Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Báo cáo thực tập tại trường Trung cấp nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.53 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Lời nói đầu
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với con người, vì thế nấu ăn rất quan
trọng trong sinh hoạt hàng ngày và đòi hỏi phải có kỹ thuật trong dinh dưỡng và cách
chế biến. Ăn uống có tác dụng quan trọng đến sự phát triển của cơ thể con người, sức
đề kháng và sức làm việc của con người. Đối với quân đội, công tác nấu ăn là một
trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao sức mạnh sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống...
Nấu ăn là một công việc bình thường của mọi gia đình nhưng nấu ăn cũng là
một nghệ thuật, đó là nghệ thuật ẩm thực. Ẩm thực là một nét tạo nên bản sắc văn
hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc. Đất nước ta với 4.000 năm lịch sử gắn
liền với nền văn minh lúa nước, các món ăn chủ yếu được chế biến từ lúa gạo, ngô...
nhưng không vì thế mà thiếu đi sự phong phú về chất lượng, mùi vị, màu sắc... Có
rất nhiều nền văn hoá ẩm thực tiêu biểu cho các vùng miền của đát nước được người
dân Việt Nam cũng như bạn bè trên thế giới biết đến như: ẩm thực Hà Nội, ẩm thực
Huế...Tuy ở các miền của tổ quốc nhưng nhìn chung các món ăn đều có những nét
đậm hồn Việt. ở Việt Nam quan niệm “ăn no, mặc ấm” dường như đã thay đổi,
người dân hướng tới nhu cầu được “ăn ngon, mặc đẹp”. Trong điều kiện đời sống
bộ đội được không ngừng nâng lên, thì càng đòi hỏi không chỉ “ăn đủ” mà còn phải
“ăn ngon”, cho nên công tác nuôi dưỡng bộ đội của đội ngũ nhân viên nấu ăn cũng
đòi hỏi ngày càng nâng cao.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn làm nhân viên nấu ăn trong quân đội và để nâng
cao tay nghề phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, em đã chọn theo học ngành kỹ thuật chế biến
nấu ăn của Trường trung cấp nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội - “cái nôi” của
ngành dịch vụ ăn uống, một “bông hoa thơm” giữa lòng thủ đô. Trường Trung cấp
nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội có bề dầy trong việc đào tạo những công
nhân kỹ thuật có tay nghề, có chuyên môn cao, bên cạnh đó là tập thể đội ngũ giáo
viên có bề dầy kinh nghiệm, trình độ đã góp phần xây dựng nền ẩm thực của thủ đô
Việt Nam ngày càng phong phú hơn. Trong quá trình học tập tại trường, được sự
giúp đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cô, em đã được trang bị một lượng kiến thức


cần thiết, bổ ích để sau này vận dụng vào trong thực tế công tác tại đơn vị.
Sau 2 tháng được nhà trường cho đi thực tế, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của chỉ huy các cấp, của đội ngũ cán bộ, nhân viên quân nhu đơn vị, em đã tiếp
xúc, học hỏi kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức đã học, từ thực tế em đã học hỏi
được rất nhiều. Đặc biệt là em đã học hỏi một số kinh nghiệm về “phương pháp chế
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
1
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

biến món ăn Á – Âu”. Thu hoạch một số kiến thức công tác nấu ăn bảo đảm phục vụ
cho bộ đội, bởi công tác nấu ăn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng
góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Những điều này em
đã được học hỏi khi thực tập tại bếp khu C, phòng Hậu cần, Cục 16. Với những kiến
thức đã được đào tạo, cùng với những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình thực
tập sẽ là nền tảng vững chắc để em nâng cao trình độ tay nghề, phục vụ thiết thực cho
quá trình làm việc sau này.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chỉ huy phòng Hậu cần,
Cục 16, cán bộ, nhân viên của bếp khu C thuộc phòng Hậu cần đã tạo điều kiện cho
em trong thời gian thực tập tại đơn vị.
Em xin cám ơn thầy Dương Văn Hùng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài
báo cáo này. Em xin chúc toàn thể các thầy cô trong nhà trường sức khoẻ dồi dào,
công tác tốt.
Sau đây em xin giới thiệu mô hình bếp ăn quân đội và những kinh nghiệm rút
ra trong thời gian thực tập tại bếp khu C thuộc phòng Hậu cần, Cục 16. Báo cáo thực
tập có độ dài 50 trang, được kết cấu thành bốn phần:
Phần I: Những nhận xét qua quan sát hoạt động sản xuất chế biến tại đơn vị ,
độ dài: 7 trang;
Phần II: Tổ chức sản xuất chế biến tại đơn vị, độ dài: 12 trang;
Phần III: Phân tích - So sánh thực tế sản xuất chế biến tại cơ sở trên và những
bài học được rút ra, độ dài: 28 trang;

Phần IV: Một số kiến nghị, độ dài: 02 trang;
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
2
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

1. Vị trí đặc điểm:
Cục 16, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng nằm tại địa chỉ 152 đường Trường
Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, được thành lập ngày 25/09/1981 theo
quyết định của Bộ Quốc phòng. Là một đơn vị làm công tác nghiên cứu phục vụ quân
đội.
Cơ quan phục vụ bảo đảm về ăn uống là phòng Hậu cần, cụ thể là bộ phận bếp
cơ quan (bếp khu C), công việc chủ yếu là phục vụ công tác nuôi dưỡng bộ đội
thường xuyên, phục vụ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra còn phục vụ các buổi liên hoan,
tiếp khách của đơn vị và đơn vị bạn trong cùng khu với các hình thức: tiệc mặn, tiệc
đứng…, theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị giao hoặc nhu cầu của các phòng, ban, cá
nhân trong đơn vị và đơn vị bạn (các nhu cầu này phải được sự nhất trí cho phép của
Chỉ huy có thẩm quyền).
2. Bộ máy tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của đơn vị như sau:
Chỉ huy Cục
Các phòng, ban khối nghiệp vụ
Các phòng khối bảo đảm, trong đó có phòng Hậu cần.
Phòng Hậu cần bao gồm các ban, bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau,
trong đó bộ phận bảo đảm ăn uống là cơ quan quân nhu (chỉ đạo chuyên môn) và bếp
khu C.
Ta có thể phác họa cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị như sau:
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
3
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội


Lao động trong bếp gồm 22 người mỗi người đảm nhiệm một công việc cụ thể
theo sự phân công, giao nhiệm vụ của chỉ huy đơn vị, thực hiện chức trách nhiệm vụ
được giao tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy và nguyên tắc, chế độ quy định của
ngành Hậu cần quân đội.
3. Chức năng nhiệm vụ:
a. Đặc điểm, nhiệm vụ của bếp ăn tập thể trong quân đội:
* Đặc điểm:
- Bữa ăn thường xuyên trong đơn vị thường theo một kế hoạch tương đối ổn
định.
- Tiêu chuẩn tiền ăn và định lượng lương thực thực phẩm theo quy định thống
nhất.
- Số người ăn và số người phục vụ cũng được quy định thống nhất theo tỷ lệ.
Các mối quan hệ trong nhà ăn, nhà bếp được xác định rõ ràng như quan hệ trong nội
bộ và với toàn đơn vị.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức bảo đảm thường xuyên chất lượng bữa ăn theo yêu cầu khoa học ăn
uống. Phải trên cơ sở tiêu chuẩn chế độ và định lượng quy định cho từng đối tượng.
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
CHỈ HUY CỤC
CÁC PHÒNG, BAN
NGHIỆP VỤ
CÁC PHÒNG, BAN
BẢO ĐẢM
ĐƠN VỊ KÈM THEO PHÒNG HẬU CẦNĐƠN VỊ KÈM THEO
ĐƠN VỊ KÈM THEO BAN QUÂN NHU BẾP KHU C
4
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Bếp ăn phải cung cấp tối đa về nhu cầu nhiệt lượng, các chất dinh dưỡng trong qúa
trình hoạt động và bảo đảm sự phát triển của cơ thể.

b. Chức năng, nhiệm vụ của nhà ăn quân đội:
Chức năng của nhà ăn trong quân đội là phục vụ ăn uống, một nội dung trong
bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội.
Đối tượng phục vụ ăn uống là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan
chiến sỹ, công nhân viên chức quốc phòng trong biên chế của đơn vị, ngoài ra còn
phục vụ khách và các đối tượng khác.
Phục vụ ăn uống trong nhà ăn quân đội thực hiện theo tiêu chuẩn chế độ quy
định; thời gian ăn được xác định cụ thể và có tính ổn định.
Nhà ăn quân đội có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tiếp nhận bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt, trang thiết bị nhà ăn để
bảo đảm ăn uống cho đơn vị.
- Chế biến, nấu ăn, phục vụ ăn uống kịp thời, chất lượng tốt và tiến hành tăng
gia sản xuất cải thiện đời sống.
- Tham gia xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt.
c. Chức trách, nhiệm vụ cá nhân:
+ Bếp trưởng:
Bếp trưởng là nhân viên quân nhu ở đơn vị, chịu sự chỉ huy của thủ
trưởng đơn vị, chỉ huy chỉ đạo của trợ lý hậu cần tiểu đoàn, chỉ huy đại đội. Có
trách nhiệm thực hiện tổ chức chế biến, nấu ăn, phục vụ ăn uống của bộ đội
trong mọi tình huống.
Nắm vững quân số ăn, tiêu chuấn ăn của các đối tượng và tham gia xây
dựng thực đơn hàng tuần, tổ chức thực hiện thực đơn hàng ngày.
Chỉ huy nhân viên thuộc quyền thực hiện chức trách được giao.
Tổ chức thực hiện nhập, xuất lương thực, thực phẩm hàng ngày tại kho,
nhà bếp.
Kiểm tra, chỉ đạo, bồi dưỡng, cải tiến kỹ thuật chế biến, kỹ thuật nấu ăn
tại bếp cho các nhân viên thuộc quyền.
Quản lý chặt chẽ dụng cụ cấp dưỡng, thực hành tiết kiệm chống tham ô
vật chất quân nhu tại nhà ăn, nhà bếp.
Gương mẫu thực hiện và đôn đốc chấp hành nội qui, chế độ nhà ăn, nhà

Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
5
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

bếp.
Tích cực học tập chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ chế biến, nấu ăn để
góp phần cải tiến bữa ăn của bộ đội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong
mọi tình huống.
+ Quản lý:
Quản lý bếp ăn là nhân viên hậu cần ở đơn vị, dưới sự chỉ huy của thủ
trưởng đơn vị, chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của trợ lý hậu cần tiểu đoàn, chỉ huy
đại đội. Có trách nhiệm thực hiện mọi mặt công tác bảo đảm ăn uống cho bộ
đội trong mọi tình huống.
Nắm vững quân số, tiêu chuẩn, định lượng mức ăn của các đối tượng.
Lập kế hoạch ăn uống của đơn vị
Tính toán nhu cầu, tổ chức tiếp nhận, mua sắm, nhập xuất vật chất quân
nhu theo phân cấp. Kiểm tra chỉ đạo việc chế biến, cải tiến kỹ thuật nấu ăn, duy
trì thực hiện nội qui nhà ăn, nhà bếp.
Quản lý sử dụng kinh phí tiền ăn và các nguồn kinh phí khác đúng qui
định
Thực hiện đầy đủ các mặt công tác chuyên môn nghiệp vụ của quản lý.
- Vào sổ nhập xuất lương thực, thực phẩm, sổ nhật ký tài chính
- Tài chính công khai hàng ngày, khoá sổ cuối tháng, kết sổ cuối năm.
- Thanh quyết toán kinh phí tiền ăn và kinh phí khác theo qui định.
- Thực hiện đúng chế độ bàn giao khi thay đổi quản lý.
Tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả mọi cơ sở vật chất quân nhu, thực
hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí. Hàng tháng nắm chắc kết quả bảo đảm
nuôi dưỡng bộ đội để báo cáo chỉ huy đơn vị bình xét bếp nuôi quân giỏi quản
lý tốt.
Thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trongt mọi tình huống
+ Nhân viên nấu ăn:
Nhân viên nấu ăn là nhân viên quân nhu, thuộc quyền chỉ huy của bếp
trưởng có trách nhiệm thực hiên mọi mặt về công tác chế biến, nấu ăn, phục vụ
ăn uống cho bộ đội trong mọi tình huống
Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công, hướng dẫn của bếp trưởng. Đoàn
kết giúp đỡ các nhân viên khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chế độ tiêu chuẩn, nội qui nhà ăn, tích cực
tăng gia, chế biến và tiết kiệm, chống tham ô lãng phí vật chất quân nhu tại bếp.
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
6
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Trực tiếp chế biến nấu ăn tại bếp.
Bảo quản giữ gìn các trang bị, dụng cụ cấp dưỡng, thực hiện chế độ
bàn giao dụng cụ cấp dưỡng giữa các ca trực.
Có tinh thần thái độ phục vụ tận tình chu đáo.
Thường xuyên gương mẫu chấp hành, nhắc nhở mọi người nghiêm chỉnh
thực hiện nội qui nhà ăn, nhà bếp, nếp sống văn minh, chính qui trong ăn uống.
Tích cực học tập chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ để nâng cao chất
lượng bữa ăn cho đơn vị.
Toàn bộ nhân viên bếp dưới sự điều hành của bếp trưởng, được giao những
công việc nhất định và được hưởng lương theo chức vụ, trình độ, công việc...
Sau đây em xin trích dẫn chi tiết từng nhân viên trong khu vực bếp về họ tên,
tuổi, trình độ, chức vụ và nhiệm vụ...
TT Họ và tên Năm sinh Trình độ Chức vụ Nhiệm vụ
1 Nguyễn Thị Thảo 1968 CNKT Bếp trưởng Quản lý
bếp
2 Nguyễn Thị Cúc 1978 Đại học Quản lý Kế toán
bếp

3 Bùi Thị Bích Trâm 1981 Trung cấp Nhân viên Thủ kho
4 Nguyễn Thị Bưởi 1962 sơ cấp Nhân viên Tiếp phẩm
5 Phạm Thị Xuyến 1982 CNKT Nhân viên nấu ăn
6 Đinh Ngọc Hà 1978 sơ cấp Nhân viên
chăn
nuôi+chế
biến
7 Đặng Tiến Tuấn 1978 sơ cấp Nhân viên
chăn
nuôi+chế
biến
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
7
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

8 Chu Minh Đức 1980 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
9 Nguyễn Minh
Phương
1980 trung cấp Nhân viên nấu ăn
10 Phùng Kim Loan 1979 trung cấp Nhân viên nấu ăn
11 Đặng Thị Ngọc 1968 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
12 Trần Hồng Loan 1961 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
13 Trần Hồng Phượng 1974 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
14 Nguyễn Thị Oanh 1973 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
15 Lê Thị Năm 1969 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
16 Trần Thị Dung 1977 sơ cấp Nhân viên bán căng-
tin
17 Nguyễn Thị Quyên 1972 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
18 Trần Thị Mùi 1974 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
19 Phạm Lương Thu 1973 sơ cấp Nhân viên nấu ăn

20 Nguyễn Thị Nhi 1968 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
8
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

21 Đỗ Thị Thuỷ 1977 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
22 Trần Hà Tuyết 1973 sơ cấp Nhân viên nấu ăn
4. Hoạt động những năm gần đây:
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và có hiệu quả của cấp ủy, chỉ huy phòng
Hậu cần, Bếp ăn khu thuộc phòng Hậu cần, Cục 16 trong 5 năm qua luôn bảo đảm
thực hiện tốt công tác bảo đảm ăn uống cho đơn vị và đơn vị bạn, luôn được cơ quan
cấp trên, Chỉ huy và cán bộ, nhân viên trong đơn vị đánh giá cao. Bếp luôn là bếp
“Nuôi quân giỏi, quản lý tốt”, trong nhiều năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”,
là một trong bếp ăn tiêu biểu của Tổng cục II, tiêu biểu cho phong trào “Xây dựng
đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tôt” của đơn vị (năm 2011 được Tổng cục II
tặng Cờ thi đua dành cho đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua 2007-2010).
Các nhân viên tham gia các hội thi và thi tay nghề đạt kết quả tốt, nhiều đồng
chí được khen thưởng. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ
thuật để nâng cao chất lượng công tác phục vụ bộ đội.
II. Tổ chức sản xuất chế biến:
Trong khoảng thời gian 02 tháng tôi nhận thấy công việc tổ chức sản xuất tại
đơn vị nổi lên một số nét như sau.
1.Tổ chức sản xuất chế biến:
Tổ chức lao động trong bếp ăn là hệ thống các biện pháp sử dụng có kế hoạch
và hợp lý nhất sức lao động của các nhân viên phục vụ để sử dụng triệt để thời gian
lao động nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng phục vụ bộ đội.
Tổ chức sản xuất:
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
9
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội


Nguyên tắc tổ chức lao động trong bếp ăn:
1. Tổ chức lao động dựa trên cơ sở những kiến thức khoa học kỹ thuật ăn
uống và những kinh nghiệm tiên tiến đã được phổ cập rộng rãi, để áp dụng những
thành tựu đó vào sản xuất bữa ăn.
2. Tổ chức kết hợp giữa kỹ thuật và con người trong quá trình sản xuất.
3. Đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lao động và trang
thiết bị dụng cụ, lương thực thực phẩm và chất đốt trong bếp ăn. Không ngừng nâng
cao năng xuất lao động.
4. Tạo ra những điều kiện đảm bảo và việc giữ gìn sức khỏe cho người lao
động. Giáo dục ý thức lao động tự giác cho mọi nguời trong bếp ăn.
5. Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình lao động.
Kế hoạch tổ chức sản xuất bữa ăn:
Kế hoạch tổ chức sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất (sức lao
động, công cụ lao động) một cách cân đối và hợp lý trong phạm vi bếp ăn theo kế
hoạch đã được định trước.
Nhiệm vụ tổ chức sản xuất trong bếp ăn:
- Phải đảm bảo đủ về số, chất lượng sản phẩm ăn uống, đảm bảo mức tối đa
các chất dinh dưỡng và nhiệt lượng trên cơ sở tiêu chuẩn định lượng của từng đối
tượng.
- Xác định đúng đắn các mối quan hệ trong quá trình sản xuất giữa các tổ, bộ
phận thành một dây chuyền thống nhất thực hiện tốt kế hoạch ăn uống đã đặt ra.
- Tổ chức sản xuất hợp lý, chú ý các nhân tố, đặc điểm từng loại lương thực
thực phẩm, chế độ làm việc của từng đơn vị.
Yêu cầu tổ chức sản xuất trong bếp ăn:
Đủ diện tích nơi làm việc, bố trí trang thiết bị, dụng cụ hợp lý, chính quy
thống nhất.
Bố trí các nơi làm việc phải liên quan chặt chẽ theo một dây chuyền sản xuất
phù hợp với quy trình kỹ thuật, để giảm bớt thời gian đi lại của nhân viên, thực hiện
triệt để nguyên tắc riêng rẽ một chiều trong sản xuất.

Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
10
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Tổ chức sản xuất phải có đủ trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình sản
xuất dụng cụ trang bị bảo hộ cho người sản xuất.
Tổ chức quy trình sản xuất:
Chuẩn bị kế hoạch (thực đơn)
Chuẩn bị lương thực thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ cấp dưỡng, chất đốt…
Tổ chức thực hiện chế biến, nấu ăn.
Bố trí tổ, nhóm nuôi quân trong một ngày làm việc:
- Phân công, phân ca:
Để tổ chức tốt phải phân công lao động hợp lý, bảo đảm kỹ thuật và dây
chuyền sản xuất.
Phân công lao động có thể chuyên sâu và luân phiên trong đó lấy chuyên sâu
là chính, đồng thời kết hợp với luân phiên để bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Nhân viên nấu ăn đảm nhiệm các ca, như sau mỗi ca thông thường = 02 người
Nấu sáng: do một người đảm nhiệm (quân số ăn ít).
Nấu chính: nấu các món ăn chính.
Phụ nấu: hỗ trợ ca nấu chính.
Chế biến: sơ chế lương thực thực phẩm.
Nhà bàn: thực hiện công tác bày bàn, phục vụ bộ đội, khi bộ đội ăn tập trung
thì sử dụng cả người của các ca khác.
Cơ động: thực hiện các nhiệm vụ còn lại, sẵn sàng bổ sung cho các ca khi có
người nghỉ.
Chăn nuôi, chế biến: chăn nuôi lợn tận dụng thức ăn thừa và chế biến (làm đậu
phụ, giết mổ lợn, ngâm ủ giá đỗ...).
Khi hết giờ làm việc, một ca sẽ luân phiên ở lại phục vụ bộ đội ăn chiều và
các ngày nghỉ (thứ bẩy chủ nhật và ngày lế tết).
Lao động khác:

Bếp trưởng = 01 người
Kế toán (quản lý) = 01 người
Thủ kho = 01 người (kiêm nhiệm: ngoài thực hiện nhiệm vụ chính còn tham
gia các công tác khác tại bếp)
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
11
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Tiếp phẩm = 01 người (kiêm nhiệm: ngoài thực hiện nhiệm vụ chính còn tham
gia các công tác khác tại bếp)
Bán căng-tin (ăn sáng và giải khát) = 01 người (kiêm nhiệm: ngoài thực hiện
nhiệm vụ chính còn tham gia các công tác khác tại bếp)
- Nội quy nhà ăn, nhà bếp:
Cán bộ nhân viên nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ.
Bảo quản tốt lương thực thực phẩm, chất đốt ; cân đong, đo, đếm chính xác;
có sổ ghi chép nhập xuất đầy đủ ; không lãng phí tham ô ; thực hiện kinh tế
công khai hàng ngày, hàng tháng.
Phải bảo đảm cho bộ đội ăn cơm đúng giờ qui định, ăn nóng hợp lý,
hợp vệ sinh. Nhà ăn nhà bếp phải thường xuyên sạch sẽ gọn gàng.
Quân nhân đi ăn phải đúng giờ, người ăn đi trước hay sau giờ qui
định phải được chỉ huy, trực ban đơn vị đồng ý và báo trước cho nhà bếp.
Vào nhà ăn quần áo gọn gàng sạch sẽ, không vận quần đùi, áo lót ba
lỗ; ngồi ăn đúng vị trí, không đi lại lộn xộn. Hạ sỹ quan chiến sỹ trước khi
vào nhà ăn phải xếp hàng có người phụ trách.
Khi ăn không được ồn ào, cười đùa, nói chuyện…bảo đảm vệ sinh
chung; không cho chân lên ghế; không đổ cơm, thức ăn xuống bàn, nền nhà.
Ăn xong xếp gọn xoong, bát, đĩa trên bàn. Không được tự ý mang
trang bị dụng cụ cấp dưỡng ra khỏi nhà ăn nhà bếp.
Mọi người trong đơn vị phải đến ăn cơm tại nhà ăn. Người ốm mang
cơm về nhà phải được sự đồng ý của quân y, trực ban và nhà bếp. Ăn xong

phải trả ngay dụng cụ cấp dưỡng.
Người ăn không có nhiệm vụ không được vào nhà ăn, nhà bếp.
Quân nhân trong đơn vị phải nghiêm chỉnh chấp hành nội qui, góp
phần xây dựng bếp nuôi quân giỏi quản lý tốt.
- Quy chế thưởng phạt: theo các chế độ, quản lý trong nhà ăn quân đội
Chế độ thực đơn:
Thực hiện chế độ thực đơn là tiến hành bảo đảm ăn uống có kế hoạch để phục
vụ bộ đội ăn uống kịp thời, chất lượng tốt trên cơ sở tiền ăn và các yếu tố có liên
quan.
Nội dung của chế độ thực đơn gồm:
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
12
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Nhà ăn phải xây dựng thực đơn cho từng đối tượng từng ngày, từng tuần phù
hợp với tiêu chuẩn tiền ăn, khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm và các yếu tố
khác.
Thực đơn ăn uống do quản lý nhà ăn lập, khi xây dựng xong phải báo cáo
người chỉ huy phân đội để phê chuẩn.
Cùng với xây dựng thực đơn phải lập kế hoạch bảo đảm thực phẩm tuần để
hợp đồng tiếp nhận với trên (nếu trên bảo đảm), khai thác, sử dụng sản phẩm tăng
gia, sản xuất chế biến để nấu ăn theo thực đơn.
Nhân viên, chiến sỹ nuôi quân phải thực hiện các món ăn được bếp trưởng
phân công; chế biến, nấu ăn bảo đảm chất lượng tốt theo thực đơn, không được tùy ý
thay đổi.
Chế độ kiểm thực ba bước:
Để bảo đảm vệ sinh, an toàn trong ăn uống trước hết phải bảo đảm vệ sinh an
toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn, nước uống. Biện pháp để tiến hành là thực hiện
chặt chẽ chế độ kiểm thực ba bước: kiểm tra lương thực thực phẩm trước khi nhập
kho, trước khi xuất để nấu ăn, thức ăn nấu xong cũng phải được kiểm tra trước khi bộ

đội ăn. Cụ thể:
Chỉ nhập vào kho những vật phẩm bảo đảm yêu cầu về chất lượng để bảo
quản và nấu ăn được. Những thực phẩm đã ôi thiu, chất lượng kém không dùng để
nấu ăn cho bộ đội. Tiến hành nhập, xuất phải thực hiện giao nhận tay ba.
Thức ăn, nước uống do nhân viên, chiến sỹ chế biến, nấu xong trước khi cho
bộ đội ăn cũng phải được kiểm tra vệ sinh đảm bảo an toàn cho ăn uống.
Chế độ ăn uống theo khoa học:
Bảo đảm ăn uống theo khoa học là phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nhiệt
lượng, dinh dưỡng, bố trí thời gian ăn, cơ cấu bữa ăn hợp lý, thực hiện ăn nóng, uống
sôi.
Thực hiện chế độ này phải: Bảo đảm ăn uống phải trên cơ sở tiền ăn của các
đối tượng, sử dụng có hiệu quả tiền ăn.
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
13
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Nhân viên, chiến sỹ nấu ăn khi tiếp nhận lương thực, thực phẩm cho nhu cầu
bảo đảm ăn uống của đơn vị phải kiểm tra chất lượng từng loại trước khi đưa vào chế
biến, nấu ăn.
Tùy theo điều kiện cụ thể để xác định thời gian ăn cho từng bữa, từng ngày;
cơ cấu bữa ăn cho phù hợp (2-4-4). Trong điều kiện thường xuyên phải xác định thời
gian từng bữa, cơ cấu bữa ăn hàng ngày phải ổn định.
Nhân viên, chiến sỹ nấu ăn phải nắm chắc thời gian ăn từng bữa trong ngày.
Chế độ công khai tài chính:
Mục đích: để cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị nắm được tiêu chuẩn được hưởng,
đánh giá kết quả bảo đảm.
Nội dung công khai gồm: công khai về tiêu chuẩn, định lượng lương thực,
thực phẩm, tiền ăn theo quy định hiện hành, tăng thêm (nếu có); công khai hàng
ngày, sử dụng tiền ăn và bảo đảm lương thực, thực phẩm hàng tháng.
Biện pháp thực hiện:

Trước hết, đơn vị phải phổ biến, thông báo tới người ăn biết được tiêu chuẩn,
quyền lợi được hưởng nhất là khi có sự điều chỉnh, bổ sung về định lượng, tiêu
chuẩn, tiền ăn.
Hàng ngày, quản lý nhà ăn phải chuẩn bị nội dung báo cáo thông qua chỉ huy
để lên bảng công khai tài chính kịp thời, bảng công khai tài chính phải được treo ở
nơi mà người ăn tiện theo dõi.
Hàng tháng thực hiện tịnh kho cuối tháng, lập biên bản. Quản lý nhà ăn hoàn
thành sổ sách, tổ kinh tế kiểm tra, chỉ huy đơn vị thông qua, hoàn chỉnh báo cáo công
khai sử dụng tiền ăn và bảo đảm lương thực, thực phẩm hàng tháng để báo cáo ở hội
nghị dân chủ kinh tế ở đơn vị.
Chế độ kiểm điểm rút kinh nghiệm:
Mục đích: để kịp thời đánh giá đúng ưu khuyết điểm, tìm nguyên nhân và có
biện pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, nấu ăn, chất lượng phục vụ bộ đội ăn uống của
đội ngũ nhân viên, chiến sỹ nấu ăn, nhà ăn phải duy trì thực hiện chế độ này thành
nền nếp.
Nội dung của chế độ này là:
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
14
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải tổ chức thực hiện kiểm điển rút kinh
nghiệm về tinh thần thái độ, trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên, chiến sỹ trong
nhà ăn, kết quả chất lượng công tác của nhà ăn. Cụ thể:
Hàng ngày nhân viên, chiến sỹ nấu ăn kịp thời rút kinh nghiệm về tình hình
kết quả chế biến nấu ăn, phục vụ bộ đội ăn uống, để làm tốt hơn cho ngày sau. Bếp
trưởng chủ động tiến hành kịp thời trao đổi với cá nhân, bộ phận có liên quan. Các bộ
phận, nhân viên, chiến sỹ nấu ăn cũng cần đề đạt những vấn đề còn vướng mắc trong
quá trình chế biến, nấu ăn để bếp trưởng có hướng giải quyết phù hợp.
Hàng tuần vào đầu tuần sinh hoạt nhà ăn để rút kinh nghiệm tuần trước, phổ
biến công tác, giao nhiệm vụ thực hiện tuần này, do chỉ huy nhà ăn tổ chức. Nhân

viên, chiến sỹ ở nhà ăn thông qua buổi sinh hoạt, phản ánh với chỉ huy nhà ăn những
nội dung thực hiện được và chưa được cần giải quyết tiếp ở tuần sau.
Hàng tháng vào đầu tháng sinh hoạt nhà ăn để kiểm điểm, rút kinh nghiệm
tháng trước, phổ biến kế hoạch công tác tháng. Nội dung này do chỉ huy nhà ăn tổ
chức. Các nhân viên, chiến sỹ nấu ăn được dân chủ phát biểu đóng góp những ý kiến
của mình.
Nội dung quản lý trong nhà ăn quân đội
Quản lý lương thực:
Lương thực là một trong những vật chất thiết yếu để bảo đảm ăn uống hàng
ngày, sử dụng thường xuyên, có số lượng lớn ở nhà ăn. Quản lý lương thực ở nhà ăn
phải chặt chẽ về số lượng, chất lượng, giá cả từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản
đến sử dụng, thanh toán và báo cáo.
Quản lý thực phẩm:
Thực phẩm để bảo đảm ăn uống bao gồm nhiều loại vật phẩm. Quản lý thực
phẩm phải làm tốt từ khâu tạo nguồn, tiếp nhận, bảo quản đến sử dụng. Ngay từ khâu
tạo nguồn, tiếp nhận phải bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng (tươi ngon), giá cả hợp
lý.
Quản lý tiền ăn và kinh phí nghiệp vụ ở nhà ăn:
Tiền ăn (hay còn gọi là kinh phí ăn) là số tiền theo tiêu chuẩn của các đối
tượng ăn trong nhà ăn, dùng để mua lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm cho
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
15
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

nhu cầu ăn uống; ngoài ra tiền ăn ở nhà ăn còn được bảo đảm cho một số khoản kinh
phí quân lương khác (tạp chi cấp dưỡng, sửa chữa lò bếp).
Quản lý chất đốt:
Chất đốt dùng trong nhà ăn quân đội có nhiều loại khác nhau, thường dùng là
than, củi, gas hóa lỏng…
Trong tiếp nhận phải bảo đảm đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng,

giá cả hợp lý… Trong bảo quản phải có kho chứa để tránh mưa nắng, hạn chế mất
mát, hao hụt, giảm chất lượng.
Quản lý dụng cụ, trang bị nhà ăn:
Dụng cụ, trang bị trong nhà ăn có vai trò rất quan trọng, là điều kiện vật chất
cần thiết để chế biến, nấu ăn và phục vụ bộ đội ăn uống; các vật phẩm này dễ hư
hỏng, mất mát trong quá trình sử dụng, quản lý phức tạp.
Mọi nhân viên phải thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý, nếu làm tốt sẽ
được khen thưởng, nếu thực hiện không tốt sẽ bị xử lý theo quy định của Quân đội.
2.Tổ chức kỹ thuật:
- Sơ đồ khu sản xuất chế biến:
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
16
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
Bồn
nước
Bồn
nước
Tủ
bảo
ôn
Tủ lạnh

Tủ khô
(Kho)
Tủ để
dụng
cụ
Bàn

ra
đồ
Bàn

chế
nguyên
liệu chín
Bàn sơ chế
nguyên liệu sống
Khu vực bếp nhiệt xào, nấu
Khu

chế
Bồn
nước
khu
ăn
khu
ăn
Cửa ra
vào
Cửa ra
vào
17
Cửa ra
vào
Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Quy trình chế biến: khi xây dựng nhà ăn nhà bếp thực hiện theo nguyên tắc
“riêng rẽ, một chiều”.

+ Riêng rẽ: bố trí các phòng theo chức năng công việc, không đảo lộn nơi này
với nơi khác nhằm giữ vệ sinh, bảo đảm an toàn trong ăn uống và bảo quản được
lương thực thực phẩm.
+ Một chiều: các phòng, các khu vực phải bố trí theo thứ tự công đoạn trong
dây chuyền sản sản xuất tạo ra dòng chuyển động của nguyên liệu và người làm theo
một chiều, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, bảo đảm được vệ sinh.
Lương thực thực phẩm: sơ chế -> tinh chế -> gia nhiệt
Dụng cụ cấp dưỡng: kho -> nấu -> rửa -> nhập kho
Sơ đồ: Nơi làm việc quản lý -> kho -> sơ chế -> tinh chế -> chế biến nhiệt ->
nơi để dụng cụ cấp dưỡng -> phòng chia -> phòng ăn -> rửa tay uống nước.
- Trang thiết bị dụng cụ:
Bếp khu C có cơ bản đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm ăn
uống cho bộ đội. Từ các trang thiết bị phục vụ chế biến, nấu nướng đến chia ăn phục
vụ bộ đội. Các trang thiết bị được bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý. Cơ bản các trang
thiết bị dụng cụ đều chế tạo từ inox và nhôm chất lượng tốt.
Bộ phận bếp có khu sơ chế thực phẩm sống và thực phẩm chin riêng.
Bếp được trang bị 02 tủ lạnh lớn để chứa thực phẩm.
Nền nhà được lát bằng gạch chống trơn để tạo ăn toàn cho người lao động khi
tham gia sản xuất; dễ lau chùi, khô thoáng tạo nên một không gian thoáng mát.
Trong bếp có hệ thống bếp gas công nghiệp đặt theo một hàng dọc sát tường,
mỗi bếp đặt cách xa nhau khoảng cách đủ để đảm bảo an toàn, không bị va chạm khi
chế biến. Ngoài ra còn trang bị 01 tủ cơm điện, 01 tủ cơm gas (sử dụng khi mất điện)
chuyên nấu cơm với số lượng lớn đạt chất lượng.
Có khu rửa bát và sơ chế nguyên liệu riêng. Xung quang bếp là rãnh thoát
nước trôi hết các chất bẩn, dụng cụ xoong, nồi, chảo được bố trí gần nơi chế biến
nhiệt để tiện khi dùng đến và gần nơi vệ sinh để thuận tiện khi rửa. Có tủ và giàn
đựng bát đĩa và các dụng cụ khác, tất cả đều làm bằng inox nên rất sạch sẽ và đảm
bảo vệ sinh.
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
18

Báo cáo thực tập – Trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

C. Liệt kê một số thực đơn;
Thực đơn là bản liệt kê các món ăn trong một bữa, trong một ngày, một tuần
(hay một đợt phục vụ) của một người hay nhiều người trong một bếp ăn tập trung.
Thực đơn hàng ngày yêu cầu phải bảo đảm đủ nhiệt lượng là 3.500Kcal và cân
đối các chất dinh dưỡng theo từng đối tượng phục vụ.
Thực đơn phải trên cơ sở tiền ăn và định lượng lương thực thực phẩm được
quy định. Tiền ăn của đơn vị thực hiện thống nhất một mức là: 37.000
đồng/người/ngày với cơ cấu sáng - trưa - chiều: 7.400 đồng - 14.800 đồng - 14.800
đồng (2-4-4).
Thực đơn phải phù hợp với thời tiết, khí hậu từng mùa.
Thực đơn phải phù hợp với khẩu vị người ăn mỗi địa phương, lứa tuổi, vùng
miền dân tộc.
Thực đơn phải phù hợp với đặc điểm, tính chất các loại bữa ăn (bữa phụ,
chính, ăn thường xuyên, lễ tết....
Thực đơn phải phù hợp với khả năng bảo đảm lương thực thực phẩm và trang
thiết bị dụng cụ cấp dưỡng.
Thực đơn phải phù hợp với trình độ phục vụ, tay nghề của nhân viên nấu ăn
và phục vụ trong nhà ăn, nhà bếp.
Căn cứ vào yêu cầu trên thực đơn của đơn vị được xây dựng trong một tuần
như sau:
Ngày Sáng Trưa Chiều
Thứ hai Cơm
Thịt đậu sốt
Canh bắp cải
Rau muống luộc
Cá nục kho
Thịt rang hành
Nem rán

Canh nước rau
Dưa góp
Bắp cải xào
Tôm rang
Thịt luộc
Đậu nhồi thịt
Canh cải cúc
Thứ ba Cơm
Thịt băm rim
Xu hào xào
Trứng+ thịt kho tàu
Rau cải luộc
Cá biển rán
Phạm Thị Xuyến Lớp CĐ K4
19

×