2008) tiếp tục kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả và các
khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng tại Séc giai đoạn 1994-2005. Nghiên cứu
cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu
quả giảm và nợ xấu trong tương lai. Louzis và ctg (2012) dùng suất sinh lời
ROE để kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả của các NHTM Hy Lạp và kết quả

cho thấy mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong
quá khứ cũng được Salas và Saurina (2002) hay Klein (2013) sử dụng để kiểm
tra mối quan hệ với nợ xấu hiện tại. Các nghiên cứu này cho rằng, nợ xấu
trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân
hàng kém và nó sẽ tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại. Karim và ctg
(2010) đã sử dụng cả phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu
quả chi phí và mô hình hồi quy Tobit để xác định mối quan hệ giữa nợ xấu và
hiệu quả chi phí của các NHTM của Singapore và Malaysia. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí là ngược chiều.
Giả thuyết “rủi ro đạo đức" (moral hazard hypothesis) do Keeton và Morris
(1987) đề xuất cho rằng, các ngân hàng có mức vốn tương đối thấp khuyến
khích rủi ro đạo đức bằng cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay của
họ, dẫn đến nợ xấu trung bình cao hơn trong tương lai. Mối tương quan ngược
chiều giữa tỷ lệ vốn và nợ xấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Altunbas
và ctg (2007), Salas và Saurina (2002), Berger và DeYoung (1997) và Lee và
Hsieh (2013). Tổng quát hơn, Keeton và Morris (1987) lập luận rằng các ngân
hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro lớn hơn, kể cả trong hình thức cho vay


5
vượt quá mức hấp thụ thua lỗ cao hơn. Kết quả này được hỗ trợ bởi Salas và
Saurina (2002) và Jimenez và Saurina (2006).
Về các yếu tố vĩ mô, có các bằng chứng thực nghiệm quan trọng liên quan đến
các hành vi theo chu kỳ của nợ xấu. Các nghiên cứu này cho rằng, tăng trưởng
GDP thực tế cao hơn thường sẽ chuyển thành thu nhập tăng thêm giúp cải
thiện khả năng trả nợ của khách hàng vay. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế giảm
sẽ khiến nợ xấu tăng khi thất nghiệp tăng và người vay phải đối mặt với khó
khăn khi hoàn trả khoản vay của mình. Các biến kinh tế vĩ mô khác đã được
tìm thấy ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng, bao gồm tỷ giá, lãi suất và lạm
phát. Ngoại tệ tăng giá có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản, đặc biệt

là ở những nước cho vay bằng ngoại tệ với số lượng lớn với người vay không
bảo hiểm rủi ro hối đoái và lãi suất tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, đặc
biệt là trong trường hợp các khoản vay lãi suất thả nổi (Louzis và ctg, 2012).
Tuy nhiên, tác động của lạm phát chưa được đồng thuận. Một mặt, lạm phát
cao có thể làm việc trả nợ dễ dàng hơn bằng cách giảm giá trị thực của dư nợ
cho vay, nhưng mặt khác, nó cũng có thể làm giảm thu nhập thực tế của khách
hàng vay khi tiền lương cứng nhắc. Đối với các nước có lãi suất cho vay biến
động, lạm phát cao cũng có thể dẫn đến lãi suất cao hơn do ngân hàng trung
ương điều hành CSTT nhằm chống lạm phát (Nkusu, 2011). Một số nghiên
cứu khác cũng cho thấy, nợ xấu đang bị ảnh hưởng bởi giá bất động sản vì họ
cho rằng, sự sụt giảm giá bất động sản có thể dẫn đến các hiệu ứng của cải do
vỡ nợ và sự suy giảm giá trị của tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về nợ xấu cho thấy, mỗi quốc gia có
mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào chính sách kinh tế xã hội, CSTT
và cơ chế giám sát của mỗi nước. Việc xác định tác động của nợ xấu và các
yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu được các nhà nghiên cứu chú trọng tại các quốc
gia có nền kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi để từ đó đề ra
các biện pháp ngăn ngừa khủng hoảng trong tương lai. Tại Việt Nam, gần đây
có một số nghiên cứu về nợ xấu như Nguyễn Kim Đức (2013), Đinh Thị
Thanh Vân (2012), Nguyễn Mai Thanh (2012) và Nguyễn Thành Nam (2013).


6
Các nghiên cứu kiểm định các yếu tố đến nợ xấu bằng phương pháp định
lượng như Lê Bá Trực (2015), Nguyễn Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều
(2015), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), các nghiên cứu này có
các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hiện vẫn còn ít công trình khoa học nghiên cứu nguyên nhân gây ra
nợ xấu của các NHTM Việt Nam một cách đầy đủ bằng phương pháp định
lượng, bao gồm các nguyên nhân thuộc về yếu tố kinh tế vĩ mô và các nguyên

nhân thuộc về đặc tính của các NHTM. Các nghiên cứu về nợ xấu của các
NHTM Việt Nam chưa đề cập đến hiệu quả chi phí, yếu tố đặc thù ngành cũng
như chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động.
Thứ hai, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu sâu về tác động của nợ
xấu đến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, an toàn vốn và tăng trưởng tín
dụng của các NHTM Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu
lấy mẫu từ các NHTM Cổ phần niêm yết do yếu tố thuận tiện khi thu thập dữ
liệu.
Thứ ba, các nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam chủ yếu sử
dụng phương pháp dữ liệu bảng tĩnh thông thường như hiệu ứng cố định, hiệu
ứng ngẫu nhiên, có thể dẫn đến dữ liệu bảng sai lệch do chưa đề cập đến vấn
đề nội sinh. Đồng thời, các nghiên cứu này chỉ thực hiện trong một giai đoạn
ngắn, số mẫu chưa nhiều và các biến chưa phản ánh đầy đủ các nhân tố ảnh
hưởng đến nợ xấu. Vấn đề thách thức hiện nay là các nghiên cứu trước đây
chưa sử dụng bộ dữ liệu đầy đủ và xuyên suốt về nợ xấu để đánh giá, đồng
thời các nguyên nhân gây ra nợ xấu và hậu quả hay tác động của nợ xấu đến
hoạt động của ngân hàng.
Từ khoảng trống nghiên cứu, từ yêu cầu thực tiễn và nhằm đóng góp vào cơ sở
nghiên cứu thực nghiệm, việc thực hiện một nghiên cứu để tìm kiếm bằng
chứng về các nguyên nhân của nợ xấu và đánh giá tác động của nợ xấu bằng
việc sử dụng bộ dữ liệu đáng tin cậy về nợ xấu và ứng dụng các phương pháp
ước lượng đảm bảo một kết quả chính xác là thật sự cần thiết và mang tính cấp


7
bách. Luận án thiết lập mô hình các yếu tố tác động đến nợ xấu trong tương
quan với các yếu tố đặc thù của ngân hàng, yếu tố cạnh tranh ngành và các yếu
tố kinh tế vĩ mô nhằm tìm hiểu nguyên nhân cũng như tác động của nợ xấu
đến hoạt động ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng mối quan hệ giữa
hiệu quả ngân hàng, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng với nợ xấu nhằm tìm

hiểu tác động của nợ xấu đến các nhân tố này. Khác với các nghiên cứu tại
Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng tĩnh thông thường, luận
án cũng dùng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động nhằm xem xét ảnh
hưởng của các biến trễ cũng như tính đến ảnh hưởng nội sinh của các biến
trong mô hình nghiên cứu. Qua đó, kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các
bằng chứng khoa học giúp các nhà quản lý cũng như cơ quan nhà nước có thể
xây dựng lựa chọn giải pháp hợp lý trong việc hạn chế nợ xấu của các NHTM
Việt Nam.
Tóm lại, các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cũng như đánh giá
tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng đã và đang được nghiên
cứu. Tuy nhiên, vẫn còn các khoảng trống trong nghiên cứu về nợ xấu bởi vì
hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào tiến hành thực nghiệm đồng thời
về các nguyên nhân gây ra nợ xấu và tác động của nợ xấu đến hoạt động của
ngân hàng trên cùng một mẫu nghiên cứu của các NHTM Việt Nam. Xuất phát
từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nợ xấu của hệ thống Ngân
hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua Sơ đồ nghiên cứu như
Hình 1.1. Sơ đồ này trình bày hai mục tiêu nghiên cứu, dựa trên các cơ sở lý
thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm để đề xuất mô hình nghiên
cứu và các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy. Từ đó, thảo luận kết quả
nghiên cứu và dựa trên kết quả để gợi ý các chính sách có liên quan đến nợ
xấu của NHTM Việt Nam.


Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dữ liệu bảng động GMM
Các yếu tố tác động đến nợ xấu

Dữ liệu bảng động GMM

Tác độngcủa nợ xấu đến hiệu quả, vốn, TTTD

Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình hồi quy

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Gợi ý chính sách có liên quan đến nợ xấu của NHTM Việt Nam

Phân tích bao dữ liệu DEA
Hiệu quả chi phí của NHTM Việt
Nam

Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngoài nước có liên quan

Mục tiêu NC 2: Nghiên cứu tác động của nợ
xấu đến hoạt động của NHTM Việt Nam

Khoảng trống trong nghiên cứu + Thực tế

Tổng quan các lý thuyết liên quan các
yếu tố tác động đến nợ xấu của và tác
động của nợ xấu đến hoạt động NHTM

Mục tiêu NC 1: Nghiên cứu các yếu tố tác
động đến nợ xấu của NHTM Việt Nam

NGHIÊN CỨU NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hình 1.1. Sơ đồ nghiên cứu


8


9

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mong muốn đạt được mục tiêu tổng quát là nghiên cứu nợ xấu của
các NHTM Việt Nam - các nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu. Để đạt
được mục tiêu tổng quát này, đề tài xác định hai mục tiêu cụ thể cần đạt được:
Mục tiêu thứ nhất là đánh giá các nguyên nhân gây ra nợ xấu của các NHTM
Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, nội dung của luận án sẽ phải
trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: Các yếu tố đặc thù của ngân hàng, yếu
tố đặc thù ngành và yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến nợ xấu của các
NHTM Việt Nam hay không? Chiều hướng cũng như mức độ tác động của các
yếu tố đó như thế nào?
Đây là vấn đề luận án xác định cần phải tìm hiểu và trả lời trong nghiên cứu
này. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng dài hạn của
các yếu tố đặc thù và yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Để
thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, luận án sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu liệu
các yếu tố đặc thù ngân hàng, yếu tố đặc thù ngành hay các yếu tố kinh tế vĩ
mô có tác động dài hạn đến nợ xấu của NHTM Việt Nam.
Mục tiêu thứ hai là phân tích tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, hiệu
quả lợi nhuận, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, luận án sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Nợ xấu có
ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam? Nợ xấu gia tăng có làm giảm an toàn vốn và làm giảm tăng
trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam?
Tóm lại, trên cơ sở xác định nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu tại hệ thống
NHTM Việt Nam, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu đối với hệ

thống NHTM Việt Nam. Đồng thời, kiến nghị cải cách các chính sách kinh tế
vĩ mô, cải cách khuôn khổ giám sát tài chính chặt chẽ nhằm ngăn ngừa khủng
hoảng của hệ thống ngân hàng trong tương lai.


10

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo nội dung trình bày ở Mục 1.2, các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện
việc đánh giá các yếu tố tác động đến nợ xấu một cách đầy đủ và thực hiện
phân tích tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM trên cùng một mẫu
nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu này khai thác dữ liệu của 34 NHTM Việt Nam
trong giai đoạn 2005-2015, bao gồm các NHTMNN và NHTMCP. Số lượng
mẫu 34 trên tổng số 35 NHTMCP hiện nay nên mẫu này mang tính đại diện
cho nhóm NHTM tại Việt Nam. Đồng thời, luận án tập trung vào các nhóm đối
tượng chính: (i) Nhóm yếu tố vĩ mô tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt
Nam; (ii) Nhóm yếu tố đặc thù tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam;
(iii) Nợ xấu và tác động của nó đến hiệu quả, vốn và tăng trưởng tín dụng của
các NHTM Việt Nam.
Do hạn chế về dữ liệu của biến nợ xấu, luận án tiến hành thu thập dữ liệu của
34 NHTM trong giai đoạn 2005-2015. Luận án chọn mốc thời gian từ năm
2005 là giai đoạn hệ thống NHTM Việt Nam trải qua thời kỳ tăng trưởng với
nhiều sự kiện đáng quan tâm, giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng với hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Đây là giai đoạn tăng trưởng nóng về số lượng, vốn, tín
dụng và nợ xấu bắt đầu gia tăng. Năm 2005 cũng là năm NHNN ban hành
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của TCTD (sau đây, luận án sẽ đề cập là Quyết định 493/2005/QĐNHNN).

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ vấn đề thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức, các lý thuyết về
mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô cũng như đặc thù và nợ xấu, các giả thuyết
của Berger và De Young (1997) và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây,
luận án xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố như hiệu quả ngân hàng, quy
mô, tăng trưởng tín dụng, an toàn vốn, mức kiểm soát của chủ sở hữu và các
yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá bất


×