Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA NHN0 PTNT QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.8 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN
VÀ CHO VAY VỐN CỦA NHN0 PTNT QUẢNG BÌNH
Qua những mặt tồn tại về việc huy động vốn và cho vay vốn như đã trình bày ở
trên chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác này
của NHN0& PTNT Quảng Bình.
1. Giải pháp về huy động vốn.
Huy động vốn là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động của Ngân hàng. Trước
tiên là nhằm giải thoát những khó khăn mà Ngân hàng đã gặp trong việc huy động
vốn như củng cố và phát triển mạng lưới huy động vốn rộng khắp trên toàn tỉnh tới
các thôn bản, mở rộng mạng lưới tuyên truyền các thông tin quảng cáo tới các
thành phần dân cư trong tỉnh, đẩy mạnh dịch vụ Ngân hàng tăng cường tiếp thị
khách hàng, mở rộng thị phần huy động vốn tới mọi thành phần kinh tế, các tổ
chức đoàn thể, mở thêm các khách hàng mới, đặc biệt chú trọng tới các khách hàng
truyền thống, nâng cao tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, mở rộng dịch vụ
thu tiền đối với các đơn vị có thu tiền thường xuyên và lớn.
Ngân hàng cần tăng cường huy động tiền gửi dân cư theo các thời hạn khác nhau,
tuỳ theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn để phát hành trái phiếu và kỳ phiếu.
Khuyến khích tiền gửi hợp lý hơn cũng là khuyền khích những đồng tiền nhàn rỗi
của dân cư.
Chú trọng đổi mới công nghê Ngân hàng trong việc thu chi nhanh gọn, thanh toán
kịp thời, chính xác, an toàn.
Luôn đầu tư cho việc đào tạo các cán bộ tín dụng có nghiệp vụ ngày một tốt hơn và
phong cách thái độ giao dịch của cán bộ tín dụng đối với khách hàng.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn nhằm thu hút vốn vay ưu đãi, viện trợ
của các tổ chức Quốc Tế và Chính phủ các nước.
Tăng cường hơn nữa vốn trung và dài hạn bằng việc phát hành các loại trái phiếu
kỳ hạn 3 đến 5 năm theo kế hoạch hàng năm.
Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm tới các vùng dân cư, đặc biệt là
phát triển mạng lưới TDND đồng thời cần thiết lập quỹ để bù đắp rủi ro.
2. Giải pháp về cho vay vốn.
a. Đối với các đối tượng sản xuất.


Ngoài những ưu đãi của Chính phủ đối với các đối tưọng sản xuất như vay dưới 10
tr.đ không cần phải thế chấp, Ngân hàng cần nên có một số các giải pháp như:
Phân ra các đối tượng khách hàng để tiến hành cho vay có khuyến khích đối với
những đối tượng khách hàng vay nhiều và trả lãi sớm hơn hay đúng thời hạn quy
định.
NHN0& PTNT quan tâm hơn tới các doanh nghiệp quốc doanh bởi hiện nay, tại
Quảng Bình có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH muốn vay vốn
để hoạt động nhưng họ lại thiếu về tài sản thế chấp. Chúng tôi thiết nghĩ Ngân
hàng có thể cho vay khi mà doanh nghiệp có dự án khả thi có thế chấp tài sản bởi
bên trung gian.
NHN0& PTNT không nên đợi khách hàng tìm đến mình mà nên năng động hơn
nghĩa là Ngân hàng nông nghiệp sẽ tìm đến khách hàng.
Các cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà cần có cả nghiệp vụ về
tư vấn về kỹ thuật. Vì như một số hộ có khả năng vay vốn sản xuất nhưng thiếu về
kỹ thuật, muốn chăn nuôi nhưng kinh nghiệm của họ còn kém.
Các hộ sản xuất Quảng Bình có ưu thế về kinh tế nuôi trồng thuỷ sản do đó Ngân
hàng nên phát huy đồng vốn trung và dài hạn đối với đối tưọng này.
b.Lãi suất.
Lãi suất là vấn đề gây nhiều tranh cải trong xã hội hiện nay. Nhưng nhìn chung có
thể hợp thành 2 ý kiến nổi bật:
- Ý kiến 1: Để giúp đỡ người sản xuất xoá đói giảm nghèo nên có mức Lãi suất
giảm hơn, càng thấp càng tốt, coi như khoản trợ cấp.
- Ý kiến 2: Chủ yếu nhằm đáp ứng đúng nhu cầu kịp thời, nhanh chóng cho khách
hàng và lãi suất đồng đều giữa thành thị và Nông thôn.
Nhưng khi dưa ra ý kiến mỗi người đều bảo vệ ý kiến của mình cho nên chúng đề
có ưu và nhược điểm. Giáo Sư YUNUS – người sáng lập và hiện nay là chủ tịch
HĐQT Gramen Bank cho rằng “ Sự cứu tế cái tên tín dụng sẽ làm hại họ chứ
không phải là giúp họ”. Theo tôi ý kiến này là rất đúng bởi không mất gì mà tự
dưng vẫn được một khoản tiền trợ cấp. Nhìn vào thực tế dân nông thông miền núi,
vùng sâu, vùng xa hầu đa là dân trí thấp nghèo, những đương nhiên có khoản trợ

cấp, họ mặc nhiên như mình đã có một khoản thu nhập và cứ vậy ngồi hưởng thụ.
Nên theo ý kiến thứ 2.
Lãi suất cũng là nguồn thu của tất cả các cán bộ công nhân viên chức của Ngân
hàng trông chờ vào đó sau bao công sức họ bỏ ra, nhưng họ đâu đã được thu toàn
bộ phần lãi này mà còn phải trừ đi các loại chi phí khác rồi mới đến phần lợi nhuận
nhỏ nhoi cho mỗi con người trong bộ máy. Do đó nếu Lãi suất không đủ bù đắp chi
phí và mức sinh lợi tối thiều thì Ngân hàng sẽ dẫn đến phải đóng cửa.
Mặt khác nếu như lao động giảm quá có thể gây ra thói xấu cho một số thành phần
xã hội, chúng coi như đây là một phần cấp hay có thể chúng vay NHN0& PTNT để
đi gửi tiết kiệm ở Ngân hàng khác ăn chênh lệch.
Đồng thời Ngân hàng cần có khoản trích bù để làm cân bằng giữa lãi suất
thành thị và nông thôn.
a. Đơn giản hoá hơn nữa thủ tục cho vay:
Ngân hàng nên nghiên cứu hướng dẫn các cơ sở khoản vay tới các doanh nghiệp
chỉ cần lập bảng kê chứng từ hàng tháng, tuỳ theo số lượng chứng từ phát sinh, có
xác nhận của Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị là có sở pháp lý để Ngân hàng giải
quyết cho vay vốn. Giảm các giấy tờ không cần thiết để phù hợp với trình độ dân
trí, chỉ nên giữ giấy tờ bảo đảm có sở pháp lý như; khế ước vay tiền, đơn xin vay
tiền và tài sản thế chấp. Đối với hộ vay vốn món nhỏ, có thể thực hiện cấp số vốn
vay để hộ vay có thể trả nhiều lần thông qua bảo lãnh của chính quyền địa phương
nơi họ cư trú, lấy thu nhập của họ làm căn cứ cho vay. Cần có cơ chế cho vay theo
hình thức tín chấp và khống chế mức vay.
d.Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng:
Là bước không ngừng của Ngân hàng, tuyên truyền, thông tin quảng cáo tới khách
hàng nhiều hơn. cán bộ tín dụng nên tìm đến khách hàng và gần gủi hơn với họ.
Cán bộ tín dụng đều phải nắm được những khoa học kỹ thuật mới để nâng cao hiệu
quả công việc, luôn nắm vững các biện pháp tối thiểu để tránh rủi ro. Luôn có mức
khen chê đúng kịp thời.
Luôn quan tâm nắm vững khả năng phát huy của đồng vốn cho vay, qua kiểm tra,
thẩm định theo định kỳ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

e.Hoàn thiện và cải tiến phương pháp thu nợ và sử lý nợ quá hạn.
Cán bộ tín dụng nên đến các cơ sở thu lãi hàng tháng kết hợp với việc kiểm tra sử
dụng vốn vay, để không làm mất khách hàng.
Ngoài việc cán bộ tín dụng đi thu nợ trực tiếp tới khách hàng, có thể thanh toán
thông qua tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp mở tại Ngân hàng.
Có thể xem xét với những trường hợp có thể giãn nợ thay cho việc chuyển thành
nợ quá hạn.
Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc đối với đối tượng khách hàng nợ quá hạn do cố
tình không trả nợ đúng hạn hay doanh số vốn vay sai mục đích dẫn doanh nghiệp
tới làm ăn thua lỗ. Có thể mua lại một số tài sản thế chấp do phải mất nhiều thủ tục
quá nhiều khâu, Ngân hàng có thể mua lại một số tài sản thế chấp như nhà cửa có
vị trí thuận tiện để làm trụ sở giao dịch. Biện pháp này giứp Ngân hàng vừa thu hồi
được vốn, vừa tạo điều kiện thuận lợi mở rộng mạng lưới giao dịc, doanh nghiệp
không bị ép giá, giảm được chi phí phát mại.
f. Giải pháp về cơ chế, chính sách Nhà nước.
Phát triển Nông nghiệp Nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ quan tâm.
Nhà nước cần có những chính sách thiết thực như: chính sách thuế cho hộ sản xuất,
doanh nghiệp quốc doanh, giảm nhẹ các khoản chi phí cho người dân, đồng thời hỗ
trợ các loại đất nông nghiệp.
Chính sách đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn: tăng cường
thêm vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào
tạo cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cho các vùng sản xuất ở nông thôn, đặc biệt ở
vùng miền núi giao thông còn rất nhiều khó khăn.
Chính sách tạo vốn sản xuất cho người dân: tăng nguồn vốn cho vay dài hạn và
trung hạn của NHN0& PTNT bằng việc tập trung các nguồn vay của công trình
327.
Khuyến khích vay phát triển công nghiệp chế biến tại nông thôn.
Chính sách phát triển thị trường cho kinh tế Nông thôn mở rộng khả năng lưu
thông hàng hoá nguồn nông sản và tư liệu sản xuất trên địa bàn nông thôn, bảo trợ
một số mặt hàng nông sản quan trọng theo vùng.

Đặc biệt Nhà nước cần có ngân sách thoả đáng đầu tư cho giáo dục, y tế, thuỷ lợi,
mạng lưới điện.
Tóm lại: Quảng Bình là tỉnh ven biển, sản xuất mang tính thủ công do đó sản xuất
phát triển chậm vì vậy, cái cần ở đây là các công nghệ sản xuất tạo thêm việc làm
cho người dân, xoá bỏ du canh du cư của các đồng bào dân tộc. Từ đó, dân có
cuộc soóng ổn định và đầu tư vào sản xuất sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Đặc biệt quan trọng là Ngân hàng nên kéo dài hơn về thời hạn cho vay, nghĩa là
chú tâm hơn vào cho vay trung và dài hạn để dân có thể ổn định đồng vốn sản xuất.
3. Kiến nghị
Để giúp Ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình, tạo điều kiện cho khách hàng
vay vốn sản xuất kinh doanh, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

×