Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO VÀ PTNT I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.61 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG


THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO VÀ
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO VÀ


PTNT I
PTNT I
1. ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
SGD I CHO THỜI GIAN TỚI .
Thời gian vừa qua, tổ thanh toán quốc tế là một tổ nghiệp vụ thu hút được
sự chú ý của cả ngân hàng, không chỉ vì tính mới mẻ của nó mà còn do sự tăng
trưởng mạnh mẽ qua các năm.
Thời gian hơn 4 năm hoạt động, hoạt động của tổ đã đi vào nề nếp, có đóng
góp vào quỹ thu nhập của ngân hàng tuy còn nhỏ bé và chưa tương ứng với tiềm
năng.
Khả năng của Sở, quyết tâm của anh chị em trong tổ và cơ hội của thời kì
mở cửa sẽ tạo ra khả năng cho sự phát triển cả về lượng và chất cho hoạt động
thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.
Trong năm 2002, SGD đã đặt chỉ tiêu hoạt động như sau
Nguồn vốn huy động tăng từ 15 đến 20 %
Tổng dư nợ tăng từ 15 đến 20 %
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3 %
Quỹ thu nhập 946 A đạt 50 tỷ VND
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở I là một chưa phải la một hoạt động tạo
thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, tuy vậy, một số các chỉ tiêu cụ thể cho công tác
này được đề ra như sau:
Doanh số thanh toán tăng 10 đến 15 %
Mua bán ngoại tệ tăng từ 5 đến 10 %


Hiện tại thị phần thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại ở Việt
nam có phần đa thuộc về Ngân hàng Ngoại thương vơi thế mạnh là ngân hàng
truyền thống trong lãnh vực này tại Việt nam. Tuy nhiên, xu thế gần đây đã nhận
thấy động thái phát triển ngày càng mạnh mẽ của Ngân hàng Nông nghiệp. Quyết
tâm của hệ thống ngân hàng nông nghiệp là cạnh tranh lành mạnh thu hút khách
hàng, và mở rộng phạm vi các sản phẩm ngân hàng do mình cung cấp.
Cơ cấu thị phần thanh toán quốc tế hiện nay tại Việt nam như sau:
Bảng 6. Thị phần thanh toán quốc tế
Năm
Ngân hàng
1995 1998
NH Ngoại thương 61.8 41.1
NH Công thương 8.4 13.8
NH ĐT _PT 1.8 3.2
NH Nông nghiệp 4.6 10.1
Trong thời gian tới, khi tiến tới gia nhập khối mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), Hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội
cho việc giao lưu mua bán thương mại với nước ngoài.
Thuế quan giảm, phá dỡ hàng rào phi quan thuế sẽ là cơ hội cho các nhà
xuất khẩu Việt nam xâm nhập thị trường nước ngoài, và là cơ hội thu hút đầu tư,
nhập khẩu máy móc công nghệ, nguyên vật liệu từ nước ngoài cho các doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, đối với Việt nam, đó là tiến trình đầy khó khăn, vì khả năng cạnh
tranh của hàng hoá Việt nam còn tương đối kém so với hàng hoá của các nước
trong khu vực, vấn đề buôn bán tiểu ngạch không thể kiểm soát, tình trạng vi phạm
bản quyền tràn lan.. sẽ là cản trở không nhỏ.
Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng sẽ tạo điều kiện cho hoạt
động thanh toán quốc tế được phát triển, nhưng đồng thời đặt các Ngân hàng
thương mại hiện có tại Việt nam trước những cạnh tranh và thử thách mới. Một khi
các ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ như các chủ

thể trong nước, thì với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm vài trăm năm trong nghề
ngân hàng, uy tín và vị thế vững chắc trên trường quốc tế.. sẽ là mối đe doạ thực sự
đến thị phần còn đang bấp bênh hiện nay.
Đó cũng là lý do yêu cầu cải cách khu vực tài chính ngân hàng và tiền tệ
quốc gia, triển khai công nghệ ngân hàng và đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng.
Sở giao dịch I cũng không nằm ngoài xu thế đó, hoạt động thanh toán quốc
tế của Sở cũng đang gặp phải những thách thức và khó khăn. Để đạt được những
mục tiêu của mình,Sở cần phát huy nội lực, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ hữu ích
từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam, Ngân hàng nhà nước, chính phủ và các ban
ngành có liên quan.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHNO VÀ PTNT VIỆT NAM
Phương thức tín dụng chứng từ đã phát huy vai trò quan trọng của mình
trong thanh toán quốc tế, với những ưu thế nổi trội so với các phương thức khác.
Tín dụng chứng từ là phương thức trả tiền dựa trên hợp đồng hàng hoá dịch
vụ hoặc trả lương chuyên gia, và ngày càng được chú trọng hơn một khi thương
mại thế giới đang phát triển nhanh chóng. Phương thức này đã kết hợp được tính
an toàn cho cả người bán, người mua, ngân hàng phục vụ, cũng như tạo ra tính
linh hoạt trong vận dụng.
Tuy vậy, trong thực tế, để phương thức này phát huy được vai trò của mình,
thì phải hiểu và vận dụng tốt các lý thuyết đã có, đáp ứng một số các yêu cầu và
quy tắc nhất định.
Muốn vậy, ngân hàng sẽ là người có trách nhiệm lớn nhất, sao cho mỗi vụ
thanh toán diễn ra đều được an toàn, chính xác, đúng thời gian. Điều đó nhằm thoã
mãn yêu cầu của khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng, giúp ngân hàng tồn tại
và phát triển trong cạnh tranh.
Trải qua thời gian thực tập tại ngân hàng,em xin đượcmạnh dạn đề xuất một
số các giải pháp như sau, nhằm góp phần hoàn thiện và mở rộng thị phần cho
nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của Sở.
2.1 Nâng cao trình độ thanh toán viên ngân hàng

Việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán có hiệu quả
đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của thanh toán viên ngân hàng đứng ra
tiến hành nghiệp vụ.
Trong lúc ngân hàng đứng trung gian thanh toán, ngân hàng sẽ tiếp xúc với
người mua và ngân hàng đại lí nếu đóng vai trò ngân hàng phát hành, tiếp xúc với
người bán nếu chỉ đóng vai trò ngân hàng thông báo. Trong mọi trường hợp, ngân
hàng luôn đóng vai trò chủ động, thể hiện từ khâu tiếp nhận, xử lí hồ sơ cho đến
khâu thanh toán. Cẩm nang cho mỗi thanh toán viên chính là ấn phẩm UCP500 của
ICC. Tuy vậy, điều quan trọng hơn, đó là hiểu và vận dụng UCP vào thực tiễn vốn
phong phú và đa dạng.
Ngôn ngữ của UCP rất khó hiểu, và ngay cả các bản dịch cũng không thống
nhất. Trên thị trường Việt nam hiện có khá nhiều các tài liệu hướng dẫn sử dụng
UCP, tuy tiếc rằng, chúng đôi khi không cùng quan điểm, gây khó khăn cho người
đọc.
Hiện nay chưa có một tài liệu thống nhất nào trong việc hiểu và sử dung
UCP cho các ngân hàng thương mại hiện có tại Việt nam. Mỗi hệ thống ngân hàng
có các văn bản cho riêng mình, tuỳ theo trình độ và nhận thức của ngân hàng.
Nhân viên ngân hàng muốn phục vụ tốt khách hàng nên hiểu biết về nghiệp
vụ là điều kiện cần, tuy nhiên, điều kiện đủ sẽ là sự hiểu biết rộng rãi về kinh tế,
ngoại thương, hiểu về vận chuyển, bảo hiểm, thông lệ mua bán quốc tế. Đây là một
yêu cầu không hề đơn giản.
Tổ thanh toán quốc tế là một phòng nghiệp vụ thường xuyên tiếp xúc khách
hàng, vì vậy thái độ của nhân viên là rất quan trọng. Nhân viên ngân hàng cần xây
dựng tác phong công nghiệp và lịch sự, nhiệt tình đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng
của khách. Bộ mặt của ngân hàng sẽ được đánh giá tổng thể, và không thể thiếu
thái độ với khách hàng của nhân viên.
Với tư duy kinh doanh hiện nay, ngân hàng cần phổ biến cho nhân viên của
mình về tư duy Marketing ngân hàng, để từng nhân viên nhận biết được từng hành
vi của mình sẽ tác độngnhư thế nào đến khách hàng, và cách thức thoã mãn tốt
nhất nhu cầu của khách hàng, qua đó làm lợi cho bản thân.

Muốn vậy, Sở giao dịch I cần chú trọng đến một số các yêu cầu như sau:
•Tập huấn về UCP, URR, các văn bản của chính phủ, ngân hàng nhà nước
quy định về lãnh vực thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ. Tập
huấn cho nhân viên của tổ thanh toán về các quy tắc và quy định trong nội bộ hệ
thống ngân hàng Nông nghiệp, nội bộ Sở giao dịch I.
Bổ sung kiến thức còn thiếu về tin học và ngoại ngữ, công nghệ mới trong
nghành bằng cách tiến hành kiểm tra định kì nhân viên của mình, đánh giá và bổ
khuyết ngay những gì còn yếu kém. Sở có thể xem xét một mô hình đánh giá thực
hiện công việc phù hợp hơn mô hình hiện tại, mặc dù đó cũng là một mô hình rất
hiệu quả. Một mô hình có thể xem xét là mô hình MBO (Management by Object)
tức quản trị thực hiện công việc trị bằng mục tiêu. Đây là mô hình rất hay, vì nó tạo
ra kết nối giữa nhân viên với người quản lí, và tạo ra sự tương tác và đánh giá
thường xuyên. Nhân viên sẽ thảo luận và cùng với người quản lí trực tiếp ( trưởng
phòng) định ra mục tiêu cho mình, đến kì đánh giá, nhân viên sẽ tự đánh giá và sau
đó được nhận xét lại bởi người quản lí trực tiếp của mình. Dựa trên kết quả của kì
đánh giá công việc trước mà nhân viên sẽ phải tìm cách điều chỉnh mục tiêu cho
phù hợp hơn, bổ sung và sữa chữa những gì chưa thực hiện được vào kì sau.
Sở có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về kinh tế, xã hội, nhằm
tạo cho nhân viên của mình một khả năng hiểu biết rộng hơn nữa, tạo thuận lợi cho
công việc. Cũng có thể phổ biến kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc nhân viên về
nghiệp vụ với sự cộng tác của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghề.
Sở hoàn toàn có thể mời các giáo viên, chuyên gia kinh nghiệm để đào tạo
thêm cho nhân viên các kiến thức cơ bản và nâng cao về nghề, tạo ra một môi
trường hăng hái học tập và hứng thú với cái mới, tạo nên không khí ham học hỏi và
nhu cầu được học cho nhân viên của mình. Nhân viên ngân hàng có giỏi thì ngân
hàng mới có thể làm giàu cho mình.
•Thông qua đánh giá thực hiện công việc như vậy, Sở cần nghiêm khắc chọn
đúng người đúng việc. Với các trường hợp không đủ trình độ, Sở cần xem xét bổ
sung kiến thức, hoặc nếu, không thể, có thể thuyên chuyển sang các công việc phù
hợp hơn. Sở cần có tư duy rõ ràng rằng, một người chỉ có thể thực hiện tốt công

việc của mình khi và chỉ khi họ thấy công việc đó vừa với khả năng của mình, tạo
hứng thú cho họ khi làm việc đó.
•Sở nên mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, có khả năng vào vị trí lãnh đạo, tạo cho
họ một vị thế có thể phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình. Sở cần có chế độ khen
thưởng hợp lí, làm tốt phải được khuyến khích, làm xấu phải phê bình để tiến bộ.
Tránh hết sức trường hợp bình quân hoá trong khen thưởng, vì như thế làm mất đi
vai trò quan trọng nhất của khen thưởng là tính kích thích người lao động.
• Sở phải đặt ra chế độ thi tuyển rộng rãi, thu hút người tài về với ngân hàng,
bởi vì mỗi một con người trong ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với hành
động của những người còn lại. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân
viên của mình có thể học cao hơn, tu nghiệp ở các nước tiên tiến.. nhằm tạo ra một
sự chuẩn bị cho sân chơi ngân hàng đầy canh tranh sắp tới
2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng mạng lưới chi nhánh

×