Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoạt động tái cấu trúc ngân hàng trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần an bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.64 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NHỮ THỊ HÀ GIANG

HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG – TRƢỜNG HỢP NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - Năm 2015
1


LỜI CAM KẾT
Tôi cam kết rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử
dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu
và thông tin đó được liệt kê trong phần thư mục tham khảo của luận văn.
Những phần trích đoạn hay những nội dung lấy từ các nguồn tham khảo
được liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo dưới dạng những đoạn
trích dẫn hay lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham
khảo rõ ràng.
Bản luận văn này chưa từng được xuất bản và vì vậy cũng chưa được nộp
cho một hội đồng nào khác cũng như chưa chuyển cho một bên nào khác có
quan tâm đối với nội dung luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015

Nhữ Thị Hà Giang

2




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong thời gian tôi học tập tại trường trong niên khoá 2012-2015, sự giúp
đỡ chia sẻ kinh nghiệm của các bạn đồng niên trong Trường và đặc biệt tôi xin
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Nguyễn Ngọc Thắng người trực tiếp hướng
dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi xây dựng và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và một số cán bộ Ngân hàng Thương
mại Cổ phần An Bình đã giúp tôi trong quá trình thu thập thông tin cho luận
văn. Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn đến các thầy cô Khoa Tài chính ngân hàng –
Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, các bạn học cùng lớp và các đồng
nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài ngành ngân hàng đã giúp đỡ tôi trong
việc cung cấp số liệu, tài liệu và góp ý cho tôi hoàn thiện đề tài này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã động viên và tạo
điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Không có sự giúp đỡ của
gia đình, có lẽ tôi đã không hoàn thành được luận văn đúng hạn như ngày hôm
nay.

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .......................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚ C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .. 12

1.1


Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại .................................................... 12
1.1.1

Khái niệm về NHTM .......................................................................................... 12

1.1.2

Chức năng của ngân hàng thƣơng mại ............................................................... 13

1.1.3

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng........................................................ 14

1.2 Tái cấu trúc ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ................... 18
1.3 Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại ............................. 24
1.3.2 Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh ......................................................... 27
1.3.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị ................................................................ 30
1.3.4 Tái cấu trúc sở hữu ................................................................................. 32
1.3.5 Những khó khăn và rủi ro của quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................... 36
1.4 Kinh nghiệm tái cấu trúc của một số ngân hàng trên thế giới .................. 37
1.4.1 Trƣờng hợp các ngân hàng Trung Quốc .................................................................. 37
1.4.2 Trƣờng hợp các ngân hàng Nhật Bản....................................................................... 38
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 42

2.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 42
2.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 42

2.3


2.2.1

Kỹ thuật tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 42

2.2.2

Thu thập thông tin .............................................................................................. 43

Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu................................................. 44
4


3.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP An Bình ..................................................... 45
3.2 Thực trạng hoạt động tái cấu trúc tại Ngân hàng TMCP An Bình ........... 59
3.3 Đánh thƣ̣c tra ̣ng tái cấ u trúc của Ngân hàng TMCP An Bình ..................................... 70
3.3.1

Các kết quả đạt đƣợc .......................................................................................... 70

3.3.4 Các nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế ......................................................... 73
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIÚP NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH TÁI CẤU
TRÚC THÀNH CÔNG ....................................................................................................... 73

4.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình đến năm 2020 .... 73
4.2 Đinh
̣ hƣớng, lô ̣ trình tái cấ u trúc Ngân hàng Thƣơng ma ̣i Cổ phầ n An Bình 4.2.1 Mục
tiêu phát triển ABBANK ................................................................................................... 76
4.2.2 Định hƣớng tái cấu trúc ABBANK .......................................................................... 76
4.2.3 Lộ trình tái cấu trúc ABBANK ................................................................................ 76

4.3 Giải pháp tái cấu trúc Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần An Bình ................................ 77
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 89
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 93

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

2

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

3

HĐQT


Hội đồng quản trị

4

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh sách bảng biểu

Trang

Biểu 3.1: Các sản phẩm khách hàng cá nhân
Biểu 3.2: Các sản phẩm khách hàng doanh nghiệp
Biểu 3.3: Vốn huy động qua các năm 2006 – 2013
Biểu 3.4: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm 2009 - 2013
Biểu 3.5: Cơ cấu dƣ nợ 2010 -2013
Biểu 3.6: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ 2013 – 2014
Biểu 3.7: Hệ thống mạng lƣới giao dịch ABBANK 2010 - 2014
Biểu 3.8: Thông tin về mẫu khảo sát
Biểu 3.9: Ý kiến về vấn đề tài chính ngân hàng
Biểu 3.10: Tỷ lệ nợ xấu ABBANK 2009-2013
Biểu 3.11: Vốn điều lệ của ABBANK giai đoạn 2009 - 2014
Biểu 3.12: Trình độ nhân sự ABBANK tính đến 31/12/2014
Biểu 3.13: Ý kiến về vấn đề đổi mới công nghệ đối với tái cấu trúc NHTM


7


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ, hình vẽ

Trang

Sơ đồ 1.1: Thành quả của các trƣờng hợp tái cấu trúc thành công
Sơ đồ 1.2: Tam giác ba lĩnh vực tái cấu trúc
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Cơ cấu cổ đông của ABBANK
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ABBANK
Hình 3.3: Vốn điều lệ của ABBANK trong giai đoạn 2009 - 2014

8


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng
mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đã mở ra thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội
nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới; đem lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát
triển kinh tế xã hội; bên cạnh đó, nó cũng mang lại không ít những khó khăn, thách
thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) – những
doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam.
Việt Nam đang từng bƣớc thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập WTO
trong đó lĩnh vực ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng thƣơng mại ngày càng khốc liệt hơn với sự dỡ bỏ các dào cản đối với hoạt động

của các chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy với việc tham gia một sân chơi mới, sân chơi WTO, đòi hỏi mỗi ngân
hàng thƣơng mại phải có những bƣớc điều chỉnh ở các cấp độ, mức độ khác nhau và
tựu chung lại đó là việc tái cấu trúc của mỗi ngân hàng. Cùng với áp lực cạnh tranh từ
bên ngoài do tiến trình hội nhập đem lại, tự thân mỗi ngân hàng cũng chịu sức ép phải
đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của khách hàng. Cũng nhƣ tái cấu
trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc ngân hàng có thể đƣợc tiến hành theo hai cách:
Thứ nhất, tái cấu trúc gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Hình thức này
thƣờng bao gồm, mua, bán, sáp nhập hoặc cổ phần hoá ngân hàng.
Thứ hai, tái cấu trúc không gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Hình thức
này thƣờng đƣợc dùng trong các trƣờng hợp ít nghiêm trọng hơn trƣờng hợp thứ nhất,
tập trung vào việc tái cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, hay chiến lƣợc kinh doanh của ngân
hàng nhằm nâng cao hiệu quả của một số bộ phận cho phù hợp với chiến lƣợc phát
triển chung của ngân hàng.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt
động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình cũng nhƣ tình hình thực tế của
ngành. Tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu công tác tái cấu trúc ngân hàng thƣơng mại
cổ phần An Bình theo cách thức thứ hai.

9


Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Hoạt động tái cấu trúc ngân
hàng- trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần An Bình” để làm để tài nghiên
cứu của luận văn.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về tái cấu trúc ngân hàng thƣơng mại.


-

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
An Bình và hoạt động tái cấu trúc của ngân hàng này.

-

Đƣa ra một số gợi ý nhằm giúp Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình tái cấu
trúc thành công.

Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn phải trả lời đƣợc những câu hỏi nghiên cứu sau:
Các nội dung của tái cấu trúc ngân hàng

thƣơng ma ̣i?

Tại sao phải tái cơ cấu ABBANK và tái cơ

-

cấu những vấn đề gì tại ngân hàng này?
Những giải pháp và khuyến nghị nào để giúp

-

hoạt động tái cấu trúc ngân hàng An Bình thành công?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tái cấu trúc tại ngân hàng TMCP An Bình


giai đoạn 2009 – 2014.
-

Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu khoa học trong nƣớc

và quốc tế về tái cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng thƣơng mại, tôi sẽ tiến hành khảo
sát, nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói
chung và các khía cạnh tài chính, chiến lƣợc và hoạt động của Ngân hàng TMCP An
Bình giai đoạn 2009 - 2014.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng cả phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng kết hợp
với các phƣơng pháp thống kê, so sánh để đánh giá các khía cạnh chiến lƣợc, tài chính,
và hoạt động của Ngân hàng An Bình, xác định những ƣu, nhƣợc điểm, những cơ hội
10


và thách thức đối với ngân hàng này và đƣa ra các giải pháp và mô hình phát triển phù
hợp cho Ngân hàng An Bình trong tƣơng lai. Trong nghiên cứu này học viên dùng 3
phƣơng pháp thu thập số liệu chủ yếu sau đây:


Nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu tài liệu về Ngân hàng An Bình, để có thể đánh

giá thực trạng các hoạt động của ngân hàng này cũng nhƣ những ƣu nhƣợc điểm.


Thực hiện khảo sát thông qua bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi, thực hiện khảo sát

đối tƣợng cán bộ và ngƣời lao động của công ty nhằm thu thập thông tin liên quan đến

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng An Bình trong thời gian
tới. Học viên dự kiến gửi bảng khảo sát cho cán bộ và ngƣời lao động tại ngân hàng
này.


Thực hiện phỏng vấn sâu: Học viên cũng thiết kế một danh mục các câu hỏi có

liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp để phỏng vấn lãnh đạo ngân hàng An Bình
nhằm thu thập thêm các ý kiến chuyên gia cho việc đề xuất các mô hình hoạt động của
công ty sau khi tái cấu trúc và các giải pháp góp phần giúp ngân hàng này tái cấu trúc
toàn diện thành công.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu , Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt , Danh mục
sơ đồ, bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồ m 04 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích và đánh giá hoạt động tái cấu trúc tại Ngân hàng TMCP
An Bình .
Chương 4: Một số gợi ý giúp ngân hàng thương mại cổ phần An Bình tái cấu
trúc thành công.

11


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Ngân hàng thƣơng mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn
liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng

mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền
kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao
nhất là nền kinh tế thị trƣờng thì NHTM cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành
những định chế tài chính không thể thiếu đƣợc. Cho đến thời điểm hiện nay có rất
nhiều khái niệm về NHTM trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày một số khái
niệm sau;
Ở Mỹ: Ngân hàng thƣơng mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp
dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng
thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền
bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức khác và sử dụng
tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Ở Việt Nam: theo luật tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày
12/12/1997 thì Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
Tổ chức tín dụng: là loại hình doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của
lậu các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh
tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp
tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán.
Nhƣ vậy ngân hàng thƣơng mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn
12


tiền vốn nhàn rỗi sẽ đƣợc huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho
vay phát triển kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam:

– Ngân hàng thƣơng mại Quốc doanh: Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập
bằng 100% vốn ngân sách nhà nƣớc.
– Ngân hàng thƣơng mại cổ phần: Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập
dƣới hình thức công ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ đƣợc sở hữu
một số cổ phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nƣớc Việt nam.
– Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh): Là Ngân
hàng đƣợc thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam và bên khác là ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam, hoạt
động theo pháp luật ở Việt Nam.
– Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài: là ngân hàng đƣợc thành lập theo pháp luật
nƣớc ngoài, đƣợc phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt
Nam.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thƣơng mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai
trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn. Với chức năng này,
ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trò là ngƣời cho
vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay
và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay.
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán:
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM
cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng
có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế
không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp ngƣời phải thanh toán
13



dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phƣơng thức nào đó để thực hiện các khoản
thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian, lại
đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lƣu thông hàng
hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lƣu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển
kinh tế.
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền:
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát
triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã
vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền đƣợc
thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng
thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy
động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch, đƣợc họ sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng
phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã
hội.
1.1.3

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng

sâu rộng về nội dung và qui mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đƣợc bắt đầu từ năm 1986, khi Đại hội Đảng lần
thứ VI đã mở đƣờng cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện theo hƣớng chuyển đổi
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa. Theo đó, Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995, tham gia vào khu

vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập APEC năm 1998, ký Hiệp
định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết nhiều hiệp định thƣơng
mại, đầu tƣ khác. Đáng chú ý là từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, bắt đầu quá trình hội nhập sâu rộng
với thị trƣờng quốc tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Thực tế cho
thấy, ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể theo hƣớng thị trƣờng và
14


mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế trong
nƣớc và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tƣ,
tạo điều kiện giúp các NHTM phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài
trợ thƣơng mại, hợp tác đầu tƣ và trao đổi công nghệ... Hơn nữa, việc Việt Nam gia
nhập WTO cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc chủ động trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong
nƣớc mà còn mở rộng hoạt động ra nƣớc ngoài.
Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngoài trên thị trƣờng
Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đến
nay, có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 70 chi nhánh ngân
hàng nƣớc ngoài, 8 công ty cho thuê tài chính, 86 văn phòng đại diện nƣớc ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức này đều là những ngân hàng và tổ chức tài chính
lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù thị phần hoạt động
của các TCTD nƣớc ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 10%), nhƣng có vị trí
quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam. Các TCTD nƣớc ngoài
là kênh truyền dẫn vào Việt Nam các công nghệ ngân hàng hiện đại và kinh nghiệm
quản trị ngân hàng tiên tiến, đồng thời bổ sung nguồn tài chính không nhỏ cho thị
trƣờng tài chính Việt Nam.
Trong thời gian qua, NHNN đã điều chỉnh các mục tiêu chính sách tiền tệ

(CSTT) ngắn hạn cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế trong từng
thời kỳ.
Đáng chú ý là trong giai đoạn 2011 đến nay, do ảnh hƣởng của những diễn biến
bất lợi của kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế vĩ mô trong nƣớc có nhiều biến động.
Tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng suy giảm, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp,
hàng hóa tồn kho ở mức cao, sức mua của dân chúng giảm, thị trƣờng bất động sản
đóng băng, lạm phát ở mức cao 18,13% năm 2011, các cân đối vĩ mô chƣa đảm bảo,
sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thị trƣờng trên thị trƣờng tiền tệ
mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhƣng còn căng thẳng, lãi suất tăng cao, tính
ổn định của tỷ giá còn thấp, thị trƣờng vốn ảm đạm và hoạt động của hệ thống ngân
hàng – trung gian tài chính trọng yếu trong nền kinh tế phải đối mặt với nhiều rủi ro
lớn, nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng
15


hoạt động hoạt giải thể. Trƣớc thực tế đó, từ năm 2012 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo
sát sao các Bộ ngành quản lý trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô kiên định với các
mục tiêu lớn là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trƣởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. NHNN đã rất nỗ lực trong
công tác quản lý và điều tiết tiền tệ thông qua việc điều hành các công cụ CSTT một
cách linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với công tác quản lý ngoại hối, từng
bƣớc tháo gỡ các nút thắt của thị trƣờng, đảm bảo sự ổn định của thị trƣờng tiền tệ. Sự
chủ động và linh hoạt trong công tác điều hành của NHNN trong thời gian qua đã
truyền dẫn chính sách vào thực tế một cách hiệu quả, về cơ bản đã thực hiện đƣợc mục
tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam nói chung đã có sự phục
hồi, tăng trƣởng tăng dần qua các quí, quí III/2013 đạt mức tăng trƣởng 5,14%, lạm
phát đã đƣợc kiềm chế và có xu hƣớng giảm dần ( chỉ số CPI 9 tháng 2013 so với cùng
kỳ ở mức 6,3% giảm so với 9 tháng đầu năm 2012 là 6,48), thâm hụt cán cân thƣơng
mại thu hẹp mạnh; khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn định trở lại, tỷ giá, lãi
suất và giá vàng diễn biến ổn định, thanh khoản của hệ thống đƣợc cải thiện và đi dần

vào ổn định,dự trữ ngoại hối gia tăng mạnh, hệ thống các TCTD đã bƣớc đầu đƣợc
củng cố, nhất là các NHTM yếu kém đã chấn chỉnh và khắc phục những yếu kém có
thể gây mất an toàn hệ thống, nay đã dần đi vào ổn định và phát triển .
Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam chủ yếu bao gồm
các cam kết theo Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết gia nhập
Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Cho đến nay, Hiệp định thƣơng mại Việt NamHoa Kỳ nhìn chung cơ bản là dựa vào và gắn với các khái niệm và nội dung về thƣơng
mại dịch vụ tài chính mà Tổ chức thƣơng mại thế giới đƣa ra. Theo Hiệp định thƣơng
mại Việt Nam- Hoa Kỳ, các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng đƣợc thực hiện theo lộ
trình 9 năm trƣớc khi mọi hạn chế đối với ngân hàng Hoa kỳ đƣợc bãi bỏ. Theo đó từ
năm 2007 cho đến năm 2010, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ (trừ ngân hàng và
công ty thuê mua tài chính) chỉ đƣợc hoạt động dƣới hình thức liên doanh với đối tác
Việt Nam. Và bắt đầu từ 2010 trở đi, những hạn chế này sẽ bị bãi bỏ, các ngân hàng
Hoa Kỳ sẽ đƣợc phép thành lập ngân hàng con với 100% vốn của mình tại Việt Nam,
còn trong thời gian 9 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ chỉ có thể thành lập liên doanh với
đối tác Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 30- 49% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính
16


i) Sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng thuộc các nước thành viên WTO được cung
cấp như sau:
1. Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng.
2. Cho vay dƣới tất cả các hình thức bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm
cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thƣơng mại
3. Thuê mua tài chính
4. Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán
và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.
5. Bảo lãnh và cam kết
6. Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch,
trên thị trƣờng giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác nhƣ dƣới đây:

- Công cụ thị trƣờng tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi)
- Ngoại hối
- Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm nhƣ hợp đồng hoán đổi,
hợp đồng kỳ hạn
- Vàng khối
7. Môi giới tiền tệ
8. Quản lý tài sản, nhƣ quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tƣ, mọi hình thức
quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý qũy hƣu trí, các dịch vụ lƣu ký và tín thác.
9. Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các
sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhƣợng khác.
10. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng nhƣ
các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
11. Các dịch vụ tƣ vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ
khác đối với tất cả các hoạt động đƣợc nêu từ các tiểu mục (1) đến (10), kể cả tham
chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tƣ vấn đầu tƣ và danh mục đầu tƣ, tƣ vấn về
mua lại và về tái cơ cấu và chiến lƣợc doanh nghiệp.
ii) Cũng theo cam kết WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập
hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Đối với các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh
ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, ngân hàng thƣơng mại liên doanh trong đó phần
vốn góp của bên nƣớc ngoài không vƣợt quá 50% vốn điều lệ của NH LD, công ty cho
17


thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và
kể từ ngày 01/04/2007 đƣợc phép thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.
- Đối với các công ty tài chính nƣớc ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài
chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty cho thuê tài
chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Đối với các công ty cho thuê tài chính nƣớc ngoài: văn phòng đại diện, công

ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài.
iii) Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của
một chi nhánh NH nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể
nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng
mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
Hạn mức nhận tiền gửi từ thể nhân Việt

Ngày

Nam ( không có quan hệ tín dụng)

01/01/2007

650% vốn pháp định đƣợc cấp

01/01/2008

800% vốn pháp định đƣợc cấp

01/01/2009

900% vốn pháp định đƣợc cấp

01/01/2010

1000% vốn pháp định đƣợc cấp

01/01/2011


Đối xử quốc gia đầy đủ

iv) Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước
ngoài tại các NHTM quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hoá như mức tham gia
của các ngân hàng Việt Nam.
Đối với việc tham gia góp vốn dƣới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do
các thể nhân và pháp nhân nƣớc ngoài nắm giữ tại mỗi NH TMCP của Việt Nam
không đƣợc vƣợt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp Việt Nam có
quy định khác hoặc đƣợc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
1.2 Cơ sở lý luận về tái cấu trúc ngân hàng thƣờng mại
1.2.1. Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại

Theo Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu, tái cấu trúc ngân hàng là biện
pháp hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục
hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ
18


thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục
lòng tin của công chúng. Theo quan điểm này thì tái cấu trúc ngân hàng bao gồm tái
cấu trúc tài chính (financial restructuring), tái cấu trúc hoạt động (operational
restructuring) và giám sát an toàn.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 1998), tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt
các biện pháp đƣợc phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và
khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ
thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Việc tham gia một sân chơi mới, sân chơi WTO, đòi hỏi mỗi ngân hàng thƣơng
mại phải có những bƣớc điều chỉnh ở các cấp độ, mức độ khác nhau và tựu trung lại đó
là việc tái cấu trúc của mỗi ngân hàng. Cùng với áp lực cạnh tranh từ bên ngoài do tiến
trình hội nhập đem lại, tự thân mỗi ngân hàng cũng chịu sức ép phải đổi mới để đáp

ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của khách hàng. Cũng nhƣ tái cấu trúc doanh
nghiệp, tái cấu trúc ngân hàng có thể đƣợc chia thành 2 loại tùy theo cấp độ thực hiện:
Thứ nhất: tái cấu trúc gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Hình thức này
thƣờng bao gồm, mua, bán, sáp nhập hoặc cổ phần hoá ngân hàng. Hình thức này
thƣờng đi liền với những thay đổi mang tính căn bản của ngân hàng nhƣ thay đổi cơ
cấu tài chính, chiến lƣợc kinh doanh và thị trƣờng, thay đổi nhân sự, phƣơng thức quản
lý điều hành…
Thứ hai: tái cấu trúc không gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Hình thức
này thƣờng đƣợc dùng trong các trƣờng hợp ít nghiêm trọng hơn trƣờng hợp thứ nhất,
tập trung vào việc cải tổ nội bộ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu qủa của một số bộ phận
cho phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của ngân hàng.
Trên cơ sở các vấn đề cụ thể ngân hàng đang gặp phải, tái cấu trúc ngân hàng sẽ
nhấn mạnh vào các yếu tố căn bản của ngân hàng nhƣ:
Chiến lược xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh;
Tài chính- thực hiện các giải pháp tăng cƣờng tiềm lực tài chính;
Kết cấu- bao gồm việc xác lập lại các phòng, ban cùng với nhiệm vụ, chức năng
của từng cá nhân nhằm giúp ngân hàng hoạt động hiệu qủa hơn;
Kỹ năng- phát triển những kỹ năng mới, tạo sự tìm tòi đổi mới trong nội bộ
ngân hàng;
19


Các giá trị – bao gồm các cam kết với khách hàng, cộng đồng và xây dựn g
văn hoá kinh doanh của ngân hàng. Việc đƣa ra các giải pháp tái cấu trúc phù hợp sẽ
giúp các ngân hàng thƣơng mại nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa các cơ
hội do tiến trình hội nhập đem lại, góp phần vào sự phát triển bền vững của bản thân
mỗi ngân hàng và của toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Nhƣ vậy việc tái cấu trúc thành công sẽ giúp Ngân hàng xử lý đƣợc những yếu
kém nội tại, thoát khỏi khủng hoảng và phát triển ổn định. Bên cạnh đó, ngƣời lao
động đƣợc tạo điều kiện về công ăn việc làm ổn định, các chủ nợ có thể thu hồi đƣợc

một phần hoặc phần lớn các khoản nợ, các khách hàng và nhà cung cấp yên tâm hợp
tác với công ty và các cổ đông thì nhận đƣợc khoản hoàn vốn tốt và giá trị cổ phần trên
thị trƣờng gia tăng, chi tiết đƣợc mô tả trong sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1: Thành quả của các trường hợp tái cấu trúc thành công

1.2.2 Tính tất yếu phải tái cấu trúc hệ thống NHTM trong bối cảnh hội nhập
Lý do để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là: hồi sinh hệ thống NHTM yếu kém;
Duy trì sự phát triển ổn định và hiệu quả của hệ thống NHTM.
20


*Tái cấu trúc hệ thống NHTM là nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định,
hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống NHTM. Khi nền kinh tế phát
triển sẽ đòi hỏi hệ thống NHTM phải thay đổi để thích ứng, đảm bảo các mặt hoạt
động có hiệu quả. Sự thay đổi trong điều kiện này phải theo nguyên lý vòng xoáy ốc
dẫn đến, do vậy cần thiết phải tái cấu trúc hệ thống NHTM cho mục tiêu phát triển.
Khi hệ thống ngân hàng phát sinh những vấn đề bất ổn có nguy cơ rơi vào
khủng hoảng kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc khủng hoảng có
nguy cơ lan rộng toàn hệ thống. Những dấu hiệu cho thấy hệ thống NHTM có bất ổn
trầm trọng cần phải thực hiện tái cấu trúc nhằm hồi sinh:
+ Khủng hoảng kinh tế kéo dài: một khi khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là khủng
hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng xấu đi nghiêm
trọng dẫn đến các mặt hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an
toàn vốn giảm sút.
Khi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao, nguy cơ mất vốn của ngân hàng
ngày càng lớn. Là trung gian tín dụng, nên khi nợ xấu gia tăng hệ thống NHTM có
nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng lớn, hệ thống ngân hàng suy yếu, đe
dọa sự bất ổn cho cả nền kinh tế, xã hội của một quốc gia, thậm chí cả khu vực. Trong
bối cảnh đó niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội và hệ thống ngân hàng
giảm sút và ảnh hƣởng ngƣợc lại cho chính các ngân hàng. Vòng xoáy đó ngày càng

lan rộng, hƣớng giải quyết duy nhất là tái cấu trúc hệ thống NHTM.
+ Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu: Khi khuôn khổ giám sát của chính phủ,
ngân hàng trung ƣơng chƣa hoàn thiện, nhiều khe hở. Khuôn khổ giám sát kém cộng
thêm với cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và sự quản lý yếu kém trong chính từng
NHTM dẫn đến sự bùng phát những bất ổn trong cả hệ thống. Đây cũng chính là lý do
để tái cấu trúc hệ thống NHTM.
*Việc tái cấu trúc không chỉ thực hiện khi hệ thống NHTM trong tình trạng khủng
hoảng với mục tiêu hồi sinh, mà việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn là công việc
thƣờng xuyên ngay cả khi hệ thống NHTM đang hoạt động bình thƣờng hay hoạt động
tốt hƣớng tới mục tiêu phát triển. Tái cấu trúc hệ thống NHTM nếu đƣợc xem là công
việc thƣờng xuyên sẽ tránh gây những hậu quả xấu cho hệ thống ngân hàng và nền
kinh tế.
21


1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động tái cấu trúc của NHTM
1.2.3.1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ đƣợc xem là vấn đề cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Vốn điều lệ có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM vì nó không chỉ là
yếu tố hoạt động mà còn là yếu tố bảo vệ và yếu tố điều chỉnh. Từ năm 2008 đến nay, các
NHTM Việt Nam đã bắt đầu tích cực tăng vốn điều lệ để đạt đƣợc mức vốn điều lệ theo quy
định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 141. Để đạt đƣợc mức vốn điều lệ theo quy định,
các NHTM Việt Nam đã thực hiện những phƣơng án nhƣ: bán cổ phần cho những cổ đông
trong nƣớc, bán cổ phần cho NHNNg để họ trở thành cổ đông chiến lƣợc của ngân hàng trong
nƣớc; sáp nhập các NHTMCP với nhau.
Thông qua biến động nguồn vốn điều lệ các năm sẽ phản ánh được kết quả và mức
độ của dự án tái cấu trúc NHTM.

1.2.3.2 Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu, quan trọng
nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện
các hoạt động khác nhƣ cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng. Ngân hàng thƣờng huy động vốn từ:
- Nguồn vốn tự có: Đây là nguồn hình thành ban đầu từ mỗi ngân hàng, tuỳ theo
loại hình ngân hàng mà nguồn hình thành khác nhau. Trong quá trình hoạt động, ngân
hàng sẽ gia tăng vốn theo nhiều phƣơng thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
nhƣ: nguồn từ lợi nhuận không chia, nguồn bổ sung từ phát hành cổ phiếu...
- Nguồn vốn từ huy động tiền gửi: “Nguồn vốn quan trọng nhất của một ngân
hàng- tài sản nợ của nó là từ tiền gửi của khách hàng”. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt
động thì nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán cho
khách hàng, cũng nhờ đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và
của dân cƣ. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết
kiệm của khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành đƣợc các khoản tiền gửi,
các ngân hàng trả lãi tiền gửi nhƣ là phần thƣởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy
sinh tiêu dùng trƣớc mắt để cho ngân hàng sử dụng tạm thời nguồn vốn để kinh doanh.
1.2.3.3 Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro
22


Nguyên tắc cơ bản nhất đối với hoạt động tín dụng ngân hàng đó là vốn vay
phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Nên nói đến chất lƣợng tín dụng là nói đến
khoản tín dụng đƣợc bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách
tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trƣờng, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trƣởng và phát triển. Nhƣ
vậy, chất lƣợng tín dụng là mức độ thoả mãn nhu cầu và hiệu quả của nền kinh tế, của
ngƣời đi vay và ngƣời cho vay trong quan hệ tín dụng.
Quản trị rủi ro vẫn là một chức năng khá mới mẻ đối với các NHTM Việt
Nam trong bối cảnh các ngân hàng đang chật vật xây dựng “khẩu vị” rủi ro, khả năng

chịu đựng và các giới hạn rủi ro, cũng nhƣ làm thế nào để nâng cao quy trình, kiểm
soát và quản lý các nguồn lực. Giải quyết các vấn đề rủi ro trong ngân hàng không chỉ
đơn giản là chi phí thực hiện kinh doanh mà còn là con đƣờng để hiểu rõ hơn hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.3.4 Phát triển mạng lƣới
Việc NHTM "lan rộng" mạng lƣới thực sự là một tín hiệu mừng, điều này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho NHTM thực hiện kế hoạch mở rộng kênh phân phối trong thời gian
tới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của dân cƣ, doanh nghiệp trên khắp các địa
phƣơng.
1.2.3.5 Sứ dụng công nghệ hiện đại
Một trong những vấn đề quan trọng đồng hành cùng tái cấu trúc là vấn đề đổi
mới công nghệ. Từ nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, NHTM đã triển khai nhiều
sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch và đảm bảo lợi
ích của khách hàng bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống nhƣ bảo hiểm ngân
hàng, ngân hàng tự động – Autobank, ngân hàng trực tuyến – Internet banking, ngân
hàng qua mạng điện thoại di động – Phone Banking, thẻ quốc tế MasterCard, Visa áp
dụng chuẩn bảo mật chip EMV hiện đại nhất, …
1.2.3.6 Tổ chức nhân sự
Nhân lực là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ
chức. Trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố con ngƣời càng có ý nghĩa quyết định đến hiệu
quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của
ngƣời cán bộ ngân hàng. Vì vậy trong khi tái cấu trúc NHTM, để trở thành một ngân
23


hàng hiện đại các NHTM cần phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ nhân sự đủ về
số lƣợng, giỏi về chuyên môn cùng với phẩm chất đạo đức tốt.
1.2.4 Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Sơ đồ 1.2: Tam giác ba lĩnh vực tái cấu trúc


1.2.4.1 Tái cấu trúc tài chiń h
Nội dung trọng tâm của tái cấu trúc tài chính một NHTM là xử lý nợ xấu, tăng
quy mô và chất lƣợng vốn tự có cho các NHTM.
+ Tăng quy mô và chất lƣợng vốn tự có của các NHTM
Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt – kinh doanh ở lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng,
vốn tự có chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nhƣng vốn tự có có
ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM vì nó không chỉ là yếu tố tạo
nền tảng cho hoạt động của ngân hàng, bảo bảo đảm sự an toàn cho ngân hàng trƣớc
những rủi ro không lƣờng trƣớc mà còn duy trì niềm tin với khách hàng và điều chỉnh
hoạt động của ngân hàng, cụ thể:
- Tạo nền tảng cho hoạt động của NHTM: Vốn tự có là nguồn vốn dài hạn để đầu
tƣ cho văn phòng, thiết bị, công nghệ. Mặt khác nó còn là nguồn vốn để góp vốn, mua

24


cổ phần của các công ty khác hoặc thành lập các công ty trực thuộc (cho thuê tài chính,
bảo hiểm, công ty chứng khoán, …).
- Bảo đảm sự an toàn cho NHTM: Vốn tự có là nguồn bù đắp các tổn thất khi có
rủi ro trong cho vay và đầu tƣ; kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán; rủi ro hoạt động, …
mà không có nguồn bù đắp. Vì vậy, mặc dù không thể thay thế cho việc quản trị điều
hành kém hiệu quả nhƣng vốn tự có của ngân hàng cần thiết nhƣ là “tấm đệm”, tăng
khả năng của ngân hàng trong việc chống đỡ những rủi ro không dự tính trƣớc đƣợc.
- Duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt động của NHTM: Vốn tự có một mặt tạo
niềm tin đối với khách hàng, mặt khác là yếu tố điều chỉnh chính sách của ngân hàng
nhƣ cho vay, đầu tƣ, các trạng thái kinh doanh của ngân hàng.
Từ năm 1988 đến 2010, Ủy ban Basel đã 4 lần giới thiệu các hệ thống đo lƣờng
tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của các NHTM (CAR). Các Hiệp ƣớc Basel không chỉ
đƣợc phổ biến và bắt buộc áp dụng trong các nƣớc thành viên của G10 mà còn đƣợc
rất nhiều nƣớc khác trên thế giới tự nguyện tham gia. Nội dung cốt lõi quy định về chí

tiêu an toàn vốn tối thiểu của Basel 2 là yêu cầu các NHTM phải có tỷ lệ vốn bắt buộc
tối thiểu tính trên tổng tài sản điểu chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng,
rủi ro hoạt động ở mức an toàn là 8% trong điều kiện thông thƣờng:
CAR = Vốn tự có /(Rủi ro tín dụng + Rủi ro thị trƣờng + Rủi ro hoạt động)
Trong đó:
* Vốn tự có đƣợc chia thành 3 cấp:

25


×