Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thảo luận thị trường liên ngân hàng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.18 KB, 15 trang )

1

Học viện Ngân hàng

TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN

THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG
VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008 - 2013


2

DANH SÁCH NHĨM
1/Lê Hồng Nhung ( Nhóm trưởng)
2/Đồn Thị Thúy Hằng
3/Lê Thị Thúy Hằng
4/Nguyễn Thu Hằng
5/Bùi Đức Mạnh
6/Vũ Thị Thanh Huyền
7/Bùi Thị Ngọc
8/Lê Vương Thùy Linh
9/Thượng Thị Phương Trinh


3

I.Khái quát chung về thị trường liên ngân hàng và hoạt động vay vốn trên thị
trường liên ngân hàng
1.Thị trường liên Ngân hàng


1.1 Khái niệm – sự hình thành
Theo nghĩa hẹp, thị trường liên ngân hàng đồng nghĩa với thị trường tiền tệ, là nơi
thực hiện việc đi vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm bù đắp ngân quỹ của
mình.
Theo nghĩa rộng, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch vốn cơ bản
giữa các ngân hàng, thông thường các giao dịch này được thực hiện thông qua tài khoản
tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương.
Thị trường liên NH hình thành do một số nguyên nhân sau:
 Do nền kinh tế thị trường phát triển dẫn đến hệ thống các tổ chức tín dụng cũng
phát triển mạng mẽ cả về số lượng và chất lượng.
 Trong quá trình hoạt động, một số TCTD dư thừa vốn trong khi một số TCTD
khác lại thiếu hụt vốn do cho vay quá nhiều hoặc có nhu cầu lớn về các nghĩa vụ
tài chính.
 Việc huy động vốn từ tiền gửi và giấy tờ có giá khơng đáp ứng đủ nhu cầu vốn của
ngân hàng.Để giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời trong thời gian ngắn,
ngân hàng có thể đi vay vốn từ các TCTD khác để có đủ lượng vốn cần thiết cho
hoạt động tín dụn, thanh tốn và chi trả kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, trong tình hình đó, giữa các TCTD đã hình thành một thị trường đặc biệt – thị
trường liên ngân hàng.
1.2.Đặc điểm
Thị trường liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tệ, có những đặc điểm cơ
bản sau:
- Là thị trường vơ hình, liên kết tồn cầu: Thơng qua hệ thống giao dịch hiện đại, các
doanh vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện trên cơ sở liên kết toàn


4

cầu giữa các ngân hàng, các nhà kinh doanh phi ngân hàng và người môi giới tiền tệ.Thị
trường liên ngân hàng hoạt động 24/24 giờ trong 1 ngày trên phạm vi quốc tế.

- Thị trường liên ngân hàng là thị trường cực kì nhạy cảm và là thị trường thơng tin: Thị
trường liên ngân hàng là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lí, trong đó NHTM
này mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTM khác. Hệ thống tài khoản giữa các ngân
hàng đại lí giúp cho thị trường liên ngân hàng hoạt động hiệu quả.
- Thị trường liên ngân hàng chủ yếu là thị trường bán bn: Hàng hóa giao dịch ở thị
trường liên ngân hàng là mua bán tiền gửi ngân hàng, tức là khoản dự trữ dư thừa tạm thời
với những giao dịch lớn.
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy rất cao: Thành viên của thị trường
chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp ứng được các yêu cầu về
vốn, kí quỹ, chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, có giấy phép hành nghề. Các giao dịch ở
đây hầu như khơng có tài sản đảm bảo, các thủ tục pháp lí cực kì đơn giản.
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn: do trong thực tế các giao dịch
trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu là các giao dịch ngắn hạn.
- Thị trường liên ngân hàng thực hiện giao dịch thông qua các công cụ hiện đại: Trên thị
trường liên ngân hàng, người môi giới (đa số là ngân hàng) mua bán tiền gửi qua điện
thoại, máy tính… bằng các cơng cụ phái sinh như quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai…
1.3. Giá trên trên thị trường liên Ngân hàng
Gía trên thị trường liên Ngân hàng chính là lãi suất liên NH. Lãi suất liên NH là lãi
suất mà các NH áp dụng cho nhau vay, được ấn định hàng ngày dựa trên quan hệ cung –
cầu tiền của các TCTD và chịu sự chi phối của lãi suất tái cấp vốn của NHNN. NHNN
không tham gia trực tiếp vào thị trường liên NH nhưng có một vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc hình thành lãi suất thông qua các can thiệp gián tiếp,như bơm và hút tiền khỏi
lưu thơng, từ đó tác động tới cung – cầu tiền tệ trên thị trường theo mong muốn của |
NHTW và hình thành nên lãi suất phù hợp.
Lãi suất trên thị trường liên NH phản ánh các quan hệ cung – cầu về vốn trong nền
kinh tế và các tổ chức trung gian tài chính, phản ánh tín hiệu của NHTW đối với các Tổ
chức Tín dụng (TCTD) cũng nhưng trạng thái cung – cầu về vốn khả dụng của các
NHTM.



5

Lãi suất liên NH còn được coi là cơ sở xác định lãi suất thị trường. Nó thường phản
ánh xu hướng lãi suất của NHTW và là một trong những căn cứ để các TCTD xác định
đúng hướng lãi suất tiền gửi, tiền vay đối với Khách hàng của mình.
1.4.Vai trò của thị trường liên Ngân hàng
a. Đối với thị trường tài chính:
- Thị trường hối đối liên ngân hàng là thị trường tài chính lớn nhất thế giới hiện nay xét
cả về doanh số, tỉ trọng và khả năng sinh lợi nhuận.
- Đối với thị trường chứng khoán, thị trường liên ngân hàng là thị trường nền tảng vì các
giao dịch chứng khốn phải được thực hiện thơng qua hệ thống điện tử liên ngân hàng,
qua trung tâm thanh toán bù trừ, qua các ngân hàng chỉ định thanh toán…
- Đối với việc thực hiện các chức năng của thị trường tài chính:
+ Thị trường liên ngân hàng rất nhạy cảm với lãi suất và tỉ giá và với những biến
động có liên quan đến giá trị danh mục đầu tư. Do đó nó cung cấp dữ liệu cho những
người quan tâm một cách kịp thời.
+ Thị trường liên ngân hàng hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần kiểm sốt ngân hàng tốt
hơn, góp phần tạo ra khung thể chế thỏa đáng cho hoạt động phân bổ vốn.
b.Đối với chính sách tiền tệ:
Thị trường ngân hàng là nơi đưa ra các tín hiệu cho việc hoạch định chính sách tiền tệ của
NHTW một cách nhạy cảm và kịp thời về tỉ giá, lãi suất…
c.Đối với nền kinh tế:
Thị trường liên ngân hàng góp phần làm cho nguồn vốn ngân hàng được sử dụng hiệu
quả nhất, khơng gây lãng phí.Thơng qua thị trường liên ngân hàng, các TCTD sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn của mình, suy rộng ra là tồn bộ nguồn lực của xã hội được sử dụng
có hiệu quả.
d.Đối với các TCTD:
Thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và
các TCTD,là nơi giúp các TCTD nhanh chóng tìm kiếm các nguồn tiền mặt, tăng cơ hội
thu lãi bằng cách hạn chế các khoản dự trữ ở mức thấp nhất để phân chia ngân quỹ cho

các tài sản sinh lời, đồng thời điều chỉnh kịp thời các phương tiện chi trả.


6

2.

Hoạt động vay vốn của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng
Huy động vốn là một trong các hoạt động cơ bản của các TCTD. Các TCTD có thể

huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Ngồi việc huy
động vốn của các cá nhân , tổ chức, Pháp luật còn cho phép TCTD được vay vốn của
NHNN và các TCTD khác. Việc huy động vốn được thực hiện bởi các loại hình giao dịch
khác nhau.
a/ Huy động vốn giữa các TCTD với nhau
Các TCTD huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các TCTD khác được kèm theo
một quy chế riêng biệt “Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo
Quyết định 1310/2001/ QĐ – NHNN ngày 15/1-/2001”. Việc huy động vốn của các tổ
chức tín dụng với nhau và với khách hàng được điều chỉnh bằng hai quy chế khác biệt vì
Ngânhàng cho các TCTD khác vay ngồi mục đích kinh doanh cịn góp phần điều hòa
vốn trên thị trường tiền tệ, giúp nguồn vốn được lưu thông dễ dàng hơn từ nơi thừa vốn
sang nơi thiếu vốn,giúp cho các TCTD điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng
thanh toán, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của từng TCTD cũng nhưng cho
tồn bộ hệ thống tín dụng.
Ngồi việc vay và cho vay, các NH cũng có thể huy động vốn dưới hình thức nhận tiền
gửi của nhau với các quy định cụ thể của NHNN theo từng giai đoạn.
b/ Giữa các TCTD với NHNN
Huy động vốn bằng hình thức vay vốn của ngân hàng nhà nước là một hình thức huy
động đặc biệt của các tổ chức tín dụng.Trong trường hợp vốn vay của các TCTD khác
không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn thì các TCTD sẽ đi vay của NHNN. Hoạt động cấp tín

dụng của NHNN là một cơng cụ để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát tiền cung
ứng trong hệ thống kinh tế qua các TCTD, đặc biệt là NH. NH nhà nước ln đóng vai trị
là người cho vay cuối cùng khi các NHTM khó khăn về tài chính. Nội dung pháp luật
điều chỉnh hoạt động này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong
đó văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Ngân Hàng Nhà Nước 1997 tại điều 30 và
Luật các tổ chức tín dụng 1997 tại điều 48, QĐ 1452/2003 QĐ-NHNN về việc ban hành


7

quy chế cho vay có bảo đảm bằng bằng cầm cố giấy tờ có giá của ngân hàng nhà nước
Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng. Các văn bản này tập trung quy định các chi tiết
nội dung của các hình thức tái cấp vốn của Ngân Hàng Nhà Nước cho các tổ chức tín
dụng vay theo hồ sơ tín dụng; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy
tờ có giá khác. Lãi suất cho vay cầm cố là lãi suất tái cấp vốn mà NHNN áp dụng trong
từng thời kì với mức cho vay đối đa không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm đảm
bảo.Thời hạn cho vay là dưới 12 tháng, chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thanh toán của các
TCTD .Tuy nhiên tùy trường hợp đặc biệt, NHNN có thể gia hạn khoản vay cầm cố trên
cơ sở đề nghị của TCTD và lí do gia hạn phù hợp với định hướng điều hành chính sách
tiền tệ của NHNN.
Ngồi ra NHNN cũng có chính sách hỗ trợ cho các TCTD nước ngoài vay bằng
ngoại tệ với từng trường hợp cụ thể.
II. Thực trạng hoạt động của các TCTD trên thị trường liên NH giai đoạn 2008-2013
Nhìn chung, trong những năm gần đây lãi suất liên ngân hàng có nhiều biến động, lên
xuống thất thường.
Năm 2008 , thị trường liên ngân hàng trong nước trải qua những biến động mạnh.Đầu
năm 2008, lãi suất VNĐ trên thị trường tăng cao, có những thời điểm lên tới 30%/năm và
các NHTM đã phải đấu thầu lãi suất khoản vay kì hạn 1-2 tuần từ NHNN. Vào ngày
19/2/2008 lãi suất đạt kỉ lục 43%/năm với tình trạng căng thẳng về đồng nội tệ đang ở
mức rất cao khi nhiều NH cần tiền để đảm bảo tính thanh khoản và thực hiện các nghĩa vụ

tài chính với nhà nước. Giữa năm thị trường dần đi vào ổn định, khơng cịn tình trạng
biến động lãi suất quá cao do nhà nước đã thực hiện một số cơng cụ điều hình chính sách
tiền tệ khiến cung cầu vốn ổn định hơn. Các tháng sau đó lãi suất đều giảm ở hầu hết các
kì hạn. Cuối năm 2008 lãi suất giảm mạnh ở hầu hết các kì hạn so với các tháng trước đó,
cao nhất là 13%/năm với kì hạn 6 tháng, ở các kì hạn khác lãi suất dao động từ 7 % 11.7%/năm.
Đầu năm 2009 lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng ở những kì hạn ngắn và giảm
ở những kì hạn dài hơn. Năm 2009 được đánh giá là tăng trưởng tín dụng khá cao trong
năm nên nhiều ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay vào cuối năm khi giới hạn tín dụng


8

gần hết. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vì thế đạt mức cao nhất trong năm,
10,71%/năm vào giữa tháng 12/2009.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng năm 2009

Năm 2010 xuất hiện đợt tăng mạnh vào tháng 9 của lãi suất liên ngân hàng, lãi suất
cho vay cao nhất lên tới 18%/năm. Tổng doanh số giao dịch trên thị trường trong tuần đầu
tháng 9 đạt hơn 147 nghìn tỉ VNĐ. Các giao dịch chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn
ngắn ( qua đêm, 1 tuần và 2 tuần) trong đó doanh số qua đêm chiếm gần 40% tổng doanh
số giao dịch cả tuần.Lãi suất tiếp tục tăng vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là với những
kì hạn ngắn.
Đầu năm 2011 lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH lại có dấu hiệu giảm trở lại
với mức giảm lớn nhất ở kỳ hạn qua đêm. Sau một thời gian hạ nhiệt và tăng trở lại, lãi
suất qua đêm vừa được công bố giảm tới 2.47%. Tuy nhiên, giữa và cuối năm có nhiều
thời điểm xuất hiện các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng với lãi suất cao bất
thường. Tháng 3/2011 có giao dịch với lãi suất 23%/năm còn tháng 10 ghi nhận giao dịch
với lãi suất 30%/năm. Theo ghi nhận của Kiểm toán nhà nước, lãi suất các NH cho nhau
vay liên tục tăng từ tháng 3 đến tháng 11, đặc biệt có thời điểm lãi suất lên tới 37.5%/năm

trong tháng 11. Thực trạng này chủ yếu do các NHTM nhỏ đang bị thiếu hụt thanh khoản
tạm thời.Lãi suất cao khiến các NH nhỏ không vay được đành chấp nhận huy động vốn
trong dân cư làm cho cuộc đua lãi suất được đẩy lên cao, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh


9

tế. Ngoài ra, để Ngân hàng tránh bị thua thiệt nên lãi suất cho vay đối với các doanh
nghiệp cũng được đẩy lên cao.Tại thời điểm này , lãi suất huy động trên thị trường dân cư
tối đa là 14%/năm theo quy định của NHNN. Với lãi suất cao, doanh nghiệp khó có thể
thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn và những khoản nợ bị xếp vào nhóm nợ xấu ngày
càng gia tăng.
Thị trường liên NH thay đổi một cách rõ rệt trong năm 2012, khối lượng hoạt động
giảm đáng kể do tiền gửi của KH tăng làm cho NH bớt phụ thuộc vào các nguồn vốn trên
thị trường liên NH. Nhân tố góp phần làm giảm hoạt động trên thị trường liên NH là sự ra
đời của thông tư 21/2012/TT – NHNN , quy định rằng các TCTD chỉ có thể đi vay trên thị
trường liên NH nếu như họ khơng có khoản vay liên NH nào q hạn trên 10 ngày.

Diễn biến lãi suất liên NH năm 2012

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy thị trường giao dịch liên ngân hàng trong giai đoạn
này khá bình lặng, lãi suất giữa năm so với đầu năm giảm mạnh, về quanh mức 1.5 –
2.5%/năm với kỳ hạn từ qua đêm đến 1 tuần, 4-6.5%/năm đối với kỳ hạn từ 2 tuần – 1
tháng. Doanh số giao dịch bình quân thấp, doanh số các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng chiếm
phần lớn trong tổng doanh số cho thấy thanh khoản của hệ thống đang cải thiện.Điều này
là do Ngân hàng nhà nước đang lập lại trật tự và kỷ cương trên thị trường liên ngân hàng
thông qua thông tư 21, do thực tế hiện nay nợ xấu ngoài phát sinh trong quan hệ vay
mượn giữa NHTM và DN thì cịn phát sinh giữa tín dụng các NH với nhau, làm ách tắc
dòng vốn trên thị trường tiền tệ, gây thiếu hụt thanh khoản trong ngân hàng.



10

Giao dịch liên ngân hàng trước vào sau thông tư 21

Ngồi ra, thơng tư 21 cịn quy định các Ngân hàng chỉ được phép cho vay và vay lẫn
nhau với thời hạn dưới 1 năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó
gửi để phục vụ mục đích thanh tốn.Trước khi thơng tư có hiệu lực, ngồi chức năng cho
vay, các Ngân hàng cịn gửi tiền lẫn nhau với số lượng rất lớn, lên đến hàng trăm tỉ đồng,
và lượng tiền gửi tính đến t9/2012 tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiền gửi này khơng chỉ để đáp ứng thanh tốn lẫn nhau mà cịn cả tiền gửi có kỳ hạn dài.
Điều này cho thấy, các NHTM lớn khơng nỗ lực đẩy tín dụng ra nền kinh tế mà chỉ chăm
chăm mang tiền đi gửi ở các tổ chức tín dụng khác để kiếm lời. Vốn chạy từ NH thừa vốn
sang NH thiếu vốn,chạy lịng vịng trong hệ thống NH chứ khơng chạy vào sản xuất, chạy


11

vào nền kinh tế như mục tiêu của Chính phủ. Cách gửi và cho vay kiểu này thường mang
danh nghĩa hỗ trợ thanh khoản nhưng thực ra là để hưởng lãi suất cao.
Thông tư 21 về cơ bản đã đạt được những thành công nhất định khi giúp NHNN phát
huy vai trị của mình trong việc sắp xếp lại hoạt động thị trường liên ngân hàng sau một
thời gian dài buông lỏng. Với quy định này, một số TCTD yếu kém khơng thể bổ sung
thanh khoản bằng hình thức nhận tiền gửi trong điều kiện không thể đáp ứng được các
yêu cầu vay vốn đã lộ diện và buộc phải tái cơ cấu bằng việc sát nhập, hợp nhất với các
TCTD khác theo yêu cầu của NHNN. Trật tự trên thị trường liên ngân hàng được lập lại
và được trả về chức năng chính của nó là điều chỉnh vốn ngắn hạn để hỗ trợ thanh khoản
thay vì mục đính kinh doanh vốn, nhờ đó tín dụng cũng tăng trưởng hơn và lãi suất cho
vay với nền kinh tế cũng hạ nhiệt hơn.

Sau 4 tháng triển khai Thông tư 21, thị trường liên ngân hàng đã trở lại quỹ đạo và
khá ổn định, các TCTD yếu kém đã được tái cơ cấu. Vì vậy NHNN đã ban hành thơng tư
01 và 1/2013 nới lỏng quy định, cho phép các TCTD được thực hiện các hoạt động gửi
tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các TCTD khác. Việc này giúp cho
nhiều NH có thể kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản
tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN. Qua
báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm của một số ngân hàng thương mại, ta có thể thấy được
tình hình gửi tiền – nhận tiền gửi cũng như cho vay – đi vay trên thị trường liên ngân
hàng. Có thể thấy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương (Vietcombank) vẫn
luôn đứng đầu trong việc cung ứng vốn vay cho các ngân hàng khác.
120000000
100000000
80000000
60000000
40000000
20000000
0

Gửi tại vào cho
vay các TCTD khác
( Triệu đồng)
Tiền gửi và vay từ
các TCTD khác
(Triệu đồng)

Tình hình tiền gửi/vay và cho vay của một số NH lớn 6 tháng đầu 2013


12


Về lãi suất liên ngân hàng, trong 2 quý đầu năm 2013, lãi suất bình quân giảm mạnh ở
hầu hết các kỳ hạn :
- Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm đã rơi xuống mức rất thấp. Tính đến thời
điểm 19/6, lãi suất qua đêm trung bình trong tháng 6 chỉ là 1%/năm.
- Các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng, lãi suất dao động từ 1,32% đối với kỳ hạn đến
5,06% đối với kỳ hạn 3 tháng.

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013

Cuối tháng 7/2013, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trở lại do lãi suất trên thị
trường huy động vốn từ người dân liên tục giảm khiến các Ngân hàng thương mại phải đổ
vào thị trường liên ngân hàng, điều này chứng tỏ một số ngân hàng đang cần thanh khoản
gấp. Lãi suất qua đêm đang từ 1% tăng lên hơn 5% với kì hạn qua đêm. Tuy nhiên, đến
cuối tháng 8, đầu tháng 9/2013 lãi suất liên ngân hàng lại tiếp tục giảm, đặc biệt là lãi suất
qua đêm liên ngân hàng.
Khơng chỉ có lãi suất liên ngân hàng giảm mà doanh số giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng cũng giảm. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, so với 6 tháng đầu năm
2012, doanh số giao dịch và khối lượng giao dịch trong ngày 6 tháng đầu năm 2013 chỉ
đạt 1.665.019 tỷ đồng, tương đương với mức giao dịch bình quân là 14.472 tỷ đồng/ngày,
chưa bằng ½ doanh số giao dịch cùng kỳ năm ngoái (tương ứng lần lượt là 3.597.115 tỷ
đồng và là 29.948 tỷ đồng/ngày). Việc vay vốn diễn ra chủ yếu là từ các giao dịch kì hạn


13

dưới 1 tháng (giao dịch qua đêm, kỳ hạn 1 tuần và kỳ hạn 2 tuần).Cụ thể, từ ngày 3/9 đến
ngày 6/9/2013, kì hạn qua đêm và một tuần chiếm 67% tổng doanh số giao dịch bằng
VND. Cũng trong tuần đó, có tới 55% tổng doanh số giao dịch ở kỳ hạn qua đêm được
thực hiện bằng USD. Lãi suất liên ngân hàng hầu hết đều giảm đối với cả giao dịch bằng
VND lẫn USD trong tuần.


So sánh doanh số giao dịch trên liên ngân hàng 2012-2013

Dư nợ trên thị trường liên ngân hàng cũng đang giảm mạnh, tính đến thời điểm ngày
19/6/2013, dư nợ trên thị trường liên ngân hàng là 179.091 tỷ đồng, giảm 23.230 tỷ đồng
so với cuối năm 2012 và giảm 98.062 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Lãi suất,doanh số giao dịch và dư nợ trên thị trường liên ngân hàng đều giảm nói
chung cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang tương đối dồi dào.
Tóm lại, thị trường tiền tệ liên ngân hàng đang ở giai đoạn trầm lắng nhất kể từ đầu
năm 2013 với nguồn cung dồi dào và nhu cầu hạn chế. Lãi suất đang duy trì ở mức thấp,
nhưng thực tế là nhiều ngân hàng nhỏ vẫn không vay được vốn trên thị trường này mà vẫn
phải huy động từ người dân với mức lãi suất cao hơn, hoặc phải tiếp cận vốn từ phía Ngân
hàng Nhà Nước. Vì khơng thể vay được trên thị trường này nên các Ngân hàng phải huy
động vốn trên thị trường dân cư với lãi suất cao và tạo nên sự chênh lệch lớn về lãi suất
huy động như hiện nay.Theo các chuyên gia ngân hàng, lý do là vì các ngân hàng nhỏ
khơng tạo ra được lịng tin với các ngân hàng lớn. Cho vay có khi khó thu hồi, vốn vay rất
có thể biến thành nợ xấu, chính vì vậy mà nhiều ngân hàng thừa vốn nhưng nhất quyết
không đẩy ra thị trường liên ngân hàng, không mạnh dạn cho vay lẫn nhau. Hơn nữa, do


14

tiền gửi của khách hàng tăng, nên các ngân hàng đã giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường
liên ngân hàng.Sự không ổn định của điều kiện kinh tế và các hoạt động mua bán, sáp
nhập của các ngân hàng sôi động cũng khiến các nhà băng lớn tỏ ra thận trọng hơn trong
việc cho ngân hàng nhỏ vay vốn qua thị trường liên ngân hàng, nên đã làm giảm toàn bộ
hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.
III – Kết luận.
Thị trường liên Ngân hàng Việt Nam sau gần 20 năm hoạt động đã có những bước
tiến đáng kể về số lượng thành viên tham gia cũng như doanh số giao dịch, ngày càng

đóng vai trị quan trọng trên thị trường tiền tệ Việt Nam.Thời gian qua thị trường có nhiều
thay đổi lớn và liên tục, gây nên những ảnh hưởng khơng nhỏ đến thị trường tài chính nói
chung, đặc biệt là sự biến động của lãi suất liên Ngân hàng được đẩy lên cao kỷ lục trong
các năm 2008, 2011. Tuy nhiên thị trường hiện nay đang ở trong giai đoạn khá trầm lắng
do nhiều nguyên nhân như sự bất ổn của nền kinh tế, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các
Ngân hàng, vấn đề nợ xấu… Điều này chứng tỏ thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt
Nam còn kém phát triển, lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các ngân hàng vẫn chưa
thực sự được chú ý xây dựng, trong khi đây chính là một trong những yếu tố quan trọng
trong giao dịch liên ngân hàng nói riêng, và trong tất cả các giao dịch thương mại nói
chung.Tuy nhiên,thị trường liên ngân hàng đã được củng cố ngày càng chặt chẽ hơn
thông qua sự kiểm sốt của ngân hàng Nhà nước thơng qua các chính sách tiền tệ. Cùng
với đó, q trình hoàn thiện hành lang pháp lý của hoạt động cho vay liên ngân hàng đang
dần được hồn thiện, tạo mơi trường tốt để thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam cũng
như thị trường tiền tệ có thể phát triển mạnh hơn.


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
2/ Website các NHTM Cổ phần: Vietcombank, vietinbank,
sacombank, ACB, Techcombank, BIDV…
3/ www.vneconomy.vn
4/ www.cafef.vn
5/ www.vinacorp.vn
6/ www.vnexpress.net




×