Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Trình bày đặc điểm về mùa xuân trong thơ xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.17 KB, 11 trang )

Họ và tên: Đào Thị Ngân
Lớp

:K67B- VNH

Môn

: Lịch sử văn học Việt Nam 2

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Đề 3: Trình bày đặc điểm về mùa xuân trong thơ Xuân Diệu.
Bài làm
Các thi sỹ lãng mạn thuộc phong trào Thơ mới (1932- 1945) nhìn chung đều
giàu cảm xúc về vũ trụ.Thiên nhiên tràn ngập trong thơ họ, đến mức đôi lúc nhìn
vào một cái đĩa bình thường mà hình dung, tưởng tượng ra. Xuân Diệu cũng không
phải ngoại lệ. Như một tiền định, khi chào đời, gia đình đã đặt tên cho ông là Xuân
Diệu ( Ngô Xuân Diệu). Và như vậy,số phận đời ông có lẽ gắn liền với mùa tươi
đẹp của đất trời. Nhưng rồi đời ông chưa bao giờ được hưởng những phút giây
huyền diệu ấy, và mãi mãi với ông chỉ là những khát vọng không thành. Sự ẩn ức
đấy đã dồn nén trong tâm thức và phóng chiếu thành cảm xúc sáng tạo trong thơ
.Thơ ông, theo như sự cảm nhận của độc giả nhiều thế hệ, đầy chật niềm cảm hứng
sống “ vội vàng” và bung tỏa khát vọng giao hòa với thiên nhiên. Con người luôn
luôn là bộ phận hữ cơ của tự nhiên. Thơ Xuân Diệu nồng nàn mối duyên tơ giữa
con người và thiên nhiên:
“ Ta ôm bó, cánh tay trần làm rắn
Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”
Con người thiết tha với tuổi trẻ lẽ thường sẽ yêu mùa xuân. Nếu như Chế Lan
Viên thù ghét mùa xuân mà khắc khoải tìm về “ thu trước xa lăm lắm” bao nhiêu
thì Xuân Diệu lại yêu say mùa xuân bấy nhiêu. Mùa xuân ấy đồng nghĩa với hiện


tại. Mùa Xuân ấy chính là sự sống. Nhưng Xuân Diệu cũng không phải là thi sĩ
Thơ mới duy nhất yêu mến mùa xuân. Vậy cảm xúc xuân, hình ảnh xuân trong thơ
của thi sĩ này có gì đặc sắc?


Khi đứng vững trên mảnh đất trần gian, bám chặt lấy hiện tại, Xuân Diệu
nhận ra rằng hạnh phúc cuộc đời được kết đọng đầy đủ nhất nơi tuổi trẻ và tình
yêu. Bởi thế ông khát khao tận hưởng và thiết tha kêu gọi mọi người mau mau tận
hưởng cái hạnh phúc ngắn ngủi, hiếm hoi ấy. Xuân Diệu “ hăng hái với mùa xuân”,
hiểu là trong thơ ông mùa xuân ngự trị, mùa xuân bất diệt, mùa xuân thường
trực,mùa xuân là nơi bày tỏ khát vọng sống và là nơi lưu giữ cái đẹp của trần thế.
Thi sĩ viết nhiều bài thơ về mùa xuân: “ Nụ cười xuân”, “ Nguyên Đán”, “Xuân
rụng”, “ Xuân đầu”, “ Xuân không mùa”. Thơ Xuân Diệu “ mang theo một nguồn
sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” trước hết bởi sức trẻ, độ
nồng nàn của cảm xúc.Trong nhiều bài thơ khác không trực tiếp về mùa xuân thì
độc giả vẫn có thể cảm nhận được cái tinh thần “ hang hái với mùa xuân” của thi
sĩ. Trong bài thơ “ Vội vàng” thi sĩ Xuân Diệu viết:
“ Tháng giêng ngon như một cặp đôi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân đã già
Là xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn”.
Phải chăng những khát vọng sống mãnh liệt này mà Xuân Diệu đã khao khát
sống,thiết tha sống,quý mến sự sống và ý thức giá trị sự sống đến vô ngần, chứ
không phải là lối “sống gấp”,”sống vội” tầm thường như người ta đã gán ghép cho
ông một cách oan ức.Với một cách nhìn nhân bản, có thể khẳng định: xuân trong

cảm thức của Xuân Diệu chính là một tuyên ngôn sống mang tâm thức hiên sinh
rất đáng trân trọng.
Vội vàng sống, vội vàng hưởng thụ, vội vàng yêu. Thi sĩ Xuân Diệu là thế, lúc
nào cũng cuống quýt, nói như bạn thơ Thế Lữ là” tham lam tình yêu”. Một thi sĩ bé


nhỏ về thể xác nhưng tâm hồn thì rộng mở vô biên, ông hình dung mình đủ dư thừa
về sức vóc.
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn giết mây đưa và góc lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước,và cây,và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ,ta muốn cắn vào ngươi!”
Đúng là thi sĩ hăng hái với mùa xuân. “ Hỡi xuân hồng,ta muốn cắn vào
ngươi”.Nhưng đôi khi cái ham muốn kì quặc muốn cắn vào “ xuân hồng” có nguôi
ngoai. Ấy là khi tự dung con người cảm thấy cô đơn lẻ loi. Lúc đó thì” người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ”. Cũng có khi thi sĩ thay lời người khác thốt lên:
” Mùa xuân khó chịu quá đi thôi
Cảnh đẹp làm em thấy lẻ loi”.
Thi sĩ là một người tinh tế. Tất nhiên.Nhưng lắng nghe được:
” Những tiếng ân tình hoa bảo gió/
Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân”
(Với bàn tay ấy)
thì không phải ai cũng thẩm thấu hết được. Bất chợt lúc nào đó thi sĩ có cảm giác
chóng chếnh vì” Mùa xuân chưa hề có hoa tươi” ( Dối trá). Mùa xuân trong tâm
cảm của thi sĩ như một cô gái đẹp,thơm tho và quyến rũ. Nhưng mùa xuân ấy cũng

như cô gái đẹp ấy luôn luôn chuyển động,thoắt ẩn thoắt hiện.Vì thế đôi khi thi si


thấy hẫng hụt :” Xuân bước vội nhưng mà hương chẳng mất/Tôi với tay giam giữ ở
trong nầy ( Lời thơ và tập Gửi hương).Với con người thời hiện đại mới có cảm
thức đặc biệt về cái đêm cuối tuần- đêm thứ bảy.Xuân Diệu gọi đó là “đêm thứ
nhất”.Vì sao? Vì có những chàng trai tưởng rằng trong lòng mình “sẵn kho xuân,
quên cả túi không tiền”nên cứ háo hức chờ đợi những cuộc vui bất tận. Hóa ra thực
tế không như thế.Nên tối về” Trên gác về trống lạnh cả lòng xuân”( Đêm thứ nhất).
Nhưng nói về tinh thần “ hăng hái với mùa xuân” trong thơ Xuân Diệu trước
1945 thì phải ngưng lại đọc những bài thơ tiêu biểu nhất của thi sĩ:” Nụ cười
xuân”,”Nguyên Đán”,” Xuân rụng”,”Xuân sầu” và “Xuân không mùa”.Tôi gọi đó
là năm ngón tay( có”hoa tay”) trên một bàn tay cầm bút viết về mùa xuân. Mỗi bài
thơ là một mầm xuân,sắc xuân, hương xuân, giọng xuân. Nhớ lại câu thơ mà có
người bạo mồm bạo miệng gọi là khẩu khí phồn thực của Xuân Diệu khi thi sĩ ca
lên: “ Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Với Xuân Diệu thì thiên nhiên
cũng là thi thể, sinh linh. Hơn thế ,mùa xuân tựa như một thiếu nữ trẻ trung, duyên
dáng và đầy gợi cảm. Hẳn vì thế mà thi sĩ nhìn thấy một” Nụ cười xuân”.Xuân của
đất trời đã hòa quyện với xuân của lòng người. Nó “len lén” đi vào tâm hồn con
người và ngự trị trong đó như một thiên sứ của ánh sáng và tình yêu.fMùa xuân
qua đôi mắt xanh non, tâm hồn dạo rực của Xuân Diệu là thời điểm thế giới thiên
nhiên vô cùng trẻ trung, tươi tắn phát lộ. Hình ảnh mùa xuân trong thơ Xuân Diệu
quả là thiên đường trên mặt đất bởi được miêu tả ở thời điểm xuân nhất, tươi trẻ
nhất. Thế giới thiên nhiên lúc này thường rực rỡ màu sắc, chói ngời ánh sáng,nồng
nàn hương vị và ríu rít thanh âm, nghĩa là hội tụ đủ mọi yếu tố,mọi vẻ đẹp ở đỉnh
điểm,gợi cảm nhất.Đây là nụ cười trong khu vườn xuân buổi ban mai:
Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi xuân đầu êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi”

( Nụ cười xuân)
Mùa xuân thắm tươi đã có từ lâu với loài người nhưng làm sao đi vào thơ ca
với đường nét, sắc màu như vốn có qua rào chắn âm u của ước lệ cổ điển. Với sự


xuất hiện của thế hệ thi sĩ Thơ mới, với Xuân Diệu, lần đầu tiên mới có hình ảnh
xuân rao rực gợi tình như thế này:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si…”
(Vội vàng)
Hệ thống tính từ định ngữ giàu sức biểu cảm ( mật, xanh rì, tơ, phơ phất,si) có
ý nghĩa nhấn mạnh đây là vườn xuân ở độ tuổi trẻ tươi, ngọt ngào nhất.
Xuân Diệu hay tả mùa xuân ở buổi ban mai với vẻ tinh khôi, tinh khiết. Mùa
xuân là mùa trẻ nhất của vũ trụ. Bình minh là thời điểm trẻ nhất của một ngày, là
khi đẹp nhất của mùa xuân.
Khi quan niệm tuổi tre chỉ có ý nghĩa lúc gắn với tình yêu; tình yêu chỉ thực sự
được hạnh phúc đủ đầy lúc còn tuổi trẻ, lẽ tự nhiên mùa xuân trong cảm nhận của
Xuân Diệu cũng là mùa tình, vườn xuân trong thơ Xuân Diệu trở thành vườn tình.
Nhìn đời qua lăng kính tình ái, thi sĩ này truyền vào trời đất thiên nhiên nỗi rạo rực
yêu đương của mình. Sang xuân, vạn vật dường như muốn đong đưa, gợi
tình,muốn trao duyên,đụng chạm vào nhau:
“Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng, lá xôn xao;
Gios thơm phơ phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào.
Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu;
Nỗi gì âu yếm qua không khí

Như thoảng đưa mùi hương mến yêu…


(Nụ cười xuân)
Trong ‘ Vội vàng’, vườn xuân cũng có bướm ong lả lướt, có cặp chim yến anh
cất khúc tình ca say đắm và “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Xuân Diệu
thiết tha cùng mùa xuân đầu của tình yêu với trời xanh, vườn non , đường cỏ
mộng…Mùa xuân ấy có “ nhạc phất dưới chân mừng sánh bước”,có” tơ giăng
trong lời nhỏ khơi ngòi” và” Tà áo mới cũng say mùi gió nước/Rặng mi dài xao
động ánh dương vui” ( Xuân đầu). Mang cảm xúc rung rung, ngỡ ngành trước mùa
xuân đầu của tình yêu, Xuân Diệu thấy hoa lá thiên nhiên như cũng đang hẹn hò
chờ đợi.
Và như vậy, xuân trong cảm thức của Xuân Diệu không dừng ở những cảm
nhận về sự giao hòa giữa xuân với tình yêu,xuân với tuổi trẻ, xuân với thiên nhiên
mà đã kết tinh thành lẽ sống với một khát vọng mạnh mẽ của một thi nhân luôn
luôn trân quý sự sống.Với Xuân Diệu,tuổi trẻ yêu và sống chính là mùa xuân và
mùa xuân chính là sự sống.Sự kết hợp kì diệu này là hiện thân của một tâm thức
mà ở đó không có chỗ cho những mưu toan nhỏ nhen tầm thường của những tâm
hồn bang giá, vô cảm.
Chỉ có tan hòa trong cõi thiên thai của cảm thức mùa xuân- tuổi trẻ- sống và
yêu.Xuân Diệu mới viết được những câu thơ đầy khát vọng sống mãnh liệt như
thế. Và dẫu rằng Xuân Diệu đã mất đi nhưng thơ ông vẫn hiện hữu trong lòng
người như những mùa xuân bất tận. Và đó là một giá trị không thể nào thay
thế.Cảm thức xuân trong thơ Xuân Diệu vì thế cũng là một hệ giá trị góp phần làm
nên sự bất tử của Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu,một nhà thơ ngay từ khi mới hiện
diện trên thi đàn đã được Hoài Thanh tôn vinh là nhà thơ “mới nhất trong các nhà
thơ mới” và cái mới ấy phải chăng kết tinh từ sự huyền diệu của tình yêu tuổi
trẻ,và mùa xuân trong thơ ông đã dự cảm:
“ Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng,
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ,
Xuân là lúc gió về không định trước”.
(Xuân không mùa)


Hàn Mặc Tử cũng viết về mùa xuân nhưng không vồ vập, sôi nổi, đắm say như
Xuân Diệu mà trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng. Mở đầu bài thơ Mùa xuân chín là
khung cảnh:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý
Bóng xuân sang.
Mùa xuân về lặng lẽ và êm ái. Âm của các từ lan, tan, vàng, sang vừa đủ để
diễn tả bước đi hết sức khẽ khàng của mùa xuân. Thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế
sự biến đổi không gian. Đúng vào thời điểm “khói mơ tan” cũng là lúc “đôi mái
nhà tranh lấm tấm vàng”. Từ láy “lấm tấm” làm cho màu vàng của những mái
tranh cứ hiện dần lên. “Lấm tấm” còn cho ta biết tầm nhìn của thi sĩ. Nếu Xuân
Diệu nghe được “khúc tình si” của “yến anh” thì Hàn Mặc Tử cũng nghe được “sột
soạt gió trêu tà áo biếc trên giàn thiên lý”. Thiên nhiên dưới con mắt của Hàn Mặc
Tử cũng tình tứ lắm. Nếu Xuân Diệu khoe “này đây hoa của đồng nội xanh rì” thì
Hàn Mặc Tử chỉ lặng lẽ tả “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Và trong cái khung
cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống đó xuất hiện “bao cô thôn nữ hát trên đồi”.Họ
đang hát một cách say sưa . Thi sĩ vừa nghe, vừa nhìn, vừa cảm:
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc”.
Nghe ra ý vị và thơ ngây. Ở đây có sự hoà hợp giữa mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu.
Các cô thôn nữ tươi trẻ đang hát những bài hát về tình yêu trong một không gian
mùa xuân thật thoáng đãng. Đó là mùa xuân đang xanh. Nhưng mùa xuân xanh qua

đi rất nhanh:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín


Lòng trí bâng khuâng chớt nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.
Phải đọc đi đọc lại nhiều lần ta mới phát hiện được những nét tương phản của
hai bức tranh. Một bên “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Còn bên kia “dọc bờ sông
trắng nắng chang chang”. Cái xanh tươi của cỏ đối lập với cái chang chang của
nắng. Một bên “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Còn bên kia “chị ấy năm nay còn
gánh thóc”. Cô và chị, bao cô và chị ấy, hát trên đồi và gánh thóc dọc bờ sông. Một
bên còn xuân xanh, một bên đã qua thời tuổi trẻ. Bên thì đông vui, bên thì lặng lẽ
một mình. Từ hình ảnh
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
mà Hàn Mặc Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi!”
Đó là quy luật không ai có thể cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà vẫn tiếc thầm
cho họ và cả thầm tiếc cho mình, tiếc cho cái tuổi thanh xuân một đi không bao giờ
trở lại.
Rõ ràng cùng viết về mùa xuân nhưng Vội vàng của Xuân Diệu và Mùa xuân
chín của Hàn Mặc Tử có những cách thể hiện khác nhau. Mỗi cách thể hiện có cái
hay riêng. Ta thích sự vồ vập, sôi nổi, đắm say của Xuân Diệu nhưng ta cũng thích
sự trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng của Hàn Mặc Tử. Chính cá tính sáng tạo làm nên
nét riêng độc đáo của từng nhà thơ.
Mùa xuân của Nguyễn Bính được bao phủ trong màu xanh. Định nghĩa mùa
xuân là mùa xanh cảm giác vẫn chưa đủ, nên thi sĩ phải thêm chữ “cả” nhấn mạnh,

khẳng định. Tám câu thơ 7 chữ, câu nào cũng có màu xanh. Từ cảm giác choáng
ngợp, ngất ngây trong sắc xanh bao la, không gian xuân được mở rộng từ cao
xuống thấp (trời xanh -> lá xanh -> đồng lúa xanh -> cỏ xanh), từ gần đến xa, rồi
xa lại gần (từ đồng tôi -> đồng nàng -> đồng quanh; từ tôi -> lũy tre làng -> dải


thắt lưng xanh -> tôi). Trong con mắt nhìn yêu thương của tác giả Lỡ bước sang
ngang ta thấy chan chứa một tình xuân, một niềm hy vọng thanh tân. Vậy nên câu
thơ thứ 6 (Tôi đợi người yêu đến tự tình) là câu duy nhất trong bài không nhắc đến
màu xanh nhưng chính màu xuân xanh lại bắt đầu từ đây, gây chú ý trong một chữ
“đợi” giản dị.

Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính là một mùa hy vọng. Nó bắt đầu bằng tâm
trạng chờ đón tình xuân thật hạnh phúc - tha thiết và tin yêu. Điểm nhấn của bài
thơ là hình ảnh “cái thắt lưng xanh” như một tín hiệu xuân phấp phới từ đằng xa ở cuối bài.

Cũng viết về mùa xuân như Nguyễn Bính, cũng sử dụng các chất liệu quen thuộc
như cỏ xanh, trời xanh, cô gái và tuổi xuân xanh; nhưng bức tranh xuân trong Mùa
xuân chín của Hàn Mặc Tử tạo ấn tượng chủ yếu bằng cảm giác hơn là màu sắc.
Nói như nhà phê bình Đỗ Lai Thúy: thơ Hàn Mặc Tử là sự hòa sắc của cả lãng
mạn, tượng trưng và siêu thực, nhưng lại phảng phất phong vị Đường thi và một
chút không khí Liêu trai. Nhan đề hai bài thơ giống nhau, chỉ khác một chữ (tính
từ): “xanh” và “chín”. Nhưng từ một chữ ấy hé mở ý đồ nghệ thuật của hai nhà
thơ.

Nếu Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính là bản hòa tấu nhiều cung bậc màu
xanh (cao - thấp, xa - gần) và cảm xúc (yêu thích - say đắm - hồi hộp), thì Mùa
xuân chín của Hàn Mặc Tử mở đầu và kết thúc bằng diễn trình của nắng (từ “làn
nắng ửng khói mơ tan” buổi sáng đầu xuân đến “nắng chang chang” cuối xuân
chuyển sang hạ). Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử không phải một trạng thái, mà là

sự vận động, chuyển đổi của một quá trình. Bức tranh mùa xuân của hai tác giả ở
phần đầu tương đối giống nhau: một bên là đồng quê tươi xanh, một bên là làng
quê đầm ấm. Nhưng nếu màu xanh trong thơ Nguyễn Bính thân quen và tất yếu, thì
trong thơ Hàn Mặc Tử cái thực và cái ảo luôn chồng lấn, biến đổi. Mở đầu bài thơ
Mùa xuân chín là khung nền màu nắng ửng hồng huyền ảo của một buổi mai xuân
khi sương khói vừa tan, có những mái nhà tranh màu vàng đậm nhạt điểm xuyết


“lấm tấm”. Hai câu đầu rất cổ điển nhưng đến câu thơ thứ ba đã hiện đại, nhất là
chữ “trêu” tinh nghịch đặt giữa câu (Sột sọat gió trêu tà áo biếc). Cảm giác
ngượng nghiụ, hồi hộp khi chờ đón tin xuân. Mùa xuân đang đến, đang đến... Dấu
chấm đột ngột mà rụt rè giữa câu thơ thứ tư tựa như dấu chân mùa xuân đang đến:
im lặng mà âm vang! Mùa xuân quen thuộc mà lạ đến ngỡ ngàng. Xuân in bóng
trên giàn thiên lý: bất ngờ, lộng lẫy. Chữ “bóng” hư ảo đứng cạnh, khiến chữ
“xuân” rất thực thành khoảnh khắc nhiệm màu, kỳ diệu của tâm linh. Còn nghe âm
vang xao xuyến đâu đây lời thơ Hàn Mặc Tử trong Xuân như ý :

Chàng ơi! Chàng ơi! Sự lạ đêm qua
Mùa xuân đến mà không ai biết cả!?

Tình xuân e ấp như cô gái quê đang độ xuân thì. Đến đây cảm xúc đã ngân lên
thành giai điệu:

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Như vậy, Nguyễn Bính cũng như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu và các nhà Thơ mới
nói chung, đều là những người nhạy cảm với bước đi của thời gian. Đây cũng là
chỗ mâu thuẫn, khác biệt giữa truyền thống phương Đông và văn minh Phương
Tây. Trong cơn va chạm đó , nếu Xuân Diệu “vội vàng” gia tăng cả tốc độ và
cường độ chạy cho kịp với thời gian, thì Hàn Mặc Tử tìm kiếm sự phi thường vượt

ra khỏi cái giới hạn bình thường của thời gian. Với Nguyễn Bính, nhiều người vẫn
nghĩ ông tìm về thời gian quá khứ và làng quê làm cứu cánh, chỗ dựa. Nhưng tác
phẩm Mùa xuân xanh trả lời rằng một mùa xanh miên man là hình ảnh trong mơ
ước, còn thực tế con người hiện đại của nhà thơ vẫn chờ đợi một tình yêu đích
thực với cuộc sống thực.




×